Khóa luận tốt nghiệp văn học: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

59 4.5K 30
Khóa luận tốt nghiệp văn học: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 5. Đóng góp của khoá luận ................................................................................. 6 6. Cấu trúc khoá luận.......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN ..................................................................... 7 1.1. Nhân vật văn học và tính cách nhân vật ...................................................... 7 1.1.1 Nhân vật văn học .................................................................................. 7 1.1.2. Tính cách nhân vật ............................................................................... 8 1.2. Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ................. 9 1.2.1. Đặc điểm tính cách chung .................................................................... 9 1.2.1.1. Khát khao hạnh phúc ................................................................. 10 1.2.1.2. Có tinh thần phản kháng ............................................................ 13 1.2.1.3. Luôn day dứt đau khổ. ............................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm tính cách riêng ................................................................... 19 1.2.2.1. Tử Quân - một người vừa cương quyết vừa bạc nhược .............. 20 1.2.2.2. Cô Ái - một người dũng cảm nhưng không triệt để .................... 23 1.2.2.3. A Thuận - một cô bé nhút nhát, cả tin ........................................ 25 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN ............................................. 29 2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................... 29 2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ................................................................................................................... 31 2.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................... 31 2.2.2. Miêu tả hành động nhân vật ............................................................... 37 2.2.3. Khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật.............................................................. 41 2.2.3.1. Đối thoại .................................................................................... 41 2.2.3.2. Độc thoại nội tâm ....................................................................... 45 2.2.4. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện .................................. 47 2.2.5. Miêu tả nhân vật qua khung cảnh thiên nhiên .................................... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Trung Quốc là nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay từ trước công nguyên nền văn học đã có những thành tựu rực rỡ như thần thoại, kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thì Đường thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba đỉnh cao văn học rực rỡ chói lọi. Đến thời kì hiện đại văn học Trung Quốc đã có nhiều tác giả, tác phẩm nổi bật và ngày càng được khẳng định về số lượng và chất lượng. Văn học thời kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Lỗ Tấn là tên tuổi vĩ đại của văn học Trung Quốc thế kỷ XX, ông là một trong số không nhiều các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế hệ. Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lớn của Trung Quốc mà là của cả thế giới. Ông được xem là “người thầy cách mạng văn hoá Trung Quốc; ngôi sao sáng vĩ đại trên văn đàn Trung Quốc”, “tấm gương sáng cho mọi người con của dân tộc Trung Hoa noi theo”. Ông còn được gọi là “linh hồn dân tộc” [19, 3]. Lỗ Tấn là nhà văn yêu nước chân chính, có tinh thần nhân đạo sâu sắc, ông luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc và số phận của người dân Trung Hoa. Bao trùm lên sáng tác của Lỗ Tấn là lòng yêu thương con người sâu sắc, không chỉ là lòng thương người chung chung mà có cơ sở giai cấp và dân tộc. Có hai loại người ông không bao giờ chĩa mũi dùi châm biếm đó là phụ nữ và trẻ em. Đề tài người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Lỗ Tấn đặc biệt qua hai tập truyện ngắn nổi tiếng “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Từ bao đời nay, người phụ nữ bị khinh rẻ, bị chà đạp và không phải nhà văn nào cũng có cái nhìn tiến bộ về khả năng cách mạng của họ. Lỗ Tấn là nhà văn có cái nhìn tiến bộ về người phụ nữ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng cũng tiềm tàng đầy sức mạnh phản kháng. Khác với những nhà văn cùng thời, Lỗ Tấn trân trọng họ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng tự do cho họ và gián tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ. Chọn đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn yêu nước Lỗ Tấn cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc. 1.2. Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của thế giới, tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ta từ lâu cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi, quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở 2 thành đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Chúng tôi đã được tìm hiểu ở bậc phổ thông những tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn như AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương. Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng khâm phục đối với nhà văn, nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại Trung Quốc. Lên bậc đại học chúng tôi có dịp tiếp cận với nhà văn qua học phần văn học thế giới - văn học Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời cũng giúp cho chúng tôi có điều kiện th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ TÚ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN (QUA HAI TẬP “GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG”) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ TÚ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN (QUA HAI TẬP “GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG”) Chuyên ngành: Văn học nước ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Hà Thị Hải Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Khoá luận được hoàn thành với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Hà Thị Hải. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã luôn quan tâm giúp đỡ tận tình trong quá trình em thực hiện khoá luận này. Em chân thành cảm ơn phòng Nghiên cứu khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô bộ môn Văn học nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể các bạn sinh viên lớp K50 Đại học Sư phạm Văn – Giáo dục công dân đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện khoá luận. Trong quá trình thực hiện khoá luận do thời gian và phạm vi khoá luận nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khoá luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Tú MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của khoá luận 6 6. Cấu trúc khoá luận 6 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 7 1.1. Nhân vật văn học và tính cách nhân vật 7 1.1.1 Nhân vật văn học 7 1.1.2. Tính cách nhân vật 8 1.2. Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 9 1.2.1. Đặc điểm tính cách chung 9 1.2.1.1. Khát khao hạnh phúc 10 1.2.1.2. Có tinh thần phản kháng 13 1.2.1.3. Luôn day dứt đau khổ. 16 1.2.2. Đặc điểm tính cách riêng 19 1.2.2.1. Tử Quân - một người vừa cương quyết vừa bạc nhược 20 1.2.2.2. Cô Ái - một người dũng cảm nhưng không triệt để 23 1.2.2.3. A Thuận - một cô bé nhút nhát, cả tin 25 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN 29 2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 29 2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 31 2.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 31 2.2.2. Miêu tả hành động nhân vật 37 2.2.3. Khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật 41 2.2.3.1. Đối thoại 41 2.2.3.2. Độc thoại nội tâm 45 2.2.4. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện 47 2.2.5. Miêu tả nhân vật qua khung cảnh thiên nhiên 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Trung Quốc là nền văn học rất lâu đời và phong phú. Ngay từ trước công nguyên nền văn học đã có những thành tựu rực rỡ như thần thoại, kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thì Đường thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba đỉnh cao văn học rực rỡ chói lọi. Đến thời kì hiện đại văn học Trung Quốc đã có nhiều tác giả, tác phẩm nổi bật và ngày càng được khẳng định về số lượng và chất lượng. Văn học thời kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Lỗ Tấn là tên tuổi vĩ đại của văn học Trung Quốc thế kỷ XX, ông là một trong số không nhiều các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế hệ. Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lớn của Trung Quốc mà là của cả thế giới. Ông được xem là “người thầy cách mạng văn hoá Trung Quốc; ngôi sao sáng vĩ đại trên văn đàn Trung Quốc”, “tấm gương sáng cho mọi người con của dân tộc Trung Hoa noi theo”. Ông còn được gọi là “linh hồn dân tộc” [19, 3]. Lỗ Tấn là nhà văn yêu nước chân chính, có tinh thần nhân đạo sâu sắc, ông luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc và số phận của người dân Trung Hoa. Bao trùm lên sáng tác của Lỗ Tấn là lòng yêu thương con người sâu sắc, không chỉ là lòng thương người chung chung mà có cơ sở giai cấp và dân tộc. Có hai loại người ông không bao giờ chĩa mũi dùi châm biếm đó là phụ nữ và trẻ em. Đề tài người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Lỗ Tấn đặc biệt qua hai tập truyện ngắn nổi tiếng “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Từ bao đời nay, người phụ nữ bị khinh rẻ, bị chà đạp và không phải nhà văn nào cũng có cái nhìn tiến bộ về khả năng cách mạng của họ. Lỗ Tấn là nhà văn có cái nhìn tiến bộ về người phụ nữ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng cũng tiềm tàng đầy sức mạnh phản kháng. Khác với những nhà văn cùng thời, Lỗ Tấn trân trọng họ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng tự do cho họ và gián tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ. Chọn đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn yêu nước Lỗ Tấn cũng như vị trí của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc. 1.2. Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của thế giới, tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ta từ lâu cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi, quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở 2 thành đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Chúng tôi đã được tìm hiểu ở bậc phổ thông những tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn như AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương. Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng khâm phục đối với nhà văn, nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại Trung Quốc. Lên bậc đại học chúng tôi có dịp tiếp cận với nhà văn qua học phần văn học thế giới - văn học Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời cũng giúp cho chúng tôi có điều kiện thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về sáng tác của ông. Chọn đề tài này sẽ giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu, quý trọng những tinh hoa nghệ thuật được chắt lọc từ cuộc đời và tâm huyết của nhà văn Lỗ Tấn, từ đó giúp cho việc học tập và nghiên cứu về Lỗ Tấn sẽ trở nên dễ dàng hơn. 1.3. Từ trước đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Lỗ Tấn, về những sáng tác của ông. Hơn nữa những tác phẩm của ông đã được lựa chọn và đưa vào chương trình giảng dạy ở trường trung học phổ thông và trung học cơ sở như Thuốc, AQ chính truyện, Cố hương. Trên cơ sở phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này, đề tài này quả thật rất có ý nghĩa và cần thiết với những sinh viên chuyên nghành Sư phạm Văn như chúng tôi. Đề tài này không chỉ giúp chúng tôi biết cách thực hiện một công trình nghiên cứu văn học phục vụ cho việc học tập và giảng dạy, mặt khác trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân người viết có cơ hội rèn luyện cho mình một cách toàn diện, phát huy tính tích cực “tinh thần Lỗ Tấn” vào cuộc sống, học tập ở Lỗ Tấn một nhân cách cao cả, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, can đảm, lao động nghệ thuật chân chính không vì lợi ích của cá nhân mà đấu tranh vì quyền lợi chung. 2. Lịch sử vấn đề Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, suốt cuộc đời 55 năm cầm bút của mình, ông đã để lại cho dân tộc Trung Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú. Do đó mà một loạt các công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông xuất hiện. Tuy nhiên, truyện ngắn của ông được ưu ái hơn cả. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Lỗ Tấn, tất cả đều đi đến thống nhất một nhận định khái quát: Lỗ Tấn là một nhà văn đại tài, một danh thủ truyện ngắn của nền văn học hiện đại thế kỷ XX. Sau đây là một số ý kiến của các tác giả về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. 3 Đinh Linh trong Ngũ Tứ tạp đàm do Lương Duy Thứ dịch có viết về số phận của nhân vật Tường Lâm như sau: “Tường Lâm chỉ một con đường chết, không chết không được. Những người đồng tình với chị hoặc lạnh lùng với chị, những người chỉ biết có mình, đều cùng dồn đuổi chị vào chỗ chết, đều cùng làm chị thêm đau khổ về tinh thần. Bởi lẽ, không phải người này hay người khác tạo nên số phận bi thảm của chị, nếu như thế thì chỉ là vấn đề con người với nhau, thay đổi người khác thì số phận Tường Lâm sẽ khác. Nhưng Lỗ Tấn không viết như thế, không viết về một câu chuyện bi hoan li hợp mà là viết về chế độ ăn thịt người…” [DT 19, 310]. Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nguyễn Khắc Phi có viết: “Lỗ Tấn đã dành một phần ba truyện ngắn của mình trong “Gào thét” và “Bàng hoàng” để phản ánh số phận của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội cũ” [15, 203]. Nguyễn Khắc Phi chỉ ra một số nét tính cách của người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau: “Hai loại phụ nữLỗ Tấn thường phản ánh trong truyệnphụ nữ lao động và trí thức… Họ đều có tinh thần phản kháng nhưng vì đơn độc, yếu ớt cuối cùng đều bị thất bại. Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc vùng vẫy chống lại lễ giáo phong kiến, cuối cùng bị cái lễ giáo đó làm cho mụ mẫm, sống lay lắt, chết trong giá tuyết của kiếp người ăn mày. Cô Ái trong Ly hôn quyết không để nhà chồng hành hạ áp bức, cô bỏ về nhà mẹ đẻ, kiện cáo lên huyện không xong thì lên phủ, làm cho bên nhà chồng phải khuynh gia bại sản. Nhưng cuối cùng cô cũng bị thế lực phong kiến áp đảo làm mất hết chí khí, đành phải nhẫn nhục nhận lấy chín mươi đồng bạc của nhà chồng bồi thường cho. Còn Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là một phụ nữ có học, kiên quyết đấu tranh giành quyền tự do hôn nhân. Cô đã bất chấp sự ngăn cản của bạn bè và sự dèm pha của xã hội để đến với tình yêu” [15, 204]. Nguyễn Khắc Phi cũng nêu lên một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ: “Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm trạng thím. Hoặc trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng hồn nhiên của A Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền trời một đêm quang tạnh”. Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ sâu kín của tâm hồn” [15, 213]. Nhà văn Anh Đức trong Lỗ Tấn bậc thầy về truyện ngắn có viết: “Cái cảm nghĩ trước hết của tôi bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người, là tinh thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông… Hầu hết những con ngườiLỗ Tấn dựng lên bằng chữ nghĩa đều là những người 4 đau, những người bất hạnh trong cái xã hội Trung Quốc đầy bệnh tật và bất hạnh” [19, 356]. Như vậy, có thể nói mối quan tâm của Lỗ Tấn hướng về những con người bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đều là những con người khổ cực nhất, bất hạnh nhất, Lỗ Tấn đã dành mối quan tâm đặc biệt đến những con người này. Ngoài ra còn nhiều luận văn, đề tài cũng có đề cập đến vấn đề người phụ nữ dù chưa đi sâu cụ thể nhưng cũng điểm qua những chi tiết liên quan đến vấn đề người phụ nữ. Trong Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Lỗ Tấn qua các truyện ngắn của ông, Mai Trọng Vị đã khái quát một số nét về phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn. Thứ nhất về đối tượng phản ánh cũng có nhắc đến hình ảnh của những người phụ nữ: “Nhân vật của Lỗ Tấn còn là nạn nhân của bao nhiêu nỗi giày vò, đày đoạ về cuộc sống tinh thần. Lễ giáo phong kiến luôn luôn thù địch với họ, khiến họ hốt hoảng trước bao nhiêu câu hỏi dồn dập về số phận của họ. Đó là thím Tường Lâm, cô Ái, chị Tư Thiền, là Tử Quân, vú Ngò” [25, 19], về ngôn ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả chỉ ra: “Trong tác phẩm của Lỗ Tấn cần chú ý hai hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật cùng tồn tại trong tác phẩm” [25, 45], về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ ông cho rằng: “Thím Tường Lâm trong truyện ngắn Lễ cầu phúc đối thoại nhưng thực ra là độc thoại. Vỏn vẹn ba câu hỏi với tác giả và một câu đối thoại với bà con Lỗ Trấn, mà tính cách nhân vật được khắc hoạ đậm nét” [25, 49]. Trong Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh thần trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, Trần Lê Hoa Tranh cũng đã đi vào tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ: “Lỗ Tấn không ngần ngại hào hứng xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới của Trung Quốc tương lai độc lập, tự tin, không lệ thuộc vào người khác, có quyền làm chủ vận mệnh của mình” [21, 3]. Bên cạnh đó, những người nông dân có số phận bất hạnh cũng được tác giả khắc hoạ một cách rõ nét: “Hình ảnh chị Tư Thiền và chị Tường Lâm đều là chân dung những người phụ nữ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông” [21, 5]. Trần Lê Hoa Tranh cũng nhận định về những người phụ nữ biết đấu tranh cho quyền lợi của mình: “Ái là người phụ nữ mạnh mẽ, đốp chát và triệt để. Cô quyết tâm đi tìm lẽ công bằng cho cuộc hôn nhân đã tan vỡ của mình. Cô là hình tượng phụ nữ đầu tiên của Lỗ Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền” 5 [21, 6]. Tác giả đã tìm hiểu về số phận của những người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn một cách tương đối cụ thể. Trần Thị Thuý Nguyệt trong luận văn“Đề tài người lao động và người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” đã viết về hình ảnh người phụ nữ lao động: “Người phụ nữ lao động trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có số phận éo le, cay đắng. Họ bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến thần quyền và nam quyền” [13, 41]. Luận văn đã chỉ ra những số phận bất hạnh, những nguồn cơn gây ra nỗi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đó là “thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc suốt đời bị lễ giáo phong kiến buộc vào cổ” [13, 41]; chị Tư Thiền trong Ngày mai đau đớn vì “niềm vui duy nhất trong cuộc đời này là đứa con nhưng nó cũng rời bỏ chị mà đi, chị sống cô độc trong sự thờ ơ, ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người đời” [13, 42]; cô Ái “một cô gái mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng nhưng chưa có sự đoàn kết của tập thể nên đấu tranh của cô trở thành cô độc, lạc lõng giữa dòng đời đầy bon chen” [13,43]. Bên cạnh đó, luận văn còn khai thác về đề tài người phụ nữ trí thức tập trung qua nhân vật Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất: “Tử Quân là một phụ nữ có học thức, hiểu biết, cô kiên quyết đấu tranh đòi tự do hôn nhân” [13, 62]. Khoá luận đã đề cập đến hình ảnh những người phụ nữ lao động và phụ nữ trí thức nhưng chưa đi sâu cụ thể vào đặc điểm tính cách chung, đặc điểm tính cách riêng của người phụ nữ. Từ những tư liệu trên cho thấy, những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Lỗ Tấn thì rất nhiều, tuy nhiên chưa có một công trình riêng nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Chúng tôi chọn đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn (qua hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”)”. Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các thế hệ đi trước. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn qua hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”. [...]... khoá luận Khoá luận đã chỉ ra được những đặc điểm tính cách chung, đặc điểm tính cách riêng và nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 6 Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khoá luận gồm hai chương như sau: Chương 1 Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ. .. rõ tính cách của người phụ nữ cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Phương pháp phân tích nhân vật: Để làm nổi bật những đặc điểm tính cách của nhân vật và những biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đó Phương pháp so sánh: So sánh người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn với người phụ nữ trong các tác phẩm văn học của các nhà nhà văn khác trong và ngoài... riêng 1.2 Đặc điểm tính cách người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Trong truyện ngắn của mình Lỗ Tấn thể hiện người phụ nữ vừa ở những nét tính cách chung, nhưng đồng thời mỗi nhân vật đều mang trong mình những nét tính cách riêng, không trộn lẫn với nhân vật nào khác 1.2.1 Đặc điểm tính cách chung Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tẫn thường là những con người khổ đau, họ phải chịu... của nhà văn về con người Nhân vật được thể hiện qua chi tiết, hành động, ngôn ngữ, xung đột, sự kiện… một cách rõ ràng 2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Lỗ Tấn đã vận dụng những phương tiện, biện pháp nghệ thuật sau đây để xây dựng nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của mình: 2.2.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngoại hình là... TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật là nghiên cứu các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật Văn học đa dạng đến đâu thì các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó Nghệ thuật xây dựng nhân vật thuộc hình thức của tác phẩm văn học Khi xem xét nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. .. gọn trong một phong cách nghệ thuật độc đáo, sáng sủa, nhiều màu sắc Trong số đó, truyện ngắn và tạp văn là đặc sắc hơn cả Khi xây dựng hình tượng người phụ nữ Lỗ Tấn chú ý chỉ ra những đặc điểm tính cách của họ Trong chương này chúng tôi sẽ nêu khái quát những vấn đề lí luận về nhân vật văn học, tính cách nhân vật và chỉ ra những đặc điểm tính cách chung và riêng của người phụ nữ trong truyện ngắn. ..3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận chỉ ra những đặc điểm tính cách của người phụ nữ và nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, qua đó nêu bật tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lỗ Tấn 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát văn bản: Chúng tôi dựa vào việc khảo sát văn bản để tìm ra những dẫn chứng làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá trong đề tài Thống kê, phân... nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn luôn đa đoan không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa ngay ngắn Dường như truyện của Lỗ Tấn viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã Và hầu như các nhân vật nữ của Lỗ Tấn không ai dám tự tử, mà họ đều sống trong đau khổ, chết trong cô đơn Sống trong. .. người luôn khát khao hạnh phúc, biết phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của mình đồng thời luôn day dứt, đau khổ 9 1.2.1.1 Khát khao hạnh phúc Người phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là những con người bị áp bức, đè nén, bị lễ giáo phong kiến trói buộc Lễ giáo phong kiến như một bức tường thành cao, dày bủa vây lấy người người phụ nữ, không có cánh cổng nào để thoát ra ngoài và những người phụ nữ. .. truyện ngắn của Lỗ Tấn 1.1 Nhân vật văn học và tính cách nhân vật 1.1.1 Nhân vật văn học Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học Dù tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong văn học bằng các phương tiện văn học” [10, 277] Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình lẫn nội

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan