NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN

78 1.1K 4
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mạc Can được nhiều khán giả biết đến và yêu mến với vai trò là một ông hề xiếc vui tính, một diễn viên đóng phim, một nhà ảo thuật tài ba. Nhưng chắc hẳn mọi người sẽ càng bất ngờ và cảm thấy thú vị hơn khi ông được nhắc đến trên diễn đàn văn học với một vai trò mới là một “Nhà văn trẻ” mặc dù đã ngoài cái tuổi lục tuần. Bắt đầu với sự nghiệp văn chương không được bao lâu, số lượng tác phẩm chưa đồ sộ, song ông được đánh giá là một trong những tác giả có phong cách viết truyện độc đáo, tự nhiên, có những đóng góp quý báu vào bức tranh phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực xã hội. 1.2. Mạc Can gây ấn tượng mạnh mẽ sau khi trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Tấm ván phóng dao, đã được đông đảo giới phê bình và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Trong năm 2005, tác phẩm đã giành cùng lúc ba giải thưởng danh giá: Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh; Giải thưởng của Trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam dành cho tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong năm. Tấm ván phóng dao mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống những con người một thời ở vùng đất Nam Bộ. Thông qua trang viết của nhà văn, ta thấy thấp thoáng đâu đó hiện lên cuộc đời của chính tác giả. Chúng tôi rất thích những trang viết của nhà văn Mạc Can. Bởi lẽ, qua tiểu thuyết đầu tay của ông, chúng tôi nhận thấy thứ ngôn từ chân chất mộc mạc, bình dị dùng nhiều phương ngữ Nam Bộ. Với lối viết giản dị, chân thật, nghệ thuật trần thuật tự nhiên, linh hoạt, tác phẩm đã thể hiện một phong cách riêng, rất mới lạ, độc đáo và cũng rất... Mạc Can. Câu chuyện được kể không đơn điệu, không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Nó cứ diễn ra tự nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị và đạt được hiệu quả cao nhờ sử dụng một lối nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. 1.3. Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can giúp chúng tôi trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, cũng như sức sáng tạo của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể chuyện của chính tác giả. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước cùng với sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi hy vọng rằng kết quả của đề tài này góp thêm một phần nhỏ vào việc khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn đối với sự vận động tư duy tiểu thuyết cũng như những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng. Đồng thời giúp cho bản thân người nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu, giảng dạy những hiện tượng văn học , tác giả, tác phẩm văn chương của văn học Việt Nam đương đại ở trường phổ thông được sâu sắc hơn. 2. Lịch sử vấn đề Sáng tác đầu tay Tấm ván phóng dao của Mạc Can khi giới phê bình và đọc giả tiếp nhận ít nhiều đã tạo ra hai luồng dư luận khen, chê. Song tất cả những người yêu thích và quan tâm đến tiểu thuyết này đều nhận thấy khá nhiều nét mới, tuy không lạ lẫm so với sáng tác của các nhà văn khác nhưng tác phẩm có những nét khó trộn lẫn vào đâu được. Có thể nói, nét riêng làm cho văn Mạc Can có chỗ đứng, tạo vị thế riêng trong tâm hồn người đọc là cái tài hòa quyện cái tình được lắng đọng vào đấy. Do xuất hiện trên văn đàn chưa lâu nên những công trình hay các bài viết nghiên cứu về Mạc Can còn rất ít, chủ yếu nằm rải rác trên các báo, tạp chí, chưa tập hợp thành sách. Tuy nhiên trong số những bài giới thiệu, phê bình viết về Mạc Can và các tác phẩm của ông, cũng đã có những ý kiến cảm nhận về nghệ thuật trần thuật nhưng dung lượng còn rất ít. Khi tiểu thuyết Tấm ván phóng dao trình làng và thu được những thành công bất ngờ, trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết Cuộc tự vượt đáng trân trọng (Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam), nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch, Trưởng ban chung khảo cuộc thi đã nhận xét: tiểu thuyết của Mạc Can “Cơ hồ như không tựa vào sự kiện nào cả… cái khác lạ, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của tác giả được đẩy lên bình diện thứ nhất mang âm hưởng độc thoại sâu lắng”[33]. Cũng trong bài viết Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam, trên báo Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, nhà phê bình nghiên cứu Phong Lê trình bày những suy nghĩ riêng của mình. Ông đưa ra những nhận định khá toàn diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi. Ông đặc biệt có cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của một số tác giả trong đó có Mạc Can: “Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt được một hiệu quả gây nên một ấn tượng, bởi nó không còn bị trượt trên những rãnh mòn quá quen thuộc của cách viết cũ, nhưng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị ứng. Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức là những kỷ niệm được lọc qua hồi tưởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi người”[19]. Trên Tuổi trẻ Online, Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển, cũng thừa nhận rằng: “Văn của Mạc Can có sức cuốn hút kỳ lạ, sự cuốn hút đó được thể hiện qua những mảnh ký ức buồn và một ý vị triết học cùng với chất thơ lan tỏa - sự trở lại của giá trị nhân văn cổ điển. Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện của lòng thương xót đối với con người”[10]. Văn Giá còn nhận định: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản được trần thuật từ nhân vật xưng tôi, chuyện không dựa vào cốt truyện rõ ràng… tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức… Về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh. Các mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ được sắp đặt cạnh nhau và luân phiên theo cách không đều nhau. Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật như đã nói ở phần trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt giấy vỉa tâm hồn sâu khuất bí ẩn. Chất thơ của tiểu thuyết bộc lộ qua những tưởng tượng, những mơ mộng, xúc cảm của nhân vật trước cảnh trời mây sông nước những thân phận nguời muôn mặt với thổ âm từ vị riêng, những tập tục sinh hoạt mang đầy phong vị phương Nam, hồn riêng Nam Bộ, âm vọng văn hóa truyền thống, bàng bạc, quyến luyến tấm lòng người đọc”[10]. Từ các bài viết trên, các nhà nghiên cứu về truyện Mạc Can đều có chung một nhận định: Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện, mang ý nghĩa đời tư, có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà Mạc Can xuất hiện chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào làng văn thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện biến động của cuộc sống bên ngoài được tái hiện lập tức được đẩy ra xa đưa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con người có dịp trào ra, ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm người”[31]. Cho đến nay, chưa có một công trình hay bài viết nào diễn đạt bằng tên gọi trực tiếp về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của nhà văn Mạc Can. Nhưng căn cứ vào nội dung của các bài viết thì các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá từng khía cạnh liên quan đến nghệ thuật trần thuật như giọng điệu, ngôn ngữ, cách lựa chọn tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm này. Như vậy, các tác giả nói trên dù trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các bài viết đã có những cảm nhận, phân tích, đánh giá về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những nhận xét đơn lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can ở phương diện nghệ thuật trần thuật. Chính vì thế, tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao” của Mạc Can vẫn là một hướng tiếp cận gợi mở nhiều hấp dẫn, thú vị cho người nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu và có cách nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật trần thuật qua một tác phẩm cụ thể của Mạc Can. Từ đó, đề tài ghi nhận và khẳng định tài năng của nhà văn Mạc Can ở việc sử dụng nghệ thuật trần thuật khá thành công trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành khái quát lý thuyết chung về nghệ thuật trần thuật, có cái nhìn tổng quan về sự vận động của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ chỉ ra những thành công của Mạc Can trong việc xây dựng hình tượng người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, nhịp điệu cũng như giọng điệu trần thuật qua tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu vấn đề nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (2004) của nhà văn Mạc Can, do Nxb Hội nhà văn ấn hành. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê Để có thể xác lập được những nhận định mang tính khách quan, khoa học, có tính thuyết phục, chúng tôi chú ý tới việc thống kê để đưa ra những luận điểm, luận cứ đánh giá khi cần thiết. 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Để làm sáng tỏ những khía cạnh của vấn đề chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích để xem xét từng khía cạnh, sau đó tổng hợp lại để đi đến những nhận định, kết luận. 5.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này nhằm đối chiếu các bài báo, bài viết, những bài nghiên cứu về tác giả Mạc Can và những vấn đề xoay quanh tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. 5.4. Phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp người viết nắm được cấu trúc nội tại và xác lập được những nét đặc sắc xoay quanh vấn đề nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can. 5.5. Phương pháp tiểu sử Phương pháp này kết hợp tới việc tiếp cận tự sự học, giúp người viết có cái nhìn tổng quát hơn về tác giả. Qua đó đối sánh cuộc đời của chính nhà văn với cuộc đời nhân vật được trần thuật trong tác phẩm. 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận tập trung đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can. Kết quả của khóa luận có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho học phần lý luận văn học xoay quanh vấn đề trần thuật: Hình tượng người kể chuyện, giọng điệu, nhịp điệu, ngôi kể, điểm nhìn. Qua đó, góp phần tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm mới, có nhiều thành tựu và đóng góp quan trọng của tiểu thuyết trong nước nói chung và tiểu thuyết Nam Bộ đương đại nói riêng bên ngoài chương trình văn học nhà trường. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phần phụ lục, phần nội dung của đề tài được triển khai qua ba chương: Chương 1. Nghệ thuật trần thuật trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2. Người kể chuyện trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can Chương 3. Phương thức trần thuật trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP BÙI THỊ MỸ AN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn Trình độ đào tạo: Đại học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỒNG THÁP, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP BÙI THỊ MỸ AN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn Trình độ đào tạo: Đại học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN ĐỒNG THÁP, NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và số liệu trong khóa luận này là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này. Tác giả Bùi Thị Mỹ An LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - người đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét quý báu và nhiệt tình chỉ dẫn trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này . Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Đồng Tháp cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành khóa luận. Cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận. Do điều kiện thời gian và năng lực, khóa luận không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý góp của các thầy cô và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Bùi Thị Mỹ An MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Cấu trúc của đề tài 6 CHƯƠNG 1. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 7 1.1. Nghệ thuật trần thuật 7 1.1.1. Người kể chuyện 8 1.1.2. Điểm nhìn trần thuật 10 1.1.3. Nhịp điệu trần thuật 11 1.1.4. Giọng điệu trần thuật 12 1.1.5. Ngôn ngữ trần thuật 12 1.2. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 13 1.3. Đóng góp của Mạc Can đối với tiểu thuyết đương đại 19 1.3.1. Bức tranh tự họa Mạc Can 19 1.3.2. Những đóng góp của Mạc Can đối với nền văn học đương đại 21 CHƯƠNG 2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN 24 2.1. Hình tượng người kể chuyện 24 2.1.1. Người kể chuyện trực tiếp 24 2.1.1.1. Câu chuyện của gia đình 24 2.1.1.2. Ước mơ không nói thành lời 33 2.1.2. Người kể chuyện gián tiếp 35 2.1.2.1. Qua lời độc thoại của Bà Tư 35 2.1.2.2. Tác giả - người kể chuyện ẩn mình 37 2.2. Điểm nhìn trần thuật 40 2.2.1. Điểm nhìn trần thuật chủ quan 40 2.2.2. Điểm nhìn trần thuật khách quan 43 2.2.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn 46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN 48 3.1. Nhịp điệu trần thuật 48 3.1.1. Nhịp điệu trần thuật chậm rãi, khoan thai 48 3.1.2. Nhịp điệu trần thuật nhanh, gấp gáp 51 3.2. Giọng điệu 54 3.2.1. Giọng điệu dân dã mộc mạc 54 3.2.2. Giọng tâm tình, thủ thỉ, giàu chất thơ 56 3.2.3. Giọng ngậm ngùi, cảm thương 58 3.2.4. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý 59 3.3. Ngôn ngữ trần thuật 61 3.3.1. Ngôn ngữ dòng ý thức và thời gian đồng hiện 61 3.3.2. Độc thoại nội tâm 64 3.3.3. Độc thoại trong hình thức đối thoại 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mạc Can được nhiều khán giả biết đến và yêu mến với vai trò là một ông hề xiếc vui tính, một diễn viên đóng phim, một nhà ảo thuật tài ba. Nhưng chắc hẳn mọi người sẽ càng bất ngờ và cảm thấy thú vị hơn khi ông được nhắc đến trên diễn đàn văn học với một vai trò mới là một “Nhà văn trẻ” mặc dù đã ngoài cái tuổi lục tuần. Bắt đầu với sự nghiệp văn chương không được bao lâu, số lượng tác phẩm chưa đồ sộ, song ông được đánh giá là một trong những tác giả có phong cách viết truyện độc đáo, tự nhiên, có những đóng góp quý báu vào bức tranh phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực xã hội. 1.2. Mạc Can gây ấn tượng mạnh mẽ sau khi trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Tấm ván phóng dao, đã được đông đảo giới phê bình và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Trong năm 2005, tác phẩm đã giành cùng lúc ba giải thưởng danh giá: Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng văn học nghệ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh; Giải thưởng của Trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam dành cho tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong năm. Tấm ván phóng dao mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống những con người một thời ở vùng đất Nam Bộ. Thông qua trang viết của nhà văn, ta thấy thấp thoáng đâu đó hiện lên cuộc đời của chính tác giả. Chúng tôi rất thích những trang viết của nhà văn Mạc Can. Bởi lẽ, qua tiểu thuyết đầu tay của ông, chúng tôi nhận thấy thứ ngôn từ chân chất mộc mạc, bình dị dùng nhiều phương ngữ Nam Bộ. Với lối viết giản dị, chân thật, nghệ thuật trần thuật tự nhiên, linh hoạt, tác phẩm đã thể hiện một phong cách riêng, rất mới lạ, độc đáo và cũng rất Mạc Can. Câu chuyện được kể không đơn điệu, không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Nó cứ diễn ra tự nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị và đạt được hiệu quả cao nhờ sử dụng một lối nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. 1.3. Nghiên cứu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can giúp chúng tôi trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, cũng như sức sáng tạo của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể chuyện của chính tác giả. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước cùng với sự nỗ 2 lực của bản thân, chúng tôi hy vọng rằng kết quả của đề tài này góp thêm một phần nhỏ vào việc khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn đối với sự vận động tư duy tiểu thuyết cũng như những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng. Đồng thời giúp cho bản thân người nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu, giảng dạy những hiện tượng văn học, tác giả, tác phẩm văn chương của văn học Việt Nam đương đại ở trường phổ thông được sâu sắc hơn. 2. Lịch sử vấn đề Sáng tác đầu tay Tấm ván phóng dao của Mạc Can khi giới phê bình và đọc giả tiếp nhận ít nhiều đã tạo ra hai luồng dư luận khen, chê. Song tất cả những người yêu thích và quan tâm đến tiểu thuyết này đều nhận thấy khá nhiều nét mới, tuy không lạ lẫm so với sáng tác của các nhà văn khác nhưng tác phẩm có những nét khó trộn lẫn vào đâu được. Có thể nói, nét riêng làm cho văn Mạc Can có chỗ đứng, tạo vị thế riêng trong tâm hồn người đọc là cái tài hòa quyện cái tình được lắng đọng vào đấy. Do xuất hiện trên văn đàn chưa lâu nên những công trình hay các bài viết nghiên cứu về Mạc Can còn rất ít, chủ yếu nằm rải rác trên các báo, tạp chí, chưa tập hợp thành sách. Tuy nhiên trong số những bài giới thiệu, phê bình viết về Mạc Can và các tác phẩm của ông, cũng đã có những ý kiến cảm nhận về nghệ thuật trần thuật nhưng dung lượng còn rất ít. Khi tiểu thuyết Tấm ván phóng dao trình làng và thu được những thành công bất ngờ, trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết Cuộc tự vượt đáng trân trọng (Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam), nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch, Trưởng ban chung khảo cuộc thi đã nhận xét: tiểu thuyết của Mạc Can “Cơ hồ như không tựa vào sự kiện nào cả… cái khác lạ, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của tác giả được đẩy lên bình diện thứ nhất mang âm hưởng độc thoại sâu lắng”[33]. Cũng trong bài viết Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam, trên báo Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, nhà phê bình nghiên cứu Phong Lê trình bày những suy nghĩ riêng của mình. Ông đưa ra những nhận định khá toàn 3 diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi. Ông đặc biệt có cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của một số tác giả trong đó có Mạc Can: “Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt được một hiệu quả gây nên một ấn tượng, bởi nó không còn bị trượt trên những rãnh mòn quá quen thuộc của cách viết cũ, nhưng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị ứng. Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức là những kỷ niệm được lọc qua hồi tưởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi người”[19]. Trên Tuổi trẻ Online, Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển, cũng thừa nhận rằng: “Văn của Mạc Can có sức cuốn hút kỳ lạ, sự cuốn hút đó được thể hiện qua những mảnh ký ức buồn và một ý vị triết học cùng với chất thơ lan tỏa - sự trở lại của giá trị nhân văn cổ điển. Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện của lòng thương xót đối với con người”[10]. Văn Giá còn nhận định: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản được trần thuật từ nhân vật xưng tôi, chuyện không dựa vào cốt truyện rõ ràng… tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức… Về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh. Các mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ được sắp đặt cạnh nhau và luân phiên theo cách không đều nhau. Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật như đã nói ở phần trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt giấy vỉa tâm hồn sâu khuất bí ẩn. Chất thơ của tiểu thuyết bộc lộ qua những tưởng tượng, những mơ mộng, xúc cảm của nhân vật trước cảnh trời mây sông nước những thân phận nguời muôn mặt với thổ âm từ vị riêng, những tập tục sinh hoạt mang đầy phong vị phương Nam, hồn riêng Nam Bộ, âm vọng văn hóa truyền thống, bàng bạc, quyến luyến tấm lòng người đọc”[10]. Từ các bài viết trên, các nhà nghiên cứu về truyện Mạc Can đều có chung một nhận định: Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện, mang ý nghĩa đời tư, có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà Mạc Can xuất hiện chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào làng văn thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. [...]... 7 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phần phụ lục, phần nội dung của đề tài được triển khai qua ba chương: Chương 1 Nghệ thuật trần thuật trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2 Người kể chuyện trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can Chương 3 Phương thức trần thuật trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can 7 CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT... cũng như giọng điệu trần thuật qua tiểu thuyết Tấm ván phóng dao 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu vấn đề nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (2004) của nhà văn Mạc Can, do Nxb Hội nhà văn ấn hành 5 Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận... nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can 5.5 Phương pháp tiểu sử Phương pháp này kết hợp tới việc tiếp cận tự sự học, giúp người viết có cái nhìn tổng quát hơn về tác giả Qua đó đối sánh cuộc đời của chính nhà văn với cuộc đời nhân vật được trần thuật trong tác phẩm 6 Đóng góp của đề tài Khóa luận tập trung đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng. .. nhân vật trong tác phẩm này Như vậy, các tác giả nói trên dù trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các bài viết đã có những cảm nhận, phân tích, đánh giá về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những nhận xét đơn lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can ở phương diện nghệ thuật trần thuật Chính... hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can vẫn là một hướng tiếp cận gợi mở nhiều hấp dẫn, thú vị cho người nghiên cứu 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu và có cách nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật trần thuật qua một tác phẩm cụ thể của Mạc Can Từ đó, đề tài ghi nhận và khẳng định tài năng của nhà văn Mạc Can ở việc sử dụng nghệ. .. văn Mạc Can ở việc sử dụng nghệ thuật trần thuật khá thành công trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao 5 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành khái quát lý thuyết chung về nghệ thuật trần thuật, có cái nhìn tổng quan về sự vận động của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ chỉ ra những thành công của Mạc Can trong việc xây dựng hình tượng người... đời thường Trần thuật là một khía cạnh thuộc thi pháp thể loại tiểu thuyết vì vậy nghệ thuật trong trần thuật được thể hiện trong những phương diện người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, nhịp điệu trần thuật, giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ trần thuật Thông qua những khía cạnh này, trần thuật cùng với việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả khiến cho tác phẩm thêm phần mới mẻ hơn, mang hơi hướng của tác... thấm thía của kiếp làm người”[31] Cho đến nay, chưa có một công trình hay bài viết nào diễn đạt bằng tên gọi trực tiếp về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của nhà văn Mạc Can Nhưng căn cứ vào nội dung của các bài viết thì các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá từng khía cạnh liên quan đến nghệ thuật trần thuật như giọng điệu, ngôn ngữ, cách lựa chọn tình huống, nghệ thuật xây... KÌ ĐỔI MỚI 1.1 Nghệ thuật trần thuật Trong 150 Thuật ngữ văn học, theo Lại Nguyên Ân, trần thuật được hiểu là “thành phần lời tác giả của người trần thuật hoặc của người kể chuyện Trần thuật bao gồm việc kể, miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất… bàn luận; lời nói bán trực tiếp của các nhân vật Do vậy trần thuật là phương... sức quan trọng trong cấu thành phong cách của nhà văn 1.1.5 Ngôn ngữ trần thuật Như trên đã nói, trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả Ngôn ngữ trần thuật có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa . thuật trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2. Người kể chuyện trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can Chương 3. Phương thức trần thuật trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can. tiếng vang. Văn ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. 4 Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Mạc Can. trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 13 1.3. Đóng góp của Mạc Can đối với tiểu thuyết đương đại 19 1.3.1. Bức tranh tự họa Mạc Can 19 1.3.2. Những đóng góp của Mạc Can đối với

Ngày đăng: 06/06/2014, 09:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử vấn đề

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

      • 3.1. Mục đích nghiên cứu

      • Đề tài nhằm tìm hiểu và có cách nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật trần thuật qua một tác phẩm cụ thể của Mạc Can.

      • Từ đó, đề tài ghi nhận và khẳng định tài năng của nhà văn Mạc Can ở việc sử dụng nghệ thuật trần thuật khá thành công trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao.

      • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • Đề tài sẽ tiến hành khái quát lý thuyết chung về nghệ thuật trần thuật, có cái nhìn tổng quan về sự vận động của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.

      • Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ chỉ ra những thành công của Mạc Can trong việc xây dựng hình tượng người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, nhịp điệu cũng như giọng điệu trần thuật qua tiểu thuyết Tấm ván phóng dao.

      • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

        • 5. Phương pháp nghiên cứu

          • 5.1. Phương pháp thống kê

          • 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

          • 5.3. Phương pháp so sánh

          • 5.4. Phương pháp hệ thống

          • Phương pháp này giúp người viết nắm được cấu trúc nội tại và xác lập được những nét đặc sắc xoay quanh vấn đề nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can.

          • 5.5. Phương pháp tiểu sử

          • 6. Đóng góp của đề tài

          • 7. Cấu trúc của đề tài

          • CHƯƠNG 1

          • NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan