địa đạo kỳ anh, quảng nam

32 979 13
địa đạo kỳ anh, quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 3 I- Lý do chọn đề tài 3 II- Mục đích chọn đề tài 4 III- Lịch sử nghiên cứu của đề tài 4 IV- Giới hạn nghiên cứu 4 V- Điểm mới của đề tài 5 VI- Phương pháp nghiên cứu 5 B. NỘI DUNG 6 Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 6 I- Một số khái niệm 6 1. Khái niệm du lịch 6 2. Khái niệm tuyến điểm du lịch 6 3. Khái niệm hoạt động du lịch 6 4. Khái niệm du lịch văn hoá 6 5. Khái niệm du lịch nghiên cứu 6 II- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch 7 1. Thời gian nhàn rỗi 7 2. Tài nguyên du lịch 7 3. Du khách 7 4. Điều kiện giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng 8 5. Thời tiết 8 6. Sự sẵn sàng đón tiếp khách 8 III- Vai trò của du lịch 8 1. Góp phần phát triển kinh tế 8 2. Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 9 3. Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường nông thôn 10 IV- Xây dựng các tiêu chí đánh giá 10 1. Vị trí địa lý 10 2. Tiêu chí tài nguyên du lịch 10 Trang 1 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. 3. Cơ sở hạ tầng 10 4. Thời tiết 11 5. Thái độ người dân điểm đến 11 V- Các nhân tố tác động đến di tích 11 1. Khí hậu 11 2. Hoạt động của con người 11 3. Thời gian 12 4. Trùng tu 12 Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh 12 I- Khái quát về Quảng Nam 12 II- Khái quát về địa đạo Kỳ Anh 13 1. Vị trí địa lý 13 2. Lịch sử hình thành 13 3. Khả năng khai thác du lịch 14 4. Xu hướng phát triển 14 III- Tiềm năng và hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 15 1. Tiềm năng 15 2. Hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 20 3. Đặc trưng của địa đạo Kỳ Anh 23 Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 24 I- Cơ sở xây dựng giải pháp 24 1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 24 2. Định hướng phát triển kinh tế của xã 25 II- Các giải pháp cụ thể 25 1. Trùng tu tôn tạo 25 2. Quy hoạch di tích địa đạo Kỳ Anh thành một điểm du lịch 26 3. Xây dựng nhà bảo tàng hiện vật 26 4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch 26 5. Hình thành tuyến điểm du lịch 27 6. Đào tạo đội ngũ nhân lực 27 7. Công tác quảngđịa đạo Kỳ Anh 28 8. Giải pháp vệ sinh môi trường 28 9. Các giải pháp khác 28 Trang 2 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 Tài liệu tham khảo 31 A. MỞ ĐẦU *** I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới và du lịch cả nước, du lịch Quảng Nam đã có những bước phát triển mạnh, đạt được những kết quả quan trọng, từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, góp phần tích cực trong quá trình đổi mới. Du lịch giữ vị trí trọng yếu trong quá trình thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần xói đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Vì thế, mục tiêu tổng quát đặt ra cho du lịch Quảng Nam từ nay đến năm 2015 là: phát triển nhanh và bền vững du lịch Quảng Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - Quốc phòng - An ninh của tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển. Ngoài ra phát triển du lịch còn có tác dụng giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của Quảng Nam, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Quảng Nam là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch, trong đó có những điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước và thế giới như Thánh địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An. Tuy nhiên ngoài những điểm du lịch lớn, nổi tiếng được nhiều người biết đến thì còn có những nơi khác trong tỉnh cũng đã từng một thời oanh liệt, hào hùng, ghi một mốc son trong lịch sử nhưng giờ đây dường như đã bị lãng quên, ít ai còn nhớ đến. Cũng ra đời vào thời kỳ với địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Củ Chi (TPHCM) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng đối với Vịnh Mốc, Củ Chi thì Kỳ Anh có quy mô nhỏ hơn và ít người biết đến. Tuy nhiên, địa đạo Kỳ Anh trong thời gian ấy không những nổi tiếng ở Quảng Nam mà còn nổi tiếng cả khu vực miền Trung. Đây là địa bàn trọng yếu của huyện Bắc Tam Kỳ, góp phần to lớn vào chiến thắng của tỉnh nhà, giữ vững căn cứ cách mạng, giữ vững vùng giải phóng cho đến ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóng 1975. Ngày nay, với tiềm năng vốn có của mình, trong tương lai địa đạo Kỳ Anh sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn, hoà mình cùng với hành trình du lịch của tỉnh nhà và góp phần vào việc phát triển của Quảng Nam. Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn của mình, nhưng trong tình trạng hiện nay đang đứng trước những thực trạng như xuống cấp nghiêm trọng, Trang 3 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. hoạt động du lịch kém phát triển. Vì thế, đứng trước những thực trạng nhức nhối ấy, chúng ta cần tiến hành đánh giá lại tiềm năng tài nguyên và từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn xã Tam Thăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh” làm đề tài thực tập cuối khoá. II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Qua việc thực hiện đề tài này chúng ta có cơ hội tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và từ đó đưa ra những định hướng phát triển du lịch cho địa đạo Kỳ Anh, sẽ có những định hướng mới hơn để tạo điều kiện cho thúc đẩy phát trển du lịch đem lại những thu nhập ổn định, tạo việc làm cho người dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội cho xã nhà, thành phố Tam Kỳ và cả tỉnh Quảng Nam. Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn có giá trị văn hóa, lịch sử. Những tiềm năng ấy, nếu khai thác đúng cách sẽ làm vực dậy hoạt động du lịch, trở thành một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với loại hình du lịch tìm hiểu, nghiên cưú về lịch sử. Với những giải pháp hợp lý, kết hợp với du lịch sinh thái Sông Đầm tạo nên một tuyến du lịch hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái - Lịch sử, tuyến du lịch này sẽ thu hút rất nhiều du khách đến nơi đây. Vì vậy, đề tài góp phần rất lớn vào vào việc khai thác tiềm năng du lịch của khu di tích điạ đạo Kỳ Anh. Ngoài ra đề tài này còn xây dựng được một số giải pháp để phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh. III- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Những thời gian trước đây, đã có rất nhiều tác giả viết nhiều tài nghiên cứu về địa đạo Kỳ Anh, như trong cuốn Di Tích và Danh Thắng Quảng Nam- Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ biên, do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Nam xuất bản vào năm 2002. Cuốn sách này viết về địa đạo Kỳ Anh khoảng vài trang, chỉ nói sơ lược về lịch sử ra đời và mô tả địa đạo Kỳ Anh. Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, Lịch sử Đảng bộ Thành Phố Tam Kỳ… trong quá trình đấu tranh của huyện, tỉnh nhà đều có đề cập đến địa đạo Kỳ Anh, những cuốn sách này nói sơ lược về lịch sử hình thành địa đạo Kỳ Anh, qua đó nêu vai trò lịch sử của địa đạo đối với tỉnh nhà. Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về địa dạo Kỳ Anh, những đề tài khác nhau, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của địa đạo Kỳ Anh như nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, sự ảnh hưởng của địa đạo đối với địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề: “Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh” Trang 4 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. IV- GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn hai thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình, thuộc xã Tam Thăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 nam 2008. - Đối tượng nghiên cứu: + Đánh giá tiềm năng du lịch địa đạo Kỳ Anh + Xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. V- ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu đề tài này có nhiều tác dụng, vì nó có nhiều điểm mới là đánh giá được tiềm năng của địa đạo Kỳ Anh trong việc phát triển du lịch, qua đó còn xây dựng được một số giải pháp mới để phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp tài liệu - Phương pháp điền giả - Phương pháp thực địa Trang 5 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. B. NỘI DUNG *** CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA ĐẠO KỲ ANH I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Khái niệm du lịch - Theo giáo sư Hunziker và Krapf: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ viêc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. - Du lịch là tập hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch. Như vậy, du lịch là các hoạt động của của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. 2. Khái niệm tuyến điểm du lịch - Điểm du lịch: là nơi chỉ có một loại tài nguyên hay một loại chức năng về lãnh thổ và có quy mô nhỏ, với đặc điểm thời gian viếng thăm của du khách ngắn. - Tuyến du lịch: là sự kết hợp các điểm du lịch trong cùng một vùng hay giữa vùng này với vùng khác. Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa vào các cực hút các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách trong và ngoài nước. 3. Khái niệm hoạt động du lịch Trang 6 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. Hoạt động du lịch là sự kết hợp các yếu tố như tài nguyên du lịch, du khách, người dân địa phương, lãnh đạo địa phương, cơ sở vật chất - hạ tầng và các công ty du lịch, công ty lữ hành, các dịch vụ khác… 4. Khái niệm du lịch văn hóa Là du lịch để thẩm nhận các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến. 5. Khái niệm du lịch nghiên cứu Là loại hình du lịch với mục đích nghiên cứu về một số vấn đề như nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu địa chất, địa mạo… II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1. Thời gian nhàn rỗi Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch, nó là nhân tố quyết định cho những chuyến đi du lịch của du khách, du khách đi du lịch nhiều hay ít đa phần là nhờ vào thời gian nhàn rỗi. Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người mà hình thành nhu cầu du lịch, trừ một số loại hình du lịch như du lịch công vụ, công việc, nghiên cứu…Tuy nhiên, qua những tìm hiểu và tổng kết thì du khách lợi dụng thời gian nhàn rỗi để đi tham quan, nghĩ ngơi, vui chơi, giải trí chiếm số lượng khá đông và quyết định trong hoạt động du lịch. Lịch sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng du lịch tăng khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên. Ngày nay nền kinh tế ngày một phát triển, năng suất ngày một cao, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Trong điều kiện đó, xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi. Đó là điều kiện để du lịch phát triển. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần, do đó họ có nhiều điều kiện để tham gia vào các hành trình du lịch. Điều này cho phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều du khách đến với cơ sở của mình. 2. Tài nguyên du lịch Trong hoạt động du lịch thì tài nguyên du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng, tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất để tạo nên hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có hay không là nhờ vào sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch. Bất kỳ du khách nào khi đi tham quan du lịch thì điều kiện đầu tiên đó là điểm đến, là tài nguyên du lịch nếu tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, đặc sắc, các loại tài nguyên du lịch với mức tập trung cao, có sự kết hợp nhiều loại tài nguyên, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, tạo nên phong cảnh đẹp. Tài nguyên du lịch như vậy sẽ có sức hấp dẫn du Trang 7 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. khách, có thể xây dựng, phát triển thành các điểm du lịch, thuận tiện cho việc phát triển các loại hình du lịch khác nhau. 3. Du Khách Đây cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nói khác hơn thì du khách quyết định vấn đề có được hoạt động du lịch hay không. Nếu không có du khách thì hiển nhiên hoạt động du lịch không thể nào thực hiện được, nhân tố du khách còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng để phát triển hoạt động du lịch. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng du khách là nhân tố quyết định cho hoạt động du lịch. 4. Điều kiện giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng Từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành nhân tố chính cho sự phát triển của hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong đó có hai phương diện cần phải quan tâm là số lượng và chất lượng của các phương tiện giao thông vận tải nếu giao thông vận tải đảm bảo được hai yêu cầu trên thì sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên mềm dẻo và tiện lợi, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, tạo sự thoải mái cho du khách, giúp họ đảm bảo sức khỏe sau cuộc hành trình. 5. Thời tiết Cùng với những nhân tố trên thì thời tiết là nhân tố rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có thực hiện được hay không là nhờ vào thời tiết. Du khách sẽ chỉ đi du lịch khi thời tiết tốt, đẹp trời, phù hợp cho hoạt động du lịch. Còn nếu thời tiết xấu, diễn biến phức tạp, xảy ra thiên tai… thì mọi hoạt động du lịch đều sẽ bị đình đốn, không thể thực hiện được. 6. Sự sẵn sàng đón tiếp khách Các điều kiện về tổ chức: đó là sự chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của du khách, chăm lo giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, lãnh đạo việc tổ chức và kinh doanh của xí nghiệp du lịch, tuyên truyền, quảng cáo du lịch trong và ngoài nước. Các điều kiện về kỹ thuật: đó là việc trang bị tiện nghi ở nơi du lịch (khách sạn, tiệm ăn ), xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và cơ sở hạ tầng (sân bay, nhà ga, bến cảng…). Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và chất lượng du lịch. Các điều kiện liên quan đến việc tiếp khách như việc cung ứng lương thực, thực phẩm… III- VAI TRÒ CỦA DU LỊCH Trang 8 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. 1. Góp phần phát triển kinh tế 1.1. Cải thiện cán cân thương mại quốc gia Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ quốc gia cư trú đến chi tiêu ở nước đến du lịch, trong một chừng mực nào đó được xem là xuất khẩu của nước đến du lịch. Do đó làm cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Vì vậy, nếu du lịch được duy trì và phát triển một cách thường xuyên và phù hợp có thể coi như một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu. Các nước đang phát triển như Việt Nam cần du khách quốc tế đến đất nước đông hơn số lượng công dân nước mình đi du lịch nước ngoài. Đây là lợi thế nhằm cải thiện cán cân thương mại quốc gia do công dân trong nước có thu nhập thấp ít có điều kiện đi du lịch nước ngoài. 1.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp, ngoài ra du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời, công việc cho các nhà quản lý và những công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ không cao. Du lịch còn là ngành tạo ra nhiều việc làm gián tiếp, đó là sự phát triển của ngành du lịch sẽ kéo theo các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và vì vậy các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội. Như vậy, một cách gián tiếp du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác. 1.3. Quảng bá cho sản xuất của địa phương Du lịch tạo ra sự nối tiếp cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp ở địa phương. Ngoài ra các sản phẩm từ những ngành nghề đang bị mai mọt thì nay lại được khôi phục và phát triển, sản phẩm của các làng nghề truyền thống dùng để làm quà lưu niệm. 1.4. Tăng nguồn thu cho nhà nước Việc phát triển, kinh doanh du lịch góp phần làm tăng nguồn thu cho nhà nước do các doanh nghiệp du lịch đóng góp. Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp… đây là khoản thu thêm cho nhà nước. 1.5. Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt Du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng còn có vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia và nó thu hút được sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước. Trang 9 SVTH: Lê Thị Luyễn. Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. Việc phát triển du lịch các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt (vùng sâu, vùng xa…) sẽ được nhà nước giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh truyền hình… 1.6. Khuyến khích nhu cầu nội địa Khi một khu vực du lịch thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi địa phương phát triển các tiện nghi và và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc tế thì điều này cũng có lợi cho dân chúng địa phương, khuyến khích người dân địa phương sử dụng (tức là nhu cầu nội địa tăng). 2. Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Du lịch tạo điều kiện cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Du lịch còn đáp ứng nhu cầu của du khách, nhu cầu nghĩ ngơi, vui chơi, giải trí, tham quan…làm thoã mãn đời sống tinh thần của mọi người. 3. Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường nông thôn Du lịch có thể làm thay đổi thành phần dân cư khi khu vực đó ngày càng trở nên nổi tiếng về du lịch. Một dự án phát triển du lịch đồng thời là sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng (khách sạn, nhà hàng, quán bar ) ở một khu vực không chỉ phục vụ du lịch mà cư dân địa phương cũng được sử dụng các tiện nghi đó. Du lịch góp phần làm trong lành môi trường nông thôn: trong quá trình dịch chuyển những vùng, những nơi xa xôi thành những điểm du lịch nghĩ ngơi, tĩnh dưỡng như ở các suối nước nóng, các vùng khí hậu mát mẻ vào mùa hè, những vùng khí hậu ấm áp vào mùa đông…các nhà đầu tư du lịch thường hướng vào làm sạch các nguồn nước, tiêu diệt côn trùng, phát bỏ các loại cây dại… các hoạt động này làm cho môi trường trở nên trong lành hơn. IV- XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý phải thuận lợi cho hoạt động du lịch - Nằm gần các trục giao thông chính. - Nằm gần các điểm du lịch trong vùng. - Cách trung tâm thành phố, tỉnh lỵ, nơi có kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch không xa. Trang 10 SVTH: Lê Thị Luyễn. [...]... triển du lịch địa đạo Kỳ Anh - Địa đạo Kỳ Anh nằm trong quần thể các di tích, di sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, địa đạo Gò Dân, địa đạo Phú An - Xuân Tây - Địa đạo Kỳ Anh không giống với các địa đạo khác, đặc biệt là địa đạo Gò Dân và Phú An - Xuân Tây Bởi vì, cùng nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng địa đạo Kỳ Anh lại khác với hai đại đạo trên: địa đạo Kỳ Anh được... Quảng Phú đến bãi sậy Sông Đầm, đến địa đạo Kỳ Anh, đến đình Thạch Tân, mở ra cho chúng ta cảnh quan du lịch vô cùng hấp dẫn dọc theo con sông Đầm - Địa đạo Kỳ Anh ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cùng với địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc Đây là một trong ba địa đạo lớn và nổi tiếng thời bấy giờ Địa đạo Kỳ Anh thì không thể sánh bằng hai địa đạo Củ Chi và Vịnh Mốc Tuy nhiên thời bấy giờ địa. .. địa đạo Kỳ Anh Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng (Kỳ Anh xưa) - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam Cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Đông Bắc Đây là một vùng cát của thành phố Tam Kỳ, phía Bắc giáp xã Bình Nam, Bình An (huyện Thăng Bình), phía Đông giáp xã Tam Thanh (Tam Kỳ) , phía Tây giáp xã Tam An (huyện Phú Ninh) và phường Tân Thạnh (Tam Kỳ) , phía nam. .. nơi ấy, sau đó về địa phương và áp dụng tùy theo hoàn cảnh Đào tạo cả đội ngũ quản lý và hướng dẫn du lịch, ngoài ra còn đội ngũ nhân viên làm những công việc khác như phục vụ… 7 Công tác quảngđịa đạo Kỳ Anh Xúc tiến quảngđịa đạo Kỳ Anh trên mọi phương tiện thông tin như thành lập webside cho địa đạo Kỳ Anh, truyền tải thông tin trên mạng hay phát tờ rơi quảng bá về địa đạo Kỳ Anh cho mọi người... điểm du lịch Kết hợp các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để tạo nên nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu như các tuyến du lịch: Hội An - Mỹ Sơn - sông Đầm - địa đạo Kỳ Anh Hội An - địa đạo Kỳ Anh - sông Đầm - chiến thắng Núi Thành Bồng Miêu - hồ Phú Ninh - địa đạo Kỳ Anh - sông Đầm Bồng Miêu - địa đạo Kỳ Anh - biển Tỉnh Thuỷ (Tam Thanh) Sự... ông Kỳ, các địa đạo đã bị cát bồi lấp không sử dụng được, một số đường đi, cửa địa đạo đã bị nhân dân xây dựng nhà - Khu vực địa đạo Kỳ Anh chưa có quy hoạch chung để bảo tồn và phát triển, các công trình, hệ thống giao thông địa đạo được tôn tạo, nâng cấp theo cục bộ - Hiện trạng quản lý, khai thác gần như chưa đặt ra đúng mức so với tầm vóc của làng chiến đấu địa đạo Kỳ Anh Như vậy, cùng với địa đạo. .. dân địa phương: + Phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử + Phối hợp cùng lãnh đạo địa phương, các cấp các ngành trong việc trùng tu, tôn tạo và phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh./ Trang 31 Luyễn SVTH: Lê Thị Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lý lịch di tích địa đạo Kỳ Anh - xã Tam Thăng, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. .. tư, Địa Đạo Kỳ Anh không những xuống cấp nghiêm trọng mà nhiều đoạn đã bị xóa dấu vết Trao đổi với chính quyền địa phương xã Tam Thăng, một vị lãnh đạo này nói: "Địa Đạo Kỳ Anh là di tích lịch sử cấp quốc gia nên không thuộc trách nhiệm quản lý trùng tu, bảo vệ của xã" Trang 23 Luyễn SVTH: Lê Thị Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh - Địa Đạo Kỳ. .. Gò Dân, xã Tam Dân (Phú Ninh) và địa đạo Phú An - Xuân Tây, xã Đại Thắng (Đại Lộc), địa đạo Kỳ Anh có nguy cơ xuống cấp trầm trọng và xóa dấu vết nếu không trùng tu, bảo vệ di tích kịp thời 3 Đặc trưng của địa đạo Kỳ Anh - Địa đạo Kỳ Anh với chiều dài gần 20km, hình dạng theo ô bàn cờ, nhiều ngõ ngách, quanh co uốn khúc trong làng, được đào men theo các bờ tre Địa đạo Kỳ Anh được đào dưới lòng đất cóc... khăn, bức bối Vì vậy, sau khi tìm hiểu về địa đạo Kỳ Anh, nghiên cứu đề tài này tôi có một số kiến nghị như sau: - Đối với lãnh đạo tỉnh và địa phương: cầu chú ý quan tâm đến địa đạo Kỳ Anh hơn nữa Các cấp, các ngành của tỉnh cầu có những chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn để tiến hành trùng tu nâng cấp địa đạo Ngoài ra, cần có sự kết hợp giữa lãnh đạo tỉnh và địa phương về nhiều phương diện, để công . và hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 15 1. Tiềm năng 15 2. Hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 20 3. Đặc trưng của địa đạo Kỳ Anh 23 Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 24 I- Cơ sở. triển du lịch địa đạo Kỳ Anh. Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng (Kỳ Anh xưa) - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về. với địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc. Đây là một trong ba địa đạo lớn và nổi tiếng thời bấy giờ. Địa đạo Kỳ Anh thì không thể sánh bằng hai địa đạo Củ Chi và Vịnh Mốc. Tuy nhiên thời bấy giờ địa

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan