SKKN Sinh học THPT - Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT

30 3.9K 18
SKKN Sinh học THPT - Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, thế giới và cả Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên. Lớp trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn. Nhận thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang dần thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưạởng đến tương lai của mình.

Lời mở đầu Trong những năm gần đây, thế giới và cả Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên. Lớp trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn. Nhận thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang dần thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định có ảnh hưạởng đến tương lai của mình. Học sinh độ tuổi từ 15 – 18, đây là lứa tuổi mà trong cơ thể các em diễn ra sự dậy thì rất mạnh mẽ cả ở nam lẫn nữ, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn- người ta gọi là tuổi vị thành niên. Rất nhiều sự đổi khác về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em. Các em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước những thay đổi kỳ lạ của cơ thể mình, thậm chí có em còn hoang mang lo sợ không biết phải đối mặt như thế nào, nên các em cần được chia sẻ thổ lộ với người lớn, nhất là thầy cô giáo và cha mẹ mình. Hơn thế nữa, ở tuổi này các em thường hay tò mò, thích thử những cảm giác lạ, nếu không được giáo dục đúng cách về giới tính thì những hậu quả khôn lường sẽ xảy đến với các em nhơ yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục v.v Giáo dục giới tính không nên chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kỹ năng sống cho các em như kỹ năng xác định điều đúng sai, kỹ năng ra quyết định v.v Khi những kỹ năng này được phát triển thì sự tự tin và tự trọng của các em cũng sẽ tăng lên, đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em. Với những suy nghĩ đó và bản thân là một giáo viên giảng dạy môn sinh học nên tôi đã quyết đinh lựa chọn đề tài “Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT”. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành để bài viết hoàn thiện hơn! 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN CHO NỮ SINH THPT” PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khách quan: Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, các em sẽ thích tìm tòi , học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt cho học sinh nữ THPT là rất cần thiết đối với các em. 2. Chủ quan: Lí do tôi chọn đề tài này là tôi đã và thật sự rất đau lòng xen kẽ với sự tiếc nuối khi tôi chứng kiến cảnh một em học sinh do tôi giảng dạy đã phải đi lấy chồng khi chưa đến tuổi vị thành niên. Qua sự việc trên đã làm cho tôi luôn tự vấn cho mình nhiều- rất nhiều điều về hai chữ “ Giá như ”. Thú thật rằng điều xảy ra trên đã làm cho tôi rất bẽ bàng tôi thật sự quá ngỡ ngàng khi tôi quá tin tưởng vào em, bản thân em là một học sinh có lực học khá. Khi tôi và cả gia đình biết rằng em có một người bạn khác giới rất thân, tôi cứ nghỉ rằng có bạn khác giới là chuyện bình thường do tâm sinh lí của các em, nếu có bạn mà các em vẫn ý thức được việc học của mình để học tốt thì cũng kệ các em, Nhưng khi chuyện đã lỡ rồi thì tôi thật sự rất hối hận, có lẽ việc tôi cần làm là sao không tư vấn vấn đề giáo dục giới tính cho em sớm hơn? thế, theo tôi việc giáo dục giới tính cho các em học sinh, đặc biệt cho học sinh nữ THPT là vấn đề rất cần thiết và mong rằng các ban ngành giáo dục sẽ sớm triển khai để đưa nội dung vấn đề giáo dục 2 giới tính vào chương trình học định kỳ, thường xuyên của các em, giúp các em nhận thức đúng hơn và chọn phương hướng tốt hơn cho cuộc sống chính mình. II. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn sinh học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân, địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh. Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Trong khi có khoảng 96% các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tâm-sinh lí và giao tiếp ứng xử ngay trong trường THPT. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dừng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khỏe giới tính, phòng chống HIV/AIDS… Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng:Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chịu, đặc biệt là học sinh nữ. Theo các bệnh viện và nhiều trung tâm khám sức khỏe sinh sản thì số sản phụ chưa đến tuổi 18 đến khám và phá thai ngày càng tăng trong những năm gần đây. Trung bình mỗi tháng tại một trung tâm khám sản có hơn 20 ca ở độ tuổi vị thành niên phá thai (tin thăm dò). Đây cũng chỉ là số nổi, thực tế còn nhiều hơn các em không khai đúng tuổi và trong một thành phố có biết bao nhiêu trung tâm khám sản như thế? Hậu quả của 3 sự thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính làm các em dễ mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc một số bệnh như: Lậu, Giang mai, sùi mào gà, AIDS. Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khỏe giới tính vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến cho rằng “không nên vẽ đường cho hươu chạy”, ý khác lại cho rằng: thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thể nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên. Theo ý kiến cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em kiến thức về giới tính là không cần phải bàn cãi. Với vai trò là một giáo viên dạy môn sinh học THPT, tôi thấy có một số nội dung trong chương trình SGK có đề cập đến khía cạnh kiến thức giáo dục giới tính. Nếu giáo viên biết cách triển khai tốt, khai thác bổ sung thêm một số vấn đề thì sẽ trở thành một bài dạy về giáo dục giới tính rất tốt cho các em. Trước đây, chúng ta áp dụng phương pháp dạy học vấn đề, trong đó lấy giáo viên là trung tâm truyền đạt lại kiến thức cho học sinh, do đó học sinh học tập một cách thụ động, thiếu sáng tạo dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao. Hiện nay, công tác đổi mới phương pháp dạy học đang vận dụng phương pháp dạy học khám phá, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, giám sát, định hướng các hoạt động của học sinh nhằm giúp các em tìm hiểu và lĩnh hội các kiến thức mới. Qua thực tế giảng dạy môn sinh học lớp 11 tại trường THPT XXX, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ trong vấn đề: “Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT” ở buổi dạy ngoại khóa. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Giúp nữ sinh THPT giải đáp những thắc mắc liên quan đến tâm sinhtuổi dậy thì. - Giáo viên đánh giá được sự nhận thức, mức độ quan tâm, hiểu biết của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính. 4 - Phần nào hạn chế được những hậu quả đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết kiến thức sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. IV. ĐỐI TƯỢNG –KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng nghiên cứu: - Các tư liệu, kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên và các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức. 2. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh nữ khối lớp 11, 12 trong toàn trường THPT XXX PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên nạo phá thai hay vì tình yêu mà làm những việc không tốt ảnh hưởng tới việc học và tương lai của mình xảy ra rất là nhiều. Những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn dậy thì thường xảy ra ở những năm đầu của bậc trung học. Đó là khoảng thời gian tốt nhất để giáo dục các em về sự phát triển giới tính. Nói chuyện với các em một cách cởi mở về những thay đổi tâm sinh lý có thể xảy ra trong suốt thời kỳ quan trọng này. Nhưng hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi các em, để các em tự tò mò về tình yêu, tình bạn và quá thơ ngây trước mối quan hệ khác giới. Để rồi những "dại dột" của lứa tuổi này phần nhiều là những hậu quả đáng buồn hoặc do bố mẹ không quan tâm hoặc ngại trao đổi, nên khiến con cái mất "khả năng đề kháng". Khi rơi vào những hoàn cảnh khó nói, trẻ chỉ biết làm theo bản năng. Cũng chính lý do này mà không may có thai, hay lỡ quan hệ với bạn trai, các cô gái cũng không dám hé răng nói với cha mẹ mà tự tìm cách "giải quyết". Theo tôi, các em có rất nhiều thắc mắc và không phải chuyện gì cũng có thể tâm sự với cha mẹ. Quan hệ lỏng lẻo giữa cha mẹ và con cái đôi khi đưa các em vào mối quan hệ yêu đương sớm. Trong khi nhiều bậc cha mẹ vẫn tồn tại những suy nghĩ, phong 5 kiến như trao đổi, cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy". thế họ ít khi trao đổi với các em về những vấn đề này. Có nhiều bà mẹ rất lấy làm ngạc nhiên con mình yêu sớm. Bà bảo, thật không ngờ mới 16 tuổi đầu, yêu đương chúng cũng đau khổ, nhớ nhung, hò hẹn như người lớn, khiến tôi bàng hoàng hết cả người. Rồi từ chỗ đó, không ít người đã "giáo dục" con bằng cách nhốt lại hay đòn roi. Có ông bố nổi giận, quát mắng khi biết con yêu sớm rồi đánh con nát cả cái roi. Có bà mẹ ép buộc con gái phải dẫn mình đến nhà người yêu để "chửi cho cả nhà thằng đó một trận" Nhưng rồi hậu quả để lại chỉ là con cái họ khủng hoảng hơn mà thôi. Có muôn vàn lý do để những đứa trẻ mới lớn đưa ra để "biện minh" cho những việc làm đã lỡ của mình. Một điều đáng nói là, với trẻ em bây giờ, dậy thì thường xảy ra sớm, rồi bắt nguồn từ sự tò mò trẻ con, từ thôi thúc của bản năng khi có tác động ngoại cảnh, phim ảnh và biểu hiện thì muôn hình vạn trạng. Rồi bị ép chứ không đồng ý, cả hai đều yêu nhau không kiềm chế được, bạn van xin phải chứng minh tình yêu, gặp chuyện buồn trong gia đình không vượt qua được Chuyện gán ghép nhau rồi trở thành chuyện yêu như thật trong các em tuổi 16-17 ở trường phổ thông là chuyện "thường ngày ở huyện", trong đó không loại trừ các em đang ngộ nhận tình bạn khác với tình yêu. "Trẻ con bây giờ khác với bố mẹ ngày xưa, thế khi nói chuyện với con em, thầy cô, cha mẹ không nên đem chuyện ngày xưa ra để so sánh. với bọn trẻ bây giờ ăn không sợ thiếu mà sợ béo, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nên nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn", thông tin bên ngoài thì nhiều mà suy nghĩ của các em thì còn chưa chín chắn thế các bậc cha mẹ, các bậc thầy cô giáo cần phải làm gì để giúp các em có những hiểu biết và suy nghỉ chín chắn hơn, giúp các em tránh xa các sai lầm, nhất là các vấn đề liên quan tới giới tính, để các em trưởng thành một cách toàn diện và tương lai tốt đẹp hơn đến với các em. Theo tôi, cha mẹ- thầy cô cần đối xử khác với các em, quan tâm đến các em nhiều hơn đặc biệt là đời sống tình cảm. Cha mẹ - thầy cô nên tìm hiểu tâm lý của các em, không nên lảng tránh khi các em động đến vấn đề giới tính, mà cần 6 có cách giải thích đúng đắn để cho các em hiểu. Thời gian các em đến trường không nhiều như thời gian ở nhà, nên các bậc phụ huynh học sinh cần quan tâm, dạy cho các em những gì nên và không nên làm. Nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng hiểu và làm được đều này nên điều trước mắt bây giờ tôi mong rằng các thầy cô giáo, nhất là giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn sinh học cần phải tìm hiểu thêm về vấn đề giáo dục giới tính để giáo dục và tư vấn cho các em kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho các em. - Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh là vấn đề rất cần thiết, nhất là nữ sinh THPT. - Không nhất thiết phải đưa “ giáo dục giới tính” thành một môn học chính khóa mà nên lồng ghép nhiều hơn nữa kiến thức giới tính vào một số môn như Giáo dục công dân hay sinh học… hoặc là nội dung, chủ đề chính của nhiều hoạt động giáo dục như: hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tư vấn sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên,… - Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức một tiết dạy đòi hỏi người dạy phải sự chuẩn bị trước. Giáo viên có thể truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em trả câu hỏi test và tìm hiểu một số tình huống trong đời sống. Cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm. II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi : - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT. - Kho tư liệu phục vụ cho việc viết và báo cáo đề tài đa dạng. - Cơ sở vật chất của trường đã trang bị tương đối đầy đủ có thư viện khang trang, máy vi tính đã kết nối internet… - Các em học sinh sắp sữa và đang ở độ tuổi trưởng thành (từ 16 đến 19 tuổi) nên nhận thức và giáo dục về vấn đề giới tính khá dễ dàng hơn. 7 - Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu những kiến thức về giới tính dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau. 2. Khó khăn : - Học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề cập đến nội dung giới tính. - Chương trình giáo dục giới tính chưa được thực hiện phổ biến ở trường học nhất là bậc học THPT. -Chương trình học thì càng ngày càng nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung mà không có nhiều thời gian dành cho việc tìm hiểu kiến thức về giới tính. - Hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi và quan tâm đến con em mình. - Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng “ Đó là chuyện tế nhị mà”, ngày xưa bố mẹ có nói về chuyện đó đâu, mà có ai nhắc đến thì cũng đỏ ửng mặt lên xấu hổ rồi, đâu sẽ có đó, đến tuổi thì chúng tự biết hết ấy mà". III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị : - Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, tư liệu liên quan phục vụ bài dạy. - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra. - Một số câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tình huống. 2. Nội dung bài giảng- biện pháp thực hiện: A – KIẾN THỨC VỀ SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Giáo viên giới thiệu kiến thức I. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Tuổi thanh thiếu niên Khái niệm tuổi thanh thiếu niên được hiểu khác nhau tùy theo truyền thống của từng xã hội, song theo quan niệm quốc tế hiện nay thì đó là quãng đời nằm trong khoảng từ 10 tuổi cho đến 21 tuổi, tức là những năm tháng nằm ở giữa tuổi nhi đồng và tuổi trưởng thành. 8 Sự phát triển từ một em bé thành một người lớn là một quá trình trưởng thành cả về mặt thể chất cũng như về mặt tâm tư, tình cảm. Cùng với quá trình phát triển này, vị trí xã hội của các bé gái và bé trai không ngừng thay đổi; cách thức mọi người đối xử với các em cũng phải thay đổi, các em ứng xử với mọi người cũng thay đổi. Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, bởi đây là những năm tháng quyết định đến chiều hướng thay đổi của một em bé: Em bé đó sẽ trở thành “loại” người nào? Tuổi dậy thì - Là giai đoạn chuyển từ trẻ con thành người lớn về cả thể chất, tinh thần, khả năng hòa nhập xã hội. - Là giai đoạn từ 10-19 tuổi. - Được đánh dấu bằng hiện tượng dậy thì. So với tuổi thanh thiếu niên thì tuổi dậy thì là một thời kỳ ngắn hơn. Nói đúng ra thì tuổi dậy thì là một giai đoạn của tuổi thanh thiếu niên. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 năm, kể từ lúc một em bé bước vào tuổi thanh thiếu niên. Sở dĩ thời kỳ này có tên gọi riêng là đây là những năm tháng các bé trai và bé gái trưởng thành về mặt sinh học. Các em sinh trưởng nhanh chóng về các tỷ lệ của cơ thể. Đó là những thay đổi bên ngoài có thể nhìn thấy được bằng mắt. Ngoài ra, còn có những thay đổi bên trong mà chúng ta không nhìn thấy được. Nói một cách ngắn gọn, đây là thời kì: tất cả các cơ quan bên trong, cơ quan sinh sản cũng như ý thức của bộ não đang phát triển và tiến tới giai đoạn trưởng thành. Vào cuối tuổi dậy thì, các em thanh thiếu niên sẽ phát hiện ra bản năng sinh dục của mình và một cách vô ý thức, cơ thể các em sẽ phát triển khả năng sinh sản để trở thành những ông bố hay bà mẹ. Ở lứa tuổi THPT các em cần biết rằng: Phải mấy năm sau nữa cơ thể và các cơ quan bên trong của các em mới đạt được kích thước và diện mạo thực sự của ng- ười lớn. Đối với các em gái là khoảng 18 tuổi, còn với các em trai là khoảng 20 tuổi. Bộ não sẽ phát triển đầy đủ vào cuối tuổi dậy thì, nhưng các năng lực trí 9 tuệ thì còn tiếp tục phát triển qua suốt tuổi trưởng thành và sau đó nữa, với điều kiện:“ Các em phải sử dụng và rèn luyện bộ não thường xuyên”. Nếu những em nào biết và ý thức được điều này thì các em sẽ nhanh chống vượt qua những thử thách ở tuổi dậy thì để tiếp tục chăm chút cho sức khoẻ và cuộc sống tương lai mình tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được giai đoạn này. II. HIỆN TƯỢNG DẬY THÌ - Thay đổi về tâm lí: Dễ cáu gắt, giận dỗi, mơ mộng, cãi lại cha mẹ, rung động trước người bạn khác giới…tự khẳng định mình. Đây là lứa tuổi tò mò, ương bướng, suy nghĩ non nớt, hành động bồng bột. - Thay đổi về sinh lí: + Phát triển cơ quan sinh dục phụ ở nam, nữ + xuất tinh lần đầu (mộng tinh) ở nam, hành kinh lần đầu (ở nữ). + Cơ thể sẵn sàng cho hoạt động sinh sản (có con) Ở lứa tuổi này hiện tượng kinh nguyệt, mộng tinh, ngực, cơ quan sinh dục phát triển, lông nách, lông mu xuất hiện, tất cả làm các em bối rối. Cùng với những "biến đổi" của cơ thể, nhiều mối quan hệ xã hội khác cũng đến với các em. Các em bắt đầu biết đến tình yêu, tình dục. Ở tuổi này, nếu những câu hỏi của các em không được giải đáp cụ thể, rõ ràng, các em sẽ lén lút tự tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau, trong những nguồn đó (nhất là phương tiện công nghệ thông tin, băng, đĩa)…sẽ có văn hóa phẩm đồi trụy. Bởi thế cha mẹ, thầy- cô cần hết sức khéo léo khi xử lí tình huống. Nên thẳng thắn, cởi mở khi trao đổi với các em những kiến thức xung quanh vấn đề giới tính như hiện tượng mộng tinh, thủ dâm, giao hợp và mang thai, tránh thai, đồng tính luyến ái, bệnh lây truyền qua đường tình dục Để giảm thiểu hiện tượng nạo phá thai tuổi vị thành niên và xây dựng một lớp trẻ có nhân cách, lối sống lành mạnh, giáo dục giới tính là một phần không thể thiếu. Những bài học có được từ kinh nghiệm cuộc sống sẽ giúp các em hiểu rõ bản thân mình, tự tin, vững vàng bước vào cuộc sống. 10 [...]... thì và sức khỏe sinh sản vị thành niên -1 00% học sinh đều thấy được ý nghĩa thiết thực của buổi tư vấn và cần duy trì định kỳ hàng năm - Các câu 7, 8, 9 các em để trống và câu 19 các em chọn đáp án cần mời thêm cộng tác viên có chuyên môn để tư vấn Việc đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh TPPT chỉ hạn chế trong một buổi ngoại khóa nên cũng phần nào trang bị cho các... trợ nhau - Tính duy nhất Đặc điểm tình bạn khác giới: - Chỗ dựa tinh thần - Chia sẻ tình cảm - Bình đẳng - Dễ ngộ nhận - Có khoảng cách nhất định - Góp ý sửa lỗi - Hiểu tâm lý bạn khác giới - Có thể dẫn đến tình yêu - Nữ thích được che chởHọc sinh thì Nên/cần làm: - Tôn trọng nhau - Lịch sự, tế nhị - Tôn trọng các mối quan hệ bạn bè khác giới của nhau Là Học sinh thì Không nên/ tránh - Ngộ nhận... tình dục: - Khí hư âm đạo - Đau bụng dưới - Ngứa cơ quan sinh dục - Loét cơ quan sinh dục - Đau cơ quan sinh dục - U cục và sưng cơ quan sinh dục - Các triệu chứng ở da, khớp, dạ dầy ruột, hô hấp và các cơ quan khác Các biểu hiện lâm sàng nhiều khi thoáng qua, kín đáo làm cho người bệnh không để ý tới, không biết là mình mắc bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh * Các nguy cơ của bệnh lây qua đường tình dục. .. hôn nhân - Tình yêu thường đi kèm với sự “dâng hiến” thể xác lẫn tâm hồnà quan hệ tình dục - Quan hệ tình dục à có thai * Xem phim về việc quan hệ tình dục sớm dẫn đến hậu quả * Hậu quả của việc quan hệ tỡnh dục (QHTD) sớm khi cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, hoàn thiện và hậu quả của việc quan hệ tình dục bừa bãi ??? - QHTD sớm làm cơ quan sinh dục bị tổn thương, nhiễm trùng, vô sinh - QHTD... bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, thai ngoài tử cung, vô sinh, * Cách chăm sóc “vùng kín” : - Cần rửa mỗi ngày bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng - Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày có kinh, hậu sản, thai nghén, có nhiều huyết trắng - Giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo, đồ lót quá bó chật hay ẩm ướt, thay đồ lót thường xuyên - Vệ sinh sạch sẽ cả hai trước khi quan hệ tỡnh dục - Không : Tự ý thụt rửa... Sau khi cho HS tranh luận thì GV góp ý và bổ sung 1 số kiến thức sau: Đặc điểm tình bạn: -Chân thành và tin cậy -Bình đẳng và tôn trọng nhau -Hiểu và có sự đồng cảm với nhau -Hỗ trợ và nâng đỡ nhau, sữa lỗi cho nhau -Cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, hay những băn khoăn, lo lắng và khó khăn Đặc điểm tình yêu: - Cuốn hút nhau 25 - Đồng cảm sâu sắc giữa 2 người - Quan tâm chăm sóc nhau - Chân thành, ... phí phòng chống… 19 - Một số nước đang phát triển, bệnh lây qua đường tình dục (không kể AIDS) đã làm mất khoảng 5% tổng số năm sống khoẻ mạnh (vùng sa mạc Sahara, châu Phi) *Một số hội chứng phổ biến nhất: - Hội chứng tiết dịch nội đạo của nam giới - Hội chứng tiết dịch âm đạo ở nữ giới - Hội chứng loét vùng sinh dục tiết niệu cả nam và nữ VIII BỆNH NGUY HIỂM ĐẾN CƠ QUAN SINH DỤC NỮ *Có những loại bệnh... quan hệ bạn bè khác giới của nhau Là Học sinh thì Không nên/ tránh - Ngộ nhận tình yêu - Gán ghép lẫn nhau - Lợi dụng nhau - Cử chỉ quá thân mật… *NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHI YÊU QUÁ SỚM - Học hành giảm sút - Tốn kém tiền bạc, mất thời gian - Hao tổn sức lực - Gây mất đoàn kết trong nhóm bạn - Gia đình la mắng - Mất tự nhiên 26 - Hậu quả: Không an toàn: có thai ngoài ý muốn, chấn thương tâm lý, lây nhiễm bệnh,... kín với người khác Không bao giờ Thỉnh thoảng với bạn thân Thường xuyên Câu 16: Theo em, buổi tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên hôm nay là Rất thiết thực Không cần thiết Bình thường Câu 17:Điều em học được ở buổi tư vấn này là thông tin về Chăm sóc Biện pháp tránh Chăm sóc sức khỏe và cách sức khỏe thai xử lí tình huống trong chuyện tình cảm Câu 18: Theo em, nên duy trì buổi tư vấn này hằng năm... : a Về sức khoẻ - Chít niệu đạo gây khó đái, bí đái -sinh do viêm tắc vòi trứng (nữ) , ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn (nam) - Viêm hố chậu, chửa ngoài dạ con, thai chết lưu - Suy giảm miễn dịch mắc phải không hồi phục (HIV/AIDS) - Trẻ sơ sinh: Nhiễm khuẩn ở mắt (lậu mắt), nhiễm khuẩn toàn thể (giang mai bẩm sinh) , nhiễm HIV, đẻ non, thiếu cân b Về kinh tế xã hội - Chi phí lớn cho ngân . THPT XXX, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ trong vấn đề: “Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT ở buổi dạy ngoại khóa. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Giúp nữ sinh THPT. DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN CHO NỮ SINH THPT PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khách quan: Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất. và bản thân là một giáo viên giảng dạy môn sinh học nên tôi đã quyết đinh lựa chọn đề tài “Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho nữ sinh THPT . Rất mong nhận được sự góp ý chân thành

Ngày đăng: 30/05/2014, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan