quy chế pháp lý của ủy ban nhân dân

5 1.4K 15
quy chế pháp lý của ủy ban nhân dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN I) Vị trí, tính chất pháp của UBND: Điều 123 HP 1992 quy định : “ UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở đia phương, chịu trách nhiệm chấp hành HP, luật, các VB của CQNN cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp’’. 1) Là cơ quan chấp hành của HĐND. Vì: • UBND được thành lập trên cơ sở của HĐND cùng cấp: HĐND cấp nào thì bầu ra UBND cấp đó. - Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu. Chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp. - Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND cũng do HĐND cùng cấp bầu, nhưng không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. ( cơ quan hành chính NN ở địa phương của 1 số nước do CQ hành chính NN cấp trên bổ nhiệm nên không là cơ quan chấp hành của cơ quan dân cử cùng cấp mà chỉ là CQ hành chính NN ở địa phương, đại diện cho CP). • UBND có trách nhiệm chấp hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp: - UBND tổ chức, chỉ đạo các cơ quan ban ngành thực hiện các nghị quyết của HĐND, để biến nghị quyết của HĐND thành hiện thực trong cuộc sống. • UBND chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp: - UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp. - Đại biểu HĐND có quyền chất vấn : Chủ tịch UBND, các Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND; cũng như Thủ trưởng các CQ chuyên môn thuộc UBND cùng cấp. - HĐND có quyền : + Bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND. + Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của UBND, là những người do HĐND bầu (thành viên nào không được quá ½ tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm). + Bãi bỏ các văn bản pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND nếu các văn bản đó trái với HP, luật, các văn bản của CQNN cấp trên, trái với nghị quyết của HĐND cùng cấp. 2) Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: - UBND là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính NN từ TW đến cơ sở, đứng đầu là CP. - Mặc dù UBND do HĐND cùng cấp bầu nhưng kết quả bầu UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh -> Thủ tướng). - UBND, Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cấp trên trực tiếp ( Điều 102 Luật hiện hành) - Chủ tịch UBND cấp trên có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp đối với cấp tỉnh -> Thủ tướng). - Chủ tịch UBND cấp trên có quyền đình chỉ, bãi bỏ các VB trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. - Chủ tịch UBND cấp trên có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp đình chỉ, bãi bỏ các VB trái PL của CQ chuyên môn thuộc UBND cấp dưới. • Chức năng, thẩm quyền và tính chất hoạt động của UBND là mang tính hành chính nhà nước, được thực hiện trong phạm vi địa phương tương ứng với cấp của UBND: - UBND trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các CQ ban ngành thuộc quyền thực hiện hoạt động quản hành chính nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực (KT, VH-XH, AN- QP, GD…) ở địa phương. - UBND có quyền ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật ( quyết định, chỉ thị) có tính bắt buộc thực hiện đối với các CQ, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở địa phương. - UBND trực tiếp hoặc thông qua các CQ ban ngành thuộc quyền ban hành các VB cá biệt nhằm giải quyết các quyền, nghĩ vụ hoặc xử các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản nhà nước ở địa phương.  Như vậy, từ những điều đã trình bày, có thể khẳng định rằng : UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.  UBND vẫn có quyền tác động lại : - Chủ tịch UBND có quyền tham dự các buổi họp của HĐND, có quyền đề nghị HĐND họp kín, họp bất thường. - UBND là nơi xây dựng rất nhiều đề án, dự án trình cho HĐND xem xét , thảo luận, thông qua . Vd: đề án việc phát triển KT-XH ở địa phương, đề án xây dựng công trình trọng điểm của địa phương.  Tóm lại từ sự phân tích Điều 123 HP hiện hành, chúng ta có thể rút ra kết luận là UBND là cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc (trực thuộc 2 chiều).  Sở dĩ UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này là vì nếu chỉ trói buộc UBND vào 1 chiều thôi thì sẽ dẫn đến những bất cập nhất định : + Nếu trới UBND vào HĐND thì sẽ không thông suốt, không quản được, không trói buộc dẫn tới tình trạng trên nói dưới không nghe. + Nếu trói UBND vào UBND cấp trên thì HĐND sẽ hình thức, vô nghĩa và trái với nguyên nhà nước của dân.  Cuối cùng trói cùng 1 lúc vào 2 chiều. Tuy nhiên nếu như vậy thì nó chỉ là 1 sự nửa vời, biện pháp tình thế. Điều đó cho ta nhận ra sự thiếu bản lĩnh, không triệt để của Nhà nước cho nên đã gây ra hàng loạt những bất cập trong quá trình tổ chức và hoạt động của UBND trên thực tế và cho đến nay vẫn chưa có cơ chế nào xử lí : UB cấp trên HĐNDUBND - Pháp luật hiện hành vẫn chưa có 1 quy định nào để giải quyết tình huống nếu Chủ tịch UBND cấp trên không phê chuẩn kết quả bầu UBND của HĐND cấp dưới thì sẽ xử tình huống này như thế nào ? Ví dụ : HĐND xã Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn bầu ra 5 người của UBND xã (A,B,C,D,E) trình lên cho Chủ tịch UBND huyện phê nhưng UBND huyện không phê bắt HĐND xã bầu lại. HĐND xã kiên quyết không bầu lại và tiếp tục đưa lại cho Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn ( đồ quan liêu, phê chuẩn đi !  ) - Pháp luật hiện hành cũng không có quy định trường hợp nếu Chủ tịch ủy ban cấp trên không phê kết quả bầu đối với Chủ tịch UBND cấp dưới thì địa vị pháp của Phó chủ tịch và ủy viên UBND cấp dưới sẽ được giải quyết như thế nào ? Ví dụ: HĐND 5 căn tỉnh Cà Mau bầu ra UBND gồm 7 thành viên ( A,B,C,D,E,F,G) trong đó A là Chủ tịch 1 nhiệm kỳ rồi và chuyên môn là sân khấu điện ảnh. Biết điều đó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê 6 người còn riêng ông A thì không phê làm Chủ tịch UBND huyện 5 căn và yêu cầu bầu lại. Rồi sau đó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị bầu lại và giới thiệu ông M thay cho vị trí của ông A. II) Cơ cấu tổ chức của UBND: 1) Cơ cấu thành viên của UBND: UBND gồm : - Chủ tịch UBND - Phó chủ tịch UBND - Các ủy viên Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và nghị định số 107/2004/NĐ-CP của CP năm 2004 : + UBND cấp tỉnh : 9-11 thành viên (UBND Tp.Hà Nội, Tp,HCM là 13-> gồm 1 Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch, 7 Ủy viên phụ trách các lĩnh vực.) còn bình thường là 1 Chủ tịch, 3-4 Phó chủ tịch , Ủy viên + UBND cấp huyện : 7-9 + UBND cấp xã: 3-5 Cách thức thành lập : - Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND. Chú ý : Đầu nhiệm kỳ, Chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch UBND thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử vào chức danh Chủ tịch UBND để HĐND bầu, người được bầu không nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp. - Phó chủ tịch và các ủy viên do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND . Phó chủ tịch và các ủy viên không nhất thiết phải là đại biểu HĐND ( giải thích tương tự như Chính phủ). ( Mỗi đại biểu HĐND cũng có quyền đề cử và ứng cử vào các chức danh UBND) Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh phải được Thủ tướng phê chuẩn ) Chủ tịch UBND cấp trên có quyền điều động, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Tuy nhiên trong 2 trường hợp sau đây thì Chủ tịch UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND : + Bị cấp trên điều động + Giữa nhiệm kỳ vì 1 do nào đó mà khuyết chủ tịch. Người thay thế không nhất thiết là đại biểu HĐND, có thể cấp trên điều động người từ nơi khác về hoặc HĐND bầu Phó chủ tịch Ủy ban. Chỉ có 1 số Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND được cơ cấu mới là thành viên của UBND.  ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHỦ TỊCH UBND theo hướng “ Nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đảng (đứng đầu cấp ủy đảng địa phương đó) - Chủ tịch UBND đã thí điểm 1 số xã -> rút kinh nghiệm để nhân rộng. - Mục đích: Đảm bảo sự thống nhất cao giữa luận và thực tiễn, giữa nói và làm, giữa chủ trương và hành động  Dễ quy kết trách nhiệm khi có sai phạm xảy ra. 2) Cơ cấu tổ chức: - UBND cấp tỉnh và cấp huyện có các CQ chuyên môn. CQ chuyên môn tham mưu giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản hành chính nhà nước ở địa phương và thực hiện 1 số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự quản thông nhất của ngành, lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở. - Các CQ chuyên môn chịu sự chỉ đạo, quản về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản về nghiệp vụ CQ chuyên môn cấp trên. III) Hình thức hoạt động của UBND: UBND thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thông qua các hình thức hoạt động : tập thể UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND. 1)Hoạt động của tập thể UBND thông qua các phiên họp CP: - UBND họp mỗi tháng ít nhất 1 lần, UBND có thể họp bất thường theo yêu cầu của : + Chủ tịch UBND + Ít nhất 1/3 tổng số thành viên của UBND - Tại các phiên họp, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số 6 vấn đề quan trọng. ( Điều 124 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003) - Các quyết định của UBND phải được quá ½ tổng số thành viên của UBND biểu quyết tán thành. 2)Chủ tịch UBND: Là người đứng đầu UBND, lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và CQ nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND: - Lãnh đạo hoạt động của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, UBND cấp dưới trực tiếp : + Đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và UBND cấp dưới. + Quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ UBND cấp mình, trừ 6 vấn đề ( thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể UBND) được quy định ở trên. - Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND. - Phê chuẩn kết quả bầu, phê chuẩn việc bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp. + Điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Những nơi có thí điểm thì Chủ tịch UBND có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch cấp dưới. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng CQ chuyên môn thuộc UBND cấp mình. ( trừ ngành CA và quân đội) - Đình chỉ, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của CQ chuyên môn thuộc UBND cấp mình, của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. - Đình chỉ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ các văn bản đó. ( như Thủ tướng) - Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ( Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003) 3)Hoạt động của Phó chủ tịch và các ủy viên của UBND: - Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công phụ trách, thực hiện các mảng công tác như : kinh tế - tài chính, văn hóa-xã hội… - Các ủy viên : được Chủ tịch phân công phụ trách quản các mảng công tác như : công an, quân sự, thanh tra, văn hóa- thông tin… - Phó chủ tịch, các ủy viên của UBND chịu trách nhiệm trước : + Chủ tịch UBND về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. + Trước HĐND cùng cấp và CQNN cấp trên. 4)Hoạt động của Thủ trưởng CQ chuyên môn: - Thủ trưởng CQ chuyên môn thuộc UBND do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Thủ trưởng CQ chuyên môn được Chủ tịch UBND cùng cấp phân công phụ trách, quản các ngành, lĩnh vực nhất định. - Thủ trưởng CQ chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước UBND, HĐND cùng cấp và trước CQ chuyên môn thuộc UBND cấp trên. . ông A. II) Cơ cấu tổ chức của UBND: 1) Cơ cấu thành viên của UBND: UBND gồm : - Chủ tịch UBND - Phó chủ tịch UBND - Các ủy viên Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và nghị định. thức hoạt động : tập thể UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND. 1)Hoạt động của tập thể UBND thông qua các phiên họp CP: - UBND họp mỗi tháng ít nhất 1 lần, UBND có thể họp bất thường. quyết định của UBND phải được quá ½ tổng số thành viên của UBND biểu quyết tán thành. 2)Chủ tịch UBND: Là người đứng đầu UBND, lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND. Chủ tịch UBND chịu trách

Ngày đăng: 09/06/2014, 01:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan