Đề học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 môn sinh học tham khảo bồi dưỡng

5 448 0
Đề học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 môn sinh học tham khảo bồi dưỡng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 THỜI GIAN: 150 Phút (không kể thời gian phát đề) Đề: Câu 1: (3đ) Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ? Câu 2: (3đ) So sánh cấu trúc và quá trình tự nhân đôi của ADN với mARN ? Câu 3 (3đ) a. Trình bày hoạt động chính của NST ở kì trung gian của phân bào, kì giữa nguyên phân, kì sau nguyên phân, kì giữa giảm phân I, kì sau giảm phân I. b. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử. Giải thích? Câu 4: (4đ) Một gen ở vi khuẩn E. coli dài 0,51 mµ có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến, sau đột biến gen tăng thêm 2 liên kết hiđrô. a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu. b. Em hãy cho biết dạng đột biến gen này là gì? Câu 5 (4đ) Giả sử ở một loài thực vật gen A:cây cao, a: cây thấp, B: quả đỏ, b: quả vàng. Lai cây cao, quả vàng thuần chủng với cây thấp, quả đỏ thuần chủng được F 1 , F 1 lai phân tích ở F 2 thu được một trong hai tỉ lệ kiểu hình sau: - Trường hợp 1:1 cây cao, quả đỏ:1 cây cao, quả vàng:1 cây thấp, quả đỏ:1 cây thấp, quả vàng. - Trường hợp 2: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ. Biện luận, viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên. Câu 6: (3đ) Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tính của Men Den vừa có thể đồng hợp, vừa có thể dị hợp ? HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Câu 1: (3đ) - Cơ chế hình thành TB n: Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST. (1đ) - Cơ chế hình thành TB 2n. +Cơ chế nguyên phân: Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST. (1đ) + Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST , qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST. (0.5đ) - Cơ chế hình thành TB 3n: Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân không bình thường tạo giao tử mang 2n NST, qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST (0.5đ) Câu 2: (3đ) 1. Về cấu trúc: - Giống nhau (0.75đ) + Thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn + Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit - Khác nhau (0.75đ) Đặc điểm AND mARN +Số mạch + Kích thước + Khối lượng + Các Nuclêôtit + Liên kết Hiđrô 2 Lớn hơn mARN Lớn hơn mARN 4 loại A, T, G, X Có giữa các nuclêôtit đứng dối diện của 2 mạch 1 Nhỏ hơn ADN Nhỏ hơn ADN 4 loại A, U, G, X Không có 2. Cơ chế tổng hợp - Giống nhau (0.75đ) + Thời điểm tổng hợp : Ở kỳ trung gian khi các NST ở dạng sợi mảnh + Địa điểm tổng hợp: Trong nhân TB + Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu và bổ sung + Có sự tháo xoắn của ADN + Cần các enzim xúc tác + Cần nguyên liệu là các nuclêôtit - Khác nhau (0.75đ) AND mARN + Nguyên tắc tổng hợp Bổ sung: A-T Bổ sung: A ADN -U ARN + Số mạch khuôn + Sự tháo xoắn + Số mạch được tổng hợp + Hệ thống enzim tổng hợp + Nguyên liệu tổng hợp 2 mạch Toàn bộ phân tử ADN 2 mạch Khác với ARN 4 nuclêôtit: A, T,G, X 1 mạch Cục bộ trên phân tử ADN tương ứng với từng gen tổng hợp 1 mạch Khác với ADN 4 nuclêôtit: A, U,G, X Câu 3: (3 đ) a. Trình bày hoạt động chính của nhiễm sắc thể - Kì trung gian của phân bào: + NST đang ở dạng sợi mảnh nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động. (0,25đ) + NST co ngắn hiện rõ dần. (0,25đ) - Kì giữa nguyên phân: + NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài. (0,25đ) + NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động. (0,25đ) - Kì sau nguyên phân: Tâm động tách đôi, mỗi NST kép tách thành hai NST đơn phân li về một cực của tế bào. (0,25đ) - Kì giữa giảm phân I: + NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài. (0,25đ) + NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động, trong mỗi hàng chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng. (0,25đ) - Kì sau giảm phân I:Xảy ra sự phân li 2 NST kép trong cặp tương đồng về hai cực tế bào. (0,25đ) b. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử: - Kì đầu của GPI có thể xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép khác nguồn gốc trong cặp tương đồng tạo nhóm gen liên kết mới. (0,25đ) - Kì sau GP I có sự phân li độc lập của NST kép trong cặp tương đồng, tiếp theo có sự tổ hợp tự do của bộ NST kép đơn bội tại mỗi cực tế bào. Vì vậy từ 1 tế bào sinh giao tử (2nNST) qua giảm phân I tạo ra 2 n loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST(nếu không có đột biến và TĐC) (0,25đ) Câu 4: (4 đ) a) Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu: - Vì chiều dài của gen là 0,51 mµ = 5100A 0 → số lượng nuclêôtit của gen là: 5100 x2 3000 3,4 = (nuclêôtit) (0.75đ) - Thao bài ra và theo NTBS ta lập được hệ phương trình: 2A 3G 3600 2A 2G 3000 + =   + =  (0.75đ) - Giải hệ phương trình ta được: A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit (0.75đ) - Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 30%, %G = %X = 20%. (0.75đ) b) Dạng đột biến: Vì gen đột biến tăng thêm 2 liên kết hiđrô so với gen ban đầu, do đó có thể là dạng đột biến: - Thêm 1 cặp A – T. (0.5.đ) - Thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X. (0.5đ) Câu 5: (4đ) * Xét sự di truyền tính trạng chung cho hai TH - Xét sự di truyền tính trạng kích thước cây: ë F 2 cây cao: cây thấp = 1:1.Suy ra KG F 1 : Aa x aa (Lai phân tích) (0,25đ) - Xét sự di truyền tính trạng màu quả: quả ®á : quả vàng = 1: 1.Suy ra KG F 1 : Bb x bb (Lai phân tích) (0,25đ) * TH 1: Xét sự di truyền chung cả hai tính trạng:(cây cao: cây thấp) (quả ®á : quả tr¾ng) = 1 :1:1:1 giống tỉ lệ TH1. Vậy các gen phân li độc lập. (0,5đ) - KG của P là Aabb x aaBb hoặc AaBb x aabb (0,5đ) SĐL1: P cây cao, quả vàng x cây thấp, quả đỏ (0,5đ) Aabb x aaBb G P : Ab ; ab aB ; ab F 1 TLKG: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb TLKH:1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp,quả vàng. SĐL2: P: cây cao, quả đỏ x cây thấp, quả vàng (0,5đ) AaBb x aabb G P : AB ; Ab ; aB ; ab ab F 1 TLKG: 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb TLKH:1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp,quả vàng. *TH 2: Xét sự di truyền chung cả hai tính trạng: Nếu các gen phân li độc lập thì: (cây cao: cây thấp) (quả ®á : quả tr¾ng) = 1 :1:1:1 nhưng tỉ lệ TH2 là 1: 1 vậy các gen di truyền liên kết. (0,5đ) Vì F 1 có 2 kiểu tổ hợp = 2 . 1 loại giao tử. Suy ra một cây P cho 1 loại giao tử(KG: ab ab ) một cây P cho 2 loại giao tử(KG: ab AB ) (0,5đ) SĐL1: P: thân cao, hoa trắng x thân thấp, hoa đỏ (0,5đ) ab AB x ab ab G P : AB ; ab ab F 1 TLKG: 1 ab AB : 1 ab ab TLKH: 1 thân cao, hoa đỏ:1 thân thấp, hoa trắng. Câu 6: (3đ) Giải thích tại sao thế hệ F2 vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ? Do F1 là cơ thể lai mang cặp gen dị hợp Aa , khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A và a (1đ) Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái A cho thể đồng hợp AA (1đ) Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái a cho thể đồng hợp aa (1đ) Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái a hoặc Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái A cho thể dị hợp Aa (0.25đ). . trong phép lai phân tính của Men Den vừa có thể đồng hợp, vừa có thể dị hợp ? HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Câu 1: (3đ) - Cơ chế hình thành. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 THỜI GIAN: 150 Phút (không kể thời gian phát đề) Đề: Câu 1:. đồng, tiếp theo có sự tổ hợp tự do của bộ NST kép đơn bội tại mỗi cực tế bào. Vì vậy từ 1 tế bào sinh giao tử (2nNST) qua giảm phân I tạo ra 2 n loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST(nếu không

Ngày đăng: 16/06/2014, 16:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan