Đề cương môn địa lý Việt Nam

8 616 3
Đề cương môn địa lý Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1 : Vai trò của CN đối với sự phát triển KT – XH ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển CN ? Câu 2 : Vai trò của GTVT đối với sự phát triển KT – XH ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển ngành GTVT ? Câu 3 : Thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất. Câu 4 : Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy sông ngòi (liên hệ Việt Nam)....

Đề cương ôn tập địa Câu 1 : Vai trò của CN đối với sự phát triển KT – XH ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển CN ? Vai trò : 1. Khái niệm : CN là ngành SX vật chất cơ bản của nền KT quốc dân bằng KHKT và máy móc thiết bị hiện đại nhằm SX ra hàng loạt sp có giá trị phát triển KT . 2.Vai trò : - Là ngành giữ vai trò chủ đạo quyết định sự phát triển kinh tế của các quốc gia. - Cung cấp máy móc , thiết bị làm tư liệu SX cho tất cả các ngành KT quốc dân . - Tạo điều kiện cho các ngành nâng cao năng suất lao động , giải phóng sức lao động của con người (khỏi nặng nhọc, độc hại). - Tạo ra các sp chất lượng cao có khả năng cải tạo và thúc đẩy sự phát triển, hiện đại hóa các ngành KT khác . - Cung cấp các sp đa dạng phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, nâng cao đời sống văn minh xã hội. - Cung cấp thiết bị , vũ khí , đạn dược , đảm bảo an ninh quốc phòng. - Bảo đảm cơ sở vững chắc , bảo vệ nền độc lập cho dân tộc . 3.Ý nghĩa :- Là thước đo trình độ phát triển nền KT quốc dân . - Là cơ sở tiến hành CN hóa , hiện đại hóa đất nước . Do vậy , mặc dủ nền CN ra đời muộn hơn NN nhưng là ngành CN giữ vai trò chủ đạo quyết định sự phát triển KT – XH. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển CN : 1.Đường lối , chính sách phát triển KT – XH : - Từng giai đoạn lịch sử nhất định trên cơ sở vận dụng các quy luật tự nhiên và KT - XH nhà nước có từng đường lối Chính Sách khác nhau để phát triển và phân bố SXCN . - Ưu tiên phát triển một số nhóm ngành CN ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển KT – XH của vùng và toàn quốc . 2.Vị trí địa , điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên : a. Vị trí địa : Nếu vị trí ĐL thuận lợi cho GTVT dẫn đến chi phí vận chuyển thấp , cước phí rẻ , sp vận chuyển nhanh , tạo đk thuận lợi để phát triển và phân bố SXCN . Đường sông: Cảng Sài Gòn, Đkhông: Sâ bay tân Sơn Nhất có thể giao lưu với tất cả các quốc gia trên T/g. b. Điều kiện tự nhiên : Nguồn nước và khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố SXCN . c. Tài nguyên thiên nhiên :Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố SXCN vì bất cứ ngành nào cũng cần nguyên liệu cho SX . Các vùng có tài nguyên trữ lượng lớn sẽ tập trung nhiều sơ sở , thuận lợi cho sự phát triển và phân bố SXCN . 3. Nhân tố kinh tế xã hội: * Dân cư: - Dân cư đông dẫn đến lực lượng lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao là đk thuận lợi cho sự phát triển KT và phân bố SXCN. - Dân cư đông vừa là LL sx vừa là LL tiêu thụ sp. - Dân cư đông trong làng nghề truyền thống. * Trình độ phát triển KT và trình độ KHKT: ảnh hưởng lớn đến sự phát triển , phân bố SXCN . Các vùng có cơ sở hạ tẩng tốt, có vốn đầu tư, trình độ kĩ thuật tạo đk cho sự phát triển và phân bố SXCN. Câu 2 : Vai trò của GTVT đối với sự phát triển KT – XH ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển ngành GTVT ? Là ngành SX V/c độc đáo, quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nó không SX ra SP như CN và NN, SP chính là sự vận chuyển người và hàng hóa trong không gian. • Vai trò : - Là ngành KT đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong SX và sinh hoạt của XH loài người - Là cấu nối giữa người SX và người tiêu dùng . - Đảm bảo quá trình SX nhịp nhàng , liên tục nhờ vận chuyển nguyên liệu và sp nhanh chóng . - Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân . - Thúc đẩy giao lưu văn hóa – du lịch giữa các địa phương , các nước và các khu vực trên t/giới. - GTVT thể hiện văn minh của XH . - Đảm bảo trật tự XH , đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa Trung Ương và địa phương . - Tăng cường sức mạnh quốc phòng . • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố , phát triển GTVT : 1. Điều kiện tự nhiên : - Địa hình quy định sự có mặt của 1 số loại hình GTVT . Vd : miền núi sông ngòi ngắn , dốc không thể phát triển GTVT đường sông , hồ . - Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT Vd : . Mạng lưới sông ngòi dày đặc phải xây dựng nhiều cầu . . Địa hình hiểm trở phải có công trình chống sạt lở đất. . Đk tự nhiên xã hội không thuận lợi dẫn đến chi phí GTVT lớn. - Khí hậu và thời tiết ảnh hướng đến hoạt động các phương tiện GTVT . Vd : Mưa lũ ah đến hhoatj động GTVT ở xứ lạnh ngành hàng không phải ngưng hoạt động do sương mù, tuyết rơi. Hoặc mùa đông nước sông đóng băng. 2. Điều Kiện KT – XH : - Sự phát triển và phân bố các ngành KT quyết định sự phát triển và phân bố hoạt động GTVT . - Khi các ngành KT gặp khó khăn thì GTVT gặp khó khăn . - Tình hình phân bố các cơ sở CN , trình độ phát triển KT quy định mật độ mạng lưới GTVT , loại hình vận tải. Tại Thành phố hình thành loại GTVT thành phố: tàu điện ngầm, xe bus… Câu 3 : Thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất . Đất là lớp tơi xốp trên bề mặt lục địa có khả năng cho thu hoạch thực vật. Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng, khí và các điều kiện để thực vật sinh trưởng và phát triển. Thành phần đất : 1.Các chất khoáng trong đất : Đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa đá gốc . Vì thế khoáng vật tạo đá cũng chính là khoáng hình thành từ đất. Chất khoáng chiếm tỉ lệ khá cao trong đất, khoảng 90 – 95 % trọng lượng đất khô . 2.Chất hữu cơ : - Là tàn tích sinh vật (xác động thực vật, vi sinh vật) chưa phân giải hay đang bị phân giải và các chất hữu cơ được phân giải. - Các chất hữu cơ trong đất chiếm tỉ lệ nhỏ so với các chất khác nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng đất . - Trong các thành phần vật chất hữu cơ của đất mùn là quan trọng nhất. • Các nhân tố hình thành đất : Đất được hình thành do tác động của nhiều nhân tố: 1. Đá mẹ : - Là nền móng và là bộ khung của quá trình hình thành đất . - Đá mẹ quyết định thành phần khoáng, thành phần cơ giới ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí hóa của đất. 2. Khí hậu : tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình phong hóa dẫn đến quá trình hình thành đất. Khí hậu gây ra quá trình phong hóa vật và hóa học do nhiệt độ thay đổi. 3. Địa hình : -Ảnh hưởng đến kết quả tác động của các nhân tố khác trong quá trình hình thành đất . Vậy Quá trình hình thành đất sẽ không đồng nhất ở các dạng địa hình khác nhau . Độ cao của Địa hình làm cho thực vật và khí hậu thay đổi heo độ cao dẫn đến đất cũng thay đổi theo độ cao. Hướng của sườn núi cũng ảnh hưởng đến sự hình thành đất. Bên sườn đón gió mưa nhiều nên thực vật phát triển hơn dẫn đến đất tốt hơn, bên sườn khuất gió mưa ít hơn, thực vật ít phát triển hơn nên đất cũng xấu hơn. 4. Sinh vật : Thực vật cung cấp cho đất một lượng lớn chất hữu cơ, cùng với khí hậu thực vật quyết định chiều hướng và quá trình hình thành đất bằng những hoạt động sinh sống của chúng. Ví dụ: Rễ cây ăn vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. Động vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, góp phần cải thiện tính chất của đất và phân hủy tàn tích hữu cơ trong đất. 5. Thời gian : Tất cả các quá trình phong hóa, quá trình phát triển của sinh vật, phân hủy vật chất hữu cơ đều phải có thời gian. Mỗi loại đất cần có thời gian , khoảng thời gian đó là tuổi của đất . 6. Con người : Con người tác động vào đất thông qua hoạt động sản xuất và có thể làm đất biến đổi theo 2 chiều hướng: Tích cực: tăng độ phì nhiêu hoặc tiêu cực làm thái hóa đất . Ví dụ: Chăm bón, cải tạo, bón phân thêm cho đất. Câu 4 : Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy sông ngòi (liên hệ Việt Nam) 1. Nhân tố tự nhiên : • Nhân tố khí tượng – Thủy văn : a. Khí tượng : - Mưa nhiều dòng chảy phong phú, mưa ít thì dòng chảy sẽ nghèo nàn. LH : Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có mưa nhiều (mưa theo mùa). Vì vậy, tính trên phạm vi cả nước VN có hơn 5000 sông, trong đó khoảng 2000 sông có chiều dài trên 10km. - Chế độ mưa ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy . LH : Việt Nam mưa theo mùa nên chế độ dòng chảy cũng chia thành mùa cạn và mùa lũ . Mùa lũ nước sông có thể tràn bờ nhưng mùa cạn thì mực nước sông hạ xuống rất thấp . - Nhiệt độ vừa ảnh hưởng tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ dòng chảy tùy theo vĩ độ thấp hay cao . LH : Việt Nam nằm ở vĩ độ thấp có nhiệt độ cao, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ dòng chảy. Nhiệt độ cao làm cho nước sông bị bốc hơi dẫn đến mực nước sông giảm xuống. b. Thủy văn : - Sông có quan hệ mật thiết với các hồ đập sẽ đóng vai trò điều tiết dòng chảy . LH : Sông MeKong bắt nguồn từ TQuốc rồi chảy qua My-an-mar ,Lào ,Thái Lan , Cam-pu-chia , tại Cam-pu-chia nó chảy vào biển hồ trước khi vào Việt Nam và ra biển Đông . Việc chảy vào biển hồ trước khi vào VN đã giúp lượng nước của sông được điều tiết vì biển hồ như một cái “bao tử” chứa nước , qua đó giúp cho đồng bằng sông Cửu Long không bị lũ đột ngột như đồng bằng sông Hồng. - Giữa các con sông có thể cung cấp nước cho nhau. LH : Sông Hồng cung cấp nước cho sông Thái Bình. Nhân tố khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến sông ngòi từ 80-85%. * Nhân tố bề mặt : a. Địa hình : - Những nơi có địa hình dốc sẽ tăng cường quá trình tập trung lũ, đặc biệt nếu lớp phủ thực vật bị chặt phá thì lũ sẽ xảy ra mạnh hơn. LH: Ở Tây Nguyên hoặc một số tỉnh ở miền núi phía Bắc do địa hình cao và dốc nên thường xảy ra lũ quét. Lũ quét gây thiệt hại rất nặng nề cho bà con sống ở những vùng này. Đặc biệt ở những vùng lớp phủ thực vật bị hạn chế, lũ quét có thể xóa tan cả một ngôi làng chỉ trong một đêm. - Rừng cây : + Tích cực : giảm tốc độ dòng chảy tránh lũ quét , có tác dụng giữ nước để cung cấp nước cho mạch nước ngầm , ngăn khả năng bốc hơi của nước ngầm . + Tiêu cực : ngăn cản bớt từ 35 % -55 % lượng mưa ban đầu theo nghiên cứu của Davuzoy nhà khoa học người Nga. Ở Việt Nam, theo ông Thái Văn Trình lượng nước mưa bị chặn lại có thể tới 38%. Ngoài ra cây còn làm thoát hơi sinh lý. Như vậy, rừng cây có tác dụng điều tiết dòng chảy và được coi như một hồ nổi . 2. Nhân tố con người : • Tích cực : Con người trồng cây gây rừng để điều tiết dòng chảy sông ngòi. • Tiêu cực : - Sử dụng nước sông để sinh hoạt , tưới tiêu đồng ruộng làm giảm lượng nước sông. LH : chúng ta dùng nước sông Đồng Nai qua hệ thống lọc của công ty thủy cục để phục vụ sinh hoạt hằng ngày . - Làm ô nhiễm nguồn nước . LH : công ty bột ngọt Vedan xả 5.000m3 nước thải thô/ngày xuống sông Thị Vải . Kết luận : con người luôn tác động vào tự nhiên theo 2 chiều hướng : hoặc là tốt hoặc là xấu . Đối với người Việt Nam ,ý thức của chúng ta vẫn chưa cao nên thường tác động tiêu cực đến tự nhiên . Câu 5 : Nguyên nhân hình thành và phạm vi biểu hiện của quy luật địa đới Sự thay đổi có tính quy luật của tất cả các thành phần tự nhiên từ xích đạo về phía 2 cực (theo vĩ độ) gọi là quy luật địa đới. • Nguyên nhân : do trái đất có dạng hình cầu và vị trí của TĐ so với MT dẫn tới góc chiếu của tia sáng MT đến bề mặt TĐ giảm dần từ XĐ về phía 2 cực. • Phạm vi biểu hiện : - Ở gần mặt đất , nơi có tác động mạnh nhất của các thành phần tự nhiên. Vd: Sinh quyển, khí quyển, đất, thủy văn… Ở Xích đạo mưa nhiều, càng về hai cực thì mưa càng ít. - Thể hiện rõ nhất qua các đới khí hậu, đai áp và gió trên trái đất, sự phân bố các vành đai nhiệt độ trên thế giới (TG) . - Thể hiện qua các đới đất , đới sinh vật , đới thủy văn . Quy luật địa đới yếu dần lên phía trên và phía dưới khi không còn bị ảnh hưởng của bức xạ MT . Câu 6 : Các nguồn lực phát triển KT – XH (liên hệ VN) 1. Khái niệm : Nguồn lực phát triển KT-XH của 1 đất nước là toàn bộ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , tài nguyên con người , đường lối chính sách có tác động đến sự phát triển KT – XH của đất nước . 2. Các loại nguồn lực : • Nguồn lực bên trong : a. Vị trí địa : Là nguồn lực đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển KT – XH . Liên hệ : Nước ta có vị trí địa khá thuận lợi: giáp với biển Đông, từ đây ta có thể giao lưu với các nước khác trên TG rất dễ dàng và chi phí thấp; có khả năng vận chuyển được những mặt hàng phải vận chuyển bằng đường hàng hải như dầu mỏ, khí đốt b. Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - XH. - Tài nguyên phong phú , đa dạng là cơ sở phát triển KT nhiều ngành . LH : Việt Nam có nhiều loại tài nguyên trên đất liền như : than đá , cát thủy tinh , các mỏ khoáng sản ,… cũng như dưới biển : dầu mỏ , khí đốt , hải sản , … có đủ điều kiện phát triển KT nhiều ngành . C. Dân cư và lao động: Dân cư là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển KT -XH vì dân cư vừa là lực lượng sản xuất đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ hàng hóa. LH : Việt Nam có nguồn dân cư đông đảo thuộc nhiều tầng lớp , nhiều trình độ khác nhau dẫn đến có khả năng hoạt động trong nhiều ngành , nhiều lĩnh vực . Là nguồn lực chủ yếu góp phần thúc đẩy , phát triển KT – XH của nước nhà đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ hàng hóa chính . D. Cơ sở hạ tầng & cơ sở vật chất kỹ thuật: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển KT-XH. LH : Tp.HCM là trung tâm KT của cả nước , cở sở hạ tầng & cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển khá tốt nên thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ các vùng , các nước . Nhưng ở nhiều địa phương khác cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển nên không thể thu hút đầu tư . Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chưa phát triển cao và phát triển không đồng đều . E. Đường lối phát triển KT – XH: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì đường lối chính sách sẽ cho phép phát huy có hiệu quả các nguồn lực. Nếu NN đưa ra đường lối đúng sẽ phát huy được hiệu quả của tất cả các nguồn lực dẩn đến nền KT phát triển tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, Tùy theo từng điều kiện, từng giai đoạn cụ thể của đất nước mà Nhà Nước sẽ điều chỉnh đường lối cho phù hợp. LH: Do thực hiện chính sách kinh tế tập thể theo mô hình hợp tác xã nên trước 1986 nước ta đã rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng. Nhưng sau1986 chúng ta cải cách chính sách kinh tế, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng CNXH. Đến nay nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển mạnh, khẳng định vị thế của mình trên thế giới. • Nguồn lực bên ngoài : a) Vốn đầu tư nước ngoài : Việt Nam đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) từ hơn 20 năm qua, nhất là trong 10 năm (từ 2000 đến 2009) đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Vốn ĐTNN ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn này. b) Công nghệ nước ngoài : - Nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa phát triển nên không thể tự mình chế tạo , lắp ráp các các sp công nghệ cao như ô tô , tàu thủy ,… Vì vậy việc chuyển giao công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam là rất cần thiết . Vd : Song song với việc đầu tư vào xưởng đúc khuôn mẫu cho xe ôtô, ngay từ giữa năm 2009 Vinaxuki cũng đã có một bước đi quan trọng để hướng tới sản xuất chiếc ôtô du lịch của Việt Nam, đó là triển khai thực hiện hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô bao gồm cả việc giám sát sản xuất tại Vinaxuki với Công ty Nagara (Nhật Bản). c) Thị trường nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản cơ sở sản xuất kinh doanh này. Vd : Tổng hợp báo cáo của các chủ đầu tư cho thấy, năm 2010, Việt Nam có 107 dự án đầu tư tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,926 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 900 triệu USD. Như vậy, mỗi nguồn lực có một vai trò riêng, chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của từng nguồn lực để phát triển kinh tế.

Ngày đăng: 16/06/2014, 14:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan