Đánh giá hệ thống cây trồng chính trên đất nương rẫy của huyện mèo vạc và đề xuất một số giải pháp cải tiến

87 612 0
Đánh giá hệ thống cây trồng chính trên đất nương rẫy của huyện mèo vạc và đề xuất một số giải pháp cải tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất Rất Hay !

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT NN&PTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn PRA : Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TBKT : Tiến bộ kỹ thuật KNCS : Khuyến nông cơ sở KNVCS : Khuyến nông viên cơ sở HTX : Hợp tác xã TĂGS : Thức ăn gia súc HTNN : Hệ thống nông nghiệp HTCT : Hệ thống canh tác i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Mèo Vạcmột huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là huyện có điều kiện thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn. Những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước sự nỗ lực cố gắng của các cấp chính quyền nhân dân, sản xuất nông nghiệp của huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là về trồng trọt. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã có những chuyển biến tích cực; diện tích, năng suất sản lượng các cây trồng chính ngày càng tăng mạnh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của huyện. Thực tế sản xuất nông nghiệp ở huyện Mèo Vạc cho thấy hầu hết đất đai canh tác là đất nương rẫy. Do đó, vấn đề phát huy khai thác, sử dụng hợp lý hệ thống cây trồng trên đất nương rẫymột trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển sản xuất ngành trồng trọt của huyện. Do vậy, việc làm thế nào để phát triển hệ thống canh tác trên đất nương rẫy trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của huyện Mèo Vạc luôn là trăn trở, là yêu cầu bức xúc của chính quyền nhân dân địa phương nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương của các nhà khoa học. Chính vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề tiến hành nghiên cứu Đề tài: "Đánh giá hệ thống cây trồng chính trên đất nương rẫy của huyện Mèo Vạc đề xuất một số giải pháp cải tiến" tại huyện Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang là nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách kể trên. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng cơ cấu cây trồng trên đất nương rẫy của huyện Mèo Vạc, từ đó tìm ra các điểm mạnh, yếu ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng làm rõ nguyên nhân. 1 - Tìm hiểu được những hạn chế, nguyên nhân đề xuất các giải pháp cải tiến. 3. Yêu cầu - Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá được thực trạng ngành trồng trọt của khu vực nghiên cứu để tìm ra được các khó khăn trở ngại tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương. - Đánh giá được các hệ thống cây trồng hiện tại trên đất nương rẫy của địa phương. - Đề xuất một số hệ thống cây trồng chính, phù hợp với địa phương. - Khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho khu vực nghiên cứu trênsở kết quả của đề tài. 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên tình hình sử dụng đất đai để góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng chính tại huyện Mèo Vạc. - Làm cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện. - Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài sẽ cung cấp những thông tin dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất đai hệ thống cây trồng hiện có trên địa bàn. - Làm cơ sở xây dựng hệ thống cây trồng mới hợp lý hơn với yêu cầu sản xuất hàng hóa đạt được hiệu quả kinh tế cao. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống cây trồng 1.1.1. Lý thuyết hệ thống nông nghiệp Lý thuyết hệ thống đã đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học. Có thể nói các ý tưởng ứng dụng lý thuyết hệ thống đã có từ xa xưa trong lịch sử triết học châu Âu. Hệ thốngmột tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau, có quan hệ tác động qua lại. Nói cách khác đó là một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống là nhằm điều khiển sự hoạt động của nó, thực chất của việc điều khiển các hệ sinh thái nông nghiệp (hay hệ thống nông nghiệp) là các biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Ngày nay, quan điểm về hệ thống nông nghiệp được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, môi trường xung quanh đồng thời đảm bảo tính bền vững lâu dài trong việc khai thác. Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi trường được hình thành phát triển trong lịch sử, trong một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng các điều kiện nhu cầu phát triển của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Cũng theo Phạm Chí Thành. Xu thế phát triển hệ thống nông nghiệp hiện đại thừa nhận các khái niệm hệ thống nông nghiệp hay hệ thống sinh thái nông nghiệp (Agrecosystems) thực chất là đồng nghĩa với hệ thống nông trại. Đó là các mối quan hệ hữu cơ phức tạp giữa quá trình sinh học, môi trường sinh thái bên ngoài, bên trong quá trình xã hội. 3 * Hệ thống nông nghiệp (HTNN) Hệ thống nông nghiệp là biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu của con người. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa các hệ thống sinh học – sinh thái môi trường tự nhiên, là đại điện của một hệ thống xã hội – văn hóa các hoạt động sản xuất, xuất phát từ các thành quả kỹ thuật. Trong hệ thống nông nghiệp có hệ thống sinh học (Cây trồng, vật nuôi) hoạt động theo các quy luật sinh học (Trao đổi năng lượng, vật chất) các hệ thống hoạt động theo các quy luật kinh tế - xã hội. Như vậy hệ thống nông nghiệp khác với hệ sinh thái nông nghiệp ở chỗ ngoài các yếu tố ngoại cảnh sinh học còn các yếu tố kinh tế - xã hội. 1.1.2. Ứng dụng phân tích hệ thống trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Hệ thống sinh thái nông nghiệp là một hệ thống phức tạp bao gồm các thành phần sinh học, các điều kiện lý hóa học cần thiết có vai trò tác động rất quan trọng đối với con người. Hệ thống sinh thái nông nghiệp có rất nhiều đặc tính quan trọng được ứng dụng trong phân tích nghiên cứu hệ thống nông nghiệp phát triển nông thôn, trong đó có 4 tính chất cơ bản. - Tính sản xuất (Productivity): là giá trị thực của sản phẩm thu được trên đơn vị đầu tư (đất đai, lao động, năng lượng tiền vốn) được đo bằng giá trị thu nhập thực tế hoặc năng suất trên một ha. - Tính ổn định (Stability): Là mức độ ổn định của năng suất trong điều kiện có các giao động nhỏ của môi trường (khí hậu, thời tiết, tình hình kinh tế…) đo được bằng hệ số của biến thiên năng suất. Nếu mức độ biến thiên nhỏ tức là tính ổn định cao ngược lại mức độ biến thiên cao thì tính ổn định nhỏ. 4 - Tính bền vững (Sustainability): Là khả năng duy trì năng suất của hệ thống khi chịu ảnh hưởng hay những đảo lộn như thiên tai, bệnh dịch… Tính chống chịu được xem xét như khả năng duy trì năng suất, tính chống chịu kém thường dẫn tới sự bất ổn định về năng suất. - Tính công bằng (Equitability): Dùng để đánh giá sự phân phối sản phẩm của hệ thống càng công bằng thì sản phẩm của nó được phân phối càng công bằng. Người ta thường sử dụng các phương pháp kinh tế để đánh giá như phương pháp phân phối thống kê hay phương pháp hệ số Gini. Muốn phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp phải dựa trênsở các nguyên tắc của hệ sinh thái nông nghiệp hệ sinh thái nhân văn, phân tích tài nguyên. Thời gian qua nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ngành trồng trọt mới chỉ phát triển nhanh ở các vùng thuận lợi nhờ tập trung vào việc cải tiến giống cho năng suất cao, thủy lợi, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… còn những vùng có điều kiện sinh thái khó khăn các vùng đất hạn, úng, đất chặt… các tiến bộ kỹ thuật chưa tỏ ra thích ứng. Vì vậy muốn đẩy nhanh phát triển nông nghiệp thì cần phải phát triển huy động chủ yếu các nguồn lực bên trong hệ thống đó là: Phát triển đất đai theo chiều sâu (Thâm canh tăng vụ) sử dụng nguồn lợi lao động, vốn của dân những tiến bộ thích ứng với các điều kiện sinh thái khó khăn, tốn ít vốn, sử dụng nhiều lao động, tiết kiệm năng lượng sử dụng “Hiệu ứng hệ thống”, “Tính trồng” của hệ thống. Đó là cơ sở của chiến lược phát triển nông nghiệp. Việc phát triển trồng trọt chủ yếu dựa vào “Hiệu ứng hệ thống” bằng cách bố trí hệ thống cây trồng thích ứng với các điều kiện đất đai, chế độ, khí hậu, chế độ nước đồng thời đa dạng hóa sản xuất trồng trọt, áp dụng hệ thống tiến bộ kỹ thuật tổng hợp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên lao 5 động sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là hướng đi thích hợp. Cần đa dạng hóa cây trồng để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống. Hệ thống cây trồngmột hợp phần quan trọng nhất của hệ thống nông nghiệp, là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng sự liên quan giữa cây trồng với môi trường bên ngoài, thích nghi với điều kiện tự nhiên, lao động cách quản lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên kinh tế - xã hội là bố trí cây trồng hợp lý trong một vùng hay một hệ sản xuất. Đầu tiên cần đề cập đến loại cây, diện tích, loại giống, loại đất, số vụ trong năm, giống cây trồng các vụ để cuối cùng có một sản lượng năng suất cao nhất trong điều kiện tự nhiên xã hội nhất định sẵn có. Xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa hệ thống cây trồng với điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác, còn phải tính đến sự phù hợp với phương hướng sản xuất của các vùng hay của khu vực. Phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, ngược lại cơ cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý nhất để xác định phương hướng sản xuất của vùng hay khu vực đó. Vì thế, nghiên cứu bố trí hệ thống cây trồng có cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để xác định phương hướng sản xuất một cách đúng đắn. 1.1.3. Khái niệm về cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng 1.1.3.1. Một số lý luận về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồngmột trong những nội dung của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác còn bao gồm tất cả các chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng 6 trừ sâu bênh cỏ dại… Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản nhất của chế độ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của biện pháp kỹ thuật khác. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất định, trong hoàn cảnh xã hội cụ thể sẽ có cơ cấu cây trồng tối ưu cụ thể tại thời điểm đó. Không có một cơ cấu cây trồng tối ưu cho mọi thời gian, mọi không gian thời kỳ phát triển của lịch sử loài người. Cơ cấu cây trồng luôn luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện phát triển thông qua sự chuyển hóa lẫn nhau, từ cũ chuyển sang mới nhờ được thay thế bằng các giống mới, cơ cấu mới, từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao, do yêu cầu tăng trưởng phát triển của nhân loại cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là cả một quá trình lâu dài gắn liền với những tiến bộ về khoa học công nghệ. Không thể có một cơ cấu cây trồng sẵn có hoặc xuất hiện ngay lập tức đổi chỗ cho cơ cấu cây trồng cũ mà cần phải có quá trình thay đổi dần dần về lượng sau đó về chất nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của các chủ thể quản lý, các điều kiện kinh tế - xã hội. Đối tượng cây trồng là sinh vật sống, chúng chịu sự tác động rất lớn của điều kiện sống như: đất đai, khí hậu…trình độ hiểu biết của người quản lý, điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ… Chính vì vây chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải tiến hành từng bước hoàn thiện dần cho phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Cơ cấu cây trồng phù hợp phải khắc phục được các yếu tố hạn chế, đảm bảo khả năng sản xuất của đất đai, có độ an toàn cao nhất, xác xuất gặp rủi ro thấp nhất, phù hợp với tập quán của địa phương, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái, được nhân dân lựa chọn phát triển rộng rãi, đem lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất. 1.1.3.2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Điều cần thiết là phải xác định được đối tượng sản xuất, phản ánh sự phân công lao động trong ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, 7 kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi vùng nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho con người. Nông nghiệp đem lại cho con người những sản phẩm thiết yếu mà trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ ngày nay chưa có một ngành nào có khả năng thay thế được. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một trong những biện pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả đất đai các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy hệ thống cây trồng (hay cơ cấu cây trồng) là một bộ phận chủ yếu của hệ thống trồng trọt, là trung tâm của hệ thống trồng trọt. 1.1.3.3. Cơ cấu cây trồng Là thành phần của cơ cấu sản xuất nông nghiệp, là giải pháp quan trọng hàng đầu để phân vùng sản xuất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Nó quyết định sự tăng trưởng sự phát triển củasở sản xuất. Theo quan điểm hệ thống thì cơ cấu cây trồnghệ thống nhỏ trong hệ thống lớn, là hệ thống nông nghiệp (cơ cấu sản xuất nông nghiệp). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là hệ thống phức tạp của các yếu tố sản xuất lưu thông phân phối, là các yếu tố của lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất thể hiện trong điều kiện không gian thời gian nhất định. Cơ cấu sản xuất là nền tảng cốt lõi của cơ cấu xã hội. Cơ cấu cây trồng là thành phần cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một công việc không thể thiếu khi xây dựng nền nông nghiệp có tính chất hàng hóa cao. Theo học thuyết cấu trúc học thuyết tổ chức hữu cơ thì cơ cấu có thể hiểu như “một cơ thể được hình thành trong điều kiện môi trường (hiểu theo nghĩa rộng) nhất định. Trong đó, các bộ phận hay các yếu tố của nó được lắp ráp, phối hợp cấu tạo có tính chất quy luật hệ thống theo một kích cỡ tỷ lệ thích ứng” (Trần Đình Đằng,1994). [13] 8 [...]... Đánh giá hệ thống canh tác cây trồng chính trên đất nương rẫy - Hạch toán kinh tế một số mô hình canh tác trên đất nương rẫy điển hình tại huyện Mèo Vạc - Đề xuất hệ thống cây trồng phù hợp trên đất nương rẫy của huyện 2.4 Phương pháp 2.4.1 Chọn địa điểm nghiên cứu Đất nương rẫy trồng 2 vụ (gồm 1 vụ ngô 1 vụ đậu tương) là đất phổ biến trên địa bàn huyện Mèo Vạc chiếm 90% đất nông nghiệp Chính vì lý... cứu đánh giá một số hệ thống cây trồng chính, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 2.2 Địa điểm thời gian thực hiện - Địa điểm: Tại huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang - Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013 2.3 Nội dung - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mèo Vạc - Tìm hiểu cơ cấu cây trồng trên đất nương rẫy của huyện - Đánh giá hệ. .. trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp ĐấtĐất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, CTSN Đất quốc phòng Đất an ninh Đất sản xuất kinh doanh PNN Đất có mục đích công cộng Đất tôn giáo,... (1991) nay còn dưới 2 triệu ha Cơ cấu cây trồng cũng thay đổi trước đây sản xuất lúa là chính chiếm 50% GDP của thu nhập trong nông nghiệp nay chỉ còn 33% 22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng sản xuất ngành nông nghiệp huyện Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang - Hệ thống cây trồng chính trên đất nương rẫy tại 3 xã đại diện trên địa bàn huyện Mèo Vạc -... do mưa ảnh hưởng đến cây trồng 1.2.2 Đất đai thủy lợi Khi bố trí cơ cấu cây trồng, trong điều kiện đất đai thủy lợi là một căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, đất nước là thành phần quan trọng của hệ sinh thái Đất là nơi cung cấp nước dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng phát triển Cây trồng tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào độ màu mỡ của đất, thành phần cơ giới của đất, khả năng cung cấp... cây trồng cũng có cây trồng ưa đất tốt, có cây chịu đất xấu có thể thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất bằng việc bón thêm phân canh tác hợp lý Phần lớn các loại đất tốt được trồng các loại cây có phản ứng mạnh với độ màu mỡ của đất giá trị kinh tế cao Nói cách khác sử dụng hợp lý đất nước chính là cơ sở để hình thành khái niệm “nông sinh thái” trong mối quan hệ giữa hệ thống. .. chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sản xuất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc * Phương pháp RRA PRA để: + Điều tra phỏng vấn nông dân thu thập thông tin cấp Đây là các thông tin cần thiết cho việc đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống cây trồng + Dùng bộ câu hỏi để điều tra nông dân, bộ câu hỏi được xây dựng dựa vào các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiện trạng và phân tích hệ. .. 18 - Cải tiến công cụ lao động cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, như: thu hoạch, làm đất, vận chuyển… 1.2.7 Các phương pháp nghiên cứu về hệ thống cây trồng Hệ thống canh tác đã được các nhà khoa học trên thế giới trong nước rất quan tâm, được đề cập sớm ở nhiều nước như các phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế… - Theo tài liệu của FAO, năm 1992 về phương pháp đánh giá đất và. .. Mỗi loại cây trồng thích hợp với từng loại đât khác nhau khả năng chịu nước của các loại giống cây trồng cũng khác nhau Vì vậy, bố trí cơ cấu cây trồng hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải căn cứ vào đất đai thủy lợi 13 Như chúng ta đều biết độ phì nhiêu của đất có thể tăng lên hay giảm đi là do quá trình đầu tư thâm canh cây trồng, là kết quả của việc sử dụng đất quá trình canh tác của con... vì lý do đó chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu tìm hiểu đất đai hiện trạng hệ thống cây trồng trên đất rẫy 2 vụ của huyện 2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp * Phương pháp kế thừa: ứng dụng phương pháp kế thừa vào thu thập thông tin thứ cấp ở các cấp, các ngành khác nhau (Chi cục thống kê, Phòng NN&PTNT, Phòng Địa chính, Đài khí tượng thủy văn,… huyện Mèo Vạc) 23 Các thông tin . ương và của các nhà khoa học. Chính vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề và tiến hành nghiên cứu Đề tài: " ;Đánh giá hệ thống cây trồng chính trên đất nương rẫy của huyện Mèo Vạc và đề xuất một số giải. giải pháp cải tiến& quot; tại huyện Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang là nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách kể trên. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng cơ cấu cây trồng trên đất. cơ cấu cây trồng 1.1.3.1. Một số lý luận về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng,

Ngày đăng: 30/05/2014, 22:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan