Sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động học tập ở môi trường đại học

15 4.7K 33
Sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động học tập ở môi trường đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kì đất nước ta đang ngày càng hội nhập, ngày càng phát triển trên tất cả các mặt văn hóa- xã hội, kinh tế- chính trị,….Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải có rất nhiều năng lực mới để thích ứng với sự thay đổi của đất nước. Thích ứng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả công việc, có tác dụng làm tăng hiệu suất lao động. Đặc biệt trong quá trình học tập thì sự thích ứng này là điều kiện quan trọng cho việc hình thành hệ thống tri thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề của mỗi cá nhân. Đối với sinh viên vấn đề này đang được đặt ra một cách cấp thiết đặc biệt là sinh viên năm nhất. Với tốc độ phát triển của thông tin như hiện nay, đồng thời sự khác biệt giữa học tập đại học với trung học phổ thông đòi hỏi sinh viên phải có kĩ năng, phương pháp học tập mới để có thể tiếp nhận một lượng kiến thức lớn, tự trau dồi kiến thức cho mình. Hoạt đông học tập của sinh viên là đi sâu vào những chuyên ngành cụ thể thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo. Do đó mà mỗi bản thân phải luôn chủ động, tích cực để hòa nhập và tự hoàn thiện chính bản thân. Học tập trong môi trường đại học sinh viên luôn phải tiếp nhận và làm việc với lượng thông tin lớn và cường độ cao, do vây nếu không kịp thời thích ứng sẽ dẫn đến chỗ kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên lại có điều kiện khác nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu: với các sinh viên có nền tảng tốt từ phổ thông như tiếp cận được với những phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận phương pháp học tập hiện đại, thì việc thích ứng trở nên dễ dàng, còn ngược lại đối với sinh viên không có điều kiện thuận lợi từ phổ thông thì đây là điều hết sức khó khăn, đặc biệt với sinh viên sống những vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa. Từ thực trạng trên chúng tôi thấy việc nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập trong môi trường đại học của sinh viên năm nhất là việc làm cần thiết , giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của sinh viên. Do đó chúng tôi đã nghiên cứu đề tài : “ Sự thích ứng của sinh viên đối với hoạt động học tập môi trường đại học”. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: Làm rõ thực trạng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong môi trường đại học, phân tích các nguyên nhân của thực trạng . Và trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên nhất trong môi trường đại học. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu: -Xác định những khái niệm công cụ của đề tài: Sự thích ứng; Hoạt động học tập; sự thích ứng với hoạt động học tập. -Khảo sát thực trạng thích ứng với hoạt động của sinh viên -Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên nhanh chóng thích ứngthích ứng tốt với hoạt động học tập. 4.Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập môi trường đại học. PHẦN NỘI DUNG 1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu: 1 1 Một số nghiên cứu nước ngoài về vấn đề thích ứng: - Thuyết phân tâm về vấn đề thích ứng: Người sáng lập ra phân tâm học là Sigmund Freud. Những nghiên cứu về thích ứng của nhân cách được Frued đưa ra trong quan điểm của mình về cấu trúc và sự phát triển nhân cách. Theo Freud, nhân cách là cấu trúc tổng thể trọn vẹn gồm: “cái nó”( Id); “cái tôi”(ego); “cái siêu tôi”( super ego). Khi phân tích các thành phần cấu trúc nhân cách theo Freud thì “cái nó” tương đương với khái niệm trước của Frued vê cái vô thức. Cái nó là bể chứa những bản năng và libodo. Tuy nhiên, cái bản năng luôn bị cấm đoán bởi cái siêu tôi. Để tồn tại, con người phải đạt sự cân bằng , sự hài hòa giữa hai cái đối lập “cái nó” và “ cái siêu tôi”- đó chính là thích ứng. Trên cơ sở học thyết về bản năng, Frued đề ra phát triển nhân cách theo các giai đoạn : giai đoạn môi miệng; giai đoạn hậu môn; giai đoạn dương vật; giai đoạn phát triển cá tính và giai đoạn phát dục. Từ việc phân tích các giai đoạn phát triển của nhân cách thì vấn đề của nhân cách cũng được giải quyết trên cơ sở đó. S.Freud tập trung giải thích tính thích ứng và tính chất lượng của thích ứng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà nội dung của nó là bản năng tính dục được thỏa mãn như thế nào? thuận tiện hay bị ngăn trở? . Nếu như quá trình thỏa mãn gặp khó khăn, có mâu thuẫn thì dẫn đến hậu quả là “cái tôi” bị chèn ép, yếu đuối, không phát triển bình thường. Ngược lại, nhân cách sẽ có hành vi thích ứng tốt nếu như các giai đoạn phát triển thơ ấu nó nhận được sự hài hòa giữa khả năng thỏa mãn và sự cấm đoán. Sau này một số những người kế tục Freud đã xây dựng nên trường phái phân tâm hiện đại như Karen horney; E.Fromm; C.Jung; Altred Adler,….thì khác với Freud, các nhà phân tâm hiện đại đã coi trọng vai trò của quan hệ xã hội đối với các hành vi thích ứng của con người Một số nhà phân tâm còn đi xa hơn, đã xem sự thích ứng của nhân cách như là cái mang nội dung xã hội, tức là xem khả năng thích ứng thể hiên việc con người thiết lập được quan hệ tình cảm gắn bó với người khác. Những quan điểm này được hai tác giả là E.Fromm và Erickson quan tâm và bàn đến rất chi tiết trong lý thuyết của các ông. E.Fromm cho rằng: “ Cần phải xem xét hành vi thích ứng của con người từ tính chất xã hội của môi trường”. Ẻrickson thì có quan điểm: “ Sự thích ứng tâm lý là sự thiết lập các quan hệ xã hội của con người với những người xung quanh”. Mặc dù chưa giải thích được bản chất của sự thích ứng của con người, nhưng phân tâm học chứa đựng những điểm hợp lý cần được chú ý về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề -Thuyết tâm lý học nhân văn nghiên cứu về vấn đề thích ứng Đại biểu nội bật nhất là Abraham Maslow và Carl roger. Trường phái này xây dựng một quan điểm thích ứng mới, lấy con người làm trung tâm. A.maslow coi thích ứngsự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Sự thích ứng chính là sự không được tự thể hiện, sẽ tạo ra xung đột và ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách. Tiền đề tao ra sự thích ứng là một hệ thống nhu cầu của nhân cách, đươc sắp xếp theo thứ tự thứ bậc mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện- một nhân cách bẩm sinh nhưng có tính chất nhân văn chỉ xuất hiện khi các nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn. Theo ông, nhu cầu tự thể hiện phát triển hết mức khả năng của bản than chính là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người. Maslow đã chú trọng đến tính tích cực, tính trọn vẹn và phẩm chất tự đánh giá của nhân cách trong các quan hệ cá nhân- xã hội. Tuy chưa đầy đủ nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng hệ thống các biện pháp tác động đến sự thích ứng tâm lí của con người trong những điều kiện hoàn cảnh mới với những yêu cầu đòi hỏi mới. - Thuyết tâm lý học hành vi về nghiên cứu thích ứng: Người đại diện là J. Watson. Theo quan điểm của waston thì khi nghiên cứu đời sống tâm lý của con người không thể lí giải bằng các khái niệm ý thức chung chung được mà phải lấy cái hành vi quan sát được, đo đạc được, dự đoán được làm đối tượng nghiên cứu. Theo quan điểm của những người theo trường phái này về nguyên tắc các quy luật và cơ chế thích ứng người giống động vật, chỉ khác là môi trường sống của con người có them một số yếu tố mới như ngôn ngữ và các quy tắc xã hội. Sự thích ứng người có cơ chế và quy luật phức tạp hơn nhưng không có sự khác biệt về chất so với động vật. Nên khi nghiên cứu sự thích ứng của con người vẫn phải giữ lại những khái niệm cơ bản của tiến hóa sinh học, thích nghi với môi trường và sống còn, liên kết và phân hóa các chức năng của chúng, kinh nghiệm loài và cá thể,… Sự thích ứng của con người chỉ phức tạp hơn của động vật về mặt số lượng. Sau này thuyết hành vi mới ra đời, các tác giả tiêu biểu như Albert Bandura, Julian Rottr,… đã bổ sung một số khái niệm mới về hành vi tạo tác, hành vi học tập xã hội, hành vi học tập theo quan sát, tự thức ,tự phát. Chủ nghĩa hành vi mới có đặc trưng đó là đã đưa ra các yếu tố xã hội vào để giải thích sự thích ứng tâm lí người. Lý thuyết tâm lý học hành vi có một xu hướng phát triển khác là tâm lý học hành vi nhận thức với đại diện tiêu biểu là W. Micschel. Trường phái này chú trọng vai trò của nhận thức con người trong quá trình thích ứng. Thuyết hành vi đã có những đóng góp nhất định vào việc giải quyết vấn đề mặc dù chỉ vạch ra được bản chất đích thực của sự thích ứng tâm lý người. - Tâm lý học hoạt động nghiên cứu về vấn đề thích ứng: Tâm lý học hoạt động giải quyết vấn đề theo hướng hoàn toàn khác là lấy triết học Mác- lê nin làm cơ sở lí luận và phương pháp để nghiên cứu đời sống tâm lí của chủ thể. Vừa thừa nhận con người phải thích nghi với môi trường sống như là một tồn tại tự nhiên không thể đứng ngoài sự tác động của môi trường, đồng thời khẳng định con người là một thực thể xã hội. Các đại diện của các nhà tâm lí học hoạt động nổi tiếng Vwgotxki, Leonchev, Luria,… đã đánh dấu một thời kì phát triển của tâm lí học thực sự khách quan trong nghiên cứu con người. Vưgôtxki đã đưa ra một tư tưởng mới về bản chất của sự thích nghi của con người. Từ quan niệm về sự thống nhất biện chứng của hai mặt tự nhiên và văn hóa trong sự phát triển của trẻ em,, ông khẳng định: “ Con người có một hình thức thích nghi mới và đây là cơ chế cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường, dạng thức hành vi này nảy sinh trên cơ sở tiền đề sinh vật tạo nên một hệ thống hành vi có chất lượng khác và theo một tổ chức mới ”, Vưgôtxki gọi dạng thức hành vi chuyên biệt người này là “ hành vi cấp cao”. Hệ thống hành vi cấp cao người khác biệt hẳn về mặt chất lượng so với hành vi của động vật. Trước hết kích thích tạo ra chúng. Con người có khả năng đặc biệt là tự tạo ra các kích thích tác động vào bản than mình. Có người còn dung các kích thích tự tạo này để làm chủ hành vi của mình. Ông viết: “ Con người tự kiếm soát hành vi của chính mình bằng các kích thích- phương tiện tự tạo ví dụ gieo quẻ bói toán, buộc nút,… tức là tạo ra một vật thể để dựa vào đó mà nói ra suy nghĩ của mình hay dựa vào đó mà nhờ cái gì đó, chẳng hạn nhớ những ngày chồng đi săn. Các kích thích- phương tiện được Vưgôtxki coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề thích ứng tâm lý người , là vấn đề có tính nguyên tắc để phân biệt phương thức thích ứng người và động vật. Ông cho rằng thích ứng theo nguyên tắc tín hiệu là loại thích ứng chung cho cả người và động vật, nhưng phương thức đóng vai trò chủ đạo người là nguyên tắc dấu hiệu. Quá trình tín hiệu hóa phản ánh các môi quan hệ tự nhiên đảm bảo cho cơ thể đáp ứng kích thích của môi trường. Cùng với dấu hiệu cuộc sống xã hội tạo ra tất yếu buộc hành vi cá thể phải tuân thủ các yêu cầu xã hội. Đó là loại hành vi đặc thù quyết định từ xã hội. Để có chúng, cá nhân còn phải lĩnh hội từ xã hội. Mặt khác, để điều khiển hành vi còn phải có nguyên tắc chuyên biệt, người đó là nguyên tắc tự kích thích và làm chủ bản than. Nguyên tắc có được nhờ sự chiếm lĩnh được từ xã hội. Theo Vưgôtxki: “ mọi chức năng trong phát triển văn hóa của trẻ xuất hiện trên vũ đại hai lần trong hai bình diện khác nhau. Lúc đầu trong bình diện xã hội rồi sau đó trong bình diện tâm lí lúc đầu trong mối quan hệ người ngươi với nhau, sau đó bản than trẻ, tức là sự chuyên hóa từ bên ngoài vào trong, dần dần thay đổi cấu trúc và chức năng”. Vưgôtxki đã thấy sự khác biệt cơ bản của sự thích ứng tâm lý xã hội người và thích nghi sinh học động vật. Theo đó, sự thích ứng môi trường của trẻ môi trường xã hội là một quá trình thành các dạng thực hiện cấp cao, đồng thời thực hiện các chức năng tam lí cấp cao để trở thành chủ thể của hành vi đó, chúng được hình thành cơ chế lĩnh hội nền văn hóa- xã hội. Quan điểm đúng đắn của Vưgôtxki đã được các nhà tâm lý học đời sau kế thừa. Theo Leonchiev: “ phải nhấn mạnh riêng về sự khác biệt giữa quá trình ấy( tiếp thu, lĩnh hội) với quá trình cá thể thích nghi với môi trường tự nhiên vì gần như mọi người chấp nhận rằng có thể đem khái niệm thích nghi, cân bằng với môi trường dùng nguyên vẹn vào cho sự phát triển cá thể người. Nhưng dùng khái niệm ấy cho vào người mà không có sự phân tích cần thiết thì chỉ làm lu mờ sự phát triển của người”. Leonchiev chỉ rõ: “ Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và các quá trình lĩnh hội, tiếp thu là chỗ quá trình thích nghi sinh viên là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể và hành vi của cơ thể. Quá trình lĩnh hội hay tiếp thu thì khác. Đó là quá trình mang lại kết quả có thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người hình thành trong quá trình lịch sử. Ông đã đưa ra khái niệm thích ứng dựa trên quan điểm hoạt động, ông cho rằng con người không đơn thuần thích ứng với môi trường mà còn tao ra phương tiện để tồn tại. Ông viết: “ Sự phát triển của con người cũng mang tính chất môi trường (tức là phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài ), nhưng khác với tiến hóa động vật, sự phát triển con người không phải là quá trình thích nghi hiểu theo nghĩa của từ này”. Leonchiev cũng đã vạch ra sự khác biệt về cơ chế của sự hình thành hành vi động vật và người. người, hành vi được hình thành bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội- lịch sử. Trong khi động vật, hành vi hình thành bởi inh nghiệm loài và cá thể trong đó sự hình thành kinh nghiệm những cá thể là đem lại hành vi loài thích nghi với những yếu tố biến động của môi trường bên ngoài. Sau này một số nhà tâm lý học hoạt động tiếp tục nghiên cứu vấn đề thích ứng. D.A. Andreva đã phân biêt rõ các thích ứngthích nghi sinh học. Bà nhân mạnh hai khái niệm này gần nghĩa nhưng cần phân biệt chúng. Cần hiểu thích ứngsự thích nghi đặc biệt của cá nhân với điều kiện sống mới, là sự thâm nhập của nó vào điều kiện đó một cách không gượng ép. Bà chỉ rõ: “ Sự thích ứng của con người phải làm sao góp phần cho con người thoát khỏi sự phụ thuộc có tính chất nô lệ, trực tiếp vào trạng thái cơ thể mình và khả năng tù hãm trực tiếp của cơ thể”. Bà đã phân biệt rõ thích ứng tâm lí người vơi thích ngh sinh học, đưa khái niệm thích ứng thoát khỏi lập trường thích nghi sinh học, xem xét nó dưới góc độ hoạt động và đặt nó hoàn toàn vào địa hạt của tâm lý con người. Như vậy, bằng cách tiếp cận khác về vấn đề thích ứng, các nhà tâm lú học hoạt động đã chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung xã hội lịch sử, tính tích cực và các chỉ số của hiện tượng thích ứng con người. 1.2 Một số nghiên cứu trong nước vê vấn đề thích ứng. nước ta đã có một số nghiên cứu bước đầu về vấn đề thích ứng trong học tập của sinh viên đại học như của GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, PGS.TS Nguyễn Thạc Vấn đề thích ứng đã được đề cấp thành các đề tài luận văn thạc si và tiến sĩ: Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung trong đề tài luận văn của mình mang tên: “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giảng viên tâm lý giáo duc”. Tác giả đã đưa ra môt số tiêu chí để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giảng viên tam lý- giáo dục. Năm 1983, Hoàng Tràn Doãn đã đề cập tới vấn đề thích ứng qua để tài luận văn thạc sĩ: “ Sự thích ứng với học tập của sinh viên khoa văn và toán trường đai hoc phạm Hà Nội I”. Năm 2000, Phan Quốc Lâm làm luận án tiến sĩ với đề tài: “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”. Năm 2003, PGS.TS Trần Thị Minh Đức đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm nhất ĐHQG Hà Nôi với môi trường đại học. Như vậy, có rất nhiều đề tài quan tâm nghiên cứu vấn đề thích ứng với học tập của sinh viên. Việc nghiên cứu này với mong muốn phần nào làm rõ thực trạng thích ứng của sinh viên với hoạt đông học tập trong môi trường đại học, qua đó có thể tìm biện pháp để giúp cho họ thích ứng tốt để có kết quả học tập tốt. 2. Các khái niêm công cụ: 2.1. Khái niệm thích ứng: Để làm rõ khái niệm thích ứng, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm thích ứng với khái niệm thích nghi. Trong từ điển tiếng viêt ( NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1994), khái niệm thích nghi được giải thích là những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới, còn thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, yêu cầu mới. Trong từ điển Tâm lí học của viện Tam lý học do Vũ Dũng chủ biên, thích nghi xã hội là: 1. Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân với những điều kiện của môi trường xã hội mới; 2. Kế quả của quá trình trên. Như vậy theo chúng tôi khái niệm thích nghi xã hội và khái niệm thích ứng có thể được hiểu như nhau Trong từ điển tam lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên thích ứngthích nghi được dùng một mức đó là bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lý ( thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm) sau là thay đổi cách ứng xử, đây à thích nghi tâm lý. Theo PGS,TS Trần Thị Minh Đức: Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởn thành về mặt tâm lý. Hòa nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản than và cải tạo hoàn cảnh trong sự hài hòa nhất định. Cá nhân phát triển vấn đề, phân tích vấn đề liên hệ kinh nghiệm bản than và tìm cách thay đổ bản than, cải tạo hoàn cảnh cho phù hợp với bản thân. Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy động tiềm năng của bản thân để giải quyết. Sự trưởng thành về mặt tâm lý xã hội là sự thoải mái bên trong của mỗi cá nhan, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối qun hệ xã hội. Quá trình thích nghi diễn ra theo ba mức độ: Mức độ 1: Cá nhân hòa đồng với nhóm, tổ chức bằng cách điều chỉnh các nhu cầu, suy nghĩ,… của mình theo các chuẩn mực. Mức độ 2: Cá nhân có những sang kiến từng bước góp phần thay đổi chuẩn mực. Mức độ 3: Là mức độ cao nhất và cũng là mục tiêu của cùng quá trình thích ứng cần đạt tới đó là cá nhân làm thay đổi hệ thống chuẩn mực xây dựng hệ thống chuẩn mực va có những biện pháp để duy trì chuẩn mực. Để làm rõ hai khái niệm thích nghi và thích ứng, chúng ta cần tìm hiểu cơ chế của sự thích ứng. Cơ chế của sự thích ứngsự lĩnh hội nhũng kinh nghiệm xã hội- lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong, để hình thành những cấu tạo tam lý mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng được đã hỗ trợ điều kiên sống và hoạt động mới. Như vậy, Thích ứng tâm lí là một quá trình con người luôn tích cực chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thông qua đó chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. 2.2 Khái niệm sinh viên: Thei hai cuốn địa từ điển tiếng viêt ( Nguyên Như Ý) và từ điển tiếng việt( Hoàng Phổ chủ biển) thì sinh viên được hiểu là người đang học bậc đại học. Sinh viên la môt nhóm người có vị trí chuyên tiếp, chuẩn bị cho một đôi ngũ tri thức có trình độ và nghê nghiệp tương đối ổn cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dữ trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghê nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. 2.3. Khái niệm về hoạt động học tập: là hoạt động trong đó diễn ra quá trinh người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển phạm của giáo viên. 2.4. Khái niệm thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Theo Hoàng Trần Doãn: : “ thích ứng học tập là một quá trinhg thích nghi đặc biệt của cá nhân đối với điều kiệ mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào điều kiện mới một cách thuần thục và chính trong quá trình hoạt độngđối tượng như một chủ thể động”. [...]... với thời gian học tập cũng như bài giảng của giảng viên đều có sự thích ứng hoc tập tốt hơn 3.1.3 Hành vi thích ứng của sinh viên với hoạt động hoc tập: - Hoạt đông học tập trên lớp của sinh viên: Được thể hiện qua nội dung học tập, phương tiện học tập, và phương pháp học tập Những sinh viên tiếp thu tốt những nội dung học tập, sử dụng các phương tiện học tập linh hoạt, có phương pháp học tập phù hợp... thích ứng với học tập sẽ cao hon những sinh viên khác - Hoạt động tự học: Thể hiện việc sinh viên tìm kiếm tài liệu, lập kế hoạch học tập, làm nhóm Những sinh viên găp khó khăn trong việc tự tìm kiếm tài liệu, lập kê hoạch hay làm việc nhóm đều thể hiện sự khó khăn trong việc thích ứng trong học tập - Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè: Hầu hết mối quan hệ của sinh viên với bạn bè môi trường đại học. .. trọng của đào tạo đại học Sinh viên đã nhận thức khá đúng đắn về mô hình đào tạo mới môi trường đại học Theo kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn thạc sĩ “ tìm hiêu sự thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường đại học khoa học xã hội và nhân văn” của Phạm Thị Hòa thì có tới 79,3% sinh viên cho rằng học theo nhóm theo chủ đề là đặc điểm quan trọng nhất , có 67,9% số sinh viên. .. điều kiện học tập, nôi dung và phương pháp học tập và các mối quan hệ mới so với hoạt động học tập phổ thong nhằm hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội 3 Kết quả nghiên cứu đề tài: 3.1 Thực trạng thích ứng học tập của sinh viên: 3.1.1 Sự thích ứng về mặt nhận thức: - Sự thích ứng nhận thức về mục đích và đặc điểm của đào tạo đại học: Nhìn chung sinh viên đã... viên với bạn bè môi trường đại học thể hiện sự gần gũi hơn với thầy cô Sinh viên đa phần gặp thầy cô để trao đổi về những vấn đề khó khăn trong học tập 3.2 Yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng học tập của sinh viên 3.2.1 Yếu tố chủ quan: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng không nhỏ tới sự thich ứng của sinh viên trong hoạt động học tập Những sinh viên chưa có sự thích ứng tốt do nhiều nguyen nhân chủ quan như là... động trong quá trình chủ thể thực hiện hành động 3.1.2 Thái độ của sinh viên với hoạt động học tập: - Thái độ của sinh viên về ngành học: Các sinh viên có những nhận định khác nhau về ngành học và cảm nhận khác nhau về ngành học, về trường đại học họ đang theo học Một số sinh viên tỏ ra thất vọng với ngành học hiện tại, số sinh viên khác thì không có cảm giác đó Điều này dẫn đến thái độ khác nhau của. .. ngành học không phải vì lí do không thích hợp với ngành học hiện tại Trên thực tê, monh muốn chuyển ngành học không hoàn toan dồng nhất với sự kém thích ứngđồng thời những sinh viên không muốn chuyển ngành lại có thể thích ứng với ngành học Đa số những sinh viên bày tỏ không muốn chuyển ngành học là những sinh viên đã thích ứng với ngành học hay ít ra những sinh viên này đang tự tạo ra hứng thú, động. .. 67,9% số sinh viên chon sinh viên được chủ động sắp xếp thơi gian học tập Về mục đích đào tạo thi có 62,1% sinh viên nhận định rằng mục đích hang đầu của đào tạo đại học là tăng cường chủ động, sang tạo cho sinh viên Theo kết quả trong để tài “ nghiên cứu sự thích ứng cả sinh viên năm thứ nhất ĐHQGHN với môi trường đại học của PGS.TS Trần Thị Minh Đức thì cho thấy các mục tiêu sinh viên tự đặt ra cho bản... thiết để học tập Những sinh viên không biết mình phù hợp hay không với ngành học hiện tại, không biết mình có nên chuyển nhành học hay không là những sinh viên mang một tam lí mơ hồ về ngành học ít nhiều thể hiện sự thua kém thích ứng trong hiện tại - Về sự sắp xếp thời gian học của nhà trường: Sự thích ứng về thời gian học của sinh viên còn rất chậm chạp, chưa đồng đều Theo kết quả nghiên cứu của Phạm... gian sinh viên lên lớp ít, sinh viên tự học là chính Hầu hết Sinh viên tự nhận thức được rằng học tập môi trường đai học thì tự học là quan trọng Sự chủ động, tích cực, năng động từ chính sinh viên- những yếu tố chủ quan có tính quyết định nhất tới hiệu quả học tập của chính các em Sinh viên nhận thức được rằng việc tự học phụ thuộc chủ yếu vào chính bản thân họ như sự chủ động biết cách sắp xếp thời . Nguyễn Thạc Vấn đề thích ứng đã được đề cấp thành các đề tài luận văn thạc si và tiến sĩ: Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung trong đề tài luận văn của mình mang tên: “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng. vấn đề thích ứng qua để tài luận văn thạc sĩ: “ Sự thích ứng với học tập của sinh viên khoa văn và toán trường đai hoc Sư phạm Hà Nội I”. Năm 2000, Phan Quốc Lâm làm luận án tiến sĩ với đề tài:. thích ứng của con người, nhưng phân tâm học chứa đựng những điểm hợp lý cần được chú ý về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề -Thuyết tâm lý học nhân văn nghiên cứu về vấn đề thích ứng Đại biểu

Ngày đăng: 10/06/2014, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan