Tiểu luận vai trò của hồ chí minh trong cách mạng tháng tám năm 1945

17 2.1K 6
Tiểu luận vai trò của hồ chí minh trong cách mạng tháng tám năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM «««○○○»»» KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 SVTH: NHÓM 11 LỚP: CDTP15A GV.NCS:Trần Hữu Thắng TP.HCM,ngày 19 tháng 10 năm 2013 THÀNH VIÊN NHÓM 11 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SV 1. LÝ THỊ TƯỜNG VI (nhóm trưởng) 13091641 2. PHAN THỊ NHƯ Ý 13095331 3. NGUYỄN NGỌC THANH 13086461 4. ĐẶNG NGUYỄN NGỌC HÀ 13098841 5. ĐỖ THỊ KIM CHI 13053651 6. NGUYỄN THỊ VÂN 13029351 7. NGUYỄN THANH LONG 13087741 8. NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ 13079441 9. NGUYỄN VĂN CHƠN 13094791 10. TRẦN DUY VỊNH 13092861 2 Mục lục I.KHẢ NĂNG DỰ BÁO THỜI CƠ VÀ KHÔNG BỎ LỞ THỜI CƠ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 5 1. Bối cảnh lịch sử 5 1.1,Tình hình thế giới 5 1.2,Tình hình trong nước 5 2. Quyết định lịch sử chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền 6 2.1,Dự báo thời cơ 6 2.2 , Chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa 6 II, VAI TRÒ TO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TẠO DỰNG VÀ KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 7 1.Tạo dựng các lực lượng cách mạng 7 2. kết hợp các lực lượng cách mạng dựa vào cao trào cách mạng của toàn dân 8 2.1,Kết hợp các lực lượng cách mạng tạo nên khối đại đoàn kết kháng chiến 8 2.2 Dựa vào cao trào khởi nghĩa của toàn dân 8 III, THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT KỊP THỜI VÀ KẾT HỢP PHONG TRÀO NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ CÙNG NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC 9 IV, ĐƯỜNG LỐI KHÉO LÉO CỦA HỒ CHÍ MINH NHẰM HẠN CHẾ BỚT KẺ THÙ VÀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ 12 1.Kết hợp sức mạnh của dân tộc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế 12 2.Đường lối khéo léo của Hồ Chí Minh nhằm hạn chế bớt kẻ thù 12 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tiễn đã chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-Nin . Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 77 năm qua đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng(6/1991) khẳng định:” Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng”.Các đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ:” tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-Nin và điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa 3 dân tộc”. Nhưng trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Người trong cách mạng tháng Támvai trò rất quan trọng. Bởi lẽ trong cách mạng tháng Tám đã thể hiện rõ nhất những tinh hoa về bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh . Trước hết là khả năng dự báo thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ lịch sử . Thứ hai là xây dựng lực lượng cách mạng hùng mạnh từ chính trị đến quân sự huy động lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung, biết kết hợp thế và lực của lực lượng cách mạng để lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Thứ ba là phân hóa kẻ thù biết mình biết người nhân nhượng nguyên tắc . Thứ tư là biết tiến hành từ khởi nghĩa toàn phần để làm động lực tiến lên tổng khởi nghĩa. Chính những vai trò quan trọng trên đã góp phần rất lớn trong thắng lợi cuối cùng của nhân dân ta , mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đưa dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ tiến đến độc lập tự do đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì những lý do trên mà nhóm chúng em quyết định đi sâu phân tích để làm sáng tỏ những nội dung quan trọng của đề tài này . NỘI DUNG CHÍNH 4 I.KHẢ NĂNG DỰ BÁO THỜI CƠ VÀ KHÔNG BỎ LỞ THỜI CƠ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 1. Bối cảnh lịch sử 1.1,Tình hình thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh , Pháp , Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến. Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quân và không quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh). Tại Âu châu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16. Hơn nữa mâu thuẫn Nhật - Pháp đã trở nên gay gắt , cả hai quân thù Nhật - Pháp đều đang sửa soạn tiến tới chổ “ tao sống mày chết” quyết liệt cùng nhau tình thế thất bại của nhật ở Thái bình dương buộc nhật phải lật đổ pháp để độc chiếm Đông Dương và trừ mối hậu họa bị quân Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ lên Đông Dương. Cuối năm 1944 đầu năm 1945,xuất hiện những dấu hiệu của cuộc chuyển biến lớn Thế Chiến hai sắp kết thúc. Không khí giữa Nhật và Pháp ngày càng căng thẳng. Ở Châu Á tình hình chiến sự ngày càng không lợi cho Nhật. Quân đội Nhật lui dần về thế phòng ngự chiến lược . 1.2,Tình hình trong nước Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra với khoảng 2 triệu người chết .Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại. 5 2. Quyết định lịch sử chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền 2.1,Dự báo thời cơ Từ tháng 9-1944 Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến: mâu thuẫn Nhật-Pháp sẽ dẫn đến Nhật đảo chính lật đổ Pháp. Báo Cờ giải phóng của Đảng số 7 ngày 28-91944 đã nêu lên dự kiến trên và chỉ ra phương hướng hành động cho toàn Đảng: “Phải biết mài gươm, lắp súng để mai đây Nhật-Pháp bắn nhau, kịp thời nổi dậy, tiêu diệt chúng giành lại giang sơn”. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 ra chỉ thị: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945, đã vạch rõ: kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Hình1.Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng tám (NnguồnInternet:http://kienthuc.net.vn/kim-chi-da-lua/hinh-anh-gian-di-va-cao-quy-cua-bac-ho- 230482.html?p=5 ) Với tầm nhìn chiến lược, trong thư gửi đồng bào toàn quốc, Người chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc xã giành được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉtrong một năm hoặc một năm rưỡi nữa, thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”[3,tr505-506](1). Ngày 12-8- 1945, qua chiếc đài thu thanh nhỏ, Bác Hồ biết Nhật đàm phán với đồng minh, trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, phát xít Đức đầu hàng đồng minh, ở Đông Dương quân Nhật hoảng loạn, phong trào cách mạng cả nước sôi sục, những điều kiện cho tổng khởi nghĩa đãchín muồi. 2.2 , Chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa Chớp thời cơ, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng ta đã chuẩn bị gấp “Hội nghị toàn quốc của Đảng” và “Đại hội Đại biểu quốc dân” ở Tân Trào (Tuyên Quang). Người nhấn mạnh:” Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 14 và 15-8-1945, quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc trước khi đồng Minh vào, đề ra đường lối đối nội và đối ngoại sau khi tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp quyết định thành lập Ủy ban Ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ. Ngay 6 sau đại hội, Người gửi thư kêu gọi tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy dùng sức ta mà giải phóng cho ta…chúng ta không thể chậm trễ”[3,tr554](2).Có thể nói chính sự dự đoán và khả năng đánh giá tình hình chớp lấy đúng thời cơ của Hồ Chí Minh đã tạo nên bước ngoặc đem đến thắng lợi cho cuộc cách mạng. II, VAI TRÒ TO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TẠO DỰNG VÀ KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 1.Tạo dựng các lực lượng cách mạng Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa là chú trọng xây dựng cả hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Lấy lực lượng chính trị làm chủ yếu, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.Cơ sở chính trị mở rộng đến đâu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ngay đến đó. Ngay khi vừa về Pác Bó, cùng với việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng phong trào Việt Minh ở Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một số hội viên ưu tú gửi ra nước ngoài đào tạo. Cũng thời gian này, Người cùng với Đảng ta biên soạn và biên dịch nhiều tài liệu để trang bị quân sự, phương pháp cách mạng, tổ chức lực lượng như: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Nga, Phép dùng binh của Tôn Tử,… Và đặc biệt, Người đã Chỉ thị thành lập đội vũ trang chính quy mang tên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944). Hình 2. Buổi lễ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo TỉnhTuyên Quang(22/12/1944) (Nguồn Internet: http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Dai-tuong-Vo-Nguyen- Giap-qua-doi/201310/52957.vnd?page=1 ) 7 Bản chỉ thị nêu rõ lý do phải tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, phải vũ trang toàn dân, mối quan hệ giữa đội quân chủ lực với vũ trang địa phương Với những tài liệu, cách thức tổ chức, huấn luyện và sự quan tâm thiết thực của Hồ Chí Minh đối với cán bộ, chiến sĩ trong thời gian này đã cho thấy, Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu rõ những quan điểm quân sự của Đảng ta một cách có hệ thống. Hồ Chí Minh là người sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, là người cha thân yêu của quân đội nhân dân Việt Nam. 2. kết hợp các lực lượng cách mạng dựa vào cao trào cách mạng của toàn dân. 2.1,Kết hợp các lực lượng cách mạng tạo nên khối đại đoàn kết kháng chiến Hồ Chí Minh luôn coi giai cấp công nhân, nông dân và liên minh công nông là lực lượng chủ đạo của cách mạng , người khẳng định:”không bao giờ Đảng lại hi sinh quyền lợi của giai cấp công nông và nông dân cho một giai cấp nào khác”.[2,tr6] (3).Vì họ chiếm số đông trong lực lượng cách mạng hơn nữa họ bị bọn thực dân Pháp bóc lột nặng nề và chiếm đoạt nhiều quyền lợi nên họ có tinh thần cách mạng rất cao, sẵn sàng đánh đuổi bộn thực dân xâm lược. Nhưng điểm độc đáo của Người là Người biết kết hợp chặt chẽ ba lực lượng công – nông – tri thức trong cách mạng , hơn nữa Bác không xem nhẹ vai trò cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác tiểu tư sản ,trung nông Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên do Người soạn thảo (2-1930). Cương lĩnh nêu rõ: “Đảng lôi kéo tiểu tư sản , tri thức và trung nông phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các Đảng phản cách mạng như Đảng Lập Hiến ”[2,tr6](4). Muốn có được kết quả đó Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông và phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản chưa rõ mặt phản cách mạng, chí ít làm cho họ trung lập 2.2 Dựa vào cao trào khởi nghĩa của toàn dân Người cũng đã nói: việc cứu nước không phải là việc làm của một hai người mà là việc làm chung của cả dân tộc. Vì thế: “tất cả đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”[4,tr480-481](5). Khi xây dựng lực lượng, Hồ Chí Minh nhận thấy cần phải mở rộng đoàn kết thống nhất toàn dân tộc. Bởi lẽ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”[10,tr607](6). Và chính là theo tư tưởng, theo sáng kiến của Người, Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) đã được thành lập (19/5/1941). Người cũng khẳng định:” Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết , phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này. Hãy gia nhập Việt Minh , ủng hộ Việt Minh , làm cho Việt Minh rộng lớn mạnh mẽ Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nơi “[3,tr8](7).Do đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, trong một thời gian ngắn, Việt Minh đã phát triển thành một tổ chức rộng lớn, 8 mạnh mẽ, mở rộng căn cứ địa cách mạng thông qua phong trào “Nam tiến”.Nhờ biết kết hợp và phát huy khối đoàn kết của tất cả các lực lượng cách mạng thực hiện cách mạng toàn dân, đã được toàn dân ủng hộ và hưởng ứng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp. III, THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT KỊP THỜI VÀ KẾT HỢP PHONG TRÀO NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ CÙNG NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh : ” Hỡi đồng bào yêu quý! Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới co được ĐỘC LẬP , TỰ DO. Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nơi. Việt Nam độc lập đồng minh ( Việt Minh ) có hàng chục triệu đội viên , gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công , thương, binh , gồm đủ các dân tộc Việt , Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ không phân biệt trai, gái, già , trẻ , lương, giáo, giàu , nghèo. Vừa đây Việt Minh lại triệu tập “ Việt Nam quốc dân đại biểu Đại hội”, cử ra ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM đã lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kì cho đất nước được độc lập. Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỉ nay. Đó là một diều khiến cho đồng bào ta phấn khởi và riêng tôi hết sức vui mừng . Nhưng chúng ta chưa thể cho thế là đủ . Cuộc tranh đấu của chúng ta đương còn gay go , dằng dai . Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đấu. Chỉ có đoàn kết, phấn đấu, nước ta mới được độc lập . Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết , phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này. Hãy gia nhập Việt Minh , ủng hộ Việt Minh , làm cho Việt Minh rộng lớn mạnh mẽ Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoànkết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nơi . Như vậy thì tổ quốc ta nhất định mau được độc lập , dân tộc ta nhất định mau được tự do. Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến . Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. 9 Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập . Chúng ta không thể chậm trễ . Tiến lên! Tiến lên ! Dưới lá cờ Việt Minh , đồng bào hãy dũng cảm tiến lên. Tháng 8 năm 1945 HỒ CHÍ MINH”[3,tr8](8) nhân dân ở khắp nơi đã đồng loạt nổi dậy. Ở những vùng xa xôi dù chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa , căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương và vận dụng chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Từ ngày 14-08-1945 ,lực lượng vũ trang Quảng Ngãi giành chính quyền thắng lợi tại tỉnh lị. Từ ngày 14 đến 18 -08 ,các tỉnh Cao Bằng,Bắc Cạn,Thái Nguyên ,Tuyên Quang ,Yên Bái ,hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng,các tỉnh Thanh Hoá ,Nghệ An , Hà Tĩnh ,Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa lần lươt nổi dậy giành chính quyền.Ngày 16-08-1945,đơn vị Quân giải phóng đã tiến công thị xã Thái Nguyên ,và ngày 17-08 ,tiến công vào thị xã Tuyên Quang. Một số địa phương ở Hải Ninh, Quảng Yên, Kiến An nổi dậy. Ngày 17-08,một số vùng ngoại ô Hà Nội đã khởi nghĩa giành thắng lợi.Ngày 18-08 lực lượng khởi nghĩa ở Bắc Giang ,Hải Dương, Hà Tĩnh,Mỹ Tho giành chính quyền. Đó là những nơi giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. Xứ ủy Bắc Kì quan tâm đặc biệt tới địa bàn Hà Nội vì Hà Nội có tầm quan trọng chiến lược đối với Tổng khởi nghĩa trong cả nước.Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập vào ngày 15-08.Khí thế cách mạng của quần chúng thủ đô nâng cao,chính quyền bù nhìn không dám chống cự,quân Nhật không dám can thiệp. Uỷ ban khởi nghĩa quyết định,khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19-08-1945.Vào ngày 18-08,cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố Hà Nội,từ Bưởi,qua Dịch Vọng ,xuống Tương Mai,Mai Động… Hình 3.Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội 10 [...]... lợi của các dân tộc đã phá tan được ách Phát Xít trên thế giới Thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã góp phần mở đầu thời kì tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của mười lăm năm đấu tranh liên tiếp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo thống nhất của đảng trãi qua ba cao trào cách mạng lớn là 1930-1931, 1936-1939, 1939 -1945. .. hộ của quốc tế Phương châm chiến lược của người trong cách mạng tháng tám là đánh ngắn nuôi dài Nhất là trước một kẻ thù lớn mạnh , Hồ Chí Minh chủ trương dùng chiến lược đánh lâu dài Hồ Chí Minh nói muốn thắng lợi phải trường kì gian khổ, muốn trường kì phải tự lực cánh sinh Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ của quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy hết mức mọi nổ lực của. .. tình, sáng suốt , khôn khéo của Đảng mà Đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự vận dụng và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lê-Nin trong điều kiện cụ thể của đất nước ta một cách đúng đắn , độc lập , tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược , chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt Tuy thời gian đã lùi xa nhưng những giá trị của cách mạng tháng Tám và tư tưởng Hồ Chí Minh nó vẫn trường tồn mãi... khác trong cả nước đã thực hiện tốt việc vô hiệu hóa Nhật, tạo điều kiện cho khởi nghĩa giành chính quyền ở các đại phương diễn ra nhanh hơn , không tiếng súng, KẾT LUẬN 12 Cuộc cách mạng tháng Tám bắt đầu nổ ra từ ngày 14 tháng 8 năm 1945, một hôm sau khi hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc, quyết định cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và kết thúc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, ... hợp với sự tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là một quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh, người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc đồng thời cũng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế to lớn và hiệu qủa cả về vật chất lẫn tinh thần kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại để đem đến thắng lợi cuối cùng 2.Đường lối khéo léo của Hồ Chí Minh nhằm hạn chế bớt kẻ thù Cách mạng tháng Tám là điển hình nhất cho tài... (2000) ,Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG ,HÀ NỘI (2) Lê Mậu Hãn (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, HÀ NỘI (3)Đào trọng Cảng(2002), Văn Kiện Đảng toàn tập, NXB CTQG ,HÀ NỘI (4)Đào Trọng Cảng(2002), Văn Kiện Đảng toàn tập, NXB CTQG ,HÀ NỘI (5)Lê Văn Tích(2000), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG ,HÀ NỘI (6) Phạm Hồng Chương (2000), Hồ Chí Minh toàn tập,NXB CTQG, HÀ NỘI (7) Lê Mậu Hãn (2000), Hồ Chí Minh toàn... việc nội bộ của ta, nhờ vậy trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội , quân Nhật hầu như không có hành động chống phá nào Tại Sài Gòn , xứ ủy cử đại diện tổng hành dinh phương diện quân của Nhật để giải thích chính sách , đường lối của Việt Minh , yêu cầu chúng tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của ta, trao cho cách mạng vũ khí tước được của pháp trong cuộc đảo chính 9-3 -1945 , cũng... giành chính quyền.Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu,lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch:Phủ Khâm sai Bắc Bộ,Sở mật thám,Sở cảnh sát Trung ương,Sở bưu điện,Trại bảo an binh Tối ngày 19-08 -1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi Ngày 20-08 -1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ và Uỷ ban nhân dân cách mạng Hà Nội chính... các tầng lớp nhân dân.Các ủy viên Việt Minh đã tự rút ra khỏi Chính phủ để nhường chỗ cho các thành phần khác.Các thành viên chính phủ được công bố gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (28-08 -1945) .Chiều ngày 2-9 -1945, tại cuộc mít –tinh ở quảng trường Ba Đình (Hà Nội),trước đông đảo nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận tham dự,Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc Lập,tuyên... trường cách mạng tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động Thứ hai với nhân dân trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay thì phải 13 luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh như là nền tảng trong mọi hoạt động của mình để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội CHÚ THÍCH (1)Lê Mậu Hãn (2000),Hồ . Nhưng trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Người trong cách mạng tháng Tám có vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ trong cách mạng tháng Tám đã thể hiện rõ nhất những tinh hoa về bản lĩnh chính. TP.HCM «««○○○»»» KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 SVTH: NHÓM 11 LỚP: CDTP15A GV.NCS:Trần Hữu Thắng TP.HCM,ngày 19 tháng 10 năm 2013 THÀNH. 6 II, VAI TRÒ TO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TẠO DỰNG VÀ KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 7 1.Tạo dựng các lực lượng cách mạng 7 2. kết hợp các lực lượng cách mạng dựa vào cao trào cách mạng của

Ngày đăng: 01/06/2014, 10:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.KHẢ NĂNG DỰ BÁO THỜI CƠ VÀ KHÔNG BỎ LỞ THỜI CƠ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    • 1. Bối cảnh lịch sử

      • 1.1,Tình hình thế giới

      • 1.2,Tình hình trong nước

      • 2. Quyết định lịch sử chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền

        • 2.1,Dự báo thời cơ

        • 2.2 , Chớp lấy thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa

        • II, VAI TRÒ TO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TẠO DỰNG VÀ KẾT HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

          • 1.Tạo dựng các lực lượng cách mạng

          • 2. kết hợp các lực lượng cách mạng dựa vào cao trào cách mạng của toàn dân.

            • 2.1,Kết hợp các lực lượng cách mạng tạo nên khối đại đoàn kết kháng chiến

            • 2.2 Dựa vào cao trào khởi nghĩa của toàn dân

            • III, THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG THỐNG NHẤT KỊP THỜI VÀ KẾT HỢP PHONG TRÀO NÔNG THÔN VỚI THÀNH THỊ CÙNG NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC

            • IV, ĐƯỜNG LỐI KHÉO LÉO CỦA HỒ CHÍ MINH NHẰM HẠN CHẾ BỚT KẺ THÙ VÀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ.

              • 1.Kết hợp sức mạnh của dân tộc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

              • 2.Đường lối khéo léo của Hồ Chí Minh nhằm hạn chế bớt kẻ thù

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan