GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI

80 1.2K 15
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI MÃ SỐ: 03 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuấ t. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội th ảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng t ừ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình đun Nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắ c Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Giáo trình “Nuôi ong trong thùng hiện đại”giới thiệu cho học viên: Biết được Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơ n! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Bùi Thị Điểm 4. Phùng Hữu Chính 5. Trần Ngọc Trường 6. Nguyễn Linh 7. Phùng Trung Hiếu 4 MỤC LỤC BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, 1 1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong 1 1.1. Chọn chỗ đặt ong 1 2. Bố trí đàn ong 3 2. Kiểm tra đàn ong 5 2.1. Mục đích kiểm tra 5 2.2. Phương pháp kiểm tra 5 3. Cho ong ăn thêm 12 3.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm 12 3.2. Ph ương pháp cho ăn thêm đường 12 3.3. Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa 15 4. Cho ong xây bánh tổ mới 15 4.1. Tại sao phải cho ong xây bánh tổ mới 15 4.2.Phương pháp cho xây tầng 16 5. Di chuyển đàn ong 21 5.1. Di chuyển đàn ong trong vườn 21 5.2. Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa 25 BÀI 2: CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP 30 1. Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống 30 1.1. Tác hại 30 1.2. Nguyên nhân 30 1.3. Nhận biết 32 1.4. Phòng chống: 34 2. Ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống 36 2.1. Tác hại 36 2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn 36 2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên 38 2.4. Phòng chống 40 3. Ong cướp mật – biện pháp phòng chống 41 3.1. Tác hại 41 3.2. Nguyên nhân. 41 3.3. Nhận biết 43 3.4. Phòng chống ong ăn cướp 43 3.5. Xử lý ong cướp mật 44 4. Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống 44 4.1. Tác hại 44 4.2 . Nguyên nhân 44 4.3. Nhận biết 44 4.4. Phòng ong thợ đẻ trứng 45 4.5. Xử lý. 45 BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG 46 1. Vai trò của cây nguồ n mật, phấn đối với nghề nuôi ong 46 2. Cây nguồn mật, phấn 46 5 3. Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam 48 BÀI 4: QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ 55 1. Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc 55 1.1. Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè 55 1.2. Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu 56 1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông 56 1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân 57 2. Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam 58 2.1. Mùa dưỡng ong 58 2.2. Mùa nhân đàn. 58 2.3. Quản lý ong trong vụ mật 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 1 MÔ ĐUN: NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI đun: MĐ 03 Giới thiệu đun: - đun Nuôi ong trong thùng hiện đại cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC ĐÀN ONG Mã bài: MĐ03 – 01 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung các công việc quả n lý đàn ong như: Lựa chọn vị trí, cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn, cho ong ăn thêm và xây bánh tổ mới; - Lựa chọn được vị trí đặt đàn ong; - Thực hiện được cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn ong và cho đàn ong xây bánh tổ mới; - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc quản lý đàn ong; A. Nội dung 1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong 1.1. Chọn chỗ đặt ong - Đặt đàn ong gần cây nguồn mật khoảng từ 300 – 700 m càng tốt không nên đặt xa quá 1.200 m - Tầm bay đi lấy phấn có hiệu quả của: ong ngoại 2.000 m, còn của ong nội là dưới 1.000 m Hình: 1.1. Cây nguồn mật 2 - Đặt cách xa các trại ong khác khoảng 2 km, - Một trại nuôi ong nên đặt khoảng 50 – 60 đàn là tốt nhất, tuy nhiên để tiện bảo vệ, quản lý chăm sóc đàn ong có thể đặt 100 – 200 đàn. Lưu ý: Khi đặt càng nhiều đàn tại một chỗ thì năng suất mật giảm đi và việc chi phí thức ăn sẽ lớn lên Hình: 1.2.Trại nuôi ong nội - Chỗ đặt ong bằng phẳng, khô ráo tiện đường giao thông - Gần nguồn nước sạch để ong lấy nước, nhưng tránh đặt sát ao hồ lớn - Đặt nơi về mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi - Không bị ngập lụt vào mùa mưa. Hình: 1.3. Chỗ đặt ong nơi bằng phẳng, khô ráo - Không đặt thùng ong gần chuồng gia súc, nhà vệ sinh - Không đặt thùng ong gần nơi có khói bếp, kho thuốc trừ sâu Hình: 1.4. Thùng ong đặt ở nơi gần hố nước thải [...]... 1.52 Thùng ong thu lại ong thợ - Chờ ong vào thùng nhiều cần nhanh chóng chuyển đàn ong này trở về tổ ở vị trí mới - Để ong không bay ra ta dùng giấy chặn cửa tổ lại Hình: 1.53 Bịt kín cửa tổ 25 - Đặt thùng không có ong bên trong xuống trước cửa ở vị trí mới ta mở cửa ra và mở cả nắp Hình: 1.54 Mở cửa thùng bắt ong thợ - Dùng cành lá quét nhẹ để ong ra nhanh hơn Lưu ý: Không để ong ở lại thùng ong quá... chấn động, xa các đàn ong khác Hình: 1.48 Chuẩn bị chỗ đặt ong * Chuẩn bị thùng ong - Nếu chỉ chuyển 1 đàn ong: Cần chuẩn bị một thùng không và 1 giá đỡ - Nếu chuyển nhiều đàn ong một lúc: cần chuẩn bị nhiều thùng không và nhiều giá đỡ thùng Lưu ý: Sử dụng các dụng cụ thúng, thùng Hình: 1.49 Thùng ong không * Thao tác di chuyển đàn ong - Vào buổi tối khi ong đã đi làm về hết , bê đàn ong cần chuyển đến... sẽ làm chết ong thợ đói - Cứ sau vài giờ phải bê thùng hứng ong đến vị trí mới để cho ong nhanh chóng được về tổ của chúng Hình: 1.55 Đuổi ong thợ ra khỏi thùng - Vào khoảng 5 – 6 giờ chiều khi ong không đi làm nữa, bê thùng hứng ong lần cuối trong ngày để ong được về tổ hết Chú ý: Ngày hôm sau nếu thấy ong còn về vị trí cũ thì cần tiếp tục thao tác hứng ong như những lần trước cho đến khi ong quen chỗ... pháo không có ong sẽ chết đuối Hình: 1.29 Vị trí đặt máng ăn 14 - Vào chập tối tiến hành cho ong ăn với thao tác mở thùng nhẹ nhàng Lưu ý: - Không nên cho ong vào ban ngày sẽ dẫn đến ong cướp mật - Sáng hôm sau ong không ăn hết phải đổ nước đường trong máng ăn ra xô rồi cất đi Hình: 1.30 Đổ nước đường vào máng Cần cho ong ăn trong 3 - 4 tối, nếu đàn ong có mật vít nắp thì không cần cho ong ăn nữa Sau...3 - Không đặt thùng ong ở nơi nhiều nắng - Không đặt thùng ong chỗ chật hẹp, nhiều đàn đặt gần nhau Hình: 1.5 Đặt ong nơi chật hẹp, nhiều nắng - An toàn, không bị mất trộm nhiều người nuôi ong chọn vườn có tường rào bảo vệ cao che chắc chắn Tuy nhiên nhiều người nuôi ong chuyên nghiệp phải đặt ong ở rừng cao su hoặc khu đất trống thì thường làm lán để trông ong Hình: 1.6 Thùng ong đặt ở vườn có... Hình: 1.44 Biểu hiện ong không xây tầng 21 - Tầng chân tiếp thu ong xây nhanh có trứng ong chúa đẻ nhiều Hình: 1.45 Biểu hiện ong xây thành bánh tổ mới Lưu ý: Muốn cho ong xây nhanh cần cho ong ăn thêm đường 5 Di chuyển đàn ong 5.1 Di chuyển đàn ong trong vườn Cũng giống như mối, kiến, ong mật là côn trùng sống thành xã hội, cấu trúc xã hội của ong mật có đặc điểm rất phức tạp Giữa các cá thể có cấu tạo... trí đàn ong Đối với ong nội: + Nếu nuôi một vài đàn thì đặt các thùng ong cách nhau trên 2m ngay trong vườn nhà, có giá đỡ hay cọc cao 40 – 50 cm + Không nên đặt thành hàng thẳng mà bố trí quanh gốc cây, vì đặt theo hàng thẳng ong nội hay vào nhầm tổ, chúa tơ giao phối hay bị mất Ong nội nuôi tại thành phố có thể đặt ở ban công, trên gác thượng Hình: 1.7 Ong nội được đặt quanh gốc cây 4 + Cửa thùng quay... Đóng cửa thùng và bỏ thanh chắn trước cửa tổ ra Hình: 1.60 Bỏ thanh chắn cửa tổ ra 28 Bước 5: Mở cửa sổ phía trước cho thùng ong được thoáng Hình: 1.61.Mở cửa sổ thùng ong Bước 6: Dùng dây thép buộc chặt nắp thùngthùng ong lại Hình:1.62.Buộc dây thép cố định cửa và thung ong Lưu ý: - Đóng gói là dùng đinh nhỏ hoặc thước tre ghim định vị các cầu ong vào thùng để khi vận chuyển các cầu ong không... bảo vệ phần mặt đặc biệt là phần dễ sưng như mi mắt, môi… - Bao tay: Dùng găng tay nilon hoặc túi nilon để hạn chế ong đốt tay Hình: 1.12 Kiểm tra đàn ong 7 Bước 2 Mở thùng ong Hình: 1.13 Mở nắp thùng nhẹ nhàng Hình: 1.14 Đặt nắp xuống cạnh thùng - Đứng ở bên cạnh thùng, không đứng trước cửa tổ - Nhẹ nhàng mở nắp thùng - Dựa nắp thùng ở phía sau thùng hoặc đặt nhẹ xuống chân Lưu ý: trước khi mở nắp... nhàng tránh làm xáo trộn đàn ong - Đặt thùng không có ong vào vị trí đàn vừa di chuyển Hình: 1.50 Chuyển vị trí đàn ong 24 - Chuyển đàn ong đến vị trí mới Hình: 1.51 Đàn ong chuyển đến vị trí mới - Buổi sáng hôm sau thùng ong đặt ở vị trí mới, ong thợ đi làm không bay về tổ ở vị trí mới mà lại bay về vị trí ban đầu Do vậy những chiếc thùng không lúc này có tác dụng thu lại ong thợ đi làm về để trả lại . sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ. ĐẠI Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: - Mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI MÃ SỐ: 03 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo

Ngày đăng: 07/06/2014, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan