Những lát cắt về đạo đức nghề nghiệp trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh

5 1.5K 4
Những lát cắt về đạo đức nghề nghiệp trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những lát cắt về đạo đức nghề nghiệp trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Được đăng ngày Thứ hai, 02 Tháng 12 2013 15:09 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong quá trình vận động, phát triển gắn liền với biến đổi của nền kinh tế xã hội. Từ khi được xã hội hình thành, phạm trù về đạo đức đã được phản ánh một cách sinh động trong đời sống xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Kể từ đó, đạo đức luôn là một trong những khái niệm biến đổi thành phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phần quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề là một trong những lát cắt nhỏ trong phạm trù đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1.Những chuẩn mực đạo đức bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội Bản chất của hành vi đạo đức là tính tự nguyện, tự giác của chủ thể, là hành động vì lợi ích của người khác và có thống nhất với lợi ích xã hội nói chung. Vì vậy các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định lợi ích chính đáng hay không chính đáng theo yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Căn cứ vào đó, cộng đồng có thể bày tỏ sự tán thành hoặc phản đối hành vi ứng xử của cá nhân, dùng sức mạnh của dư luận để giúp chủ thể nhận thức lại tính lợi ích trong hoạt động của họ. Đạo đức bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh tồn tại xã hội, thực tiễn lao động sản xuất, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người...Đạo đức và sự phát triển đạo đức là nhu cầu của cuộc sống, là kết quả của sự phát triển lịch sử loài người. Chính trong lao động sản xuất và thông qua các mối quan hệ xã hội, bằng chính cuộc sống của mình, những chuẩn mực đạo đức được hình thành. Sống trong cộng đồng, con người phải suy nghĩ về vấn đề đạo đức, nhằm tìm ra con đường, cách thức, phương tiện hành động sao cho thỏa mãn lợi ích của mình, gia tăng lợi ích cho cộng đồng. Hơn thế, khi nhận thức, con người đạt tới trình độ nhất định, đạo đức chính là cảm xúc, trách nhiệm của con người trước những điều kiện sống hiện tại. Sự phát triển của xã hội từ xưa đến nay đã chứng minh vai trò và sức mạnh của đạo đức. Đạo đức đã trở thành mục tiêu, động lực phát triển và là tiêu chí của sự tiến bộ xã hội. Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Vận dụng hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực vào trong mỗi nghề nghiệp cụ thể, đạo đức nghề nghiệp được hình thành. Vì vậy, có thể coi đạo đức nghề nghiệp là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ nghề nghiệp, chúng bị quy định bởi tính đặc thù của nghề nghiệp. Và trong sự phát triển của mình, đạo đức nghề nghiệp luôn có sự gắn bó thống nhất với đạo đức nói chung. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người được thực hiện. Trong quá trình đó, con người không thể không có quan hệ với lợi ích của người khác. Mỗi nghề nghiệp do con người chọn lựa hoặc được xã hội phân công đều có những đặc điểm riêng, xuất phát từ đặc điểm ấy, qua thực tiễn, xã hội đặt ra những yêu cầu cụ thể về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ khi hình thành, đạo đức nghề nghiệp dưới hình thức và mức độ nhất định đã trở thành một dạng đặc thù của đạo đức xã hội, bị quy định bởi đặc điểm nghề nghiệp. Ta có thể nhận biết những biểu hiện đầu tiên của đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, giáo dục, y học, tòa án, báo chí.... 2.Đạo đức nghề nghiệp vận dùng từ quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh Ở nước ta, đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng ra đời rất sớm và chịu ảnh hưởng lớn của đạo đức truyền thống phương Đông, thích ứng với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp...Lý luận về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở quan niệm về đạo đức của tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số phạm trù về đạo đức hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã được trở thành nội dung chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc đến khi Người gặp và làm việc với các bộ phận ban ngành từ Trung ương đến địa phương, từ người công nhân đến người lãnh đạo, từ người thầy giáo đến những chiến sỹ công an, người thầy thuốc... Người luôn luôn căn dặn vấn đề đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Có thể nói, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp là cơ sở lý luận quan trọng, việc vận dụng và phát triển đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội luôn được đề cao. Xét về cơ cấu nghề nghiệp của xã hội hiện nay, lực lượng đông đảo nhất vẫn là nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp, luôn nhiệt thành trong mỗi công việc của xã hội phân công. Họ phấn khởi và tự tin trong mỗi bước đường đổi mới của đất nước. Họ dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực như tham ô tham nhũng, lãng phí, quan liêu... họ lên án mạnh mẽ những hiện tượng suy đồi về đạo đức, tư tưởng lối sống...Họ là những người tiên phong trong việc thực hiện những hành vi đạo đức cao cả. Nghị quyết Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã nhận định: “Tư tưởng thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho một số bộ phận cán bộ Đảng viên xa rời lý tưởng, sa sút về phẩm chất đạo đức, nạn tham nhũng buôn lậu, làm giàu bất chính và nhiều tệ nạn xã hội khác phát triển nghiêm trọng”. Trong giáo dục, các nhà quản lý và một số giáo viên, nhà báo, thầy thuốc, chiến sĩ công an, tòa án, luật sư... sử dụng quyền hạn của mình trong nghề nghiệp, có biểu hiện chạy theo thành tích không quan tâm đến chất lượng hay hậu quả xảy ra, hình ảnh một số bộ phận người làm nghề đã để lại tiếng xấu trong người dân, mất lòng tin trong họ và tổn hại cho thế hệ trong tương lai. Trong một số ngành nghề trên, vi phạm đạo đức nghề xảy ra nhiều ở mức độ khác nhau, khiến tâm lý xã hội không khỏi bất ổn hoang mang. Như chuyện nhà báo tống tiền doanh nghiệp, hay nhà báo đã vì tiền mà đánh đổi sự nghiệp của mình, ăn tiền hối lộ để che đậy tội lỗi của đối tượng vi phạm, hay dùng ngòi bút của mình để đe dọa người này người khác,việc bác sỹ làm chết bệnh nhân, phi tang xác bệnh nhân xuống sông để bịt đầu mối, hay việc xử oan sai của tòa án cho phạm nhân phải ngồi tù oan hàng chục năm...đó là những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng trong thời gian qua mà dư luận xã hội đang rất bất bình. Bác Hồ về thăm Bệnh xá Vân Đình, Hà Nội Thứ nhất nghề y. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe của nhân dân và y đức của người thầy thuốc. Người luôn căn dặn thầy thuốc lương y như từ mẫu. Người cũng đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, quan điểm vô cùng sâu sắc, phong phú và có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại trong tương lai. Người nói: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công…. Ðạo đức nghề y, hay còn gọi là y đức đối với người làm nghề y. Đó không phải là một quy chuẩn của luật pháp, hay nghĩa vụ pháp lý, mà là những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người nói chung và người làm nghề y nói riêng. Mặt khác, đó cũng là quy tắc, là chuẩn mực của ngành y, là kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp, để thầy thuốc tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích, tiến bộ ngành y để đem lại sức khỏe và sự an lành cho con người. Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng. Vấn đề “Con Người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành yếu tố căn bản và xuyên suốt hệ thống tư tưởng của Người. Người nói: “Phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu...” Thứ hai nghề giáo. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa hồng vừa chuyên, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ... Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Người nhấn mạnh mục đích giáo dục phải gắn liền với nội dung giáo dục; giáo dục phải toàn diện. “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đến các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là sự kết hợp giữa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là sự kết hợp giữa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục. UNESCO từng đánh giá: Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là điển hình mẫu mực trong việc lựa chọn, kế thừa những mặt tích cực trong quan điểm giáo dục, đào tạo con người. Những lời dạy của Người đã trở thành phương pháp luận trong chiến lược xây dựng con người mới “xứng tầm thời đại”, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta hiện nay. Thứ ba nghề báo. Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo là 3 mặt của một vấn đề, hòa quyện, liên kết chặt chẽ, là điều kiện, là tiền đề của nhau, cùng hướng tới một mục tiêu duy nhất là hoàn thành tốt trách nhiệm của nhà báo với sự phát triển của xã hội, của đất nước. Sinh thời, Hồ Chí Minh có nhiều định hướng xây dựng nhân cách nhà báo cách mạng, nhưng vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhà báo cũng phải là chiến sĩ cách mạng, “...Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động...”. “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức hay không”. Khi nói chuyện ở Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam tháng 91962, Người khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Với tư cách là một nhà báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự trau dồi đạo đức, phong cách của người chiến sỹ trên mặt trận báo chí và chính Người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng nước ta. Vấn đề hàng đầu Người đòi hỏi các nhà báo là phải có phẩm chất chính trị vững vàng và theo đó phải có đạo đức tốt đẹp và trong sáng. Trong thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ ngày 2551947, Người viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”. Tư tưởng này đã toát lên một ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là lòng bao dung, độ lượng đối với con người, Người nói: “Đừng sợ người ta không theo mình, mà chỉ sợ mình không có lòng độ lượng tha thứ đối với con người mà thôi”, từ đó Người khái quát lên một triết lý: “Sông sâu biển rộng chứa bao nhiêu nước cũng vừa vì lòng độ lượng nó lớn, nó sâu; còn một cái bát, cái chén chứa thêm một giọt nước cũng tràn đầy vì lòng độ lượng nó hẹp”. Việc học tập phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi người làm báo, đặc biệt đối với cơ chế thị trường hiện nay. Muốn trở thành nhà báo giỏi, chúng ta hãy không ngừng học tập, khổ công rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp, học tập theo gương Bác Hồ Người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người thi đua học tập, coi học tập là nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời, “còn sống thì còn phải học”. Và trong việc học tập Người đặc biệt chú trọng đến động cơ, thái độ học tập: “Muốn học tập có kết quả thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng”. Tức là, trước hết phải có động cơ học tập đúng để xác định rõ và đúng xu hướng nghề nghiệp chân chính của mình là vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì con người và vì sự tiến bộ của chính bản thân mình. Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc học tập là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc và tương lai của cách mạng, học để hành”; “học để làm việc”; chứ không phải học để “làm ông nọ bà kia”, hay là để “làm quan cách mạng”… cho nên, “tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch” Thứ tư về quân đội. Quan điểm về quân sự là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng của Người. Tư tưởng đó có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần định hướng, soi dọi cho con đường cách mạng của Đảng ta trong các cuộc kháng chiến. Theo Người, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân phải được toàn diện, cả về số lượng và chất lượng, quan tâm chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, coi trọng xây dựng tính đại đoàn kết dân tộc... Người nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Người nói “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” Trong quá trình kháng chiến, Người đã nhiều lần khẳng định, 20 triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn quân thực dân phản động. Người kêu gọi toàn dân với tinh thần, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Quân đội chính là dân, chiến đấu vì dân, quan hệ với dân như cá với nước. Lực lượng này phải được xây dựng thành quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đó là yếu tố tạo thành chất lượng tổng hợp sức chiến đấu toàn diện của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trong đó xây dựng quân đội cách mạng giữ vai trò cốt lõi, có ý nghĩa quyết định. Người nói cán bộ, chiến sỹ ta phải trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương vì nước, vì dân của Người đã khơi dậy trong cán bộ, chiến sỹ ta lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân ta trìu mến gọi các chiến sỹ khẳng định bản chất Quân đội ta. Thứ năm doanh nhân. Đạo đức người làm kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mang giá trị lý luận thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc xây dựng và hình thành đội ngũ những người công thương Việt Nam trong thời kỳ đầu thành lập và xây dựng đất nước. Giới doanh nghiệp, doanh nhân trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế của xã hội, của đất nước. Tính đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có khoảng 100 bài nói, bài viết, điện, thư cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng tư tưởng chủ đạo của Người về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân chính là xây dựng con người, phát triển con người, nói như cách nói hiện nay đó chính là nguồn lực, nhân lực làm ra của cải cho đất nước. Người coi doanh nhân sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước trong mọi thời đại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề đạo đức của các ngành nghề khác nhau, trong đó có vai trò hoạt động của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Người căn dặn các doanh nhân phải đoàn kết: đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên dưới, đoàn kết giữa cán bộ, công nhân và đồng bào địa phương; phải chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, đặc biệt, phải chăm lo đến cán bộ và công nhân nữ… Theo Người, doanh nhân cần phải có đủ các đức tính cần kiệm liêm chính chí công vô tư, có tri thức chuyên môn vững vàng, nắm vững pháp luật, sâu sát thực tế, lý trí vững chắc, bản lĩnh kiên cường, tình cảm trong sáng, kết hợp giữa chính trị và khoa học, chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật, đặc biệt quan tâm tới việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu cửa quyền… Sự suy thoái về đạo đức nghề nghiệp xảy ra ở mọi lĩnh vực, trên bình diện. Đây là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày....Ai cũng lo kiếm lợi ích cho mình trước khi nghĩ tới hậu quả về đạo đức, đẩy việc vi phạm đạo đức lên cấp độ cao dẫn đến không kiểm soát. Rõ ràng cho ta thấy, vì lợi ích trước mặt, nhiều người làm trong các nghề khác nhau đã phá vỡ nền tảng đạo đức truyền thống. Mặt khác cũng phải thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, quy định về đạo đức trong mỗi nghề nghiệp phải gắn với quy định của pháp luật, được tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở thường xuyên và có hướng dẫn cụ thể về xử phạt...có như vậy con người vi phạm đạo đức mới nhận thức đúng hành vi vi phạm của mình. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ : “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH hội nhập kinh tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”. Định hướng đặt ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH; từ 5 đức tính được xác đinh trong nghị quyết TƯ5 khóa VIII, cụ thể hóa thành những chuẩn mục phù hợp từng lĩnh vực, từng giới, từng ngành, đấu tranh kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực trong tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Toàn bộ xã hội phải lắng nghe những hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng qua hàng loạt vụ việc xảy ra. Việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp trở nên cấp thiết hơn và trở thành mối quan tâm của các cấp các ngành và toàn xã hội, với tinh thần xã hội hóa. Hoạt động nghề nghiệp là phương thức sống chủ yếu nhất của con người. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp chính là một phần quan trọng trong đạo đức xã hội. Để sống, con người phải lao động và để lao động có kết quả tốt nhất, con người phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Sự phát triển kinh tế xã hội ở bất kỳ thời đại nào cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố thúc đẩy. Tuy nhiên để tự giác tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong học tập, lao động, sản xuất, trước hết con người phải có nền tảng về đạo đức xã hội nói chung, tích cực, chủ động vận dụng chuẩn mực đạo đức vào mối quan hệ nghề nghiệp, nâng cao giá trị đạo đức và việc thực thiện và tuân thủ đạo đức sẽ gia tăng lợi ích kinh tế. Năm 2006, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tổ chức triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên phạm vi cả nước, nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt thành của các ban ngành đoàn thể. Kết quả bước đầu của công cuộc vận động thực sự vượt quá sự mong đợi của ban tổ chức và các nhà quản lý xã hội. Năm qua, những nội dung của chương trình giáo dục tư tưởng ấy vẫn tiếp tục được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Cuộc vận động cũng là một chứng minh giá trị đạo đức vẫn luôn ngự trị trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam ta. Sống có đạo đức và giữ gìn những giá trị đạo đức là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập..

Những lát cắt về đạo đức nghề nghiệp trong tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong quá trình vận động, phát triển gắn liền với biến đổi của nền kinh tế xã hội. Từ khi được xã hội hình thành, phạm trù về đạo đức đã được phản ánh một cách sinh động trong đời sống xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Kể từ đó, đạo đức luôn là một trong những khái niệm biến đổi thành phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phần quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ. Trong tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề là một trong những lát cắt nhỏ trong phạm trù đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. I. 1.Những chuẩn mực đạo đức bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội Bản chất của hành vi đạo đức là tính tự nguyện, tự giác của chủ thể, là hành động vì lợi ích của người khác và có thống nhất với lợi ích xã hội nói chung. Vì vậy các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định lợi ích chính đáng hay không chính đáng theo yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Căn cứ vào đó, cộng đồng có thể bày tỏ sự tán thành hoặc phản đối hành vi ứng xử của cá nhân, dùng sức mạnh của dư luận để giúp chủ thể nhận thức lại tính lợi ích trong hoạt động của họ. Đạo đức bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh tồn tại xã hội, thực tiễn lao động sản xuất, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người Đạo đức và sự phát triển đạo đức là nhu cầu của cuộc sống, là kết quả của sự phát triển lịch sử loài người. Chính trong lao động sản xuất và thông qua các mối quan hệ xã hội, bằng chính cuộc sống của mình, những chuẩn mực đạo đức được hình thành. Sống trong cộng đồng, con người phải suy nghĩ về vấn đề đạo đức, nhằm tìm ra con đường, cách thức, phương tiện hành động sao cho thỏa mãn lợi ích của mình, gia tăng lợi ích cho cộng đồng. Hơn thế, khi nhận thức, con người đạt tới trình độ nhất định, đạo đức chính là cảm xúc, trách nhiệm của con người trước những điều kiện sống hiện tại. Sự phát triển của xã hội từ xưa đến nay đã chứng minh vai trò và sức mạnh của đạo đức. Đạo đức đã trở thành mục tiêu, động lực phát triển và là tiêu chí của sự tiến bộ xã hội. Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Vận dụng hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực vào trong mỗi nghề nghiệp cụ thể, đạo đức nghề nghiệp được hình thành. Vì vậy, có thể coi đạo đức nghề nghiệp là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ nghề nghiệp, chúng bị quy định bởi tính đặc thù của nghề nghiệp. Và trong sự phát triển của mình, đạo đức nghề nghiệp luôn có sự gắn bó thống nhất với đạo đức nói chung. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người được thực hiện. Trong quá trình đó, con người không thể không có quan hệ với lợi ích của người khác. Mỗi nghề nghiệp do con người chọn lựa hoặc được xã hội phân công đều có những đặc điểm riêng, xuất phát từ đặc điểm ấy, qua thực tiễn, xã hội đặt ra những yêu cầu cụ thể về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ khi hình thành, đạo đức nghề nghiệp dưới hình thức và mức độ nhất định đã trở thành một dạng đặc thù của đạo đức xã hội, bị quy định bởi đặc điểm nghề nghiệp. Ta có thể nhận biết những biểu hiện đầu tiên của đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, giáo dục, y học, tòa án, báo chí I. 2.Đạo đức nghề nghiệp vận dùng từ quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh Ở nước ta, đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng ra đời rất sớm và chịu ảnh hưởng lớn của đạo đức truyền thống phương Đông, thích ứng với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp Lý luận về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở quan niệm về đạo đức của tưởng Hồ Chí Minh. Một số phạm trù về đạo đức hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã được trở thành nội dung chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc đến khi Người gặp và làm việc với các bộ phận ban ngành từ Trung ương đến địa phương, từ người công nhân đến người lãnh đạo, từ người thầy giáo đến những chiến sỹ công an, người thầy thuốc Người luôn luôn căn dặn vấn đề đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Có thể nói, tưởng đạo đức nghề nghiệp là cơ sở lý luận quan trọng, việc vận dụng và phát triển đạo đức nghề nghiệpđạo đức xã hội luôn được đề cao. Xét về cơ cấu nghề nghiệp của xã hội hiện nay, lực lượng đông đảo nhất vẫn là nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp, luôn nhiệt thành trong mỗi công việc của xã hội phân công. Họ phấn khởi và tự tin trong mỗi bước đường đổi mới của đất nước. Họ dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực như tham ô tham nhũng, lãng phí, quan liêu họ lên án mạnh mẽ những hiện tượng suy đồi về đạo đức, tưởng lối sống Họnhững người tiên phong trong việc thực hiện những hành vi đạo đức cao cả. Nghị quyết Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tưởng hiện nay đã nhận định: “ tưởng thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho một số bộ phận cán bộ Đảng viên xa rời lý tưởng, sa sút về phẩm chất đạo đức, nạn tham nhũng buôn lậu, làm giàu bất chính và nhiều tệ nạn xã hội khác phát triển nghiêm trọng ”. Trong giáo dục, các nhà quản lý và một số giáo viên, nhà báo, thầy thuốc, chiến sĩ công an, tòa án, luật sư sử dụng quyền hạn của mình trong nghề nghiệp, có biểu hiện chạy theo thành tích không quan tâm đến chất lượng hay hậu quả xảy ra, hình ảnh một số bộ phận người làm nghề đã để lại tiếng xấu trong người dân, mất lòng tin trong họ và tổn hại cho thế hệ trong tương lai. Trong một số ngành nghề trên, vi phạm đạo đức nghề xảy ra nhiều ở mức độ khác nhau, khiến tâm lý xã hội không khỏi bất ổn hoang mang. Như chuyện nhà báo tống tiền doanh nghiệp, hay nhà báo đã vì tiền mà đánh đổi sự nghiệp của mình, ăn tiền hối lộ để che đậy tội lỗi của đối tượng vi phạm, hay dùng ngòi bút của mình để đe dọa người này người khác,việc bác sỹ làm chết bệnh nhân, phi tang xác bệnh nhân xuống sông để bịt đầu mối, hay việc xử oan sai của tòa án cho phạm nhân phải ngồi oan hàng chục năm đó là những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng trong thời gian qua mà dư luận xã hội đang rất bất bình. Bác Hồ về thăm Bệnh xá Vân Đình, Hà Nội Thứ nhất nghề y. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe của nhân dân và y đức của người thầy thuốc. Người luôn căn dặn thầy thuốc " lương y như từ mẫu" . Người cũng đã để lại cho chúng ta những tưởng, quan điểm vô cùng sâu sắc, phong phú và có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại trong tương lai. Người nói: " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công …". Ðạo đức nghề y, hay còn gọi là y đức đối với người làm nghề y. Đó không phải là một quy chuẩn của luật pháp, hay nghĩa vụ pháp lý, mà là những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người nói chung và người làm nghề y nói riêng. Mặt khác, đó cũng là quy tắc, là chuẩn mực của ngành y, là kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp, để thầy thuốc tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích, tiến bộ ngành y để đem lại sức khỏe và sự an lành cho con người. Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng. Vấn đề “Con Người” trong tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành yếu tố căn bản và xuyên suốt hệ thống tưởng của Người. Người nói: “ Phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “ Lương y phải như từ mẫu ” Thứ hai nghề giáo. Trong di sản tưởng Hồ Chí Minh, tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dụcđào tạo nước nhà. Người coi: “ Giáo dục là cốt sách hàng đầu ” trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: " Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên ". Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dụcđào tạo nước ta. Trong di sản tưởng Hồ Chí Minh, tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ". tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ”. Người nhấn mạnh mục đích giáo dục phải gắn liền với nội dung giáo dục; giáo dục phải toàn diện. “ Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đến các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất ”. tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là sự kết hợp giữa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục. tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là sự kết hợp giữa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục. UNESCO từng đánh giá: " Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dụcnghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là điển hình mẫu mực trong việc lựa chọn, kế thừa những mặt tích cực trong quan điểm giáo dục, đào tạo con người. Những lời dạy của Người đã trở thành phương pháp luận trong chiến lược xây dựng con người mới “ xứng tầm thời đại ”, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta hiện nay. Thứ ba nghề báo . Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo là 3 mặt của một vấn đề, hòa quyện, liên kết chặt chẽ, là điều kiện, là tiền đề của nhau, cùng hướng tới một mục tiêu duy nhất là hoàn thành tốt trách nhiệm của nhà báo với sự phát triển của xã hội, của đất nước. Sinh thời, Hồ Chí Minh có nhiều định hướng xây dựng nhân cách nhà báo cách mạng, nhưng vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhà báo cũng phải là chiến sĩ cách mạng, “ Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động ”. “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức hay không”. Khi nói chuyện ở Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Người khẳng định: “ Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng ”. Với cách là một nhà báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự trau dồi đạo đức, phong cách của người chiến sỹ trên mặt trận báo chí và chính Người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng nước ta. Vấn đề hàng đầu Người đòi hỏi các nhà báo là phải có phẩm chất chính trị vững vàng và theo đó phải có đạo đức tốt đẹp và trong sáng. Trong thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ ngày 25-5- 1947, Người viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”. tưởng này đã toát lên một ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là lòng bao dung, độ lượng đối với con người, Người nói: “Đừng sợ người ta không theo mình, mà chỉ sợ mình không có lòng độ lượng tha thứ đối với con người mà thôi”, từ đó Người khái quát lên một triết lý: “ Sông sâu biển rộng chứa bao nhiêu nước cũng vừa vì lòng độ lượng nó lớn, nó sâu; còn một cái bát, cái chén chứa thêm một giọt nước cũng tràn đầy vì lòng độ lượng nó hẹp ”. Việc học tập phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi người làm báo, đặc biệt đối với cơ chế thị trường hiện nay. Muốn trở thành nhà báo giỏi, chúng ta hãy không ngừng học tập, khổ công rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp, học tập theo gương Bác Hồ - Người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người thi đua học tập, coi học tập là nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời, “còn sống thì còn phải học”. Và trong việc học tập Người đặc biệt chú trọng đến động cơ, thái độ học tập: “ Muốn học tập có kết quả thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng ”. Tức là, trước hết phải có động cơ học tập đúng để xác định rõ và đúng xu hướng nghề nghiệp chân chính của mình là vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì con người và vì sự tiến bộ của chính bản thân mình. Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc học tập là: “ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại ”. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Học để sửa chữa tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc và tương lai của cách mạng, học để hành”; “học để làm việc ”; chứ không phải học để “làm ông nọ bà kia”, hay là để “làm quan cách mạng”… cho nên, “tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch” Thứ về quân đội . Quan điểm về quân sự là một nội dung rất quan trọng trong tưởng của Người. tưởng đó có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần định hướng, soi dọi cho con đường cách mạng của Đảng ta trong các cuộc kháng chiến. Theo Người, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân phải được toàn diện, cả về số lượng và chất lượng, quan tâm chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, coi trọng xây dựng tính đại đoàn kết dân tộc Người nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Người nói “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập ” Trong quá trình kháng chiến, Người đã nhiều lần khẳng định, 20 triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn quân thực dân phản động. Người kêu gọi toàn dân với tinh thần, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, quyết tâm “ đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nh ào”. Quân đội chính là dân, chiến đấu vì dân, quan hệ với dân như cá với nước. Lực lượng này phải được xây dựng thành quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đó là yếu tố tạo thành chất lượng tổng hợp sức chiến đấu toàn diện của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trong đó xây dựng quân đội cách mạng giữ vai trò cốt lõi, có ý nghĩa quyết định. Người nói cán bộ, chiến sỹ ta phải trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. tưởng và tấm gương vì nước, vì dân của Người đã khơi dậy trong cán bộ, chiến sỹ ta lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân ta trìu mến gọi các chiến sỹ khẳng định bản chất Quân đội ta. Thứ năm doanh nhân. Đạo đức người làm kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng trong tưởng Hồ Chí Minh, mang giá trị lý luận thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc xây dựng và hình thành đội ngũ những người công thương Việt Nam trong thời kỳ đầu thành lập và xây dựng đất nước. Giới doanh nghiệp, doanh nhân trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế của xã hội, của đất nước. Tính đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có khoảng 100 bài nói, bài viết, điện, thư cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng tưởng chủ đạo của Người về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân chính là xây dựng con người, phát triển con người, nói như cách nói hiện nay đó chính là nguồn lực, nhân lực làm ra của cải cho đất nước. Người coi doanh nhân sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước trong mọi thời đại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề đạo đức của các ngành nghề khác nhau, trong đó có vai trò hoạt động của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Người căn dặn các doanh nhân phải đoàn kết: đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên dưới, đoàn kết giữa cán bộ, công nhân và đồng bào địa phương; phải chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, đặc biệt, phải chăm lo đến cán bộ và công nhân nữ… Theo Người, doanh nhân cần phải có đủ các đức tính cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư, có tri thức chuyên môn vững vàng, nắm vững pháp luật, sâu sát thực tế, lý trí vững chắc, bản lĩnh kiên cường, tình cảm trong sáng, kết hợp giữa chính trị và khoa học, chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật, đặc biệt quan tâm tới việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu cửa quyền… Sự suy thoái về đạo đức nghề nghiệp xảy ra ở mọi lĩnh vực, trên bình diện. Đây là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày Ai cũng lo kiếm lợi ích cho mình trước khi nghĩ tới hậu quả về đạo đức, đẩy việc vi phạm đạo đức lên cấp độ cao dẫn đến không kiểm soát. Rõ ràng cho ta thấy, vì lợi ích trước mặt, nhiều người làm trong các nghề khác nhau đã phá vỡ nền tảng đạo đức truyền thống. Mặt khác cũng phải thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, quy định về đạo đức trong mỗi nghề nghiệp phải gắn với quy định của pháp luật, được tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở thường xuyên và có hướng dẫn cụ thể về xử phạt có như vậy con người vi phạm đạo đức mới nhận thức đúng hành vi vi phạm của mình. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ : “ Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH hội nhập kinh tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam ”. Định hướng đặt ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH; từ 5 đức tính được xác đinh trong nghị quyết TƯ5 khóa VIII, cụ thể hóa thành những chuẩn mục phù hợp từng lĩnh vực, từng giới, từng ngành, đấu tranh kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực trong tưởng, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Toàn bộ xã hội phải lắng nghe những hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng qua hàng loạt vụ việc xảy ra. Việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp trở nên cấp thiết hơn và trở thành mối quan tâm của các cấp các ngành và toàn xã hội, với tinh thần xã hội hóa. Hoạt động nghề nghiệp là phương thức sống chủ yếu nhất của con người. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp chính là một phần quan trọng trong đạo đức xã hội. Để sống, con người phải lao động và để lao động có kết quả tốt nhất, con người phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Sự phát triển kinh tế xã hội ở bất kỳ thời đại nào cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố thúc đẩy. Tuy nhiên để tự giác tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong học tập, lao động, sản xuất, trước hết con người phải có nền tảng về đạo đức xã hội nói chung, tích cực, chủ động vận dụng chuẩn mực đạo đức vào mối quan hệ nghề nghiệp, nâng cao giá trị đạo đức và việc thực thiện và tuân thủ đạo đức sẽ gia tăng lợi ích kinh tế. Năm 2006, Ban tưởng Văn hóa Trung ương tổ chức triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên phạm vi cả nước, nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt thành của các ban ngành đoàn thể. Kết quả bước đầu của công cuộc vận động thực sự vượt quá sự mong đợi của ban tổ chức và các nhà quản lý xã hội. Năm qua, những nội dung của chương trình giáo dục tưởng ấy vẫn tiếp tục được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Cuộc vận động cũng là một chứng minh giá trị đạo đức vẫn luôn ngự trị trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam ta. Sống có đạo đức và giữ gìn những giá trị đạo đức là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập./. . Những lát cắt về đạo đức nghề nghiệp trong tư tư ng đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong quá trình vận động, phát triển. tư ng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề là một trong những lát cắt nhỏ trong phạm trù đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. I. 1 .Những chuẩn mực đạo đức bị chi phối. đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, giáo dục, y học, tòa án, báo chí I. 2 .Đạo đức nghề nghiệp vận dùng từ quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh Ở nước ta, đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói

Ngày đăng: 11/06/2014, 18:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan