Câu hỏi Tâm lý học tiểu học

2 2.7K 41
Câu hỏi Tâm lý học tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ nội dung trong chủ đề 3, anh chị hãy nêu 03 đặc điểm tâm lý cho là quan trọng, cần lưu ý ở trẻ Tiểu học và nêu các bài học sư phạm dùng khi dạy học và khi giáo dục học sinh ở độ tuổi này? Trong nội dung chủ đề 3, có 06 đặc điểm tâm lý lứa tuổi Tiểu học được đề cập. Mỗi đặc điểm tâm lý mang một nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng khác nhau đối với lứa tuổi này. Tuy nhiên, theo tôi có 03 đặc điểm tâm lý được cho là quan trọng, cần lưu ý ở trẻ Tiểu học đó là tình cảm, ngôn ngữ và Tư duy. Sở dĩ tôi cho rằng 03 đặc điểm tâm lý này là quan trọng và cần chú ý ở lứa tuổi Tiểu học là vì:

Câu hỏi: Từ nội dung trong chủ đề 3, anh chị hãy nêu 03 đặc điểm tâm cho là quan trọng, cần lưu ý ở trẻ Tiểu học và nêu các bài học sư phạm dùng khi dạy học và khi giáo dục học sinh ở độ tuổi này. Trả lời: Trong nội dung chủ đề 3, có 06 đặc điểm tâm lứa tuổi Tiểu học được đề cập. Mỗi đặc điểm tâm mang một nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng khác nhau đối với lứa tuổi này. Tuy nhiên, theo tôi có 03 đặc điểm tâm được cho là quan trọng, cần lưu ý ở trẻ Tiểu học đó là tình cảm, ngôn ngữ và Tư duy. Sở dĩ tôi cho rằng 03 đặc điểm tâm này là quan trọng và cần chú ý ở lứa tuổi Tiểu học là vì: - Tình cảm là một phần rất quan trọng đối với đời sống tâm lí, trong nhân cách mỗi người, nhất là học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm tình cảm của mình (thể hiện trước hết qua các hoạt động nhận thức: tri giác, tưởng tượng, tư duy). Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Tuy nhiên, tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ hoạt động. - Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và tính của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau; đồng thời cũng nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. - Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi… Vì vậy, phát huy được khả năng tư duy cho trẻ ở lứa tuổi Tiểu học là một điều rất quan trọng và cần thiết. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động trí não của trẻ sau này. Vì vậy, tình cảm, ngôn ngữ và tư duy của trẻ là rất quan trọng trong lứa tuổi tiểu học. Để kích thích các đặc điểm tâm này phát triển thì chúng ta – những bậc làm cha, làm mẹ, những nhà giáo dục cần phải có những biện pháp tích cực để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện mình. Sau đây, tôi xin nêu một vài bài học sư phạm dùng khi dạy học và khi giáo dục học sinh ở độ tuổi này. Có thể những bài học này chưa thể đủ để phát triển 03 đặc điểm tâm trên một cách tốt nhất, nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này. - Tình cảm của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học sự kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì vậy, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư, - Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí… cho trẻ tham gia ý kiến trong các hoạt động tập thể để phát huy khả năng nói của trẻ Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. - Có rất nhiều trò chơi có thể phát triển năng lực tư duy cho trẻ mà các giáo viên có thể chơi cùng hoặc hướng dẫn trẻ chơi. Chẳng hạn như trò ghép chữ, đố chữ, đi tìm kho báu, giải các câu đố, tìm lối ra ở mê cung Qua những trò chơi này, không những trẻ có thời gian được thư giãn sau các giờ học căng thẳng mà còn rèn luyện được khả năng tập trung chú ý, khả năng quan sát tìm tòi, đặc biệt là năng lực tư duy sẽ ngày càng phát triển. Hoặc trong những lần kể chuyện cho học sinh nghe, giáo viên nên đặt ra những câu hỏi ứng với các tình huống đơn giản có thể xảy ra trong cuộc sống và yêu cầu trẻ trả lời. Hãy để trẻ suy nghĩ chứ không gợi ý ngay khi thấy trẻ ngập ngừng chưa trả lời được. Trẻ sẽ phát huy được khả năng tư duy và tự biết áp dụng câu chuyện kể, qua nhiều lần như thế trẻ sẽ tạo một phản xạ trong óc nếu có tình huống tương tự xảy ra. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cần biết cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức tính của mình một cách toàn diện.

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan