Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng cải bắp tại thái nguyên

107 1.3K 6
Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất Rất Hay!

DANH MỤC CÁC HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CT : Công thức ĐC : Đối chứng NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu MPNN : Màng phủ nông nghiệp TGST : Thời gian sinh trưởng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam SBP : Sau bón phân i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến lượng NO 3 - năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng của cải bắp KK Cross Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau cải Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến đường kính tán lá rau cải bắp KK Cross Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu bắp Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu hại chủ yếu trên cây cải bắp Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất của cải bắp KK Cross Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến kết quả phân tích lượng NO 3 - vật trên cải bắp KK Cross Bảng 3.9. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất của cải bắp KK Cross Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến mật độ sâu hại chính trên cải bắp KK Cross Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đế hiệu lực trừ sâu trên cải bắp KK Cross Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất của cải bắp KK Cross Bảng 3.13. bộ hạch toán kinh tế Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mảng phủ đến các giai đoạn sinh trưởng của cải bắp KK Cross Bảng 3.15. Ảnh hưởng của màng phủ đến số lá ngoài của rau cải bắp KK Cross Bảng 3.16. Ảnh hưởng của màng phủ đến đường kính tán lá rau cải bắp KK Cross 33 35 36 39 42 44 46 48 49 51 52 54 57 58 59 61 ii Bảng 3.17. Ảnh hưởng của màng phủ đến một số chỉ tiêu bắp Bảng 3.18. Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu hại chủ yếu trên cây cải bắp KK Cross Bảng 3.19. Ảnh hưởng của màng phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất của cải bắp KK Cross Bảng 3.20. Ảnh hưởng của màng phủ đến kết quả phân tích dư lượng NO 3 - trên cải bắp Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế 63 64 65 67 68 iii DANH MỤC HÌNH Đồ thị 3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá ngoài của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.2: của Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá ngoài của cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.5 . Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.6 . Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái ra lá ngoài của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái ra lá ngoài của cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.11.Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.12.Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái tăng trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ chính Đồ thị 3.13 . Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.14 . Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất lý thuyết năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ chính 38 38 40 40 47 47 55 55 60 60 62 62 66 66 iv MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày không thể thay thế được, vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nó là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất của rau gấp 2 - 3 lần so với cây lúa. Bên cạnh đó, rau còn có chu kỳ sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong một năm. Với nhu cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng ngày càng tăng. Việc nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn ở nước ta được phát động quan tâm thực hiện từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên cho đến nay kết quả vẫn còn hạn chế. Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2010), năm 2009 diện tích rau trồng theo quy trình an toàn mới đạt 2% trung bình cả nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật phân bón hóa học thiếu kiểm soát trong canh tác rau là yếu tố quyết định [23]. An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng cho sức khoẻ con người. Trung tâm quốc gia kiểm soát bệnh tật (National Centres for Diseas Control) của Hoa Kỳ đã từng báo cáo vào năm 1999, đã có 76 triệu người ở Hoa kỳ đã bị ngộ độc vì thức ăn, trong đó có 325.000 người nhập viện 5.000 tử vong. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế (2006), trong khoảng thời gian từ 2001 - 2005, đã có gần 23.000 người Việt Nam bị ngộ độc thức ăn. Riêng năm 2005, đã có 144 vụ ngộ độc với 4.304 người nhập viện 53 ca tử vong. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của ngộ độc phần lớn do vi sinh vật (51,4%), có độc trong thức ăn (27,1%), hoá chất (8,3%) 13,2% không rõ nguyên nhân [16]. Theo báo cáo (2007) của Bộ Y tế trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người bị bệnh ung thư (năm 2010: 216.000 người) có tới 1 nửa (bằng dân số trung bình của 1 huyện) trong số đó bị chết 1 vì căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đó là do thức ăn bị nhiễm độc (thuốc BVTV, NO 3 , Kim loại nặng….), trong đó có rau quả [16]. Tại các vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh ven thành phố khu công nghiệp, do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều nên trên đồng ruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo ra nguồn thức ăn liên tục cho các loại sâu hại do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên. Trung bình một chu kỳ trồng cải bắp ở Đà Lạt người nông dân phải phun từ 12-15 lần với lượng thuốc từ 4-5 kg/ha trong một vụ 75-90 ngày ( [31]. Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độ độc cao để xử lý hạt giống, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng liên tục một loại thuốc… Bên cạnh tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO 3 - ) vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau xanh là 2 nhân tố chủ yếu làm cho rau mất an toàn, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Như vậy, để giải bài toán cân đối giữa năng suất, ngoại hình sản phẩm với việc tích lũy NO 3 - lượng hóa chất bảo vệ thực vật cho rau xanh tại mỗi vùng trồng nhất định đều cần tổ chức nghiên cứu để xác định ngưỡng hợp lý cho canh tác an toàn bền vững. Cải bắp là loại rau thuộc nhóm cây họ hoa thập tự có diện tích gieo trồng lớn nhất trong vụ chính ở nước ta nói chung Thái Nguyên. Đây là loại cây chịu tác động của nhiều loại sâu bệnh rất mẫn cảm với phân bón hóa học. Biện pháp kỹ thuật để cải bắp đạt được năng suất cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm thường xuyên của người sản xuất cả người tiêu dùng. Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cải bắp trồng tại Thái Nguyên , chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng cải bắp tại Thái Nguyên”. 2 2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2.1.Mục đích - Xác định liều lượng đạm thời gian cách ly bón phân đạm đối với rau cải bắp tại Thái Nguyên - Xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp để trừ sâu hại rau cải bắp tại Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của màng phủ đối với rau cải bắp tại Thái Nguyên 2.2.Yêu cầu - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển - Đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh hại - Đánh giá được năng suất - Đánh giá được hiệu quả kinh tế 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học Xác định biện pháp kỹ thuật làm cơ sở để xây dựng quy trình canh tác an toàn. Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, biện pháp phòng trừ sâu bênh hại trên rau cải bắp tại Thái Nguyên. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải bắp theo hướng VietGAP tại Thái Nguyên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, nền nông nghiệp cũng đang trên đà phát triển với hàng loạt các giống cây trồng mới được lai tạo, chuyển gen…có năng suất cao phẩm chất tốt đang thay dần những giống cũ, bản địa, cổ truyền năng suất thấp. Nhiều biện pháp thâm canh mới đang được áp dụng vào sản xuất trên nhiều vùng sản xuất rộng lớn tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng cao, có tính cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hướng tới thị trường xuất khẩu. Theo các tiêu chí của thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice - GAP) như: EUROGAP, ASEANGAP… việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn GAP là một nhu cầu khách quan trong xu thế hội nhập. Trong tình hình nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực thương mại tự do (AFTA) hàng rào thuế quan được thay thế bởi các qui định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu là đòi hỏi khách quan. Do đó, việc quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm là nhu cầu cần thiết để kịp thời đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường trong nước ra thị trường thế giới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay. Phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phân bón luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt là cây rau. Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) hóa học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Vì vậy, việc sử dụng phân bón hợp lý an toàn cho cây trồng nói chung, cây rau nói riêng là một việc làm cần thiết, phục vụ cho sức khỏe con người. Trong hoạt động sản xuất nông 4 nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp môi trường sống. Lượng nitrat có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm. Sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón phân cho rau một cách bừa bãi, phun thuốc trừ sâu một cách không có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc không được phép sử dụng . Dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận… . Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây mất ổn định môi trường, nó gây ô nhiễm nguồn nước, đất, để lại dư lượng trên nông sản phẩm gây độc cho người nhiều loài động vật máu nóng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao 5 giờ hết, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới, trong đó nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học có hiệu quả cao, an toàn với môi trường được ra đời. Màng phủ nông nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi vì những lợi ích của nó đối với nhiều loại cây trồng. Đối với những loại cây rau: cải bắp, mướp đắng, dưa chuột, ớt, đậu đũa, côve … thì biện pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong đất. Mùa mưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ không bị úng nước do thiếu oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ. Đất tơi xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm đất ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ rau lan toả khắp mặt líp. Sử dụng màng phủ còn giảm tối đa được công làm cỏ. Cây trồng có lá già không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên giảm được nguồn nấm bệnh lây lan từ đất. Một số côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chỗ trú ẩn, khả năng gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó giảm lượng thuốc BVTV phải phun. Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi rửa trôi của phân đạm bón vào. Màng phủ che gần hết luống đất, làm cho rau quả nằm trên không phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên giữ cho rau quả sạch làm tăng giá trị sản phẩm. Dùng màng phủ sẽ tạo cho người nông dân nhiều điều kiện ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, giống mới vào nông nghiệp. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2015, tối thiểu 20 % diện tích tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu VietGAP, 10% tổng sản phẩm được chứng nhận công bố sản xuất, chế biến theo quy trình sản xuất RAT. Để phục vụ cho mục tiêu trên thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cải bắp an toàn phục vụ cho sản xuất rau an toàn tại địa phương là khâu đầu tiên trong chuỗi quá trình từ đồng ruộng đến bàn ăn của một nền sản xuất hội nhập 6 [...]... dư lượng NO3- năng suất rau cải bắp tại Thái Nguyên 2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại bảo vệ thực vật đến phòng trừ sâu hại rau cải bắp tại Thái Nguyên 2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của màng phủ nông nghiệp đến năng suất hiệu quả kinh tế đối với rau cải bắp tại Thái Nguyên 2.4 Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian bón phân đạm đến. .. mặt: một mặt đen, một mặt bạc 25 2.2 Địa điểm thời gian nghiên cứu 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại xã Huống Thượng - Đồng Hỷ- Thái Nguyên 2.2.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2012 đến tháng 01/2013 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Xác định thời gian cách ly bón phân đạm phù hợp đối với rau cải bắp tại Thái Nguyên 2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đến. .. K2O Hiện nay ở một số sở sản xuất, nông dân đã đạt được các năng suất 80-100 tấn/ha cải bắp, thì lượng các chất dinh dưỡng được hút từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải bắp cũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể: với mức năng suất 30 tấn/ha, cây lấy đi 2 kg CaO/ha [36] 1.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng thuốc BVTV Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây... tiêu về năng suất: + Khối lượng TB bắp (kg /bắp) + Khối lượng TB cây (kg/cây) + Số cây thực thu/ ô thí nghiệm: Đếm số cây thực tế cho thu hoạch + Năng suất thực thu/ô thí nghiệm: Cân khối lượng cây, bắp thực tế/ô(kg) +Năng suất lý thuyết (tấn/ha)=Khối lượng TB /bắp x mật độ trồng (kg/ha) - Chỉ tiêu về đánh giá chất lượng Hàm lượng NO3- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: + Tổng chi (Tr.đ/ha) = Chi phí vật chất. .. Chương 2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng vật liệu nghiên cứu *Giống cải bắp KK Cross: Là giống chín sớm trung bình, thời gian sinh trưởng 75 -85 ngày Đặc điểm của giống này là phiến lá nhỏ, tròn, dày, gân lá phân bố dầy nổi rõ, lá xanh thẫm mặt lá có sáp Cuống lá ngắn, dẹt Cây gọn phù hợp cho cây trồng dầy Bắp có dạng bằng đầu, khối lượng bắp trung bình đạt 1,0-1,5kg Năng suất trung bình... (Tr.đ/ha) = Năng suất thực thu x giá bán + Lãi thuần (Tr.đ/ha) = Tổng thu - Tổng chi 2.4.3 Phương pháp phân tích Xác định hàm lượng Nitrat bằng phương pháp quang phổ Đo độ hấp phụ trên máy quang phổ kế 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp xử lí bằng chương trình Excel , IRRISTAT 2.4.5 Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt: * Đất đai bố trí thí nghiệm 31 Thí nghiệm được bố trí tại vùng... quản lý chất lượng chưa được triển khai chặt chẽ Ngoài các địa phương trên, hiện các tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ đều có các dự án phát triển rau an toàn các mô hình trình diễn 1.2.2.3 Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên Theo thống kê của cục thống kê Thái Nguyên từ năm 2006 - 2010, diện tích gieo trồng sản lượng. .. toàn Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng Tính từ 1993 đến 2005, tỷ lệ tăng trưởng diện tích này là 12,8% Mặc dù năng suất không tăng nhiều do chưa chủ động được nguồn giống đầu tư về mặt kỹ thuật nhưng sản lượng cải bắp cũng tăng không ngừng với 13% mức tăng trưởng hàng năm Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả hoa cây cảnh đã đạt được nhiều thành tựu... đạm 15 ngày 26 - đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ I CT5 CT2 CT1 CT3 CT6 CT4 II CT4 CT3 CT6 CT5 CT2 CT1 III CT6 CT5 CT4 CT1 CT3 CT2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến lượng NO 3- năng suất rau cải bắp tại Thái Nguyên - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, thí nghiệm gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại - Diện tích: 300 m2, mỗi công thức thí nghiệm là 20 m2... chỉ tiêu phương pháp theo dõi - Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: + Chọn ngẫu nhiên 5 cây theo 5 điểm đường chéo góc, 10 ngày theo dõi/ lần + Từ trồng đến trải lá bàng (ngày): Tính đến thời điểm 50% số cây theo dõi trải lá bàng + Từ trồng đến cuộn bắp (ngày): Tính đến thời điểm 50% số cây theo dõi cuộn bắp + Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày) + Số lá ngoài (lá/cây): Đếm số là, đánh dấu lá . năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cải bắp trồng tại Thái Nguyên , chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng. của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.6 . Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cải bắp. của màng phủ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ sớm Đồ thị 3.14 . Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan