Những bài văn hay và xúc động

159 1.5K 1
Những bài văn hay và xúc động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là tuyển tập những bài văn hay, xúc động và đạt giải cao của nhiều bạn học sinh. Bài viết được sưu tầm từ nhiều trang mạng trên internet. .... Bài văn gây xúc động về thành công Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em đang nhận được nhiều chia sẻ.

Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn gây xúc động về thành công Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ. Theo giới thiệu, bài văn được viết ngày 6/9/2006 nhận điểm 9 với lời phê:: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công". Dưới đây là nội dung bài viết. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 1 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được? Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha. Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 2 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị ngọt ngào như thế! Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công. Theo VietNamNet Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 3 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn đạt điểm 10 kỳ thi Đại học năm 2009 Thủ khoa khối D1 ngành Tài chính ĐH Cần Thơ Nguyễn Trung Ngân, đạt điểm 10 môn Văn. Nữ sinh này từng đoạt giải "Bài văn gây xúc động nhất" trong một cuộc thi gần đây. Nguyễn Trung Ngân ngồi giữa cùng cha mẹ Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng Sáng" "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải "vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 4 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa ". Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn". Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện "Trăng Sáng" "Đời Thừa" giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 5 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Cao - một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy. Câu 2 (5 điểm): Phân tích tâm trạng hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực nhân đạo của tác phẩm. Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi". Đó là tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 6 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân. Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống rượu nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa Mị ý thức được về bản thân về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên uy quyền bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình. Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó. cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay "Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 7 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính "dòng nước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Lý trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn ác hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 8 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến… Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật, tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 9 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài. Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”. Phần riêng (3 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay xúc động Trang 10 [...]... của đất Quảng Bình đầy nắng gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam - Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 13 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Nguyễn Trung Ngân (dự thi ĐH Cần Thơ) Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 14 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn đạt giải nhất môn Ngữ văn khối chuyên tỉnh Thừa... sáng lành mạnh -Nguyễn Thanh Sơn Trường THPT Chu Văn An-Hà Nội Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 34 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn đạt giải nhất Quốc gia (bảng A) năm 1996 Đề bài (bảng A – đề 2) Quê hương con người Việt Nam trong những sáng tác của một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới (1932-1945) Bài làm: Quê hương con người là những. .. phẩm Văn học phải cố gắng phản ánh Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 23 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu những “sự thực ở đời” với tất cả sự đa dạng phức tạp của nó, có cả nỗi đau niềm vui, có cả cái thấp hèn cao thượng, chứ không phải là những tác phẩm tụng ca xuôi chiều, tô hồng hiện thực mà lảng tránh những nỗi đớn đau của đồng bào, đồng chí Tác phẩm văn. .. cuộc sống có ý nghĩa, hay như nhà văn Cleck đã nói, đại ý rằng: Ai trong chúng ta cũng mong muốn làm những điều lớn lao nhưng không biết rằng cuộc sống làm nên từ những điều thật nhỏ bé Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết nâng niu, trân trọng gìn giữ những điều vi mô ấy Những dòng văn Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 15 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu tự sự trong... giới thiệu Đoạn đầu đài của Aimatôp) Nhiệm vụ của văn học, của những người sáng tạo ra tác phẩm thật nặng nề Cuộc sống đang ngổn ngang, bề bộn có nhiều điều khiển ta nhức nhối, trăn trở Bởi vậy, Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 24 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu chúng ta cần biết bao những tác phẩm văn học đích thực, những chính phẩm, góp tiếng nói cải tạo cuộc sống... cái có nghĩa vô nghĩa, tất yếu ngẫu nhiên, bản chất hiện tượng Nhà văn phải biết chọn lọc những cái gì tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cái thần của sự vật, mang tính khái quát điển hình cao độ, để từ những phát hiện cụ thể ấy, người đọc thấy được những nét bản chất của đời sống, để có thể rút ra được những bài học về triết lí, đạo đức nhân sinh Văn học không sao chép thụ động những mảng tủn... đời không phải là ở những trang phục thời thượng bạn khoác lên hay phong cách sống bạn theo đuổi mà là ở việc, ở lẽ sống là chính mình Nguyễn Đào Phương Thúy - học sinh lớp 12 Chuyên Văn trường PTTH Chuyên Quốc Học Huế Theo website Sở GD&ĐT Thừa Thiên, Huế, 02/03/2011 Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 19 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn đạt giải nhì quốc... Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lên với tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về noi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 20 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu biết sáng tạo đời sống Nghĩ về văn học hiện thực đời sống, trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết: “Chao ôi! Nghệ... độc giả” Người đọc chỉ ủng hộ tạo nên số phận tốt đẹp cho những tác phẩm chân chính một khi những tác phẩm ấy đề cập đến hiện thực đời sống đích thực là của họ Bởi thế Vũ Trọng Phụng mới cho rằng tiểu thuyết là “sự thực ở Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 21 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu đời” đến một tác phẩm có sức mạnh còn tuỳ thuộc vào một điều kiện hết sức quan... Internet) Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn động Những bài văn hay xúc Trang 25 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Bài văn đạt giải nhất kỳ thi Quốc gia năm 1987 (Bảng A) Đề bài (bảng A) Thơ ca Có công việc làm, hẳn có lúc ngừng tay, Có cuộc hành trình, phải có mươi phút nghỉ Thơ vừa là nghỉ ngơi, vừa là việc đầy lao lực, Thơ vừa là chỗ dừng chân, vừa là cuộc hành trình Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường . trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng. môn Ngữ Văn Những bài văn hay và xúc động Trang 13 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu Nguyễn Trung Ngân (dự thi ĐH Cần Thơ) Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay và xúc động Trang. thân đã dẫn đến sự đánh mất chính mình. Thế giới không ngừng thay đổi, bố mẹ lao vào guồng Tư liệu sưu tầm môn Ngữ Văn Những bài văn hay và xúc động Trang 17 Thư viện trường THCS Phạm Văn Chiêu quay

Ngày đăng: 16/06/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài văn gây xúc động về thành công

    • Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.

    • Theo VietNamNet

    • Bài văn đạt điểm 10 kỳ thi Đại học năm 2009

    • Bài văn đạt giải nhất môn Ngữ văn khối chuyên tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010-2011

    • Bài văn đạt giải nhì quốc gia bảng A năm 1988

    • Bài văn đạt giải nhất kỳ thi Quốc gia năm 1987 (Bảng A)

    • Bài văn đạt giải nhất quốc gia năm 1988 (Bảng A)

    • Bài văn đạt giải nhì quốc gia năm 1982

    • Bài văn đạt giải nhì quốc gia năm 1996 ( bảng A)

    • Bài văn " Hoa đào ngày Tết"

    • Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

      • Bài văn nêu suy nghĩ về tác phẩm "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ sâu sắc của một cô bé 16 tuổi.

      • Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

        • Bài văn nêu suy nghĩ về tác phẩm "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ sâu sắc của một cô bé 16 tuổi.

        • Bài văn về lòng trung thực

        • Bài văn về 'trái tim tật nguyền' của học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Tp Hồ Chí Minh

        • Bài văn gây xúc động người thầy của học sinh lớp 10

        • Bài văn về "Lòng hiếu thảo "

        • 2. Rớt nước mắt vì “Thư gửi con”

        • Bài văn xúc động về mẹ của nữ sinh Đà Nẵng

          • "Đọc qua bài viết tôi thật sự ngỡ ngàng về suy nghĩ của con gái tôi đối với những người thân yêu của mình - trong đó người mẹ là biểu tượng làm bài viết của con", chị Trần Thị Sương chia sẻ.

          • Bài văn "Cảm nghĩ về mẹ"

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan