ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

66 3.3K 12
ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 12. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 43. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 83.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 83.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 94. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 94.1. Phương pháp thống kê phân loại .................................................................. 94.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ................................................................... 94.3. Phương pháp phân tích tu từ học .............................................................. 105. Những đóng góp của khóa luận .................................................................... 106. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 121.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 121.1.1. Màu sắc tu từ .......................................................................................... 121.1.2. Phương tiện tu từ .................................................................................... 141.1.3. Biện pháp tu từ ....................................................................................... 151.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ......................... 161.1.4.1 Cấp độ từ vựng ..................................................................................... 161.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa ................................................................................. 181.1.4.3. Cấp độ cú pháp .................................................................................... 191.1.4.4. Cấp độ văn bản .................................................................................... 201.1.5. Phân tích tu từ học .................................................................................. 211.2. Ẩn dụ tu từ ................................................................................................ 261.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 261.2.2. Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại .......................................................... 271.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại: ............. 271.2.2.2. Các dạng ẩn dụ. ................................................................................... 291.2.3. Ý nghĩa sử dụng ..................................................................................... 321.2.3.1. Trong sinh hoạt hằng ngày ................................................................... 32Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều trong lờ nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểucảm, cảm xúc. .................................................................................................. 321.2.3.2 Trong văn chính luận ............................................................................ 321.2.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật ..................................................................... 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 34CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦANGUYỄN DU .................................................................................................. 352.1. Khảo sát thống kê ...................................................................................... 352.1.1. Tư liệu thống kê ..................................................................................... 352.1.2. Mục đích thống kê .................................................................................. 352.1.3. Kết quả thống kê..................................................................................... 362.1.4. Nhận xét ................................................................................................. 362.2. Giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ...... 362.2.1. Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách của Nguyễn Du .............................. 362.2.2. Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ... 412.3. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ................................................. 49TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 57KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 601MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNền văn học Việt Nam thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc ta.Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 8 thế kỉ trôi qua lịch sử dân tộc đã xây dựngcho nền văn học một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học báchọc, về văn chương chữ Hán cũng như về văn chương chữ Nôm. Đến cuối thế kỉXVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học VN vẫn gồm 2 bộ phận văn học chữ Hánvà văn học chữ Nôm. Ngày nay nói đến thành tựu nổi bật của Văn học Việt Namnửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là nói đến bộ phận văn họcchữ Nôm, văn học chữ Nôm phát triển trong giai đoạn này cả về số lượng lẫnchất lượng.Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm chan chứamột tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Sáng táccủa Nguyễn Du được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc nhà thơ còn sống.Phạm Quý Thích, người cùng thời từng có bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán đểvịnh Truyện Kiều. Nhiều nhà Nho ở Thăng Long, nhất là những học trò củaPhạm Quý Thích, trong đó có một số người là danh thần, danh sĩ từng tham giavào việc phổ biến Truyện Kiều. Do vậy, những sáng tác của ông có ảnh hưởnglớn trong xã hội, chí ít là tầng lớp văn hóa cao.Từ đó tới nay, việc sưu tập, nghiên cứu, phổ biến di sản văn học củaNguyễn Du không bao giờ bị đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng với sự tiến bộcủa ngành văn bản học và ngữ văn học nước ta, đặc biệt từ sau những năm 30của thế kỉ XX, khi việc sưu tầm, nghiên cứu văn học được ý thức như là mộthoạt động khoa học. Là một kiệt tác văn chương quá khứ, “Truyện Kiều” có mộtđời sống lịch sử khá đặc biệt. Từ khi ra đời đến nay tác phẩm được nhân dân yêuchuộng và đã thu hút tâm huyết, trí tuệ của bao lớp người cầm bút. Biết baonhiêu cảm xúc suy tư, bao nhiêu lời phẩm bình, bao nhiêu hướng nghiên cứutiếp cận của các thế hệ nối tiếp nhau nhằm thâm nhập sâu hơn vào thế giới củatruyện. “Truyện Kiều” là một hiện tượng đột xuất của truyện Nôm, nhưng hiệntượng ấy nằm trong một quá trình, mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân,giữa tiếp thu và sáng tạo, giữa tác phẩm với thể loại.Truyện Nôm viết về cuộc sống con người, những câu chuyện mà nho gia đãnói xảy ra “nơi đầu phố xó ngõ” và nó có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đờisống và có cả cốt truyện bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian. Nhà nghiêncứu văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tiên Điền dù2bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để màchơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Đó cũnglà những cảm nhận chung của người đọc về những sáng tác của nhà thơ,“Truyện Kiều” một tác phẩm được Nguyễn Du sáng tác khi “chồng chất nhữngkhối lõi ở lòng”, và được viết “như có máu chảy trên đầu ngọn thời bút”. (Di sảncủa Nguyễn Du thời gian - Trịnh Bá Đĩnh) và tất nhiên phải chứa đầy những tâmtình của ông.Gần hai trăm năm nay “Truyện Kiều” chưa bao giờ vắng bóng trên thi đànvăn học Việt Nam. Những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm“Truyện Kiều” giới thiệu một cách sâu rộng không chỉ trường trung học cơ sở,trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trên sách báo trong nước màcòn lan rộng ra cả nước ngoài. Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng cácbiện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và đến giọng điệu các điển tích, điểncố trong các đoạn trích trong tác phẩm này.Như chúng ta đã biết: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khảnăng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều có công khai sáng cho nhiều nhàvăn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác vănchương” (Nguyễn Lộc). Việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong“Truyện Kiều” chưa được quan tâm một cách cụ thể. Vì thế khóa luận tiến hànhtìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Đây là mộtviệc làm chúng tôi thiết nghĩ vô cùng quan trọng và thiết thực giúp chúng ta,những bạn đọc sẽ có những cái nhìn tinh tế, toàn diện hơn ở các phương tiện tutừ và biện pháp tu từ.Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy có những sự vật bản chất khôngphải là A lại mang tên gọi của A, do giữa A và chúng có một nét nào đó tươngđồng nhau. Đặc điểm này đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng tanhận thức về thế giới khách quan một cách sinh động. Cách liên tưởng này vừacó tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liêntưởng ấy chính là ẩn dụ tu từ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Vớiviệc nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ sẽ góp phần làm giàu vốn ngônngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa và cách diễn đạt hơn.Để đi vào tìm hiểu sâu hơn nữa “Truyện Kiều” vốn đã được đưa vào giảngdạy trong chương trình phổ thông và cách tiếp cận tác phẩm chúng ta đi vàokhảo cứu “Truyện Kiều” trong chương trình văn học phổ thông (trong chươngtrình lớp 10) chúng ta thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây và chứng tỏ cáctác phẩm của Nguyễn Du được ghi nhận xứng đáng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành: Ngữ dụng học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Bùi Kim Tuyến Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn, sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sỹ Bùi Kim Tuyến - giảng viên chính giảng dạy bộ môn tiếng Việt, người đã dành nhiều thời gian, trực tiếp, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em kính mong các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn sinh viên góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới Hội đồng chấm khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người viết Đoàn Thị Thanh Tuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 8 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 9 4.1. Phương pháp thống kê phân loại 9 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu 9 4.3. Phương pháp phân tích tu từ học 10 5. Những đóng góp của khóa luận 10 6. Cấu trúc của khóa luận 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản 12 1.1.1. Màu sắc tu từ 12 1.1.2. Phương tiện tu từ 14 1.1.3. Biện pháp tu từ 15 1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 16 1.1.4.1 Cấp độ từ vựng 16 1.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa 18 1.1.4.3. Cấp độ cú pháp 19 1.1.4.4. Cấp độ văn bản 20 1.1.5. Phân tích tu từ học 21 1.2. Ẩn dụ tu từ 26 1.2.1. Khái niệm 26 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại 27 1.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại: 27 1.2.2.2. Các dạng ẩn dụ. 29 1.2.3. Ý nghĩa sử dụng 32 1.2.3.1. Trong sinh hoạt hằng ngày 32 Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều trong lờ nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu cảm, cảm xúc. 32 1.2.3.2 Trong văn chính luận 32 1.2.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 35 2.1. Khảo sát thống kê 35 2.1.1. liệu thống kê 35 2.1.2. Mục đích thống kê 35 2.1.3. Kết quả thống kê 36 2.1.4. Nhận xét 36 2.2. Giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 36 2.2.1. Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách của Nguyễn Du 36 2.2.2. Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 41 2.3. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” 49 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc ta. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 8 thế kỉ trôi qua lịch sử dân tộc đã xây dựng cho nền văn học một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học bác học, về văn chương chữ Hán cũng như về văn chương chữ Nôm. Đến cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học VN vẫn gồm 2 bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Ngày nay nói đến thành tựu nổi bật của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là nói đến bộ phận văn học chữ Nôm, văn học chữ Nôm phát triển trong giai đoạn này cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm chan chứa một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc nhà thơ còn sống. Phạm Quý Thích, người cùng thời từng có bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán để vịnh Truyện Kiều. Nhiều nhà Nho ở Thăng Long, nhất là những học trò của Phạm Quý Thích, trong đó có một số người là danh thần, danh sĩ từng tham gia vào việc phổ biến Truyện Kiều. Do vậy, những sáng tác của ông có ảnh hưởng lớn trong xã hội, chí ít là tầng lớp văn hóa cao. Từ đó tới nay, việc sưu tập, nghiên cứu, phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du không bao giờ bị đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng với sự tiến bộ của ngành văn bản học và ngữ văn học nước ta, đặc biệt từ sau những năm 30 của thế kỉ XX, khi việc sưu tầm, nghiên cứu văn học được ý thức như là một hoạt động khoa học. Là một kiệt tác văn chương quá khứ, “Truyện Kiều” có một đời sống lịch sử khá đặc biệt. Từ khi ra đời đến nay tác phẩm được nhân dân yêu chuộng và đã thu hút tâm huyết, trí tuệ của bao lớp người cầm bút. Biết bao nhiêu cảm xúc suy tư, bao nhiêu lời phẩm bình, bao nhiêu hướng nghiên cứu tiếp cận của các thế hệ nối tiếp nhau nhằm thâm nhập sâu hơn vào thế giới của truyện. “Truyện Kiều” là một hiện tượng đột xuất của truyện Nôm, nhưng hiện tượng ấy nằm trong một quá trình, mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa tiếp thu và sáng tạo, giữa tác phẩm với thể loại. Truyện Nôm viết về cuộc sống con người, những câu chuyện mà nho gia đã nói xảy ra “nơi đầu phố xó ngõ” và nó có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đời sống và có cả cốt truyện bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian. Nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tiên Điền 2 bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để mà chơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Đó cũng là những cảm nhận chung của người đọc về những sáng tác của nhà thơ, “Truyện Kiều” một tác phẩm được Nguyễn Du sáng tác khi “chồng chất những khối lõi ở lòng”, và được viết “như có máu chảy trên đầu ngọn thời bút”. (Di sản của Nguyễn Du thời gian - Trịnh Bá Đĩnh) và tất nhiên phải chứa đầy những tâm tình của ông. Gần hai trăm năm nay “Truyện Kiều” chưa bao giờ vắng bóng trên thi đàn văn học Việt Nam. Những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm “Truyện Kiều” giới thiệu một cách sâu rộng không chỉ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trên sách báo trong nước mà còn lan rộng ra cả nước ngoài. Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và đến giọng điệu các điển tích, điển cố trong các đoạn trích trong tác phẩm này. Như chúng ta đã biết: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương” (Nguyễn Lộc). Việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong “Truyện Kiều” chưa được quan tâm một cách cụ thể. Vì thế khóa luận tiến hành tìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Đây là một việc làm chúng tôi thiết nghĩ vô cùng quan trọng và thiết thực giúp chúng ta, những bạn đọc sẽ có những cái nhìn tinh tế, toàn diện hơn ở các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy có những sự vật bản chất không phải là A lại mang tên gọi của A, do giữa A và chúng có một nét nào đó tương đồng nhau. Đặc điểm này đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan một cách sinh động. Cách liên tưởng này vừa có tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ tu từ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Với việc nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ sẽ góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa và cách diễn đạt hơn. Để đi vào tìm hiểu sâu hơn nữa “Truyện Kiều” vốn đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông và cách tiếp cận tác phẩm chúng ta đi vào khảo cứu “Truyện Kiều” trong chương trình văn học phổ thông (trong chương trình lớp 10) chúng ta thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây và chứng tỏ các tác phẩm của Nguyễn Du được ghi nhận xứng đáng. 3 Số tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 cơ bản, tập 2, Nxb Giáo dục năm 2006. Bảng thống kê Stt Tên tác giả số bài (đoạn trích) đưa vào giảng dạy chính thức số bài (đoạn trích) đọc thêm 01 Trương Hán Siêu 01 0 02 Nguyễn Trãi 01 0 03 Hoàng Đức Lương 01 0 04 Ngô Sĩ Liên 01 01 05 Nguyễn Dữ 01 01 06 Đặng Trần Côn 01 0 07 Nguyễn Du 03 01 Qua bảng thông kê trên, chúng ta nhận thấy được một phần nào vị trí của nhà thơ Nguyễn Du cũng như việc giảng dạy tác phẩm của ông trong trường phổ thông và trung học cơ sở. Hiện nay, ở nhà trường phổ thông tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng được đưa vào giảng dạy và có cả trong phần đọc thêm. Với chương trình cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp giảng dạy tích hợp giữa phân môn: tiếng Việt, tập làm văn, văn học gọi chung là ngữ văn, ở nhà trường trung học phổ thông và trung học cơ sở ngày càng được chú trọng nâng cao. Từ đó thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và tiếng Việt. Việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào việc phân tích các giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ và phương pháp tu từ trong văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật không phải là việc dễ làm và thường xuyên. Lí luận và thực tiễn cách nhau một khoảng rất lớn. Chúng ta thấy điều đó ở các giờ giảng môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Thường thì học sinh, sinh viên, giới bạn đọc chỉ thấy được cái hay cái đẹp của câu thơ mà không biết chúng bắt nguồn từ đâu ? Nếu có thì cũng chỉ là đả động đến mà chưa đi vào tìm hiểu một cách chi tiết. Điều đó sẽ làm mất đi vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy bén, tài năng trong việc sử dụng ngôn từ. Vì thế khi phân tích, giảng dạy, tìm hiểu những tác phẩm thơ ca độc đáo của Nguyễn Du giáo viên gần như giúp học sinh 4 cảm nhận và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trong đó có ẩn dụ tu từ. Để khắc phục và giảm bớt tình trạng trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết và quan trọng cho những ai yêu thích tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung và biện pháp ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” nói riêng. Đồng thời qua đây góp thêm tiếng nói khẳng định sức hút mạnh mẽ của biện pháp tu từ trong tác phẩm“Truyện Kiều” của nhà thơ, để việc dạy thơ ông một cách dễ dàng, sâu sắc và đa dạng hơn. 2. Lịch sử vấn đề Bước sang thế kỉ XX với nhiều cách tiếp nhận “Truyện Kiều”, nhiều công trình nghiên cứu, “Truyện Kiều” đã được rất nhiều đối tượng tham gia và khám phá. Năm 1943 Đào Duy Anh cho ra cuốn Khảo luận về truyện Thúy Kiều đã tiến một bước trong việc so sánh “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, phân tích tới nhân vật, văn chương, vị trí Truyện Kiều trong lịch sử văn học Việt Nam. Năm 1949, Hoài Thanh với công trình “Quyền sống của con người” đã cảm thụ Truyện Kiều một cách hoàn toàn mới - lý giải Truyện Kiều trong tinh thần hiện thực, khát vọng giải phóng con người trong xã hội phong kiến. Cứ như vậy hàng bao nhiêu năm qua “Truyện Kiều” không bao giờ ngủ yên trong thư viện, nó luôn bị đánh thức, tra vấn tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Từ năm 1956 trở đi, “Truyện Kiều” năm nào cũng được giảng dạy trong chương trình phổ thông. Nguyễn Du đến với người đọc bằng một sự bí ẩn và ra đi cũng để lại một sự sâu lắng mà cho đến bây giờ biết bao thế hệ bạn đọc, biết bao công trình nghiên cứu về tác phẩm “Truyện Kiều” vẫn luôn là một ẩn số cần khai thác và khám phá. Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ đã từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong giáo trình nói về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu [21] Đỗ Hữu Châu [5], Nguyễn Thiện Giáp [13] đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và phương thức ẩn dụ nói riêng. Các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [11], Cù Đình [20], Nguyễn Thái Hòa [17], Hữu Đạt [14] cho rằng ẩn dụ là phép tu từ dung để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt. Song ở mỗi tác giả, mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau. Cù Đình [20] xem ẩn dụ: “Là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng của hai đối tượng”. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai 5 đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng việt ra làm 5 loại: Tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung cách phân chia này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Nguyễn Thái Hòa [17] gọi ẩn dụ là: “Phương thức chuyển nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm”. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ làm 3 loại: “Từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể”. Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ, để thấy được mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng chưa được thể hiện rõ nét và thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ. Như vậy, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và nhiều nhưng ít có công trình nào tìm hiểu ẩn dụ trong tác phẩm nghệ thuật. Thực tế cho thấy có những cách hiểu, cách tiếp cận (ẩn dụ tu từ) trong các văn bản nghệ thuật là khác nhau. Hoài Thanh khi nghiên cứu văn chương Nguyễn Du đã từng nhận xét rằng: “Văn chương cụ Nguyễn Tiên Điền bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để mà chơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Cùng với thời gian này có nhiều độc giả, nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng lên một hình ảnh Nguyễn Du, một chân dung được khắc họa rõ nét. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Bách Khoa, trong bài viết “Văn chương Truyện Kiều” đã đề cập đến nhận xét về “Truyện Kiều” của Mộng Liên Đường chủ nhân, người bạn cùng thời của Nguyễn Du: “Trong một tập thủy chung lấy bốn chữ tạo vật đố tài tóm cả một đời Thúy Kiều khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc, khi nỉ non tiếng nguyệt, khách dưới đèn đắm đuối tiêu tao, khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân, khi kinh lệ, khi can qua mùi từng trải nghĩ mà tê lưỡi. Vui buồn hợp tan mười mấy năm trời, trong cuốn văn tỏa ra như hệt không khác gì một bức tranh vậy. Xem đến chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn nguyên vẫn chưa gỡ khúc đàn bạc mệnh gẩy xong mà oán hận vẫn chưa hả”. Và chủ nhân Mộng Liên Đường cũng nhận thấy khi đọc Truyện Kiều: “Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà chung một dạ”. Như vậy, nhận xét của Mộng Liên Đường chủ nhân đọc, viết ra như có máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm đẫm trên giấy, khiến cho ai đọc đến cũng phải thấm thía bùi ngùi, đau đớn. Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy. Mộng Liên Đường đã nhận xét rất thấu tình đạt lí về con người cũng như tài năng của [...]... phương tiện tu từ này một cách khoa học, chính xác và khách quan Thứ 2: Tiến hành khảo sát tác phẩm Truyện Kiều để tìm ra những câu thơ có sử dụng ẩn dụ tu từ, để từ đó đi sâu vào nhận xét đánh giá khái quát về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụNguyễn Du đã sử dụng trong tác phẩm Truyện Kiều Thứ 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ ẩn dụ trong việc biểu... nội dung, tưởng của tác phẩm Truyện Kiều Sau đó đi vào phân tích giá trị cụ thể của các phương tiện tu từ đó trong đoạn trích được 8 đưa vào giảng dạy ở phổ thông: “Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp tu từ, nhất là biện pháp ẩn dụ tu từ để làm tiền đề cho việc phân tích giá trị của biện pháp tu từNguyễn Du. .. đắn về giá trị tác phẩm Truyện Kiều nhưng hầu như chưa đi vào phân tích đánh giá về biện pháp tu từ trong tác phẩm này Trong phạm vi khóa luận này, với sự nỗ lực của bản thân người viết, chúng tôi mong góp một phần nhỏ trong việc đi sâu tìm hiểu giá trị tu từ và biện pháp ẩn dụ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Đồng thời qua đây cho thấy được cái hay, cái đẹp ẩn hiện trong tác phẩm này 3 Mục... cứu Khóa luận này chúng tôi muốn tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ thể là phương thức ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, để từ đó thấy được vai trò, tác dụng của phương tiện này góp phần làm nên vẻ đẹp, sự thành công của ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Du nói chung và tác phẩm Truyện Kiều nói riêng, cũng như là cách sử dụng những hình ảnh một cách tài ba và sáng tạo Khóa luận. .. thú, quan tâm tới Truyện Kiều của Nguyễn Du nói chung và các bạn sinh viên ngành Ngữ văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Khi nghiên cứu khóa luận này chúng tôi thực hiện các bước sau: Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương tiện tu từ ngữ nghĩa: ẩn dụ tu từ, làm cơ sở vững chắc để soi rọi vào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nhằm tìm ra những... tu từNguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ trong tác phẩm của mình: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để thể hiện sự sắc sảo tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ thực hư, hư thực để biểu đạt thái độ của mình một cách thần tình Ẩn dụ là một trong nhiều phương tiện tu từkhóa luận tiến hành thống kê, phân tích để tìm ra giá trị của biện pháp này, giá... trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết của phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ Chương 2: Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngoài ra khóa luận còn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Marc Leuy-Pháp cho rằng: Văn học như chiếc cầu thang lớn, muốn đi đến bậc cuối... nguồn từ các lớp từ như: Khẩu ngữ, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương Còn những từ ngữ không có nghĩa tương liên, từ không nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ thống từ vựng tu từ Tuy không phải là phương tiện tu từ ở cấp độ thấp từ vựng, nhưng chúng ta có thể sử dụng để tạo ra các biện pháp tu từ các lớp như: Thuật ngữ từtrong danh mục, từ lịch sự, từ ngoại lai Còn các biện pháp tu từ vựng:... sử dụng lựa chọn các phương tiện tu từ biện pháp tu từ, phương tiện ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng của từng phong cách chức năng Có những tác giả sử dụng nhiều phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tác phẩm để tăng giá trị cho tác phẩm cả về nội dung cũng như hình thức như: Nguyễn Tu n, Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu Bên cạnh đó những tác phẩm chỉ sử dụng phương tiện tu từ như “đòn bẩy’’ như một thủ pháp... trạng của đôi bạn đang yêu tha thiết Hay: Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai [6] Tác giả sử dụng hình ảnh “bóng hồng”, “xuân lan thu cúc” ẩn dụ là hình ảnh Thúy Vân, Thúy Kiều, những con người tuyệt thế giai nhân Căn cứ vào từ loại và chức năng của ẩn dụ, tác giả đã chia ẩn dụ ra làm 3 loại: Ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ hình tượng Trong ba loại ẩn dụ này, ẩn dụ nhận

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan