Thương mại điện tử

49 307 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thương mại điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thương mại điện tử

Mục lục Mục lục 1 LỜI MỞ ĐẦU .3 Chương 1 : Thương Mại Điện Tử 4 I.1Định nghĩa Thương mại Điện tử 4 I.2Các loại thị trường điện tử .4 Phân loại thương mại điện tử .5 I.3Những lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT) 6 I.3.1Hỗ trợ Khách hàng và Doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn 6 I.3.2Giúp giảm các chi phí giao dịch và thời gian giao hàng của doanh nghiệp .6 I.3.3Tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia và quá trình thương mại 7 I.4Các công đoạn giao dịch trên mạng .7 Chương 2: Các yêu cầu đối với Hệ thống thông tin Kế toán .9 2.1 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 9 2.1.7 Thực hiện đồng thời 10 2.2 Lưu trữ và truyền tải dữ liệu .10 2.1.1 Lưu trữ .10 2.1.2 Truyền tải dữ liệu 14 2.3 Yêu cầu ghi chép kế toán 19 1.Sổ kế toán .19 2.Các loại sổ kế toán .19 2.4 Yêu cầu kiểm soát hệ thống 26 Chương 3: Phần mềm kế toán – Sự kết hợp giữa hệ thống thông tin kế toán và thương mại điện tử 29 3.1 Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán .29 3.1.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn phần mềm kế toán 29 3.1.2. Quy trình lựa chọn 30 3.2 vấn lựa chọn phần mềm kế toán .36 3.2.1. Tính động đáp ứng được yêu cầu đặc thù 37 3.2.2 . Tính dễ sử dụng .37 3.2.3. Tính quản trị .38 3.2.4. Tính tự động cao .39 3.2.5. Tính liên kết, liên hoàn .39 3.2.6. Tính chi tiết, bảo mật 39 3.2.7. Khảo sát nhà cung cấp và khách hàng của họ .40 3.2.8. Về giá cả .41 3.2.9. Tính công khai của phần mềm .41 3.3 Bảy lời khuyên khi lựa chọn phần mềm kế toán 41 3.3.1. Quy mô kinh doanh 42 3.3.2. Ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh 42 3.3.3. Các thành phần bạn cần 43 3.3.4. Dịch vụ trợ giúp sau bán hàng 43 3.3.5. Các nguồn lực tài chính 43 3.3.6. Những lời giới thiệu, tiến cử chuyên nghiệp .43 3.3.7. Dễ dàng sử dụng .44 3.4 Vì sao phần mềm kế toán Việt Nam chiếm ưu thế với sự cạnh tranh của phần mềm kế toán nước ngoài? .44 1 3.4.1 Điều đầu tiên phải nói đến đó là giá thành của các phần mềm quốc tế quá cao 45 3.4.2 Đặc tính của các phần mềm nước ngoài là có tính chuyên nghiệp cao .45 3.4.3 Tiếp đên, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn chưa có những qui đinh rõ ràng 45 3.4.4 Vì sao phần mềm kế toán Việt nam đứng vững được trước sự cạnh tranh của phần mềm quốc tế? 46 Chương 4: Kết luận .48 Tài liệu tham khảo 49 2 LỜI MỞ ĐẦU Theo “Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2005” của Bộ thương mại thì trong năm 2005 “các điều kiện cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử VN đã được xác lập”. Thương mại điện tử phát triển tất yếu dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong cách thức tổ chức, tiến hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Những thay đổi này cho ra đời các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh làm tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, với những đặc điểm mới cả về hình thức lẫn nội dung nên nếu chỉ căn cứ vào các chuẩn mực và quy định hướng dẫn kế toán hiện hành thì không đủ cơ sở để xác định thời điểm ghi nhận, cũng như giá trị ghi nhận. 3 Chương 1 : Thương Mại Điện Tử I.1 Định nghĩa Thương mại Điện tử Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E- Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh information commercial technology) cũng có nghĩa là thương mại điện tử, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh công việc của các chuyên viên công nghệ. I.2 Các loại thị trường điện tử Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất. Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá 4 trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ. Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện. Phân loại thương mại điện tử Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia • Người tiêu dùng o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ • Doanh nghiệp o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên • Chính phủ o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ 5 I.3 Những lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT) I.3.1 Hỗ trợ Khách hàng và Doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn Khách hàng được hưởng lợi do chi phí tìm kiếm thông tin thấp hơn – cố gắng tìm ra bất cứ nơi nào trên thế giới sản phẩm hoặc dịch vụ thích ứng và việc tìm ra tất cả các nhà cung cấp, giá cả, điều kiện giao hàng của một sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp cũng hưởng được lợi ích từ việc sử dụng cùng công nghệ để biết rành hơn về những gì liên quan đến khách hàng của mình so với trước đây và cung cấp nhiều thông tin chi tiết chính xác hơn để chuẩn bị cho những chiến dịch tiếp thị nhắm theo đích cũng như cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ. Sự phát triển của thương mại điện tử làm mất đi tính chất bất đối xứng thông tin, làm cho người tiêu thụ dễ dàng tìm ra các giá cả khác nhau trên một thị trường và các chi phí mà doanh nghiệp đã trả cho sản phẩm. Một bất đối xứng về thông tin hiện hữu khi chỉ một bên trong một phiên giao dịch có nhiều thông tin quan trọng đối với giao dịch hơn bên còn lại. Thông tin này xác định sức mạnh tương đối trong việc ngã giá. Thí dụ, trước khi các web site bán lẻ xe hơi xuất hiện trên web, thì có một sự bất đối xứng khá quan trọng giữa các đại lý bán xa và khách hàng. Chỉ có đại lý mới biết giá thực thụ của nhà sản xuất xe hơi và khách hàng khó lòng đi hết tất cả các cửa hàng để tìm được sản phẩm có giá tốt nhất. Biên độ lời của đại lý tuỳ thuộc vào bất đối xứng thông tin. I.3.2 Giúp giảm các chi phí giao dịch và thời gian giao hàng của doanh nghiệp Thương mại điển tử đã giúp các công ty giảm đi rất nhiều chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch ở đây bao gồm chi phí tìm kiếm người bán và người mua, thu thập thông tin liên quan đến các sản phẩm, thương thảo về các điều kiện, soạn thảo các hợp đồng và chuyên chở hàng hoá. Thông tin liên quan đến các người bán và người mua và giá cả đối với nhiều mặt hàng đã có sẵn trên Web. Thí dụ, nếu ở Mỹ xử lý bằng tay một đơn hàng tốn khoảng $45, thì khi sử dụng một hệ thống TMĐT, chí phí giảm xuống chỉ còn 0.8$ mỗi phiên giao dịch. 6 Xử lý các giao dịch theo TMĐT sẽ giảm đi rất nhiều chi phí giao dịch cũng như giảm thời gian giao hàng đối với vài loại hàng hoá, đặc biệt những hàng hoá mang tính chất kỹ thuật số (phần mềm máy tính, sản phẩm văn bản, hình ảnh, hoặc video) vì các sản phẩm này có thể được phân phối trên Internet như là phiên bản điện tử. I.3.3 Tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia và quá trình thương mại TMĐT cung cấp cho các công ty những kênh liên lạc và tương tác mới tạo ra một mối liên hệ với khách hàng ngày càng khăn khít, hiệu quả về phí tổn trong việc tiêu thụ, tiếp thị và hỗ trợ hậu mãi. Các doanh nghiệp có thể sử dụng Web để cung cấp các thông tin đang diễn ra, dịch vụ và hỗ trợ, tạo những tương tác tích cực với khách hàng có thể dùng làm nền tảng cho những mối liên hệ lâu dài và mua sắm về sau. I.4 Các công đoạn giao dịch trên mạng Gồm có 6 công đoạn sau: 1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng . 2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ .) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch 7 (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). 4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). 5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. 6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. 7. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây. 8 Chương 2: Các yêu cầu đối với Hệ thống thông tin Kế toán 2.1 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 2.1.1 Trung thực Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2.1.2 Khách quan Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. 2.1.3 Đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. 2.1.4 Kịp thời Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. 2.1.5 Dễ hiểu Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh. 2.1.6 Có thể so sánh Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch. 9 2.1.7 Thực hiện đồng thời Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được 2.2 Lưu trữ và truyền tải dữ liệu 2.1.1 Lưu trữ 2.1.1.1 XBRL – Báo cáo tài chính trên Mặc dù Internet cung cấp nhiều báo cáo tài chính chung, việc trao đổi thông tin tài chính giữa các bên tham gia thường yêu cầu những mô tả chi tiết hơn. Extensible Business Reporting Language (XBRL) là ngôn ngữ đặc tả cho mục đích này. XBRL là tập con của eXtensible Markup Language (XML). XML thì tương tự như HTML vì nó cũng sử dụng các tag, nhưng có 2 sự khác biệt giữa XML và HTML. Sự khác biệt đầu tiên, XML bao gồm các tag có khả năng mở rộng, tức là người dùng có thể tạo những tag mới (ví dụ <Sales Revenue>). Mặt khác, các tag của XML được dùng để mô tả dữ liệu thay vì chỉ định làm thế nào để hiện thị nó. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp muốn báo cáo doanh thu bán hàng là $1.000.000, họ có thể sử dụng XML tag như sau: <Sales Revenue>$1.000.000</Sales Revenue>. Lúc này thì dữ liệu đã có nghĩa. Nhưng một vấn đề nảy sinh, đó là làm thế nào để đảm bảo tính chắc chắn giữa những người dùng. Giả sử, công ty của bạn đánh dấu báo cáo tài chính bằng tag <Sales Revenue> nhưng một công ty khác lại chọn <Revenue>. Không có một sự quy định trước thì người dùng không thể trích xuất thông tin, được dùng trong việc so sánh hoặc trao đổi thông tin tài chính. XBRL giải quyết vấn đề này bằng cách đặt ra các tag chuẩn để mô tả thông tin tài chính. 10 [...]... cũng bắt nguồn từ SGML UN/CEFACT là Trung tâm Tạo Thuận lợi cho Thương mại và Kinh doanh Điện tử của Liên hợp quốc, một cơ quan quốc tế được Liên hợp quốc hỗ trợ, với mục đích đơn giản hoá thương mại quốc tế, đặc biệt là thông qua các phương tiện điện tử Mục đích chính của ebXML là đưa ra các điều kiện và các tiêu chuẩn để thực hiện chợ điện tử toàn cầu Tất cả các doanh nghiệp đều phải có khả năng tham... cho quy trình điện tử (e-business XML; kinh doanh điện tử XML; viết tắt: ebXML) Đây là ngôn ngữ đánh dấu, được thiết kế để cung cấp cơ chế tiêu chuẩn cho mô tả quá trình kinh doanh và các mô hình thông tin liên quan, cơ chế để đăng kí và lưu giữ quá trình kinh doanh và các siêu mô hình thông tin để có thể chia sẻ và dùng lại, tìm ra các thông tin về từng đối tác trong kinh doanh thương mại, cơ chế đăng... (như hóa đơn, đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, séc,… để phục vụ các tổ chức khi có yêu cầu trên các hệ thống thông tin điện tử Về kiến trúc, eBXML liên quan tới việc sử dụng qui trình thương mại với sự hỗ trợ của phần kỹ thuật Nó bao gồm mô hình các quá trình kinh doanh, các thỏa thuận thương mại và các thành phần thông điệp Ngôn ngữ UML được sử dụng cho việc mô hình hoá và lập tài liệu cho hệ thống hướng... phần: Phần bên trong (phục vụ xử lý các hoạt động bên trong DN như kế toán, kho, quản lý khách hàng, nhân sự,…) và phần bên ngoài (xử lý các giao dịch với bên ngoài như website, showroom điện tử, cổng thương mại điện tử, …) Thông thường, phần bên trong của HTTT hoạt động trên mạng LAN của DN, còn phần bên ngoài được cài đặt trên Internet Hai phần này nối với nhau bằng kênh kết nối (phổ biến nhất là kênh... hợp tác, khung Dịch vụ thông điệp cho phép trao đổi thông suốt, an toàn và tin cậy thông điệp giữa các đối tác thương mại, và cơ chế để cấu hình hoá các dịch vụ thông điệp tương ứng nhằm tiến hành quá trình kinh doanh đã thoả thuận phù hợp các điều kiện đã được xác định trong thoả thuận thương mại Các tiêu chuẩn ebXML, phát sinh từ dự án ebXML, là sự hợp tác giữa các tổ chức OASIS và UN/CEFACT OASIS là... điều kiện và các tiêu chuẩn để thực hiện chợ điện tử toàn cầu Tất cả các doanh nghiệp đều phải có khả năng tham gia vào mối quan hệ lẫn nhau một cách dễ dàng, theo con đường điện tử, và tiếp đó phải vận hành các giao tác thương mại và trao đổi thông báo ebXML Công việc này được theo đuổi từ thời điểm đó đến nay, một phần ở bên trong OASIS, phần khác bên trong UN/CEFACT Từ năm 2001, những nhà nghiên... DN qua website? Bao nhiêu giao dịch đã được xử lý? Khách hàng giao dịch thông qua “Contact us” hay “Message box”? 28 Chương 3: Phần mềm kế toán – Sự kết hợp giữa hệ thống thông tin kế toán và thương mại điện tử 3.1 Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán 3.1.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn phần mềm kế toán Mọi bộ phận kế toán đều sẽ buộc sẽ phải lựa chọn một hệ thống kế toán mới với tâm trạng vừa lo... nguyên nhân: nguồn điện không ổn định; máy thiếu vệ sinh, bụi bặm, hở tiếp xúc; nhiễm virus DN thường không có nhật ký kỹ thuật hoặc có nhưng không cập nhật thường xuyên Điều này dẫn đến nguy cơ sụp hệ thống bất cứ lúc nào Đây cũng là lý do để nhiều DN hướng đến giải pháp đám mây – lúc đó mọi việc do nhà cung cấp giải quyết 27 Bên ngoài Đầu mối hoạt động nhộn nhịp nhất là các hộp thư điện tử (email) Thông... chung một bộ địa chỉ email theo tên miền của DN, cũng có DN chấp nhận địa chỉ tùy ý (thường là yahoo mail hay gmail) Khi dùng chung địa chỉ email theo tên miền của DN, DN dễ kiểm soát các giao dịch thương mại từ bên ngoài với các thành viên trong DN và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm virus hơn nhiều so với trường hợp cho nhân viên tự chọn địa chỉ email Cánh cửa của DN mở ra thế giới bên ngoài chính là... trao đổi dữ liệu kinh doanh ( nghĩa là các tài liệu kinh doanh ) giữa tỗ chức này( phía người mua )với tổ chức kia ( phía người bán) theo một dạng thức có cấu trúc cho phép xử lý trực tiếp các tài liệu điện tử này bởi hệ thống máy tính nơi tiếp nhận Các lợi ích của EDI bao gồm: • Survival ( tồn tại): nhiều tổ chức bị ép phải thi công EDI nếu họ muốn tiếp tục làm ăn với vài khác hàng cỡ bự Ví dụ, ở Mỹ . ghi nhận. 3 Chương 1 : Thương Mại Điện Tử I.1 Định nghĩa Thương mại Điện tử Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E- Commerce. “Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2005” của Bộ thương mại thì trong năm 2005 “các điều kiện cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử VN

Ngày đăng: 28/01/2013, 17:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan