đặc điểm của hợp đồng thương mại và những lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

21 828 0
đặc điểm của hợp đồng thương mại và những lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích đặc điểm của hợp đồng thương mại và những lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại theo công ước Viên

I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu . Trong đó: Hợp đồng mua bán là sự thoả thuận trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua một tài sản nhất định gọi là hàng hoá- đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ hoặc nhận hàng trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng. Chủ thể của hợp đồng nua bán là người bán người mua. Người bán người mau có thể là tập thể, pháp nhân hoặc cũng có thể là nhà nước. Nội dung của hợp đồng là toàn bộ quyền nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua làm thế nào để người bán lấy được tiền, người mua lấy được hàng. Khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất quốc tế ở chỗ vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia: Theo công ước Lahaye năm 1964: HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc viêc trao đổi ý chí kết hợp đồng giữa các bên kết được thiết lập ở các nước khác nhau. Như vậy tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế biểu hiện là: - Các bên tham gia kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân có các quốc tịch khác nhau - Hàng hóa ( đối tượng của hợp đồng) được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau - Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng - Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế các tập quán quốc tế khác về thương mại hàng hải. Theo công ước Viên năm 1980 đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mau bán hàng hóa quốc tế đó là bên kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố nước ngoài. Tại Việt Nam quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK đã đưa ra 3 tiêu chuẩn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm: - Chủ thể của hợp đồng mau bán hàng hóa quốc tế là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau - Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được dịch chuyển từ nước này sang nước khác - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên kết hợp đồng II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.Các bên mua bán thường mang quốc tịch khác nhau. Yêu cầu đầu tiên khi tham gia kí kết hợp đồng là các bên phải có đầy đủ năng lực pháp luật năng lực hành vi dân sự theo luật mà mình mang quốc tịch. Mỗi quốc gia khác nhau có một nền luật pháp riêng với những quy định, quy phạm khác nhau. Ví dụ như Luật VN qui định nhà nhập khẩu phải thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày nhận hàng nhưng Luật Mỹ lại qui định nhà nhập khẩu phải thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày bán hết hàng nhập khẩu. Ở đây, nếu khi kết hợp đồng hai bên không làm chặt chẽ ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến tranh chấp vì anh xuất khẩu (giả sử là VN) cứ đòi thanh toán trong khi anh nhập khẩu (Mỹ) lại bảo là từ từ đợi tớ bán xong đã. Mỗi quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau. Ví dụ: như khi Nhật bản có hợp đồng buôn bán hạt nêm cho Indonesia. Nhật bản tìm hiểu về văn hóa nước bạn thấy rằng người dân ở đây chủ yếu theo đạo Hồi. Theo đạo này thì họ không ăn thịt heo. Đây là một sự khác biệt về văn hóa mà Nhật Bản cần phải lưu ý phải làm thậy rõ ràng khihợp đồng để tránh rủi ro sau này.  Dễ xung đột về pháp luật, phong tục tập quán. Vì vậy trước khi kết hợp đồng ta cần tìm hiểu về luật của bên mà ta buôn bán song song với việc nắm vững luật quốc tế để tránh xảy ra xung đột tranh chấp. 2. Hàng hóa mua bán di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia (hoặc khu vực đặc biệt được hưởng quy chế hải quan riêng theo quy định của pháp luật của từng quốc gia). Ta cần phải thực hiện thủ tục hải quan thuế quan khi mua bán hàng hóa quốc tế. Thủ tuc hải quan gồm nhiều giấy tờ mà các bên mua bán cần chuẩn bị trước để qua cửa khẩu. Ví dụ như ta cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm Tờ khai hải quan, Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Vận tải đơn (trừ hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan nội địa)… Thủ tục phức tạp vì vậy ta cần có sự chuẩn bị để tránh mất thời gian làm ảnh hưởng đến hợp đồng. 3. Việc chuyển giao hàng hóa từ bên bán sang bên mua phải qua nhiều người trung gian. Vì hàng hóa phải qua nhiều trung gian nên dễ dẫn đến tranh chấp, xung đột quyền lợi. Về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong thương mại quốc tế, các bên tham gia quan hệ này thườngnhững chủ thể ở các nước khác nhau, có sự khác biệt về truyền thống pháp luật tập quán thương mại, sự thiếu hiểu biết tin cậy lẫn nhau như bạn hàng trong nước. Các điều kiện khách quan ngoại cảnh cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên. Hoặc ngay trong ý thức chủ quan của các bên về việc tuân thủ hợp đồng, sự bất cẩn của bên bán, bên mua hoặc do bên vận chuyển cũng làm phát sinh tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các bên. Trong quá tŕnh thực hiện hợp đồng, các bên cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự quản lý hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. Hệ thống pháp luật của nước này có những quy định khác với nước khác về hình thức của các loại hợp đồng, nội dung chính của từng loại hợp đồng, địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, hoặc quy định về thẩm quyền xét xử các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế ở các nước khác nhau. Như vậy, có thể khái quát tranh chấp trong hợp đồng mua bán quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ mua bán mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền nghĩa vụ theo hợp đồng. Các tranh chấp có thể xảy ra như: Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển, Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại, Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm, Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình. Ví dụ, theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mô tả hàng hóa ghi: Mặt hàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi: H2SO4. Xét về mặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từ nhưng ngân hàng, với sự cẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từ không mâu thuẫn. Nhưng trong những trường hợp khác, ngân hàng không thể phát hiện ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngoài của nó thì sao? Do vậy, giải pháp an toàn nhất cho các doanh nghiệp để tránh các tranh chấp có thể phát sinh, tốt nhất là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập các chứng từ theo yêu cầu của L/C. 4. Chi phí dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu có tỷ trọng cao trong tổng chi phí phụ thuộc vào điều kiện giao hàng Incoterms được lựa chọn.  Cần hiểu biết có năng lực vận dụng Incoterms. Sự ra đời của Incoterms: Incoterms viết tắt từ 3 chữ International Commercial Terms, dịch ra tiếng Việt nghĩa là những điều kiện thương mại quốc tế còn gọi là những điều kiện cơ sở giao hàng. Incoterms ra đời năm 1936 nhằm giúp cho các nhà kinh doanh thương mại những bên có liên quan trên toàn cầu thuận lợi hơn khi đàm phán, kết tổ chức các công việc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trãi qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010. Sự thay đổi nội dung của Incoterms theo hướng: - Phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế thay đổi; - Rõ ràng hơn, giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi cơ bản, có liên quan đến người bán người mua trong hoạt động thương mại quốc tế. Mỗi loại Incoterms phù hợp với những loại phương tiện vận tải cơ bản, ví dụ điều kiện FOB, FAS, CIF… chủ yếu áp dụng với loại phương tiện vận tải đường thủy; còn điều kiện FCA, CPT; DAP, DAT… chủ yếu áp dụng với các loại phương tiện vận tải vận tải đa phương thức. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, Incoterms có 5 vai trò quan trọng: (1) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới. (2) Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận vận tải hàng hoá ngoại thương. (3) Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương. (4) Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá. (5) Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.  Trong đó quang trọng nhất là tùy theo điều kiện Incoterms khác nhau chi phí dịch vụ tương ứng trong xuất nhập khẩu sẽ khác nhau giữa người bán người mua. Vd: sự khác nhau trong chi phí dich vụ XNK giữa người bán người mua của điều kiện EXW so với DDP. Theo điều kiện EXW thì bên mua chịu toàn bộ chi phí kể từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. Theo điều kiện DDP thì người bán chịu mọi chi phí( kể cả thuế các phí tổn liên quan đến việc giao hàng tại nước người nhập khẩu) 5. Chi phí kết quả kinh doanh được hoạch toán bằng cả đồng nội tệ ngoại tệ. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất đa dạng, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Không một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nào lại không qui định một cách cụ thể về vấn đề đồng tiền thanh toán được dùng trong hợp đồng đó. Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ thể có thể thỏa thuận đồng tiền thanh toán trong hợp đồngđồng tiền của một trong các bên tham gia hoặc cũng có thể là đồng tiền của một quốc gia thứ ba hoặc đồng tiền được sử dụng trong khu vực hay loại đồng tiền được sử dụng trên toàn thế giới. Với lý do trên chúng ta có thể thấy, đồng tiền dùng để thanh toán là đặc điểm hết sức quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi vì đồng tiền dùng để thanh toán trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay hầu hết là các đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi, ví dụ như USD, FRF, Euro Do đó, khi quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được thiết lập đã tạo điều kiện thu hút ngoại tệ mạnh cho nước bên bán kịp thời đáp ứng được nhu cầu hàng hóa cho nước bên mua.  Nội dung, giá trị hợp đồng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. 6. Luật áp dụng cho HĐMBHHQT là luật thương mại quốc tế Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng phức tạp. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.Để chọn được luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây. 6.1. Pháp luật của mỗi quốc gia Pháp luật của mỗi quốc gia là tổng thể của các qui tắc, các qui định điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của chính quốc gia đó. Do vậy,bất kỳ một quốc gia nào cũng đều sử dụng pháp luật của mình làm công cụ pháp lý chủ yếu để thực hiện chức năng của mình. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng là một trong những lĩnh vực đem lại lợi ich về nhiều mặt cho quốc gia. Chính vì vậy trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các chủ thể. 6.2. Các điều ước quốc tế về thương mại Điều ước quốc tế về thương mại là văn bản pháp lý do các quốc gia kết hoặc tham gia nhằm xác lập quyền nghĩa vụ của mình với nhau trong giao dịch thương mại quốc tế (Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Công an nhân dân, năm 2000). Điều ước quốc tế về thương mại là văn bản pháp lý do các quốc gia kết với nhau. Do đó, về mặt pháp lý, điều ước quốc tế về thương mại chỉ có giá trị pháp lý đối với các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên chủ thể này nó có quốc tịch hoặc không có nơi cư trú ở các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó. Tuy nhiên, một điều ước quốc tế về thương mại vẫn được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên chủ thể của hợp đồng không mang quốc tịch hoặc không có nơi cư trú ở nước thành viên của điều ước quốc tế đó, nếu các bên thỏa thuận áp dụng. Điều ước quốc tế về thương mại sẽ được ưu tiên áp dụng nếu như có sự mâu thuẫn giữa các qui định của điều ước quốc tế về thương mại với các qui định của luật trong nước là thành viên của điều ước quốc tế đó. Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành có hai phương thức áp dụng điều ước quốc tế về thương mại. 6.3. Các tập quán thương mại quốc tế Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại được các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế chấp nhận, sử dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả các thãi quen thương mại được các thương nhân chấp nhận đều được coi là tập quán thương mại quốc tế. Mà các thói quen thương mại này phải là những thói quen đã được hình thành từ rất lâu đời, trong đó có nội dung cụ thể, rõ ràng được các thương nhân quốc tế sử dụng liên tục, rộng rãi. Tập quán thương mại quốc tế với tư cách là nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thỏa thuận áp dụng hoặc tập quán thương mại quốc tế đó được một điều ước quốc tế hay luật trong nước của một trong các chủ thể qui định áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế không được trái với các qui định của pháp luật của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.  Đòi hỏi các bên phải hiểu biêt có năng lực vân dụng luật trong giao dịch thương mại quốc tế III. NHỮNG VẤN ĐỀ BÊN MUA BÊN BÁN CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XÁC LẬP THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. 1. Hợp đồng có giá trị pháp lý khi các bên có thỏa thuận về những điều khoản chủ yếu( giá cả, số lượng, chất lượng, thời điểm giao hàng, ). tuy nhiên, để tránh những sai sót, các bên nên tham khảo các hợp đồng mẫu vì nếu có tranh chấp thì hợp đồng do các bên kết chính là cơ sở phấp lý đầu tiên để giải quyết tranh chấp. CONTRACT FOR THE PURCHASE AND SALE OF RICE No. 007/VNF/20… Between ELLEN LIMITED lat A. 3/F Causeway Tower 16 – 22 Causeway Road Causeway Bay HONGKONG Tel: xxx Fax: xxx Telex: 61533 WSGTC HK (hereinafter called the Buyer) And HANOI FOOD EXPORT IMPORT COMPANY 40 Hai Ba Trung Street, Hanoi, VIETNAM Tel: xxx Fax: xxx [...]... đáng chú ý Việc Xuất khẩu buộc bên tham gia phải tiếp xúc với luật pháp chính quyền của nước kia, khó khăn ở chỗ là bên đến ký hợp đồng chưa nắm rõ được luật pháp đặc điểm quản lý của nước chủ nhà, đồng thời họ cũng phải xem xét tuân thủ luật phát của chính nước mình Nếu không lưu ý quan tâm khắc phục được rào cản này thì rất có thể xảy ra trường hợp đáng tiếc như là thu nhập từ hợp đồng phải... đồng nếu không đúng với mô tả trong hợp đồng, trừ khi chúng phù hợp với bất kỳ một mục đích mà người mua biết đến hoặc ngầm định biết đến vào thời điểmhợp đồng hoặc phù hợp với những mục đích mà hàng hóa tương tự được sử dụng 5 Lưu ý đối với người mua:Về giám định hàng hóa Người mua phải có nghĩa vụ giám định hàng hóa Nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì phải thông báo ngay cho người... mất quyền khi u nại về tính không phù hợp của hàng hóa nếu không thông báo cho người bán trong một thời gian hợp lý sau khi người mua phát hiện ra hoặc lẽ ra phải phát hiện được sự không phù hợp này Những lưu ý ngoài công ước: 1 Pháp luật chính quyền nước ngoài Khi vươn ra cấp độ kinh doanh quốc tế các bên đã tham gia vào một loạt hệ thống chính trị phát luật khác nhau, bởi vậy luật pháp chính... - Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/Telex/Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành việc bốc hàng 11 Bất khả kháng Ðiều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế ( ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành 1 bộ phận trong hợp đồng này 12 Trọng tài: Bất cứ sự khác biệt và/ hoặc tranh chấp nào phát sinh từ trong quan hệ với hợp đồng này mà không được giải quyết bằng thương. .. ký kết hợp đồng buôn bán quốc tế Một mặt chúng làm tăng rủi ro thất bại, tức là rủi ro của việc hai bên sẽ không đi đến thỏa thuận, hoặc thỏa thuận của hai bên sẽ không co tính khả thi hay thỏa thuận sẽ không được thực hiện Mặt khác nó kéo dài quá trình đàm phán, thông thường để ký kết hợp đồng thương mại thường tốn nhiều hơn so với những hợp đông tương tự trong nước ví dụ như vấn đề nổi cộm hiện nay... sẽ phải đưa ra xử theo luật tập quán trọng tài của Phòng Thương Mại quốc tế ở Paris hợc những nơi khác do hai bên thoả thuận 13 Các điều khoản khác: Bất cứ sự sửa đổi điều khoản điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản Hợp đồng này được làm thành 6 bản gốc bằng tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng telex (... lần, những điều khoản của hợp đồng sẽ bị chi phối bởi hai hay nhiều luật pháp khác nhau bất đồng giữa các bên có thể phải giải quyết tại hai hay nhiều tòa án khác nhau 2 Những biến cố bất ngờ mà thỉnh thoảng xảy ra ở một vài khu vực khác nhau trên thế giới Những biến cố bất ngờ này có thể ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh doanh trong nước hoạt động ngoại thương Tác động hai chiều đến quá trình kết. .. trong hợp đồng của mình nếu áp dụng luật quốc gia, đồng thời quy định nghĩa vụ của bên bán đảm bảo hàng hóa không bị vi phạm bản quyền cũng như quyền sở hữu của người thứ 3 4 Lưu ý đối với người bán:Quan tâm đến Điều khoản về hàng hóa Theo quy định của công ước Viên, người bán cần phải mô tả chính xác hàng hóa với số lượng cụ thể trong hợp đồng Hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu... thông báo ETA của con tàu các nội dung chi tiết của nó 15 ngày ( sau khi tàu nhổ neo) thuyền trưởng sẽ thông báo ETA của tàu, khối lượng sẽ được xếp lên tàu những thông tin cần thiết khác 72/48/24 giờ trước khi tàu đến cảng xếp hàng b- Thời gian xếp hàng bắt đàu tính từ 1h trưa nếu NOR được trao trước buổi trưa từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều... hàng cấp giấy chứng nhận các hầm tàu/hầm hàng sạch khô, không có tác nhân gây hại thích hợp để chở lương thực những chi phí như vậy sẽ được tính vào tài khoản của chủ tàu thời gian không tính là thời gian xếp hàng g- Phạt xếp hàng chậm/ thưởng xếp hàng nhanh nếu có, sẽ theo như mức quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến; nhưng tối đa là 4.000/2.000 USD một ngày hoặc tính theo tỷ lệ phải . phải lưu ý và phải làm thậy rõ ràng khi kí hợp đồng để tránh rủi ro sau này.  Dễ xung đột về pháp luật, phong tục và tập quán. Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng ta cần tìm hiểu về luật của. phù hợp với hợp đồng nếu không đúng với mô tả trong hợp đồng, trừ khi chúng phù hợp với bất kỳ một mục đích mà người mua biết đến hoặc ngầm định biết đến vào thời điểm ký hợp đồng hoặc phù hợp. là bên đến ký hợp đồng chưa nắm rõ được luật pháp và đặc điểm quản lý của nước chủ nhà, đồng thời họ cũng phải xem xét và tuân thủ luật phát của chính nước mình. Nếu không lưu ý quan tâm khắc

Ngày đăng: 01/06/2014, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan