baocaonamhoc08_09

28 481 0
baocaonamhoc08_09

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 874 /BC-ĐHL TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2009BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008 – 2009Nhằm tổng kết một năm hoạt động của Nhà trường, thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Luật TP.HCM đã tiến hành rà soát, đánh giá lại năm học 2008 – 2009.Nhìn chung, trong năm qua, bên cạnh những hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thường xuyên, Nhà trường cùng lúc thực hiện nhiều công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Nhà trường như: hoàn thành công trình tòa nhà làm việc, đưa vào hoạt động trung tâm Thông tin – Thư viện hiện đại, mở chuyên ngành đào tạo mới (ngành Quản trị - Luật), Triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO… biểu hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau:I. Tình hình và kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành.1.1 Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 22/6/2007, nhằm chuyển hoá cuộc vận động gắn liền với hoạt động phong trào, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và chuyển biến trong hành động của mỗi cán bộ, giảng viên và sinh viên, Đảng uỷ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã lập Kế hoạch và ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để triển khai trong toàn trường.Sau khi kết thúc năm học 2007 – 2008, ngày 16/10/2008, Bí thư Đảng uỷ Trường nhà trường đã ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm học 2008 - 2009, bao gồm 08 thành viên do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban. Các thành viên còn lại là các đảng uỷ viên, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn và các đồng chí Bí thư chi bộ.Năm 2008, Công đoàn trường đã cụ thể hóa cuộc vận động bằng việc tổ chức cho công đoàn viên trong trường ký cam kết thực hiện Quyết định 16/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo. Kết quả là 100% công đoàn viên tự nguyện tham gia ký cam kết thực hiện nội dung của Quyết định trên.Từ tháng 10 đến giữa tháng 12/2008, Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc thi được sinh viên nhiệt tình hưởng ứng. Ban tổ chức đã nhận được 2.555 bài dự thi của 39 lớp; tổ chức chấm và trao 09 giải cá nhân, 01 giải tập thể cho những bài viết xuất sắc nhất. Những bài đạt giải đã được biên tập thành tập san và phát hành rộng rãi trong sinh viên.Từ tháng 3/2009 đến 15/5/2009, Ban Chấp hành Công đoàn trường đã phát động và tổ chức cuộc thi viết bài với chủ đề “Cán bộ, giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc thi đã thu hút được 59 bài viết của các cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Sau 02 vòng chấm thi, Ban tổ chức cuộc thi đã chọn và trao 01 giải tập thể và 10 giải cá nhân cho những công đoàn viên có bài viết xuất sắc.Cũng trong thời gian trên, từ tháng 3 đến cuối tháng 4/2009, lãnh đạo nhà trường đã giao cho Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên chủ trì tổ chức cuộc thi “Sinh viên Đại học Luật học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009. Tổng cộng, Ban tổ chức đã nhận được 1 1.001 bài dự thi của sinh viên các lớp hệ chính quy. Kết quả cuối cùng, Ban tổ chức đã nhất trí trao 10 giải cá nhân và 01 giải tập thể cho những bài viết xuất sắc nhất.Đa số các bài tham gia các cuộc thi được viết có tâm huyết, thể hiện được những tình cảm chân thành, những cảm nhận sâu sắc về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gây được sự xúc động mạnh mẽ đối với người đọc và có sự liên hệ, vận dụng trong công việc và các hoạt động của bản thân và đơn vị thông qua các câu chuyện thực tế, sinh động. Nhiều bài được đánh máy, đóng thành cuốn có minh họa những hình ảnh về cuộc đời của Bác một cách công phu. Nhiều đơn vị, lớp làm tốt công tác tuyên truyền đã vận động được 100% thành viên trong đơn vị, lớp cùng tham gia viết bài.Cuộc vận động thực sự là một cơ hội quý báu cho mỗi cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập, rèn luyện, là môi trường giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức đối với cán bộ, giảng viên và đặc biệt là sinh viên - thế hệ trí thức trẻ và là chủ nhân tương lai của đất nước. Các cuộc thi đã đã góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên thấm nhuần sâu sắc tình cảm cách mạng của Bác; đề cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình, với đất nước; có lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, lên án và chống các tên nạn xã hội, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng và bạn bè quốc tế.1.2 Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”Nhằm thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” được ban hành kèm theo Quyết định 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 31/8/2006, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh đã ký Quyết định 877/QĐ-ĐHL về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thức hiện cuộc vận động nói trên. Theo đó, Hiệu trưởng nhà trường là trưởng ban, 02 phó trưởng ban là Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn cùng 14 ủy viên và 06 thành viên của Tổ thư ký. Sau khi Quyết định trên có hiệu lực, ngày 06/9/2009, Ban chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch chi tiết cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với phương châm khách quan, công khai, dân chủ, thẳng thắn, trung thực, không né tránh trên tinh thần xây dựng. Nội dung của Bản kế hoạch đã được thông báo, quán triệt rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ với 100% cán bộ, giảng viên trong trường ký cam kết thực hiện. Trong năm học 2008 – 2009, việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tập trung vào những nội dung sau:- Ban chuyên môn của Ban Chấp hành Công đoàn trường đã chủ trì cuộc mạn đàm với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế phối hợp để thực hiện tốt công tác tổ chức thi hết môn”. Cuộc mạn đàm đã nhận được 12 bản tham luận và thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên trong trường tham dự. Nhiều ý kiến phát biểu của cán bộ, giảng viên trong trường về những ưu điểm và những tồn tại về công tác thi hết môn đang áp dụng, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục. Các ý kiến đã được các đơn vị liên quan ghi nhận, tiếp thu với tinh thần cầu thị để việc phối hợp tổ chức thi hết môn ngày càng khoa học và hợp lý hơn. Thông qua cuộc mạn đàm, các cán bộ, giảng viên có điều kiện trau dồi nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, đặc biệt là với các giảng viên trẻ.- Lãnh đạo nhà trường và Ban chỉ đạo tiếp tục quán triệt nội dung của cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện triệt để điều đó, trong năm học 2008 – 2009, cán bộ coi thi đã phát hiện một trường hợp thi hộ tại lớp cử nhân Luật Khóa 2 mở tại Trường Trung học Biên phòng, lập biên bản và đề nghị buộc thôi học 01 năm.2 Trung tâm kiểm định chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy đã từng bước hoàn thiện bộ đề thi hệ vừa học vừa làm của hầu hết các môn thi. Với hệ đào tạo chính quy, một số môn đã được tiến hành tổ chức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính. Song song đó, hàng năm, Trung tâm cũng đã tiến hành các đợt khảo sát lấy ý kiến của sinh viên các hệ đào tạo để đánh giá đúng thực tế chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường.- Thực hiện việc đánh giá ngoài, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các đơn vị viết báo cáo cho đoàn đánh giá ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên tinh thần khách quan, trung thực, công khai, không né tránh, không chạy theo thành tích với tinh thần cầu tiến. Song song đó, lãnh đạo nhà trường đã mạnh dạn, chủ động tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên khi tốt nghiệp bằng việc liên kết với hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ trong việc giảng dạy theo chuẩn TOEIC. Kiên quyết không cấp bằng tốt nghiệp cho các sinh viên chưa tích lũy đủ số điểm cần thiết.- Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền tới sinh viên các hệ đào tạo về nội dung của cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; vận động sinh viên tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử. Tháng 5/2009, Phòng Thanh tra có nhận được một lá đơn của một sinh viên về việc sẽ có một số trường hợp thi hộ trong kỳ thi sát hạch Tiếng Anh. Các đơn vị chức năng đã bí mật giám sát và kiểm tra nhưng không phát hiện những tiêu cực như trong đơn. Tất cả những điều trên đây cho thấy rằng, việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào thực tế. Đội ngũ cán bộ, giảng viên –những người trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức thi, ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm, triệt để phát hiện và kiên quyết xử lý mọi tiêu cực trong thi cử nhằm thực hiện sự công bằng giữa các sinh viên; nhà trường bám sát và trung thực với thực tế đào tạo, thẳng thắn nhìn nhận những thành quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục, kiên quyết không chạy theo thành tích mà bỏ qua chất lượng đào tạo. Với sinh viên, ý thức tuân thủ quy chế thi ngày càng được nâng cao; ý thức đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử ngày càng được phát huy và nhân rộng, tạo một bầu không khí học tập tích cực.II.Công tác tuyển sinh và đào tạo2.1Công tác tuyển sinh2.1.1 Đào tạo chính quyNhà trường đã thực hiện tốt công tác tổ chức thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2008 và hệ văn bằng 2 chính quy. Theo đó, đã tuyển được 1.160 sinh viên hệ chính quy (đạt tỷ lệ 96,66% so với chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao) và 358 học viên văn bằng 2 hệ chính quy (đạt tỷ lệ 94,21%).2.1.2 Đào tạo không chính quyTrong năm học 2008-2009, Nhà trường đã tổ chức tuyển sinh 2.203 chỉ tiêu đại học (hiện còn theo học 2.087) và 292 chỉ tiêu Trung cấp chuyên nghiệp (hiện còn học 260), các khóa học đặt tại trường và các địa phương liên kết sau: Bậc đại học:- Tại Tp. Hồ Chí Minh;- Trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An;- Trường Chính trị tỉnh Đắc Lắc;- Trường Trung cấp Nghề Kinh tế Kỹ thuật số 02 Biên Hòa, Đồng Nai. Bậc trung học:3 - Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Cà Mau;- Trung tâm GDTX Bạc Liêu;- Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, An Giang.Cũng trong năm học 2008-2009, Nhà trường đã tổ chức tốt nghiệp cho 1151 học viên bậc đại học và 121 học viên bậc trung học chuyên nghiệp.2.1.3Đào tạo sau đại họcTrong năm học 2008 – 2009, đã tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh sau đại học với kết quả trúng tuyển như sau:- Đào tạo cao học : 110 học viên- Đào tạo tiến sĩ : 5 NCS2.2 Công tác đào tạo 2.2.1 Đào tạo đại học2.2.1.1 Đánh giá chung- Về kế hoạch giảng dạy của toàn khóa học, vào đầu khóa học, nhà trường thông báo cho sinh viên chương trình đào tạo của toàn khóa học, theo đó, thời gian đào tạo một khóa học ở trình độ đại học (gồm hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học) được thực hiện trong 4 năm (8 học kỳ) với khoảng 190 đơn vị học trình. Trong đó có 60 đơn vị học trình thuộc các môn khoa học cơ bản và 130 đơn vị học trình thuộc các môn học chuyên ngành, thực tập cuối khóa và thi tốt nghiệp.- Về kế hoạch giảng dạy của mỗi lớp được Phòng Đào tạo thông báo cho sinh viên biết trước khi nghỉ hè hoặc nghỉ Tết. Theo đó, kế hoạch giảng dạy của mỗi lớp được thể hiện đầy đủ danh sách các học phần bắt buộc, các học phần tự chọn, thời gian học của mỗi học phần; đề cương chi tiết học phần và kế hoạch bắt đầu thi kết thúc học phần, thời điểm công bố điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần .v.v . .- Về phương thức tổ chức đào tạo hiện nay của Trường gồm có phương thức đào tạo chính quy (đối tượng học là học sinh phổ thông) và phương thức đào tạo vừa làm vừa học (đối tượng học là những người đang đi làm).2.2.1.2. Chuẩn bị của Trường trong việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.Nhằm thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngay từ cuộc họp giao ban đầu năm học 2007-2008, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai chủ trương này đến từng đơn vị trong toàn trường. Theo đó, đã giao cho Phòng Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong trường (Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên, Phòng Quản trị - Thiết bị, Tổ Công nghệ thông tin, các Khoa và Tổ bộ môn, Đoàn trường, Hội Sinh viên) nghiên cứu và dự kiến lộ trình thực hiện việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2009-2010. Tuyên bố lộ trình.- Tháng 3/2006, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Đoàn khảo sát thực tiễn đào tạo, trong đó chú trọng đến khảo sát thực tiễn đào tạo theo học chế tín chỉ, tại một số Trường Đại học như: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.- Tháng 4/2006, Đoàn khảo sát đã tham dự buổi tập huấn chuyên đề về đào tạo theo học chế tín chỉ do GS.TS. Lê Viết Khuyến trình bày tại Trường Đại học HUFLIT.4 - Ngoài ra, nhà trường cũng đã cử lãnh đạo và một số chuyên viên Phòng Đào tạo tham dự Lớp Tập huấn áp dụng hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ do SEAMEO tổ chức; tham dự Lớp Nâng cao năng lực quản lý đào tạo do Trường Cán bộ quản lý giáo dục tổ chức tại TP. Cần Thơ.- Ngày 07/03/2008, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 235/QĐ-ĐT về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án đào tạo theo hệ thống tín chỉ.- Ngày 20/03/2008, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 381/QĐ-ĐT về việc thành lập Tổ Soạn thảo Đề án đào tạo theo hệ thống tín chỉ.- Ngày 12/02/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 111/QĐ-ĐT về việc thành lập Nhóm, Tổ công tác thực hiện Kế hoạch đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Theo đó, đã thành lập 4 nhóm với 11 Tổ công tác nhằm xây dựng các loại quy chế, quy định, phần mềm quản lý đào tạo, chương trình đào tạo .v.v . để triển khai áp dụng việc đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2009-2010.- Ngày 02/04/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 425/QĐ-ĐT về việc Ban Tổ chức Hội nghị triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Theo đó, Hội nghị đã được tổ chức vào ngày 18/07 và 20/07/2009, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về đào tạo tín chỉ đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ .v.v . cùng toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường.- Ngày 03/08/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có Kế hoạch tập huấn cho các chuyên viên thuộc các Phòng Đào tạo, Đào tạo không chính quy, Đào tạo sau đại học, Công tác Chính trị - Sinh viên về việc sử dụng các phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ do công ty PSC thực hiện.2.2.1.3. Kết quả đào tạo bình quân năm học của từng khóa.- Khóa 30, Khóa học 2005-2009: tỷ lệ đạt loại giỏi bình quân là 0,4%, tỷ lệ đạt loại khá bình quân là 25%, tỷ lệ đạt loại trung bình khá bình quân là 56,6%, tỷ lệ đạt loại trung bình bình quân là 16%, tỷ lệ đạt loại yếu bình quân là 2%.- Khóa 31, Khóa học 2006-2010: tỷ lệ đạt loại giỏi bình quân là 0,2%, tỷ lệ đạt loại khá bình quân là 10%, tỷ lệ đạt loại trung bình khá bình quân là 45,8%, tỷ lệ đạt loại trung bình bình quân là 42%, tỷ lệ đạt loại yếu bình quân là 2%.- Khóa 32, Khóa học 2007-2011: tỷ lệ đạt loại giỏi bình quân là 0,2%, tỷ lệ đạt loại khá bình quân là 14%, tỷ lệ đạt loại trung bình khá bình quân là 41%, tỷ lệ đạt loại trung bình bình quân là 43,8%, tỷ lệ đạt loại yếu bình quân là 1%.- Khóa 33, Khóa học 2008-2012: tỷ lệ đạt loại giỏi bình quân là 0,4%, tỷ lệ đạt loại khá bình quân là 18%, tỷ lệ đạt loại trung bình khá bình quân là 43%, tỷ lệ đạt loại trung bình bình quân là 37%, tỷ lệ đạt loại yếu bình quân là 1,6%.2.2.2 Đào tạo sau đại học- Năm học 2008 – 2009, Trường Đại học Luật Tp.HCM đã áp dụng chương trình đào tạo Thạc sỹ bổ sung, chỉnh sửa mang tính chuyên ngành cao. Việc áp tổ chức đào tạo theo chương trình mới giúp học viên nắm vững hơn các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành của mình đang học, phát huy tính tự chủ trong tư duy, sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm thực tiễn với kiến thức lý luận. Việc tổ chức giảng dạy đang thực hiện cho các lớp: Lớp Cao học luật khoá 11, Lớp Cao học luật khoá 12, Lớp Cao học luật Thành ủy- khóa 3, Lớp Cao học luật tỉnh Tây Ninh khóa 1.- Năm học 2008 – 2009, Nhà trường cũng đã tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ luật học cho các học viên như sau:+ Tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho lớp Cao học luật khoá 9, lớp cao học Luật Thành ủy khóa 2 và lớp cao học Đồng bằng Sông Cửu Long khóa 15 + Tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước cho 02 nghiên cứu sinh khóa 1, bảo vệ cấp cơ sở cho 02 nghiên cứu sinh khóa 2 và tổ chức bảo vệ chuyên đề cho 04 nghiên cứu sinh (03 khóa 2 và 01 khoá 3).+ Số lượng học viên tốt nghiệp của năm học 2008 – 2009:o Khoá 9: 44 học viêno Khóa 2 Thành ủy: 9 học viêno Khóa 1 ĐBSCL: 9 học viên2.3 Về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học2.3.1 Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy đại họcTrong năm học 2008 – 2009 nhà trường đã chủ trương đổi mới hình thức tổ chức lớp học tiến hành ghép lớp lớn để giảng lý thuyết rồi chia nhỏ để thảo luận được áp dụng cho sinh viên khoá 30 và khoá 33 nhằm nâng cao tính tự học cho sinh viên đồng thời để giảng viên dần quen với phương pháp giảng dạy mới chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ trong năm 2009 – 2010.Bên cạnh đó nhà trường cũng chủ trương tin học hoá trong giảng dạy hiện nay 100% giảng viên của trường đều có thể giảng dạy bằng power point. Để hổ trợ cho giảng viên trong toàn trường từ năm 2007 đến nay, Nhà trường đã tiến hành tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để tất cả giảng viên trong trường đều có thể sử dụng được các tiện ích của tin học trong khi giảng dạy. Đồng thời đối với giảng viên trẻ, Nhà trường cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về “Phương pháp giảng dạy tích cực ở Đại học” nhằm bồi dưỡng, hỗ trợ cho các giảng viên trẻ khả năng giảng dạy đại học trước khi đứng lớp. Ngày 17/07/2009 Nhà trường đã tổ chức buổi Hội thảo “ Đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường Đại học Luật” với sự tham gia gần 100 giảng viên đến từ 6 Khoa, 2 Tổ bộ môn trực thuộc trường. Mục đích của buổi Hội thảo nhằm đúc kết lại các Phương pháp giảng dạy đại học của giảng viên trong trường từ năm 2002 đến nay và những đổi mới trong phương pháp giảng dạy nhằm chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ.Trong năm qua, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy đại học của Nhà trường có một số thuận lợi và khó khăn sau:Thuận lợi: Trong năm 2008-2009 nhà trường chủ trương trong giảng dạy giảng viên luôn phải lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, tất cả giảng viên trong trường đều rất quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và thay đổi các phương pháp trong khi giảng dạy để tránh sự nhàm chán cho sinh viên trong khi học.Khó khăn: Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế vì vậy việc cung cấp mỗi giảng đường 1 máy chiếu chưa thể đáp ứng đầy đủ. Mỗi khí giảng viên có nhu cầu giảng bằng máy chiếu đều phải đăng ký trước với phòng đào tạo, phòng quản trị thiết bị thì mới được cung cấp. Có nhiều khi có nhiêu giảng viên cùng giảng trong 1 ngày thì không đủ máy chiếu để cung cấp. Phòng học còn hạn chế vì vậy số lượng sinh viên cho 1 lớp tương đối cao.2.3.2 Công tác xây dựng chuẩn đào tạo và công bố chuẩn đầu raTrong năm 2008-2009 Ban giám hiệu đã giao cho AQAC tiến hành xây dựng chuẩn đào tạo cho chương trình đào tạo cử nhân Luật. Đến nay về cơ bản việc xây dựng chuẩn đào tạo đã được thực hiện và tiến tới sẽ công bố chuẩn đầu ra cho ngành Luật và ngành Quản trị - Luật trong năm học 2009-2010. 2.4 Tình hình và kết quả thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội6 2.4.1 . Đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành luật trong những năm tới.Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thì pháp luật luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu, học tập của công chức các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức luật pháp là rất lớn.Mặt khác, trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phát triển với tốc độ 8-10%/năm (1). Bên cạnh sự cải cách mạnh mẽ của hệ thống hành chính thì hệ thống pháp luật cũng ngày càng được hoàn thiện để theo kịp và hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Nhu cầu đào tạo nhân lực trong ngành luật sẽ càng lớn. Hầu hết các nhà lãnh đạo trong và ngoài nước đều nhấn mạnh đến nhu cầu đào tạo các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, nhà khoa học pháp lý có đủ trình độ, ngang tầm khu vực (2). Chính vì vậy, việc đào tạo để cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp các cử nhân luật, thạc sỹ luật, tiến sỹ luật có kiến thức pháp luật toàn diện là một trong những nhu cầu cấp thiết nhất của xã hội hiện nay.2.4.2 . Các hợp đồng đào tạo/ sử dụng nhân lực đã ký kết.Do đặc thù của ngành học chủ yếu cung cấp cán bộ pháp lý cho các cơ quan Nhà nước nên hợp đồng đào tạo cũng như các hoạt động liên kết của nhà trường chủ yếu tập trung vào các cơ quan như: Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp, Thi hành án, Công an .v.v…; còn hoạt động liên kết trong đào tạo với các cơ quan là công ty, doanh nghiệp chưa nhà trường chú trọng, quan tâm.Tuy nhiên, các doanh nghiệp là các văn phòng luật sư, các công ty luật như: Văn phòng Luật sư Russin & Vecchi, Văn phòng Luật sư Lê - Nguyễn, Công ty Luật Frasers International Lawyers, Công ty Luật Baker & McKenzie International Lawyers, Công ty luật hợp danh Luật - Việt, Công ty Luật LCT Lawyers .v.v… luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo của nhà trường. Hàng năm, các công ty này luôn có chính sách tài trợ học bổng và tuyển dụng sinh viên có kết quả học tập cao trong toàn khoá học hoặc sinh viên có điểm bảo vệ khoá luận tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc.2.4.3 Đào tạo sau đại họcĐào tạo theo nhu cầu xã hội trong năm học 2008 – 2009 (tuyển sinh chung với khóa chính quy)- Lớp cán bộ Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, khoá 3: 37 học viên- Lớp cán bộ tỉnh Tây Ninh : 47 học viênPhối hợp đào tạo với Viện Nhà nước và pháp luật tuyển sinh được: 28 học viên2.4.4 Đào tạo ngắn hạnBên cạnh hoạt đồng đào tạo đại học, sau đại học, Nhà trường còn tổ chức tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn. Số liệu thống kê xin xem phụ lục 01 đính kèm.2.4.5. Đề xuất một số giải pháp đào tạo theo nhu cầu xã hội.- Cần nghiên cứu để tổ chức Hội nghị những nhà sử dụng nhân lực ngành luật để họ ký thỏa thuận với nhà trường và tài trợ kinh phí đào tạo, vì việc đào tạo này là theo đơn đặt hàng của các nhà tuyển dụng lao động.1 Báo cáo của World Bank về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2006, xem www.worldbank.org. 2 Xem phỏng vấn của Phó Thủ tướng Vũ Khoan và Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về việc đàm phán gia nhập WTO trên http://vietnamnet.vn, phỏng vấn của nguyên Thủ tướng Singapore trên Báo Tuổi trẻ ngày 18/01/2007, Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ (Amcham) tại Diễn đàn Kinh tế APEC 2006 ngày 15/11/2006 tại Hà Nội. 7 - Thành lập Hội cựu sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh để hàng năm tổ chức gặp gỡ, từ đó nắm bắt được nhu cầu xã hội sử dụng nhân lực ngành luật và biết được hiệu quả đào tạo của nhà trường.- Tại các Trường Đại học, Cao đẳng nên thành lập một Trung tâm hỗ trợ đào tạo cung ứng nhân lực. Hoạt động có tính chuyên nghiệp của Trung tâm này sẽ là cầu nối rất hữu dụng giữa người lao động (là sinh viên) với nhà tuyển dụng lao động, đồng thời Trung tâm này cũng sẽ là kênh thông tin để nhà tuyển dụng lao động phản hồi chất lượng đào tạo của nhà trường.2.5 Thư viện, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, NCKH2.5.1. Số liệu thống kê- Số đầu sách: 20.115, trong đó có 19.109 đầu sách theo chuyên ngành đào tạo của trường.- Tổng số bản sách (tính tới ngày 24/7/2009): 59.135- Tổng số ấn phẩm đơn bản: 20.552- Số tựa giáo trình mà trường đang tổ chức biên soạn: 03- Số tập bài giàng mà trường đã phát hành có trong Thư Viện: 19; sắp tới trường sẽ tiếp tục in thêm 12 đầu tập bài giảng- Đề cương chi tiết mà trường đã biên soạn cho Sinh viên hệ chính quy: 04- Đề cương chi tiết của sinh viên hệ vừa học vừa làm: 04- Đề cương chi tiết của sinh viên văn bằng 2: 04- Diện tích của Thư Viện: cơ sở Nguyễn Tất Thành, tổng cộng 3 tầng lầu là: 21.000m2 + Thư Viện Bình Triệu là 900m2 = 3000m22.5.2 Đánh giá- Thư Viện hiện nay có diện tích rộng rãi, trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ trong Thư viện hiện đại. Đội ngũ Cộng tác viên là các bạn sinh viên luật năng động và nhiệt tình.- Thư Viện được sự tài trợ từ tổ chức Sida của Thụy Điển về trang thiết bị cũng như các cơ sở dữ liệu về Luật nổi tiếng trên thế giới, và sự quan tâm của Ban Giám hiệu trường về hoạt động Thư Viện.- Thư Viện đã tổ chức thành công lễ Khai trương Trung tâm thông tin Thư viện và hội thảo “Phát triển và chia sẻ nguồn lực Thông tin”; Mở các khóa học cho toàn bộ cán bộ giảng viên, sinh viên của trường về “hướng dẫn sử dụng các tiện ích của Thư viện”. Những hạn chế- Diện tích rộng, sinh viên các khóa ngày càng đông thì nhân sự của Thư viện còn ít, chưa đáp ứng được các công việc đang và sẽ triển khai sắp tới.- Cơ sở vật chất, môi trường làm việc của 2 Thư viện chưa đồng bộ giữa cơ sở Nguyễn Tất Thành và Bình Triệu, khoảng cách giữa hai cơ sở khá xa nhau nên cũng gặp nhiều bất lợi.- Chưa có thư viện Giáo trình điện tử, vì chưa nhận được sự hợp tác từ phía các thầy cô giáo.- Nguồn lực thông tin của Thư viện, dù rất cố gắng, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc một mặt do hệ thống pháp luật luôn có sự thay đổi, cập nhật; mặt khác, do hạn chế về nguồn kinh phí.8 - Số lượng bản sách Thư viện không có chủ trương bổ sung nhiều vì như vậy sẽ làm kho sách cồng kềnh mà không phong phú. Thư Viện chú trọng bổ sung nhiều đầu sách hơn là bổ sung nhiều bản/1 đầu sách.2.5.3. Kiến nghị- Sớm đầu tư nâng cấp cơ sở Bình Triệu để phục vụ tốt cho khóa 34 sắp tới. Quan tâm đến cải tạo, thay đổi cơ sở vật chất như: máy lạnh, môi trường làm việc tại cơ sở Bình Triệu.- Tuyển thêm nhân sự để chuyên nghiệp hóa công việc và phục vụ cho những công việc sắp tới như số hóa nguồn tài liệu luận án, luận văn, xây dựng phòng nghe nhìn…- Thư viện cần nguồn kinh phí ổn định để bổ sung những cơ sở dữ liệu luật, mua các phần mềm học tiếng Anh, các tài liệu tiếng Anh để phục vụ cho chương trình giảng dạy của nhà trường.- Kêu gọi các Giáo viên cung cấp giáo trình, sách tham khảo điện tử, để Thư viện xây dựng kho tài liệu giáo trình điện tử phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy và học tập và tiến tới xây dựng một Thư viện điện tử tiện ích và phong phú.2.6 Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệpTrong năm học 2009 – 2009, Nhà trường đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Thông qua thời gian gửi phiếu khảo sát từ tháng 11/2008 đến 30/4/2009 với hơn 1.500 phiếu khảo sát, kết quả đã có 853 sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật thực hiện khảo sát và hơn gần 50 thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng sinh viên Luật.Những phiếu khảo sát trên được tập hợp từ nhiều hình thức như: phiếu khảo sát do sinh viên và doanh nghiệp thực hiện gửi về thông qua đường bưu điện, qua email, . Độ tin cậy của các phiếu khảo sát tương đối cao vì đều có sự xác nhận của các cơ quan đơn vị hoặc do các cơ quan đơn vị tổng hợp gửi về. Từ các phiếu khảo sát được gửi về, tổ tổng hợp đã tiến hành phân loại từng phiếu theo năm tốt nghiệp, chuyên ngành được đào tạo, theo đối tượng được khảo sát,… từ những sự phân loại này các Công tác viên tiến hành các thao tác thống kê số liệu, vẽ các biểu đồ phân tích. Từ những kết quả của các Cộng tác viên các chuyên viên phụ trách công tác khảo sát tiến hành các phân tích, nhận định đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghị đối với lãnh đạo nhà trường.Kết quả như sau:2.6.1 Về cuộc sống và hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệpThông qua hoạt động khảo sát hai khóa 28 và 29 cho thấy tỉ lệ sinh viên trường Đại học Luật Tp.HCM tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm là rất cao. Ngay sau khi tốt nghiệp 3 đến 6 tháng là 26% sinh viên đã có việc làm ngay. Sau khi tốt nghiệp 1 năm là 68% sinh viên có việc làm. Điều này chứng tỏ nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Luật học là vẫn còn rất lớn và đã có sự chủ động nhiều của sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo cũng khá cao: 88%, chỉ có 5% sinh viên làm việc không liên quan nhiều đến kiến thức pháp luật được đào tạo. Tuy nhiên, số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp quay trở về địa phương ngoài thành phố Hồ Chí Minh để công tác chỉ chiếm 17%, số còn lại vẫn tiếp tục ở lại Tp.HCM để tiếp tục làm việc. Yếu tố này có thể lý giải một phần là do Tp.HCM là một đô thị lớn, là môi trường phát triển nghề nghiệp tốt với nhiều điều kiện ưu đại, nhưng một phần lý do khác là có thể do các chính sách thu hút nhân sự của các địa phương hiện nay vẫn còn những bất cập nhất định và chưa tạo môi trường làm việc thu hút các sinh viên Luật trở về công tác. Điều này được thể hiện qua việc sinh viên chấp nhận ở lại Tp.HCM dù mức lương nhận được mức lương trung bình tương đối thấp: 39% sinh viên tốt nghiệp sau khi làm việc 1 đến 2 năm chỉ nhận mức lương trung bình từ 9 1.000.000đ đến dưới 2.000.000đ, 37% nhận được mức lương trung bình từ 2.000.000đ đến 4.000.000đ//tháng. Thông qua kết quả khảo sát cũng cho thấy, đa số sinh viên trường Đại học Luật TpHCM tốt nghiệp vẫn lựa chọn làm việc cho các cơ quan hành chính nhà nước (chiếm 47%) , trong khi tỷ lệ làm việc tại văn phòng luật sư chiếm tỷ lệ thấp (7%) hoặc Tòa án, Viện kiểm sát (2%). Điều đáng quan tâm là ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn làm việc như các tư vấn trong các đơn vị doanh nghiệp (lawyer in house) với 34%. Với điều kiện môi trường làm việc nhiều cạnh tranh tại Tp.HCM và nhu cầu phát triển nghề nghiệp, 78% sinh viên Luật khi ra trường vẫn tiếp tục theo học các khóa đào tạo khác. Trong đó đặc biệt là về ngoại ngữ (54,3%), tin học (28,3%). Chỉ có 4,3% sinh viên Luật học văn bằng 2 đối các chuyên ngành khác. 2.6.2 Về những nội dung khảo sát liên quan đến hoạt động đào tạo của trường Trong quá trình thực hiện khảo sát, Trung tâm tư vấn pháp luật đã tiến hành khảo sát gồm cả sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động. Từ các kết quả và ý kiến thu nhận được, Trung tâm có một số nhận xét sauVấn đề đầu tiên được các sinh viên và các nhà tuyển dụng đều quan tâm là khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên Luật khi ra trường trong thời gian vẫn còn rất thấp. Theo nhận xét của đơn vị sử dụng lao động thì có 32% sinh viên Luật khi ra trường có thể “nói được tiếng Anh”, chỉ có 29% sinh viên có thể “nghe được tiếng Anh”, 19% sinh viên Luật có thể “đọc được tiếng Anh” và 20% có thể “viết được tiếng Anh”. Về phần tự nhận xét của sinh viên khóa 28-29 cũng có số liệu tương tự: chỉ có 25% sinh viên tự nhận xét thấy mình có khả năng nghe được Anh văn trong công việc, 24% sinh viên cho rằng có thể “nói tiếng Anh” được, và 22% có thể đọc được tài liệu bằng Anh ngữ. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trung bình khi ra trường các sinh viên có thể nhận được, có nhiều vị trí công việc với mức thu nhập cao, sinh viên Luật đã không có cơ hội tiếp nhận do rào cản ngôn ngữ. Nhận thức được điều này nên 54,3% sinh viên Luật khi ra trường phải tiếp tục học các khóa học về ngoại ngữ và các đơn vị sử dụng lao động cũng có đề xuất với nhà trường về các biện pháp cải thiện tình trạng này. Vấn đề thứ hai liên quan đến hoạt động đào tạo của nhà trường được các sinh viên và nhà tuyển dụng quan tâm là sinh viên Luật khi ra trường của khóa 28-29 còn thiếu nhiều kỹ năng để làm việc và kỹ năng tư duy pháp lý. Các sinh viên Luật được đánh giá rất cao về phẩm chất đạo đức (87,2% nhà tuyển dụng đồng ý), về ý thức tổ chức kỷ luật (79% nhà tuyển dụng đồng ý), nhưng chỉ được đánh giá ở mức “bình thường” về kỹ năng nghiệp vụ và tư duy pháp lý. Có 48,7% đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo lại hoặc đào tạo thêm nghiệp vụ cho sinh viên Luật tốt nghiệp được nhận vào công tác. Trong số các kỹ năng được tính ở tỷ lệ 100%, các nhà tuyển dụng đề xuất chương trình đào tạo cần chú trọng tăng cường nhiều nhất là về kỹ năng soạn thảo văn bản (20% ), kế đến là nghiên cứu hồ sơ (19% ), tư vấn trực tiếp (18%), kỹ năng ghi nhận vụ việc (16%), kỹ năng giao tiếp (16%) và kỹ năng đàm phán ở mức thấp nhất (11%). Một vấn đề được sinh viên và các nhà tuyển dụng cũng hết sức lưu ý là khả năng về tin học của sinh viên Luật khi ra trường vẫn còn nhiều hạn chế. Theo các nhà tuyển dụng thì chỉ có 37% sinh viên khi ra trường sử dụng được tin học văn phòng, 17% sinh viên có khả năng sử dụng được các chương trình ứng dụng khác (như Microsoft Office Access ) và đặc biệt đáng lưu ý là chỉ có 18% sinh viên có khả năng sử dụng và khai thác được thông tin hiệu quả từ Internet, có những sinh viên khi ra trường vẫn chưa biết sử dụng email. 2.6.3 Một số đề xuất 10 . vực.Bộ 05/2 009 – 05/2011140.000.0002 Công tác sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh trong điều kiện đào tạo tín chỉTrường 09/ 2008 – 09/ 2 0091 5.000.0003. chính Nhà nướcTrường 06/2 009 – 06/201018.000.0007 Quyền con người và quyền tiếp cận thông tin ở Việt NamTrường 06/2 009 – 12/2 0091 5.000.0008 Quyền tự do

Ngày đăng: 29/01/2013, 16:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan