NGHIÊNGHIÊN cứu các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT ƯƠNG NUÔI cá MĂNG GIỐNG chanos fotskal, 1775 TRONG bể XI MĂNG từ NGUỒN cá bột vớt tự NHIÊN

6 762 2
NGHIÊNGHIÊN cứu các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT ƯƠNG NUÔI cá MĂNG GIỐNG chanos fotskal, 1775 TRONG bể XI MĂNG từ NGUỒN cá bột  vớt tự NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI MĂNG GIỐNG (Chanos Fotskal, 1775) TRONG BỂ XI MĂNG TỪ NGUỒN BỘT VỚT TỰ NHIÊN CNĐT : KS. Lê Văn Sinh. CQCT:Trung tâm Khuyến ngư và NCƯD kỹ thuật thuỷ sản Bình Định. CBPH: KS. Phan Thanh Việt; KS. Trần Văn Phúc; KS. Nguyễn Khắc Tùng Tiến; KS. Phạm Thanh Nhân. TGTH : 01/2005 - 12/2005 MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, nghề nuôi thủy sản nước lợ - mặn tại tỉnh Bình Định đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mối quan tâm của cư dân sống trong vùng sinh thái ngập mặn và vùng biển ven bờ, nhất là các hộ ngư dân có ao đìa nuôi tôm sú. Nhưng trong thời gian gần đây, các loại dịch bệnh thường xuyên xuất hiện trong nghề nuôi tôm sú gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối v ới nghề nuôi thủy sản. Do vậy, vấn đề đa dạng hóa hình thức và đối tượng nuôi là một trong những biện pháp đem lại tính ổn định và góp phần tạo cân bằng sinh thái trong các vùng nuôi. măng (Chanos chanos, Forskal 1775) là một trong những loài có giá trị kinh tế được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong tự nhiên, chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dươ ng - Thái Bình Dương, nhiều nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Tại tỉnh Bình Định, măng bột phân bố tự nhiên ở nhiều khu vực khác nhau nhưng nhiều nhất là ở khu vực đầm Đề Gi. Hoạt động nuôi măng của ngư dân tỉnh Bình Định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, từ khâu vớt bột trong tự nhiên cho đến việc ương thành giốngnuôi thương phẩm chung với các loài thủy sản khác như: tôm, cua, …Với các đặc điểm của măng như: nhanh lớn, ít dịch bệnh, có thể nuôi ghép, chất lượng thịt của cao, dễ tiêu thụ, … có thể nói măng là một trong những loài thích hợp cho mục đích đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản. Nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi măng, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản, gi ảm áp lực sinh thái môi trường nuôi thủy sản, sử dụng một cách hiệu quả nguồn lợi măng bột vớt từ tự nhiên thông qua các giải pháp kỹ thuật ương nuôi đạt tỷ lệ sống cao, chất lượng giống tốt, chủ nhiệm đề tài và các cộng sự đã“Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật ương măng (Chanos chanos, Forskal 1775) giống trong bể xi măng từ nguồn măng bột v ớt tự nhiên”. I/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Kết luận về địa điểm, mùa vụ xuất hiện măng bột tại tỉnh Bình Định. - Hình thành quy trình kỹ thuật ương măng giống trong bể xi măng từ nguồn măng bột vớt tự nhiên tại tỉnh Bình Định. - Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc ương măng giống trong b ể xi măng. 2. Nội dung - Tìm hiểu mùa vụ và địa điểm xuất hiện măng bột ở tỉnh Bình Định. - Xác định chỉ tiêu môi trường, ảnh hưởng của mật độ, loại thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng trong quá trình ương măng. - Tiến hành ương măng giống thử nghiệm với điều kiện môi trường thích hợp trong bể xi măng. 2 - Xây dựng quy trình kỹ thuật ương măng giống trong bể xi măng từ nguồn măng bột vớt tự nhiên. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật vận chuyển bộtương măng giống trong bể xi măng cho ngư dân. - Tổng kết đề tài, kiến nghị các giải pháp và triển khai ứng dụng theo nhu cầu trong tỉnh. 3. Phương pháp 3.1. Phương pháp tìm hiểu thu thập số liệu - Căn cứ các tài liệu về sự phân bố măng so sánh với các kết quả thu thập. - Phỏng vấn trực tiếp các ngư dân ven biển tỉnh Bình Định về địa điểm, thời gian, số lượng măng bột vớt được hàng năm. - Phỏng vấn trực tiếp ngư dân tham gia ương măng giốngnuôi măng thương phẩm trong tỉnh để thu thập thông tin cần thiết phục v ụ cho đề tài. 3.2. Phương pháp nghiên cứu ương măng giống trong bể xi măng - Xác định ngưỡng độ mặn chịu đựng của măng giống. - Xác định ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của măng từ giai đoạn bột lên giống. - Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và s ự sinh trưởng của măng từ giai đoạn măng bột đến măng giống. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tính tỷ lệ sống: Trong đó: Rs: Tỷ lệ sống (%); F1: Số lượng lần kiểm tra trước (con); F2: Số lượng kiểm tra sau (con). - Xác định thông số giá trị trung bình: Tất cả các số liệu sẽ được theo dõi và ghi nhận rồi sau đó đưa ra xử lý thống kê v ới sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel. Thông số giá trị trung bình: Mean ± Standard Erorr 3.4. Phương pháp xây dựng và hoàn chỉnh quy trình Dựa trên cơ sở thực hiện đề tài tại Trạm thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản Cát Tiến thông qua các thí nghiệm, các đợt ương nuôi thực tế tại Trạm để xây dựng và hoàn chỉnh quy trình ương măng giống trong bể xi măng tại tỉnh Bình Định. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nguồn l ợi măng bột ở vùng biển tỉnh Bình Định Tại Bình Định, ở khu vực cửa Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Hà Ra, Tam Quan và đã ghi nhận được các kết quả sau: khu vực cửa Quy Nhơn, cửa Hà Ra không có măng bột xuất hiện. Khu vực cửa An Dũ không có ngư dân nào bắt được măng bột, nhưng thỉnh thoảng trong ao nuôi tôm quảng canh một số hộ ngư dân bắt được măng thương ph ẩm. Khu vực cửa Tam Quan thỉnh thoảng một số ngư dân vớt được măng bột với số lượng ít (vài ngàn con/năm), cho nên ở đây không hình thành nghề vớt măng bột. Khu vực cửa Đề Gi có số lượng măng bột xuất hiện rất nhiều, tại đây từ lâu đã hình thành nghề vớt - ương măng bộtnuôi măng thương phẩm. Vì vậy để xác định được mùa vụ, số lượng măng bột xuất hiện tại Bình Định tác giả tập trung điều tra khu vực đầm Đề Gi. Năm 2004, lượng măng bột vớt được tại đầm Đề Gi khoảng 95 vạn con và năm 2005 khoảng 83 vạn con. 2. Mùa vụ xuất hiện măng bột F2 F1 x 100 Tỷ lệ sống Rs = 3 Hàng năm, ở vùng biển Bình Định, măng bột thường xuất hiện tháng 4-9. Qua điều tra, cho thấy hàng tháng măng bột xuất hiện 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 5-7 ngày và thường xuất hiện nhiều vào đầu các con nước (cách triều cường khoảng 3-5 ngày). Những nơi bột xuất hiện tập trung nhiều thường có mức nước không sâu lắm: 30- 90cm, đáy cát pha san hô hoặc cát pha bùn, độ mặn 28-33‰, hàm lượng oxy hòa tan 5- 6mg O 2 /l, pH: 7,5-8,5, thời gian xuất hiện nhiều nhất thường là vào lúc 8-9h sáng, nhiệt độ nước 27-29 0 C. Kết hợp giữa lượng măng hao hụt và lượng tạp còn lại, tác giả nhận thấy nên ép ở mật độ 1.200 con/l là phù hợp (tỷ lệ hao hụt của măng 4,06% và tỷ lê tạp còn là 4,11%). 3. Ảnh hưởng của yếu tố độ mặn, mật độ, loại thức ăn đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống - Ngưỡng độ mặn: Độ mặn quy định sự phân b ố của thủy sinh vật. Mỗi một loài sinh vật có một ngưỡng thích nghi về độ mặn, thậm chí mỗi giai đoạn cũng có một ngưỡng thích nghi riêng bởi vì độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên trong cơ thể và môi trường sống. Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy giống bắt đầu chết ở độ mặn 65‰ . Như vậy ngưỡng độ mặn trên của măng giống là 65‰, sống và hoạt động bình thường ở nước ngọt (ngưỡng dưới). 4. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của măng từ giai đoạn bột lên giống Tác giả bố trí thí nghiệm ở các thang mật độ 100, 150, 200, 250, 300 con/m 2 trong môi trường nước biển có độ mặn 33‰, sử dụng thức ăn chế biến và Artemia. Điều kiện bể ương ở ngoài trời có mái che bằng lưới lan, diện tích 1m 2 . Nhiệt độ cao nhất là 34 0 C và thấp nhất là 27 0 C, đều nằm trong ngưỡng nhiệt độ của măng: 8,5-42,7 0 C (Lin, 1969). Yếu tố pH dao động nhiều trong ngày, song không có thời điểm nào thấp hơn 5. Yếu tố độ mặn của nước trong bể ương phụ thuộc độ mặn nước thay vào và không bị ảnh hưởng bởi mật độ nuôi. Nồng độ oxy dao động từ 3,5-6,9mg/l. Nồng độ oxy thấp nhất là vào sáng sớm, có hiện tượng kéo đàn trong một thời gian ngắn. 5. Thực nghiệm ương măng gi ống trong bể xi măng Tác giả tiến hành chia làm 3 đợt ương trong thời gian từ ngày 01-07-2005 cho đến ngày 26-10-2005. 5.1. Một số giải pháp kỹ thuật áp dụng cho quy trình ương măng giống trong bể xi măng - Chuẩn bị bể ương: Trại giống được vệ sinh sạch sẽ và chuẩn bị tất cả các khâu trước khi mua bột. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống bể ương, bể chứa nướ c, dụng cụ phục vụ sản xuất bằng xà phòng và rửa kỹ lại bằng nước ngọt, để khô trại 7-10 ngày. Lượng nước cấp vào bể khoảng 80cm. Trong mỗi bể bố trí 4 vòi sục khí. Sử dụng lưới lan để giảm bớt ánh nắng mặt trời toàn bộ các bể ương măng bột. - Vận chuyển bột, ép và thả bột: thả nuôi có chất lượng tốt, hoạt động nhanh nhẹn, đều, không bị xây sát hoặc dị hình, không lẫn tạp, đặt biệt là các loài dữ.Vận chuyển bằng túi nilon có bơm oxy: Mật độ vận chuyển 6.000-8.000 con/10 lít nước. Thả từ bao vận chuyển ra thùng nhựa 100 lít, sục khí khoảng 10 phút. Dùng dây khí xiphong nước trong bể ra thùng cho đến khi lượng nước trong thùng tăng lên khoảng 60-70 lít. Thời gian khoảng 30 phút. Dùng ca nhựa 2 lít múc toàn bộ cho vào bể ương. Mật độ thả ương: 200 con/m 2 . - Thức ăn và cách cho ăn: Sử dụng kết hợp 2 loại thức ăn là Nauplius của Artemia và thức ăn chế biến. Artemia được ấp nở trước 24 giờ. Đối với thức ăn chế biến, chúng tôi vận dụng công thức thức ăn của SEAFDEC. 4 - Kiểm tra sự tăng trưởng của 10 ngày 1 lần. Khi đạt khối lượng khoảng 3g thì thu hoạch để bán cho ngư dân. 5.2. Kết quả các đợt ương măng giống trong bể xi măng - Đợt 1: Thời gian: Từ ngày 03-07-2005 đến ngày 25-08-2005. 6.500 con bột (đã ép xong) được ương trong 8 bể xi măng (4m 2 /bể). Sau 53 ngày ương, chúng tôi thu được 6.400 con giống, tỷ lệ sống đạt 98%. Kết quả đợt ương thứ 1, thu được khoảng 6.400 con măng giống với chiều dài trung bình 40,3mm, khối lượng trung bình >3g. Đợt ương thứ 1, phát triển nhanh, đạt tỷ lệ sống cao. - Đợt 2: Thời gian: Từ ngày 15-07-2005 đến ngày 10-09-2005; 12.800 con bột (đã ép xong) được ương trong 16 bể xi măng (4m 2 /bể). Sau 57 ngày ương, chúng tôi thu được 12.035 con giống, tỷ lệ sống đạt 94%. - Đợt 3: Thời gian: Từ ngày 05-09-2005 đến ngày 26-10-2005; 10.700 con bột (đã ép xong) được ương trong 14 bể xi măng (4m 2 /bể). Sau 51 ngày ương, chúng tôi thu được 10.380 con giống, tỷ lệ sống đạt 97%. 5.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế Tổng hợp 3 đợt ương măng giống trong bể xi măng, chúng tôi sơ bộ hạch toán như sau: Nhìn chung, giữa 3 đợt ương có tỷ lệ sống chênh lệch nhau không nhiều, bình quân tỷ lệ sống đạt được 96%. Từ kết quả đạt được của đề tài và kết quả ương trong ao đấ t của ngư dân, chúng tôi lập bảng so sánh hiệu quả như sau: Từ bảng so sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 hình thức ương, tác giả nhận thấy: với cùng một lượng măng bột, chi phí cho ương măng trong bể xi măng cao hơn nhưng ngược lại ương trong bể xi măng lại đạt được tỷ lệ sống cao. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận ương trong bể xi mă ng (9,8%) cao hơn so với ương trong ao đất (5,5%). 6. Hiệu quả kinh tế xã hội của đề tài - Kết quả đạt được của đề tài đã khẳng định măng giống ương trong bể xi măng có tỷ lệ sống cao, chất lượng giống tốt. - Sau khi áp dụng quy trình vào thực tế sản xuất, chúng tôi đã đạt được tỷ lệ sống 96% với mức lãi là 17.927.000đ, tỷ suất lợ i nhuận đạt 9,8%/tháng. - Đề tài đã mở ra một hướng mới cho các hộ ngư dân chuyên ương măng giống: ương măng giống trong bể xi măng với tỷ lệ sống cao, chất lượng tốt, dễ dàng thuần hóa khi có nhu cầu vận chuyển đi xa. - Sau khi đề tài kết thúc, chúng tôi đã đào tạo được một số cán bộ kỹ thuật và công nhân nắm vững quy trình, có thể áp dụng vào thực tiễn s ản xuất một cách vững vàng. 7. Xây dựng quy trình kỹ thuật ương nuôi măng giống trong bể xi măng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Địa điểm xuất hiện măng bột: Tại tỉnh Bình Định, măng bột xuất hiện ở các khu vực cửa biển Tam Quan, An Dũ và Đề Gi, trong đó xuất hiện nhiều nhất là vùng cửa Đề Gi. Lượng măng bột vớt được tại đầm Đề Gi năm 2004 là 952.500 con và năm 2005 là 826.000 con. - Mùa vụ xuất hiện măng bột : Ở tỉnh Bình Định, hàng năm măng bột xu ất hiện tháng 4-9 (xuất hiện nhiều vào tháng 6 và tháng 7). Trong các tháng này, cứ vào những ngày trước đến sau triều cường là có măng bột xuất hiện, mỗi tháng xuất hiện 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 5-7 ngày. Thời gian xuất hiện nhiều nhất trong ngày là 8-9 giờ sáng. Khu vực măng bột xuất hiện có độ mặn 25-33‰, oxy hòa tan: 5-6mg/l, pH: 7,5-8,5, nhiệt độ: 27-29 0 C. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong quá trình ương măng bột lên măng giống: Ngưỡng độ mặn chịu đựng của măng giống là 0-65‰. Mật độ thích hợp ương trong bể xi măng từ giai đoạn bột lên giống là 200 con/m 2 . Loại thức ăn thích hợp để ương măng trong giai đoạn 4 tuần đầu tiên là Artemia và thức ăn chế biến. Từ tuần thứ 5 trở đi, thức ăn chế biến là thích hợp nhất. Với mật độ ương 200 con/m 2 , sử dụng thức ăn là Artemia và thức ăn chế biến, qua các thí nghiệm chúng tôi đã đạt được tỷ lệ sống 97%. - Thực nghiệm ương măng giống trong bể xi măng: Sau khi xác định được mật độ ương và loại thức ăn thích hợp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ương măng giống trong bể xi măng từ ngày 01-07-2005 đến ngày 26-10-2005. Với số lượng măng bột là 30.000 con, qua 3 đợt ương, chúng tôi thu được 28.785 con măng giống, thời gian ương trung bình 55 ngày, đạt tỷ lệ sống 96%, tỷ suất lợi nhuận 9,8% - cao hơn việc ương măng giống trong ao đất của ngư dân (tỷ lệ sống 60%, tỷ suất lợi nhuận 5,5%). -Chọn vị trí xây dựng -Thiết kế trại ương -Các yếu tố thủy lý - hóa -Vị trí địa lý Vận chuyển và thả bột -Chuẩn bị bể ương -Chuẩn bị trang thiết bị, vật -Kỹ thuật vận chuyển -Thuần hóa -Mật độ ương Ương trong bể xi măng Thu hoạch và vận chuyển đến ao nuôi -Tiêu chuẩn chọn bột -Lọc tạp -Ngâm bể, khử kiềm -Trang thiết bị phù hợp với quy mô trại -Cho ăn -Vệ sinh thay nước -Kiểm tra sự sinh trưởng -Chuẩn bị bể ương -Trang thiết bị -Thuần hóa -Kỹ thuật vận chuyển 6 - măng là loài có giá trị kinh tế, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn 0-65‰, vì vậy nên nghiên cứu sự sinh trưởng măng trong nước ngọt nhằm phát triển nghề nuôi măngcác khu vực nước ngọt. - Nhu cầu về măng giống hiện nay khá cao, vì vậy nên nghiên cứu sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo măng giống. - Nhân rộng quy trình ương măng giống trong bể xi măng vào thự c tế để ngư dân sử dụng các trại tôm giống hoặc xây trại mới ương măng bột với mục đích nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống đồng thời nâng cao hiệu quả của việc ương măng giống. - Trong quá trình quy hoạch các vùng nuôi thủy sản, đập ngăn mặn,… cần lưu ý việc ảnh hưởng đến các nguồn lợi tự nhiên, trong đó có măng. - Nghiên c ứu thị trường đầu ra ổn định cũng như nghiên cứu chế biến các sản phẩm măng thương phẩm để xuất khẩu là điều rất cần thiết khi phát triển nghề nuôi măng. Biên tập: Hữu Hà . trong bể xi măng. 2 - Xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá măng giống trong bể xi măng từ nguồn cá măng bột vớt tự nhiên. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật vận chuyển cá bột và ương cá măng giống. 1 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ MĂNG GIỐNG (Chanos Fotskal, 1775) TRONG BỂ XI MĂNG TỪ NGUỒN CÁ BỘT VỚT TỰ NHIÊN CNĐT : KS. Lê Văn Sinh. CQCT:Trung tâm Khuyến ngư và NCƯD kỹ thuật. quy trình kỹ thuật ương cá măng giống trong bể xi măng từ nguồn cá măng bột vớt tự nhiên tại tỉnh Bình Định. - Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc ương cá măng giống trong b ể xi măng. 2.

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan