Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

49 3.7K 63
Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Huệ Nhóm TH: nhóm 8 Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013. 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành 1 Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất 2 Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay 4 Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành 7 Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành 12 Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất 14 Hình 3.2: Khu đô thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành 25 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng Bảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động Bảng 3.5. Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay Long Thành. 4 Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH 1.1. Tên dự án Dự án sân bay quốc tế Long Thành do Tổng công ty cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư. Theo thiết kế đây sẽ là cảng hàng không cấp 4F (ICAO) và sẽ được khởi công xây dựng năm 2015. 1.2. Vị trí dự án Dự án được đặt tại Long Thành một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Sân bay Long Thành cách TPHCM 40 km theo hướng đông bắc, cách TP.Vũng Tàu 49 km theo hướng Tây Bắc, cách thành phố Biên Hòa 32 km theo hướng Đông nam, cách Bình Dương 50 km theo hướng Đông Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy càng hàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước cũng như cá khu vực lân cận. Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành 5 1.3. Nội dung chủ yếu của dự án 1.3.1. Mục đích và phạm vi hoạt động của dự án Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay duy nhất ở Vùng đô thị Hồ Chí Minh theo quy hoạch bao gồm toàn bộ Đông Nam Bộvà Long An, Tiền Giang, dân số vùng đô thị này dự kiến 20-22 triệu người vào năm 2020 với tỷ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí của sân bay Tân Sơn Nhất nằm tại khu vực nội đô của Hồ Chí Minh vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng. Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hành không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh 6 tranh kinh tế với các sân bay lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm, năm 2010, sân bay này đã phục vụ 15,15 triệu lượt khách, 7 tháng đầu năm 2011 đã phục vụ 11 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 15%-20% mỗi năm, do đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải kể từ năm 2015. Kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày. Để nhằm phục vụ cho dự án thì các tuyến đường vành đai cũng đã được quy hoạch nhằm kết nối sân bay với các khu vực lân cận trong đó có các tuyến đường quan trọng như: − Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành-Dầu Giây dài 55 km đây là tuyến đường nhằm kết nối TP.HCM với sân bay, Đồng Nai. Theo kế hoạch thì dự án sẽ hoàn thành vào năm 2013. Chính sự hình thành của tuyến đường cao tốc này sẽ thúc đẩy sớm sự ra đời của sân bay Long Thành. − Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 68.6 km kê nối với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hường đến sân bay Long Thành. − Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành dài 57.8 km đây là tuyến đườngnhằm kết nối sân bay với các tỉnh miền Tây. 7 − Bên cạnh các tuyến đường cao tốc đến sân bay thì các tuyến đường như đường vành đai 3 (dài 89.3 km), vành đai 4(dài 197.6 km) đi qua các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với các tuyến đường sắt như: tuyến đường sắt TP.HCM-Nha Trang, tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thành cũng đã được phê duyêt quy hoạch. Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay Trong tương lai cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả quốc gia. 1.3.2. Chi phí đầu tư dự án Về nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn I là 6.744,7 triệu USD (bao gồm kinh phí xây dựng và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) trong đó nguồn vốn được lấy từ vốn nhà nước, Trái phiếu chính phủ, ODA, Vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợp tác công tư (tùy thuộc vào danh mục công trình mà sử dụng các nguồn vốn khác nhau). 1.3.3. Tiến độ hoạt động của dự án 8 Sân bay được thiết kế xây dựng với tổng diện tích trên 5.000 ha được thực hiện trong 3 giai đoạn: − Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 2015 đến năm 2020 với việc xây dựng 2 đường cất hạ cánh 4000m x 60m có thể tiếp nhận 2 chuyến bay cất hoặc hạ cánh đồng thời để có thể khai thác máy bayA380 hoặc tương đương, cùng với hệ thống đường lăn đạt tiêu chuẩn và các loại vị trí đậu máy bay, 1 nhà ga hành khách có công suất 25 triệu khách/năm và hàng hóa là 1,2 triệu tấn/năm, đài kiểm soát không lưu, các công trình phụ trợ. − Giai đoạn 2: 2020-2030 xây thêm một đường hạ cất cánh. Nâng cấp lên 2 nhà ga công suất là 50 triệu khách/năm, nâng cấp công suất nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu tấn/năm. − Giai đoạn 3: từ sau năm 2030 sẽ dây dựng thêm một đường hạ cất cánh song song, nâng tổng số đường hạ cất cánh là 4 đường, hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu. Công suất tối đa của sân bay là 100 triệu khách/năm và nâng cấp công suất nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn hàng hóa/năm. 1.3.4. Các lợi ích kinh tế xã hội Sân bay Long Thành cách TP.HCM 40 km theo hướng Đông Bắc, cách Tp. Vũng Tàu 49 km theo hướng Tây Bắc, cách TP. Biên Hòa 32 km theo hướng Đông Nam, cách Bình Dương 50 km theo hướng Đông Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, cảnh hàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như các khu vực lân cận. Với năng lực vận chuyển khách rất lớn sân bay Long Thành góp phần đáng kể trong việc đi lại của người dân trong khu vực phía Nam, góp phần làm giảm sức chịu tải cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng như tình trạng quá tải trong việc đi lại của người dân TP.HCM đồng thời nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ cho cả khu vực nhất là Vũng Tàu nới có tiềm năng du lịch rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các nhà đầu tư, các nhà buôn bán thương mại…mở rộng quy mô sản xuất. 9 Việc nằm tại trung tâm của các vùng kinh tế lớn, sân bay Long Thành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nơi đây. Ngoài khả năng vận chuyển hành khác thì việc vận chuyển hàng hóa của sân bay cũng rất lớn nó góp phần làm rút ngắn thời gian xuất, nhập khẩu các loại hàng tới các khu vực, cũng như cac nước khác nâng cao tính cạnh tranh cho nhiều khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần nâng cao mức tăng trưởng cho các địa phương này. Sân bay ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực như sẽ mở thêm nhiều tuyến đường mới gắn kết các tỉnh lân cận, thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, các nguồn điện, nước, chất lượng y tế, giáo dục cũng sẽ được nâng cao…Việc hình thành sân bay cũng sẽ kéo theo việc hình thành nhiều khu dân cư mới, các dịch vụ quanh sân bay cũng sẽ được phát triển theo điều đó sẽ giúp cho người dân có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, khi sân bay đi vào hoạt động sẽ cần một lượng lớn lao động (khoảng trên 20000 người) góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Nhận xét: Sự ra đời của sân bay Long Thành có tầm quan trọng rất lớn trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và khu vực kinh tế phía Nam, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo tính toán nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Australia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp 3-5%GDP cả nước. Điều đó cho thấy khả năng đóng góp của sân bay vào việc phát triển kinh tế của quốc gia là rất lớn. 10 [...]... thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành 3.3.5 Đánh giá tác động tổng hợp 3.3.5.1 Phương pháp đánh giá trọng số 28 Bảng 3.5 Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay Long Thành Xây dựng Giai đoạn Giải tỏa Nguồn lực Tự nhiên Sức khỏe Xã hội Vật chất Tài chính Tổng Vận hành Tổng San lấp mặt bằng Sinh Tập hoạt kết vật của liệu CN Thi công Chu Hành Tích yến khách cực bay Tiêu... hóa chất từ các nhà kho chứa nhiên liệu 3.3 Đánh giá tác động 3.3.1 Đánh giá tính hợp lý của dự án 3.3.1.1 Vị trí của dự án Khả năng đền bù và tái định cư cho các hộ dân trong khu vực của dự án Theo quy hoạch dự án nằm ở 6 xã của huyện Long Thành với diện tích đất phải thu hồi là 5.000 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 5.381 hộ với 17.039 nhân khẩu Tuy nhiên thực tế lại không như vậy, xã Suối Trầu với số... hàng không phát triển mạnh mẽ 3.2 Nguồn gây tác động 3.2.1 Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 3.2.1.1 Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng STT Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 Phát quang mặt bằng Xe phát quang thảm thực vật và xe cào, bóc tách bùn bề mặt 2 San lấp mặt bằng Xe ủi... MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 Môi trường tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lí Sân bay Long Thành có tọa độ 10o50’16’’ vĩ độ Bắc và 106o57’39’’ kinh độ Đông, được thiết kế xây dựng tại 5 xã Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu thuộc huyện Long Thành và xã Cẩm Đường thuộc huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành với: − − − − Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Tây giáp... mất khi xây dựng dự án Sân bay Long Thành do bị san lấp và những tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên: lũ lụt, khô hạn,… 17 Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất Hệ thống động vật, thực vật, thủy sinh vật trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng: mất nơi cư trú, nguồn thức ăn và nước uống Mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học 3.1.3 Môi trường kinh tế - xã hội... phải rời nhà vào thành phố lập nghiệp, điều này lại làm tăng áp lực tới các thành phố lớn Đó là với những người còn trong độ tuổi lao động, còn những người ở ngoài độ tuổi lao động thì việc đi làm thuê là rất khó khăn nên nhà nước cần chú trọng tới vấn đề này khi tiến hành một dự án 3.3.3 Đánh giá tác động trong xây dựng cơ cở hạ tầng Những ảnh hưởng trong giai đoạn này tác động tới môi trường sống và... mua bán sản phẩm vật tư đầu vào, đầu ra của các hộ nông dân Nhìn chung, hệ thống trường học, trạm xá, chợ nông thôn,… chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập, sinh hoạt và khám chữa bệnh cho người dân Do đó, chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực này không được đảm bảo Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành 16 Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 2 3 3.1 Xác định các đối tượng chịu tác động. .. 0: không tác động 2: tác động vừa 2 -10 0 2 -5 -14 1: tác động ít 3- tác động mạnh (dấu “+” chỉ tác động tích cực; dầu “ – “ chỉ tác động tiêu cực) 3.3.5.2 Lý luận trọng số đánh giá Các yếu tố tự nhiên 29 Đất đai không bị ảnh hưởng nhiều, chỉ có trong giai đoạn giải tỏa, người dân mất đi nguồn tài sản lớn của mình, đồng thời đất nông nghiệp sẽ bị chuyển đổi hình thức sử dụng để phù hợp với dự án (-3),... nhiễm tiếng ồn), ánh sáng, lực,…trong quá trình hoạt động của sân bay Long Thành cũng là điều đáng quan tâm 3.1.2 Môi trường sinh thái Hệ thống sông suối, ao hồ, địa chất… trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng Phần lớn diện tích của 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong vùng dự án có 2 con suối là suối Trầu và suối Cả chảy qua Phía thượng lưu núi Cả hiện có con đập và hồ chứa nước Cầu Mớitác dụng tưới... 3.2.1.2 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành Bảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động STT Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 Phương tiện giao thông, phương tiện cá nhân ra vào sân bay Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO, CO2, THC, bụi,… phát sinh từ khói thải gây ô nhiễm 2 Cung cấp nhiên liệu cho máy bay Rò rỉ nhiên liệu . động Bảng 3.5. Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay Long Thành. 4 Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH 1.1. Tên dự án Dự án sân bay quốc tế Long Thành. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH GVHD: Ths. Nguyễn. bảo. Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành 16 Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. 2. 3. 3.1. Xác định các đối tượng chịu tác động 3.1.1. Môi trường vật lý Môi trường không khí: do khói,

Ngày đăng: 31/05/2014, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan