91530_mien nui16

16 267 0
91530_mien nui16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG5Đa dạng các phương thức tuyên truyền về biển, đảo trong thanh thiếu niên nhi đồng là một trong nhiều đề xuất được các đại biểu đề cập tại Hội nghị sơ kết 3 năm tổ chức “Hành trình Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn và lãnh đạo Quân chủng Hải quân phối hợp tổ chức ngày 9/8, tại Hà Nội.Đây là một nội dung trong chương trình phối hợp hoạt động giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân giai đoạn 2008 - 2012.Thời gian tới, Trung ương Đoàn và Quân chủng Hải quân tiếp tục tổ chức “Hành trình Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” mỗi năm tổ chức một chuyến tàu thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống tại huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK.Hai bên phối hợp chỉ đạo các Tỉnh, Thành đoàn có biển phối hợp với các đơn vị Hải quân trên địa bàn tổ chức “Hành trình ra đảo, gắn với học kỳ quân đội” khám phá các vùng biển, đảo của Tổ quốc, như thăm các đảo, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo: Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng); đảo Cô Tô, đảo Vĩnh Thực (tỉnh Quảng Ninh); đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị); đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang); Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) .; tổ chức các hoạt động của Hành trình gắn với phát triển kinh tế biển.Trung ương Đoàn và Quân chủng Hải quân phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo trong đoàn viên, thanh niên, đặc biệt trong đối tượng sinh viên, trước mắt triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền và vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia cuộc thi tìm hiểu về “50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển,” qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.Năm 2011, với chủ đề của hành trình “Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo” đã tuyển chọn được 20 doanh nhân trẻ và 25 sinh viên tiêu biểu đại diện cho lực lượng doanh nhân trẻ và sinh viên Việt Nam tham dự Hành trình. Các đại biểu tham gia đoàn đã có các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo và Nhà giàn; phối hợp tổ chức các sinh hoạt tập thể, trò chơi, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao, thông qua đó đã góp phần siết chặt thêm tình cảm quân dân nồng ấm, nghĩa tình của tuổi trẻ cả nước hướng về Trường Sa thân yêu.Trong năm tới, hoạt động của hành trình cần tập trung vào lực lượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, qua đó giúp sinh viên nắm bắt được những thông tin đầy đủ về biển đảo. Năm học tới, Trung ương Đoàn đề xuất phối hợp tổ chức hội thi về nội dung biển, đảo trong thanh thiếu nhi cả nước.Đoàn hành trình cũng tham gia các hoạt động tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc . Tại hội nghị, 11 tập thể và 19 cá nhân đã được trao tặng bằng khen của Quân chủng Hải quân và Trung ương Đoàn qua 3 năm tổ chức hành trình. THỜI SỰ - CHÍNH TRỊTHỜI SỰ - CHÍNH TRỊVừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức gặp mặt các đại biểu Quốc hội khóa XIII là người dân tộc thiểu số.Tham dự buổi gặp mặt có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử.Thay mặt các đại biểu Quốc hội Khóa XIII là người dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước bày tỏ vui mừng được chào đón các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự, thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của Đảng, Nhà nước đối với tất cả đồng bào các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam. Chủ tịch K’sor Phước cho biết, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14% tổng số dân cả nước. Quốc hội khóa XIII có 78 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thuộc 29 dân tộc khác nhau, đến từ 26 tỉnh, thành phố, chiếm 15,6% trong tổng số 500 đại biểu Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIII đã bầu 40 vị đại biểu là thành viên Hội đồng Dân tộc.Chủ tịch K’sor Phước nêu rõ, đại diện cho 54 dân tộc anh em, Hội đồng Dân tộc có vinh dự và trách nhiệm lớn lao là phải sát cánh cùng Ủy ban Dân tộc và các cơ quan Nhà nước chăm lo toàn diện đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội . của đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Chủ tịch K’sor Phước đã thay mặt các đại biểu Quốc hội có mặt, cam kết thực hiện đầy đủ nhiệm vụ người đại biểu Quốc hội trước cử tri và nhân dân cả nước, góp sức cùng đồng bào cả nước củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, cuộc gặp mặt với 78 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số là biểu trưng của tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Là những người con ưu tú của đồng bào các dân tộc thiểu số, được cử tri tín nhiệm bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số và cả dân tộc Việt Nam, với trách nhiệm cao cả của mình, các đại biểu Quốc hội sẽ làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội đồng Dân tộc trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm không ngừng chăm lo đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời tin tưởng các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số sẽ là những hạt nhân, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Gặp mặt các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số NGUYỄN THỊ SỰChủ tịch Quốc hội Nguyên Sinh Hùng phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: TTXVNThăm hỏi, giao lưu với các chiến sĩ đảo Sơn Ca (quần đảo Trường Sa). Ảnh: Trọng PhúTuyên truyền biển đảo cần nhiều phương thức QUỲNH HOA 6SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG7Thoát vị đĩa đệm là gì?Cột sống do nhiều đốt ghép lại. Giữa các đốt sống lại được ngăn với nhau bởi những đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó phình ra khỏi vị trí bình thường, nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm.Nhận biết bệnh dựa trên các biểu hiện nào?Cơn đau do thoát bị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường có triệu chứng như: Đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay. Tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay. Teo, yếu cơ cánh tay, ngón tay. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng như: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân. Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Những di chứng của bệnhThoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động. Những trường hợp dễ bị thoát vị đĩa đệm?Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Thứ nhất do chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Thứ hai là ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai cách. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng. Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp… Ngoài ra, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệmCác phương pháp điều trịChụp Xquang cột sống thông thường không phát hiện được thoát vị đĩa đệm. Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm người bệnh cần chụp bao rễ cản quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.Khi có kết luận thoát vị đĩa đêm, tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiểu phương pháp điều trị như làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh; Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi,…Cần có biện pháp phòng tránhThoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, do đó người bệnh cần đi khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Không nên chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau lưng, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng mới đi khám thì rất khó điều trị và điều trị rất tốn kém, thậm chí có thể bị tàn phế. Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách .). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,… Thoát vị đĩa đệm cột sống và những di chứngThoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ, . Đây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,… PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNHPHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNHChất dịch trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh.Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Tường Linh Bác sĩ TRỌNG NGHĨA 8SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG9SỨC KHỎE SINH SẢNSỨC KHỎE SINH SẢNTrong quá trình mang thai, có 3 lần siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có bình thường hay không, đó là12-14 tuần: Ở thời điểm này, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành .). Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.21-24 tuần: Siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng, não úng thủy, bất sản thận hai bên (thận không phát triển), tim bẩm sinh nặng… Lần siêu âm này rất quan trọng vì đó đều là những trường hợp mà các thai phụ và gia đình thường được tư vấn chấm dứt thai kỳ. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ. Nguy cơ thai dị tật tăng nếu: Mẹ trên 35, bố trên 55 tuổi, mẹ từng mang thai dị dạng, mẹ nhiễm virut trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bố hoặc mẹ tiếp xúc với tia xạ, dioxin, hóa chất độc, mẹ có tiền sử sảy thai hay gia đình có người tâm thần, dị tật, bố hoặc mẹ bị dị tật bẩm sinh hay tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, thủy đậu…Hiện nay các cơ sở y tế chuyên về sản khoa hay trung tâm khám bệnh lớn thường có bác sĩ có chuyên môn về siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi. Trong quá trình mang thai, các thai phụ cần thực hiện khám định kỳ, siêu âm theo đúng quy định nhằm phát hiện sớm những thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng, bệnh lý gien hoặc giảm thiểu trí tuệ: hội chứng down, bệnh thiếu máu… để có hướng giải quyết hợp lý. Ngoài ra việc chẩn đoán sớm các khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như sứt môi, chân tay khoèo… cũng giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi sinh con. Từ đầu năm đến nay có rất nhiều thai phụ mắc Rubella ở khắp các địa phương trong cả nước. Đây là bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào thai và đặc biệt là Rubella bẩm sinh (Trẻ bị nhiễm Rubella trước khi sinh có nguy cơ bị một hoặc nhiều dị tật, bệnh lý bẩm sinh như: Điếc, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, khuyết tật ở mắt: như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý ỡ võng mạc; Các dị tật về xương dài, tật đầu nhỏ, bại não, dị dạng ở não, phổi, cơ khớp; Chậm phát triển về tâm thần, thể lực; Các bất thường ở gan, lá lách…Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận khoảng 2.045 thai phụ mắc rubella. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào nguồn lây bệnh, dấu hiệu lâm sàng như sốt, phát ban… và xét nghiệm sinh hóa miễn dịch. Tuy nhiên, do thai phụ thường đến khám muộn, không rõ phát ban và một số dấu hiệu khác nên không xác định được thời điểm mắc rubella và nguy cơ ảnh hưởng đối với thai nhi. Do đó số thai phụ xin phá thai rất cao, trong đó có thể có trường hợp thai nhi không nhiễm Rubella.Để hạn chế tối đa tỉ lệ phá thai do nghi nhiễm Rubella, từ cuối tháng 6/2011, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thử nghiệm và triển khai phương pháp chọc dịch ối chẩn đoán thai nhi nhiễm vi rút rubella bằng kỹ thuật sử dụng Kit và máy PCR real – time, cho kết quả chính xác đến 95%. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch ối (khoảng 1,5-2ml) của các bà mẹ mắc vi rút Ru-bella sau 5-7 tuần kể từ khi mẹ có biểu hiện sốt phát ban, sau đó tách chiết RNA của vi rút, rồi chạy máy PCR real - time để phân tích kết quả thai nhi có nhiễm Rubella hay không.Theo nghiên cứu đánh giá 5 ca chọc ối chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella, có 3 trường hợp dương tính, 2 trường hợp âm tính. Tất cả các xét nghiệm PCR real-time chẩn đoán virus rubel-la trong nước ối đều phù hợp với kết quả xét nghiệm máu cuống rốn của thai nhi sau khi đình chỉ thai. Đến nay đã có khoảng 70 thai phụ đã được sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán thai nhi có nhiễm rubella hay không. Phương pháp này được các bác sĩ tư vấn chỉ định ở các đối tượng mắc Rubella như: Phụ nữ mang thai hơn 3 tháng có nguy cơ, các ca mang thai ngoài 17 tuần nguy cơ thấp hơn nếu có yêu cầu, các ca mắc rubella hoặc đã tiêm phòng trong vòng 1 tháng đầu mang thai. Siêu âm khi mang thaiBệnh viện Phụ sản Trung ươngĐể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinhXét nghiệm chẩn đoán thai nhi nhiễm rubellaTheo thống kê của Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hiện tỷ lệ thai nhi dị dạng ở Việt Nam là 3%, trong đó hay gặp nhất là dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu - mặt - cổ, ngực - bụng. Siêu âm là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện các khiếm khuyết này.Siêu âm là phương pháp hiệu quả để phát hiện các dị tật bẩm sinh. Ả nh: TLTrẻ bị rubella bẩm sinh có nguy cơ bị dị tật.Bác sĩ BÙI PHƯƠNG HÀ GIANG 10SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG11Từ xã “bốn không”Xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có hơn 53% hộ nghèo và là một trong những xã nghèo nhất của huyện Quảng Uyên.Khu làm việc của Uỷ ban nhân dân xã nằm ngay sát trường tiểu học và trung học, khá tồi tàn. Mái ngói đã xô lệch, nên cái nắng đầu mùa oi ả nơi miền sơn cước vì thế xiên cả vào bàn làm việc của ông Chủ tịch Hoàng Văn Thái. Xã có 14 xóm với 441 hộ thuộc 2 dân tộc Tày và Nùng, trong đó người Tày chiếm đa số. Địa hình Hoàng Hải bị núi đá chia cắt làm 2 khu. Khu Ngoài có 6 xóm, đường đi lại đã được rải đá, nhưng còn lởm chởm. Khu Trong gồm 8 xóm, việc đi lại khó khăn, ngay cả nguồn nước tưới tiêu cũng hạn chế nên về mùa khô sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Vương ở bản Cốc Chia bảo: “Khổ lắm cán bộ à. Chưa có điện thì cái nghèo còn đeo đuổi mãi, con trẻ cũng không học được cái chữ”. Không điện, không đường, không trường, không trạm nên đời sống của người dân ở khu Trong còn rất khó khăn. Hầu hết trường học, trạm y tế đều nằm ở khu Ngoài. Còn ông Chủ tịch Hoàng Văn Thái cho biết: “Địa hình phức tạp quá, nên các cháu khu Trong đi học rất vất vả, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con thật khó khăn. Nếu không nâng cấp được đường giao thông thì hành trình thoát nghèo của bà con dân tộc ở đây còn dài lắm”.Không chỉ gặp khó khăn về đường giao thông, 100% kênh mương nội đồng ở xã cũng chưa được xây dựng kiên cố vì thế, sản xuất nông nghiệp nhất là 8 xóm khu Trong hầu như năm nào cũng chịu cảnh thiếu nước, hạn hán .Mở đường để đổi đờiHoàng Hải là xã thuộc diện Chương trình 135 từ năm 2000 đến nay. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay, Hoàng Hải đã đạt được hơn 40%. Theo ông Hoàng Văn Thái: “Năm 2010 được coi là năm “đột phá” của Hoàng Hải về lĩnh vực đầu tư, phát triển, trong đó có việc xây mới, tu sửa đường giao thôn nông thôn, cấp nước sinh hoạt”.Giờ đây, Hoàng Hải đã hoàn thành tuyến đường Keng Cải, Lũng Nhân, Lũng Ỏ từ nguồn vốn Chường trình 135 giai đoạn 2, đồng thời tu sửa và nạo vét được 8km kênh mương. Ngoài ra, 4km đường dân sinh cũng được phát quang, làm mới đường giao thông nông thôn cho 6 xóm.Thực tế, việc xây dựng NTM cũng cần dựa theo những đặc thù của từng địa phương nhằm thực thi một cách linh hoạt và hiệu quả. Ở Hoàng Hải, việc xây dựng đường giao thông nông thôn và bê tông hóa kênh mương phải đi trước một bước.Cuối năm 2010 đầu 2011 đoạn đường giao thông liên thôn từ cầu Thoong Dìn và Thông Thá đã được hoàn thành. Đặc biệt, 500m đường bê tông ở đoạn đèo Keng Đóng- Lũng Muông cũng đã được đưa vào sử dụng.Không chỉ đầu tư vào đường giao thông nông thôn, chính quyền xã cũng đã hỗ trợ bà con mua sắm công cụ sản xuất, phân bón, ngô giống, mua trâu bò; tổ chức cho bà con đi tham quan các mô hình sản xuất của tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm.Hoàng Hải những ngày này như một công trường nhỏ. Khoảng 5km đường trong xã đang được thi công theo Chương trình NTM, 6 tuyến đường bê tông cũng đang được chính quyền xã hỗ trợ xây dựng và chiếc cầu bê tông Thoong Dìn - niềm mơ ước của bà con khu Trong cũng sắp hoàn thành. Tất cả đang góp phần vào việc tạo nên diện mạo mới ở một xã nông thôn miền núi phía Bắc. Vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền tại tỉnh Đắk Lắk, tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Môn Đun Ki Ri (Vương quốc Campuchia) dài 73km. Tại khu vực biên giới này có 4 xã (Ia Lốp, Ia Rvê, Ea Bung thuộc huyện Ea Súp và xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn) với 4.687 hộ đồng bào các dân tộc sinh sống. Trong 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt các quy định trong Nghị định 34 góp phần vào sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật về biên giới, vai trò quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, Đắk Lắk còn đầu tư trên 130 tỷ đồng xây dựng 18 công trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới đảm bảo kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, tỉnh cũng thực hiện đồng bộ, lồng ghép có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 132, 134, 135, 168, Chương trình xóa đói giảm nghèo . nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các cụm dân cư ở các khu vực biên giới. Đến nay, 4 xã biên giới đều có trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, hệ thống y tế được xây dựng khang trang đáp ứng tốt nhu cầu học hành, khám chữa bệnh cho con em đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới.Bộ đội Biên phòng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo” và đã quyên góp xây dựng, bàn giao 102 ngôi nhà (bình quân 30 triệu đồng/căn) cho 102 hộ có khó khăn về nhà ở . Các lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động bảo vệ biên giới, địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm đạt hiệu quả cao.Hiện Đắk Lắk đã cắm được 4/7 mốc giới (bao gồm mốc số 44, 45, 46, 47) và đã phân giới đoạn biên giới từ mốc 44 đến tiếp giáp tỉnh Đắk Nông, đồng thời thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại quân sự, đối ngoại nhân dân trong thực hiện chính đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị cùng hợp tác phát triển.Cần phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quản lý, bảo vệ biên giới qua việc đẩy mạnh xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận Quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với phong trào quần chúng tham gia bảo vệ biên giới là những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới trong thời gian tới. Phát triển kinh tế, bảo vệ vững chắc biên giới QUANG HUY HỮU THÔNG “Đột phá” ở Hoàng HảiBộ đội biên phòng Đắk Lắk khám bệnh cho nhân dân khu vực biên giới. Ảnh: VC KINH TẾ - XÃ HỘIKINH TẾ - XÃ HỘIPhát triển nghề rèn ở Quảng Uyên (Cao Bằng). Ảnh: TL 12SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG13HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐCHƯỚNG DẪN DÙNG THUỐCNhư mọi khi, cứ 7 giờ sáng là anh Nam rời nhà để đi đến chỗ làm. Thế nhưng hôm nay làm sao đúng lúc phải đi làm thì mắt anh cứ díu lại. Lúc sáng dậy anh đã thấy tỉnh táo lắm rồi cơ mà. Mặc dù mắt rũ ra nhưng anh vẫn đạp xe đi. Và chỉ khi anh bị đâm rầm vào cái cột bên đường, người và xe cùng văng ra anh mới thực sự tỉnh . ngủ.Người dân hai bên đường ra đỡ anh lên và đưa anh vào trạm y tế gần đó. Cũng may là anh đi chậm, chỉ xây xước phần mềm ở chân và tay. Sau khi băng bó xong, chờ cho anh bớt đau bác sĩ mới lựa lời chia sẻ:- Đi đứng thế nào mà ra nông nỗi này. Cũng may là anh chỉ bị sơ sơ . - Cũng không biết tại sao hôm nay tôi vừa đi đường mà buồn ngủ quá. À, tôi nhớ ra rồi, sáng nay tôi có uống hai viên thuốc chống dị ứng. Cái viên có tên là clorpheniramin ấy. - Sao anh lại uống thuốc này, mà lại uống vào buổi sáng?- Chả là hôm qua tự nhiên tôi thấy bị hắt hơi liên tục, rồi nước mũi cứ chảy ra ròng ròng. Tối qua tôi uống hai viên thấy đỡ nên sáng nay làm thêm hai viên nữa rồi đi làm .- Trong các trường hợp như viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm, viêm mũi vận mạch do his-tamin, mày đay, viêm kết mạc dị ứng thậm chí là dị ứng thức ăn hay bị côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu . đều có thể dùng clorphe-niramin. Tuy nhiên có một điều cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc này là: Thuốc có thể gây ngủ gà, an thần, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc hay làm việc trên cao . những công việc mà cần đến sự tỉnh táo. Vì thế khi đã uống thuốc này vào ban ngày thì tránh làm những công việc trên và nên nằm nghỉ ngơi. - Thảo nào tôi uống vào thấy buồn ngủ mà không nghĩ ra nguyên nhân là do thuốc nhỉ. Bác sĩ còn cho anh biết thêm:- Ngoài việc gây buồn ngủ, do thuốc có tác dụng chống tiết acetylcholin nên thuốc còn có thể gây khô miệng (có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài), gây bí tiểu tiện đặc biệt ở người phì đại tuyến tiền liệt. Thuốc này không dùng cho người bị bệnh tăng nhãn áp (glocom) và phải dùng hết sức thận trọng với người cao tuổi (trên 60 tuổi) nữa. Vì thế mỗi khi dùng bất cứ loại thuốc gì cần phải đọc kỹ hướng dẫn để biết được những chú ý cần thiết khi dùng tránh những phiền phức không đáng có do thuốc gây ra .Anh Nam cảm ơn bác sĩ đã giải thích cặn kẽ cho anh hiểu. Sự việc lần này giúp cho anh cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc. Buồn ngủ do thuốc gây tai nạn PHƯƠNG HÀ Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi. Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch . Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:- Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt: Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.- Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi: Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi - họng. Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước mũi nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt. Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh. Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi. Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi. Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.- Dùng để súc miệng - họng: Để thuận tiện có thể dùng muối ăn (NaCl): 1 thìa cà phê (5g) pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng - họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng - họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.Cách súc: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt. Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc 1 - 3 lần.  Bác sĩ NGUYỄN BÍCH NGỌCDùng nước muối sinh lý cũng cần thận trọng.Nước muối sinh lýDùng sao cho hiệu quả?Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Ảnh: TLầ hú ý đế á d h ủ h ố để á h hữ i đá iế óần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc để tránh những tai nạn đáng tiếc có tý ụ gp ụ g ạ g 14SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG15Ngồi chức năng tạo mật để tiêu hóa và hấp thu chất béo, sản xuất chất đạm, dự trữ đường… gan còn là cơ quan giúp giải độc cho cơ thể. Tất cả các chất đi vào cơ thể từ hệ tiêu hóa (thức ăn, nước uống, thuốc men…) hoặc từ da, niêm mạc thấm vào máu hoặc từ hệ hơ hấp hít vào… đều phải đi qua gan và gan sẽ chọn lọc các thành phần này, một số giữ lại để gan xử lý hoặc tiếp tục vào máu. Những chất độc cho cơ thể, ví dụ như nitơ từ thực phẩm giàu đạm sẽ được gan chuyển thành urê và cuối cùng được thận thải ra ngồi ở dạng amoniac. Các loại thuốc kháng sinh sau khi phát huy tác dụng, đến gan sẽ được chuyển hóa thành chất khác để khơng còn tác dụng diệt vi khuẩn nữa và thải dần ra ngồi. Như vậy, chất độc khơng tập trung tích lũy trong gan mà là khi đi qua gan sẽ được gan giữ lại để chuyển thành chất khơng độc, sau đó được chuyển tiếp ra ngồi gan và ra khỏi cơ thể.Tuy nhiên, có một số bệnh lý hoặc cơ thể bị nhiễm độc vì một số kim loại, chất hóa học đặc biệt mà cơ thể khơng chuyển hóa được lại bị tích lũy trong gan và dần dần có thể làm tổn thương gan. Gan có nhiệm vụ chuyển hố và giải chất độc nên nếu chức năng gan kém, bị bệnh khơng thải được chất độc ra ngồi thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan, mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh.Các loại gan cóc, gan cá nóc chứa chất độc có thể gây chết người, nhưng gan động vật khác thì lại rất giàu chất đạm, chất sắt, vitamin A, acid folic, cholester-ol… cần thiết cho tăng trưởng, phát triển cơ thể. Vì vậy, thỉnh thoảng chúng ta vẫn có thể ăn gan động vật. Người khơng bị tăng mỡ máu có thể ăn gan 2 - 3 lần mỗi tuần với số lượng vừa phải (20g - 40g một bữa), nhưng người đã có tăng mỡ máu thì chỉ nên ăn gan dưới hai lần mỗi tuần, vì gan có thể góp phần làm tăng cholesterol máu. Người bệnh gout cũng phải hạn chế ăn gan vì có thể gây tăng acid uric. Khi mua gan, lưu ý chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, khơng có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, miếng gan dẻo là gan có chất lượng tốt. Còn nếu trên bề mặt miếng gan có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hơi là gan nhiễm bệnh khơng nên mua. Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khơ hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng. Khơng nên ăn gan còn tái mà phải lưu ý để lửa to, cho gan chín kỹ để diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng. AN TỒN VỆ SINH THỰC PHẨMAN TỒN VỆ SINH THỰC PHẨMNước mắm thật…Theo đúng khái niệm thì nước mắm phải được thủy phân từ cá (cá đánh bắt, ướp muối, phơi nắng, để khơng khí tiếp xúc), sử dụng men enzym Proteaza có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, biến đổi đạm protein mạch dài thành axit amin - đạm dễ tiêu (từ 4 - 6 tháng), trong q trình biến đổi đó nước mắm chuyển từ màu vàng rơm đến màu cánh gián. Để sản xuất ra nước mắm người ta phải căn cứ vào hàm lượng đạm có trong thịt cá. Nước mắm thật có độ đạm từ 25 – 28%.…và nước chấm hương vị cáCác loại nước chấm có hương vị cá nhưng khơng sản xuất theo quy trình trên thì khơng thể gọi là nước mắm. Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, rất nhiều các sản phẩm lên men con cá, lên men đạm thực vật (đậu nành), thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi chế hương liệu, trộn dung dịch đạm vào rồi quảng cáo thành nước mắm, nhưng sự thực đây là nước chấm chứ khơng phải nước mắm.Người tiêu dùng khi nghe quảng cáo nước mắm ngun chất độ đạm 60%, 90% thì rất thích nhưng thực tế, nước mắm ngun chất khơng thể có độ đạm cao như vậy. Nước mắm cao đạm, độ đạm lên đến 60%, 90% thực chất là nước chấm cơng nghiệp được pha chế đạm tổng hợp. Phân biệt nước mắm và nước chấm thế nào?Hiện nay, phần lớn chúng ta đang bị nhầm lẫn giữa nước mắm và nước chấm nên mua phải nước mắm giả mà khơng biết. Để phân biệt nước mắm và nước chấm cần phải dựa vào chỉ tiêu lý hố của sản phẩm, tức là tỷ số giữa đạm foocmơn và đạm tồn phần. Đối với nước mắm tốt, tỷ số Nitơ fooc-mơn trên Nitơ tồn phần = 60% và tỷ số Nitơ amoniac trên Nitơ foocmơn = 50%. Đặc biệt, sản phẩm khơng được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp (accarin), khơng được dùng chất sát khuẩn. Trong khi đó nước chấm (nước mắm giả) tuy được quảng cáo có độ đạm cao, đó là đạm tồn phần, xét nghiệm nếu đạm Nitơ fooc-mơn/đạm tồn phần dưới 60% thì chỉ được coi là nước mắm giả. Hiện nay, người dân mới chỉ quan tâm tới độ đạm chung mà chưa biết phân biệt giữa hai loại đạm này. Đạm Nittơ foocmơn hay đạm amin là đạm phân hủy từ cá, hấp thu được ngay, rất tốt cho sức khoẻ, trong khi đó đạm tổng số bao gồm: Một phần đạm amin, đạm chưa phân giải, đạm thối (mỳ chính, chất chống thối Natri Ben-zoat, phân đạm .) có thể chứa hàm lượng kim loại nặng, độc tố gây hại cho sức khoẻ mà ta chưa biết. Phân biệt nước mắm và nước chấmTheo thống kê mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng hơn 200 triệu lít nước mắm, 98% số hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm trong các bữa ăn. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có đến chưa đầy một nửa được sử dụng nước mắm thật, nghĩa là nước mắm được sản xuất theo đúng quy trình của khái niệm về nước mắm trên thế giới, còn lại hầu hết đang sử dụng những loại nước mắm được pha chế cơng nghiệp - nước chấm mang hương vị cá (nước mắm giả).Sản xuất nước mắm ở Kỳ Ninh (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) Ảnh: TL HỒI HƯƠNGGan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn gan động vật (gan lợn, gà, vịt…) sẽ gây độc cho cơ thể vì gan là cơ quan lọc chất độc. Hiểu như vậy có đúng? NGUYỆT MINHCó nên ăn gan động vật?Gan động vật cần chế biến kỹ để diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Ảnh: MH 16SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG17phương chưa chặt chẽ nhất là việc quản lý các đối tượng di biến động vào vùng sốt rét lưu hành, dân đi rừng, ngủ rẫy . nên nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại và gia tăng khó tránh khỏi. Điều trị ngay khi có dấu hiệuSốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anophen, bệnh thường xuất hiện ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Triệu chứng lâm sàng ở người bệnh sốt rét thường qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn rét run: Xảy ra dữ dội kéo dài từu 1 - 2 giờ, bệnh nhân rét run cầm cập, da tái nhợt, môi tím chi lạnh. - Giai đoạn nóng: Thân nhiệt tăng cao 39 - 40oC, kéo dài 30 phút - 1 giờ kèm theo mặt đỏ, mắt xung huyết đỏ, nhức đầu dữ dội, nhịp thở nhanh. - Giai đoạn vã mồ hôi: Sốt dần dần hạ, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, có cảm giác khát nước, sau đó cảm thấy dễ chịu dần và trở lại trạng thái gần như bình thường. Thời gian cơn sốt trung bình 2 - 3 giờ có thể ngắn hơn hoặc có thể kéo dài 6-8 giờ. Cơn sốt thường xuất hiện theo ngày, giờ nhất định. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng khác như buồn nôn, đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, lưng và lá lách phình to bất thường, rối loạn tiêu hóa .Bệnh sốt rét nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi và bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh. Nếu không bệnh tiến triển nặng thành sốt rét ác tính, có thể dẫn tới tử vong. Nguy hiểm hơn nếu người bệnh không được điều trị sớm sẽ là nguồn lây sang người khác dễ gây bùng phát dịch sốt rét. Hơn nữa, người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề, phụ nữ mang thai mắc sốt rét dễ bị sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn . Do vậy, khi có những dấu hiệu như có những cơn ớn lạnh, rét run, sốt cao, vã mồ hôi . cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.Hữu hiệu nhất là phòng bệnhĐể phòng bệnh sốt rét, thực hiện tốt các biện pháp: Nếu ở vùng lưu hành sốt rét thì cần ngủ màn, tẩm màn bằng hóa chất; Diệt muỗi bằng phun tồn lưu, xoa kem xua muỗi, phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước; Khi đi rừng, nương rẫy mặc quần áo dài tránh muỗi đốt; Nếu đến vùng sốt rét lưu hành (vùng nguy cơ mắc bệnh sốt rét) nên uống thuốc dự phòng (thuốc sốt rét được cấp miễn phí tại các trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống sốt rét các tỉnh, thành phố); Chủ động đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu của bệnh . SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNGSỨC KHỎE CỘNG ĐỒNGNhiều ca mắc sốt rét .Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã có 41 ca mắc sốt rét (có 3 ca sốt rét ác tính). Đặc biệt, chỉ trong 1 tháng số ca mắc sốt rét tăng đột biến (33 ca), trong đó 32 ca ở huyện Nhà Bè tập trung ở 3 xã Hiệp Phước, Long Thới và Phước Kiên. Các bệnh nhân nhập viện điều trị đều có chung triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, rét run, sốt từng cơn . Những người mắc bệnh có độ tuổi từ 5 đến hơn 50 tuổi.Thống kê của Trung tâm Phòng chống sốt rét - bướu cổ tỉnh Bình Thuận cũng cho thấy, chỉ trong mấy tháng đầu năm 2011 số ca mắc sốt rét trong toàn tỉnh đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Những huyện có số ca mắc tăng cao là Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh . Trong đó riêng huyện Tuy Phong trong 6 tháng đầu năm 2011 số ca mắc sốt rét đã hơn con số của cả năm 2010.6 tháng đầu năm 2011 toàn tỉnh Bình Định đã có 167 ca mắc sốt rét, 154 ca có ký sinh trùng sốt rét, 1 ca sốt rét ác tính. So với cùng kỳ năm 2010, số ca mắc sốt rét toàn tỉnh tăng 1,21%, số ca có ký sinh trùng sốt rét tăng 25,2%, sốt rét ác tính tăng 1 ca. 5/11 huyện, thành phố gia tăng bệnh nhân sốt rét, đặc biệt huyện An Lão có 30 ca, tăng 23 ca so với cùng kỳ. Đáng lưu ý, Bình Định nhiều năm qua không có trường hợp mắc sốt rét ác tính nhưng ngay từ đầu năm 2011 đã có trường hợp sốt rét ác tính. . và nguy cơ lây lan rộng Sau nhiều năm “vắng bóng”, sốt rét xuất hiện trở lại ở huyện Nhà Bè -TP. Hồ Chí Minh. Điều lo ngại hiện nay chính là nguy cơ bệnh sốt rét sẽ lây lan nhanh. Bởi phần lớn những người mắc bệnh sốt rét thường chỉ sốt từng cơn sau đó khỏe, rồi sốt trở lại, ban đầu sốt nhẹ, nhưng kéo dai dẳng, người bệnh thường tự mua thuốc hạ sốt để uống, chỉ khi nào sốt nặng mới đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Đó là thời gian rất dễ lây lan cho người khác.Tại Bình Định, nhiều xã thuộc vùng không có sốt rét lưu hành bao năm nay thì hiện có số bệnh nhân mắc sốt rét cao như: xã An Hòa (An Lão) có 23 ca, Cát Trinh (Phù Cát) 8 ca, Ân Thạnh (Hoài Ân) 5 ca, Nhơn Hậu (An Nhơn) 5 ca …Hầu hết các ca mắc sốt rét trên đều có nguồn bệnh sốt rét ngoại lai do người dân di cư từ vùng sốt rét lưu hành về. Lý giải nguyên nhân của sự bất thường trên, các chuyên gia y tế cho rằng hiện đang vào mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây sốt rét phát triển. Tình trạng ô nhiễm môi trường, do người dân quan niệm bệnh chỉ có ở vùng sâu, vùng xa . Chủ quan do tình hình sốt rét những năm gần đây giảm cùng với hệ thống giám sát, phòng chống bệnh sốt rét ở các địa Bệnh sốt rét lại gia tăngThống kê tại các cơ sở y tế, hiện các ca mắc sốt rét có dấu hiệu tăng cao tại nhiều tỉnh trong cả nước. Đáng nói, có địa phương sau nhiều năm “vắng bóng” bệnh xuất hiện trở lại và nhiều trẻ em cũng mắc sốt rét.Điều trị tích cực cho bệnh nhân sốt rét ác tính tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: T. Chương Bác sĩ PHẠM HUY ANHướng dẫn người dân tẩm màn hóa chất diệt muỗi tại xã Thạch Quảng (Thạch Thành - Thanh Hóa). Ả nh: PVTheo thống kê của Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét, hiện cả nước vẫn còn hơn 15 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. 1.427 xã trong vùng sốt rét lưu hành nhẹ, gần 350 xã của các tỉnh nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và gần 500 huyện có nguy cơ sốt rét quay trở lại. Các chuyên gia y tế nhận định, số người nhiễm ký sinh trùng sốt rét trong thời gian tới sẽ tăng vì biến đổi khí hậu khiến cho vecter truyền bệnh thay đổi và phát triển; sốt rét chủ yếu xuất hiện ở các xã vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số . bệnh phát hiện muộn và không điều trị kịp thời nên dễ lây lan rộng. Hơn nữa, công tác phun hóa chất diệt muỗi hiện mới đạt 83% và việc tẩm màn mới đạt 90% kế hoạch… 18SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG19CÂY THUỐC QUANH TACÂY THUỐC QUANH TALá chanh không chỉ được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản . Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.Chữa ho do lạnh: Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Dùng trong 3-5 ngày.Cảm sốt không ra mồ hôi: Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày. Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.Mát gan: Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.Giúp mượt tóc, chóng dài: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu. Tuần gội 1 lần. Vị thuốc từ lá chanhLá chanh, hương nhu . thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm. Ảnh: KHCây gai.Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nhân dân trồng chanh để lấy quả ăn và lá làm gia vị. Y học dân gian thường sử dụng quả, vỏ cành, lá và rễ cây chanh để làm thuốc. Bài viết xin giới thiệu vị thuốc từ lá chanh.Cây gai còn có tên khác là trữ ma, là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 1-2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7-15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại, hạt có dầu.Cây được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá và lấy lá để làm bánh. Rễ được dùng làm thuốc, sau khi thu hái rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô dùng dần.Rễ gai vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,…Một số đơn thuốc thường dùng:Lợi tiểu: Rễ gai 30g sắc uống ngày 1 lần. Uống trong 3 ngày.Chữa đái dắt: Rễ gai 30g, mã đề 30g, hành tươi 3 nhánh, sắc uống ngày 1 lần. Uống trong 3 ngày.An thai: Rễ gai 30g sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc rễ gai tươi 10g, ngải cứu 10g, tía tô 10g, sắc uống trong ngày. Uống 1-2 ngày là có kết quả, không nên dùng kéo dài.Trị người nóng, nhiệt, tiểu tiện đỏ: Rễ gai 20g, lá cây cối xay 20g, nhân trần 15g, cát căn 10g. Nước 400ml, đun sôi 15 phút, dùng uống thay nước trà trong ngày.Làm mụn nhọt giảm sưng đau chóng mưng mủ: Lấy rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau), rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt ngày 1 lần, làm 3 lần. Cây gai Bác sĩ THU VÂN Bác sĩ NGUYỄN HUYỀNThống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2011, đã nhiều bệnh nhân mắc bệnh than ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu . Tại Lai Châu từ tháng 6 - 2011 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm bệnh than, đã có 1 trường hợp tử vong. Tại Điện Biên có 30 trường hợp mắc bệnh này. Số bệnh nhân mắc bệnh than đang có xu hướng tăng so với các năm trướcBệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Người mắc bệnh than khi nhiễm phải bào tử của Bacillus anthracis qua vết xước trên da, qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với gia súc (trâu, bò, ngựa, dê .) bị bệnh (mổ xác, pha thịt) hoặc gián tiếp qua các vật phẩm bị ô nhiễm (len, dạ, đất) hoặc (rất hiếm) do hít phải bào tử (thể phổi ở thợ chải len) hay ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn nấu chưa chín kĩ…. Khi mắc bệnh, người bệnh có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, trên da xuất hiện các nốt, đám loét màu đen, phù xung quanh vùng loét và có xu hướng lan rộng. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, mất nước, mất máu, thủng ruột . tỷ lệ tử vong cao. Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi sở y tế hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu yêu cầu tăng cường dự phòng lây nhiễm trực khuẩn than sang người. Tuyệt đối không sử dụng, chế biến thịt súc vật ốm, chết nghi do bệnh than.PVTăng cường dự phòng lây nhiễm trực khuẩn than 20SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG21xử lý, hạn chế được việc đổ rác bừa bãi xuống sông suối và dọc đường giao thông.Trong chăn nuôi, nhân dân ngày càng quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có chuồng trại, có hầm chứa xử lý phân và nước thải gia súc bằng phương pháp truyền thống. Đã có 20 hộ gia đình chăn nuôi heo xây dựng hầm bi-ô-ga, vừa tận dụng nguồn chất đốt, vừa hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường không khí. Đối với 4 trang trại chăn nuôi heo tập trung ở xã Thuận Hoà, Hàm Đức, Hàm Liêm đều xây dựng hầm bi-ô-ga và hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trườngHàng năm huyện đã đầu tư trên 47 tỷ đồng, triển khai đầu tư xây dựng 8 hệ thống nước trọng điểm tại các xã với tổng công suất 10.540m3 nước sạch mỗi ngày. Các hệ thống cấp nước đã phục vụ trên 8.300 hộ sử dụng nước sạch, khắc phục tình trạng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không hợp vệ sinh; đào trên 14.200 giếng, 3.669 giếng kho-an và 2.486 lu chứa nước, tăng trên 7.000 giếng và lu các loại so năm 2006. Phong trào nhân dân làm hố xí hợp vệ sinh được thực hiện mạnh mẽ, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh từ 82,9% năm 2006 đến nay lên 88,6%. Phần lớn vùng đồng bào dân tộc thiểu số dần hình thành thói quen sử dụng hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh, hạn chế tình trạng phóng uế bừa bãi ngoài đồng; khắc phục một bước tình trạng thả rong gia súc khu dân cư và nơi công cộng, . Bên cạnh giữ rừng, trông rừng, giao khoán rừng thực hiện khá tốt. Những năm qua đã giao khoán 33.300 ha rừng cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ. Từ năm 2006 đến nay, toàn huyện đã trồng 1.308,2 ha rừng. Trong đó rừng phòng hộ 861,2 ha keo tràm và xoan chịu hạn; trồng rừng sản xuất 447 ha, chủ yếu cây cao su trong dự án cải tạo rừng nghèo kiệt, tập trung ở các xã vùng cao, miền núi. Phong trào trồng cây phân tán nhằm cải tạo đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên được thực hiện mạnh mẽ. 5 năm qua đã trồng 98.000 cây ở các khu dân cư, dọc các triền sông, kênh mương, các trục giao thông, công sở, trường học, công viên, ao hồ chứa nước. Nhờ đó đã góp phần giữ tỷ lệ che phủ rừng, hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép, môi trường sinh thái được gìn giữ, bảo vệ. 5 năm qua huyện tổ chức 580 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 26.000 lượt nông dân tham dự. Các ngành chức năng đẩy mạnh công tác dự báo tình hình sâu bệnh trên cây trồng, hướng dẫn nhân dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, hiệu quả cho từng thời vụ và từng loại sâu bệnh. Nhờ đó giúp người nông dân nâng cao kiến thức nông nghiệp, biết sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” giảm tối đa chi phí đầu vào, tạo sản phẩm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Mô hình sản xuất rau an toàn, rau mầm được huyện triển khai điểm tại thị trấn Phú Long với 79 hộ tham gia trên diện tích 15ha. Mô hình giúp cho các hộ nông dân biết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân hoá học, tăng cường phân hữu cơ vi sinh, tạo ra sản phẩm rau sạch, rau an toàn. Trên đây là một số kinh nghiệm hay của Hàm Thuận Bắc trong công tác bảo vệ môi trường để các huyện miền núi trong cả nước tham khảo, học tập. MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, MIỀN NÚIMÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, MIỀN NÚIHàm Thuận Bắc là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, vốn có không gian môi trường trong lành, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi khói thải, nước thải công nghiệp. Có thể nói môi trường trong lành là nguồn tài sản quí giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Hàm Thuận Bắc. Nhận thức sâu sắc giá trị quí giá của môi trường thiên nhiên trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, những năm qua Đảng bộ và nhân dân trong huyện bằng nhiều giải pháp ra sức bảo vệ môi trường.Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp quan tâm, là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Huyện chủ trương xây dựng mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường”, chọn thôn Lâm Giang- xã Hàm Trí làm điểm; trong phê duyệt qui hoạch, dự án, nhất là qui hoạch sản xuất công nghiệp, khu dân cư phải gắn với các giải pháp bảo vệ môi trường; ban hành qui trình giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, gắn với đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường . Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên ở cấp huyện và cơ sở. Từ năm 2006 đến nay các ngành chức năng của huyện đã xử lý, giải quyết 21 đơn phản ánh, khiếu nại về ô nhiễm môi trường; xử phạt 6 trường hợp vi phạm qui định về bảo vệ môi trường; xử lý 202 vụ khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép ảnh hưởng đến môi trường, phạt trên 443 triệu đồng và tịch thu nhiều công cụ khai thác trái phép, chủ yếu là máy hút cát và xe công nông. Định kỳ hàng năm vào giữa tháng 6 và tháng 12, huyện thành lập tổ công tác kiểm tra việc thực hiện các qui định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc các qui định. Hàng năm, huyện tổ chức tập huấn, phổ biến nội dung qui định về kê khai đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. 5 năm qua đã xem xét thẩm định, xác nhận bản kê khai đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho 152 cơ sở sản xuất, kinh doanh; cấp phép 55 dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản, nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp. Đối với công tác xử lý rác thải, huyện đã qui hoạch các bãi chứa rác tập trung ở 13/17 xã, thị trấn; đầu tư 2 khu vực xử lý chôn lấp rác thải của huyện ở khu vực núi Tà Zôn (Hàm Đức) và núi Xã Thô (Hàm Trí) với tổng kinh phí trên 820 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của các hộ dân ở các xã. Nhằm giúp cho công tác thu gom, vận chuyển rác nhanh chóng, huyện đã đầu tư 1 xe chở rác, 2 xe ép rác, 5 xe đẩy rác, 50 thùng rác Comp-sod và một số thiết bị như máy đo bụi, đo độ ồn, . Bình quân số lượng rác thu gom mỗi ngày gần 50m3. Nhờ đó, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện cơ bản được Điểm sáng Hàm Thuận BắcXã viên hợp tác xã thu gom vận chuyển rác về bãi. Ảnh: PVTrồng cây xanh bảo vệ môi trường ở Hàm Thuận Bắc. Ảnh: TL NGỌC ANH 22SỨC KHỎE && ĐỜI SỐNG23CHỮA BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀNCHỮA BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀNCon hến là động vật thuộc ngành thân mềm, còn có tên khác là nghiễn nhục, sống trên mặt bùn ở đáy sông hồ. Vỏ hến có 2 mảnh, dây chằng và 2 cơ khép vỏ, 2 mảnh vỏ hến có 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo, mặt ngoài áo hến tiết ra tạo thành lớp đá vôi.Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.Một số thực đơn chữa bệnh có hến Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em: Hến 100g, sò biển 100g, gạo 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Hến, sò hấp cách thủy, bỏ vỏ, lấy ruột, thái nhỏ, ướp gia vị, rễ hẹ giã nhỏ; gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho sò, hến và hẹ vào; đun cháo sôi lại. Ăn 1 ngày 1 lần, lúc đói; ăn liền 5 - 7 ngày.Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50 ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc, lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào, thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút; bắc ra ăn nóng.Chữa chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày. Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15g.Chữa đại tiện lỏng do nóng: Vỏ hến 100g, lá bưởi 50g. Vỏ hến nung, lá bưởi sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g; dùng liền trong 5 ngày.Hến là thực phẩm thường dùng trong các bữa ăn vào mùa hè, được chế biến thành nhiều món canh, xào, vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảI khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,… Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 - 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 - 2 quả non; mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 - 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt hến để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm), cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến sào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.Hến xào rau bí: Hến đuợc làm theo các công đoạn như canh hến; nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước, nên cho ít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (ngọn và lá non): ngọn non và cuống lá được tước bỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 - 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng, cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm, muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến sào vào, thêm ít tỏi đã đập nát, đảo đều. Công dụng: bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người nên ai cũng ăn được. Dưa hấu là loại quả được ưa chuộng trong mùa hè bởi tính ngọt mát và nhiều nước đồng thời cung cấp cho cơ thể các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. Ngoài ra dưa hấu còn được sử dụng làm thuốc. Có nhiều loại dưa hấu, thông thường trong Đông y dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ được sử dụng làm thuốc. Theo quan niệm của y học cổ truyền dưa hấu vị ngọt, tính hàn, vào các kinh vị, tâm, bàng quang, có công năng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu, . điều trị hiệu quả cho mọi chứng bệnh có tính ôn nhiệt. Vỏ dưa hấu (gọi là tây qua bì, lớp xanh ngoài cùng) có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và thận; công dụng chữa bệnh tương tự phần ruột, có thể thái mỏng phơi khô hoặc tán bột để dùng dần. Sau đây là một số bài thuốc từ dưa hấuBài 1: Vỏ dưa hấu 150g, khổ qua (mướp đắng) 50g, bí đao 50g. Vỏ dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh, thái vụn; khổ qua và bí đao đều gọt vỏ bỏ ruột rồi thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, có thể cho thêm một chút đường phèn, hòa tan rồi dùng làm nước giải khát. Bài thuốc này có công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát; dùng làm đồ uống mùa hè rất tốt, đặc biệt với những người bị mụn nhọt, béo phì…Bài 2: Dưa hấu 1kg, cát cánh 25g (thái nhỏ), đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo ăn. Dùng liền 7 ngày, khi nóng bức, mệt mỏi, chán ăn.Bài 3: Dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ em bị rôm. Bài 4: Dưa hấu 500g, mía 200g, đường phèn 20g. Dưa rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, thái miếng; mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn, uống hàng ngày. Bài thuốc có công dụng: thanh nhiệt lợi niệu, làm khỏe thận, giải độc rượu. Bài 5: Vỏ dưa hấu 30g phơi gió cho khô, hạt thảo quyết minh 15g. Nấu nước uống thay trà hàng ngày. Bài thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lần và nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là những người tỳ vị vốn đã hư yếu, hay đau bụng rối loạn tiêu hóa. Không nên ăn những quả dưa hấu chưa chín và bị hỏng do để quá lâu và bị dập nát. Dưa hấu chữa bệnhMón ăn, bài thuốc từ con hến Tiến sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG Bác sĩ THU HƯƠNGHến vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc.Dưa hấu.Cát cánh.

Ngày đăng: 29/01/2013, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan