Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2014

57 4.9K 16
Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 1: Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo: Bông súng và siêu bão bông súng tím mọc lên từ nước bão Haiyan mọc lên từ biển bão Haiyan cho tôi kinh hoàng bông súng tím cho tôi bình yên rồi có thể người ta quên mà nhớ trong siêu bão một bông súng nở bông súng ấy màu tím bão Haiyan màu gì? ( Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 ) 1. Những thông tin sau đây đúng hay sai: - Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45 - Bài thơ được viết theo thể tự do - Bài thơ gieo vần chân - Bài thơ viết về đề tài tình yêu 2. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ? 3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng "siêu bão" và "hoa súng"? 4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về "siêu bão" và "hoa súng", đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ? 5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này? 6. Chủ đề bài thơ là gì? 7. Hai câu thơ: "bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển" được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì? 8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: "bão Haiyan cho tôi kinh hoàng - bông súng tím cho tôi bình yên" là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán. 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 D. Sử dụng phép tương phản, đối lập. 9. Hai câu thơ "rồi có thể người ta quên- mà nhớ"gợi đến điều gì? 10. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ "trong siêu bão một bông súng nở.". Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào? 11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ nào cùng một ý nghĩa? 12. Hai câu kết: "bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì?"có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì? ĐÁP ÁN: 1. Sai -Đúng -Đúng -Sai 2. Giống bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo. Hiện tượng ngôn từ này thế hiện đặc trưng của hình thức thơ siêu thực, tượng trưng, gạt bỏ các qui tắc ngữ pháp, thi pháp, các nguyên tắc logic trong tư duy, để cảm hứng tuôn trào tự do theo chủ nghĩa tự động tâm linh thuần túy; sáng tác ST, TT là những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách, không thể khắc họa được bức tranh toàn vẹn của thực tại. Cả hai khuynh hướng trên đều đặc biệt đề cao các yếu tố trực giác, âm nhạc và trữ tình, coi trọng những giai điệu chủ quan nhằm thay thế thi luật cổ điển, đảo lộn cú pháp cổ điển: cắt chữ, phân câu theo trật tự mới, tạo ra những kết cấu ngôn ngữ mới thể hiện những cảm nhận chủ quan của người viết. 3. Chủ đề bài thơ: Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hòa nhập, vận động diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và tai họa, sự sống và sự hủy diệt cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống. 4. Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa loại trừ, vừa hàm chứa Những mối quan hệ ấy thể hiện diễn biến khôn lường của cuộc sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồi sinh kì diệu, con người cần thấu hiểu những bí ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có được tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời 5. Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc họa hai hình tượng chính là phép đối- khi đối tương đồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống 6. Ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng: - Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bão và hoa súng. - Nghĩa bóng: * Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi rất mong manh của cuộc đời * Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 7. Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước-bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệ thuật đối tương đồng. Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa Nước và biển dường như có sự đồng nhất, nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt, nước gợi một không gian sinh tồn bình dị, biển gợi không gian của những bất ưng, những hiểm họa ngoài khả năng lường đoán Chính sự đồng nhất và khác biệt cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ. 8. D 9. Hai câu thơ " rồi có thể người ta quên- mà nhớ" có thể gợi đến dòng chảy của thời gian, những đổi thay quên nhớ miên viễn của cuộc đời. 10. Câu thơ trong siêu bão một bông súng nở thể hiện một cảm hứng nhân sinh tích cực, lạc quan của những con người từng trải để thấu nhận qui luật cuộc sống. 11. Câu thơ gợi liên tưởng đến tứ thơ của Mãn Giác Thiền Sư trong Cáo tật thi chúng ( Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận - Đình tiền tạc dạ nhất chi mai); câu chuyện Tái ông thất mã; Tục ngữ: trong họa có phúc , hoặc câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc:"Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yêu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". 12. Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc. Những dạng thái của cái Đẹp, sự sống có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; tai họa, sự hủy diệt khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật 3 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ sau đây: Tự hát ( Xuân Quỳnh) Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay. Em cũng không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Lại mình anh với đêm dài câm lặng Mà lòng anh xa cách với lòng em Em chở về đúng nghĩa trái tim Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất Biết rút gần khoảng cách của yêu tin Em chở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết súc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu 1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài. 2. Những thông tin sau đây đúng hay sai: - Bài thơ thuộc đề tài tình yêu - Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp. - Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú - Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự 3. Tác giả sử dụng phương thức liên kết nào trong đoạn thơ? 4. Trong bài thơ, hình ảnh " trái tim" được dùng với những ý nghĩa gì? 5. Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt trong bài thơ? Hình thức ngôn ngữ biểu đạt này được phát huy tác dụng bởi những thủ pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? 6. " Một túp lều tranh hai trái tim vàng" hay "Tấm lòng vàng" là những thành ngữ thường dùng để chỉ điều gì? Từ "vàng" trong câu thơ đầu có cùng ý nghĩa với từ "vàng" trong thành ngữ trên hay không? 4 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 7. Nhận xét về mối quan hệ giữa hai câu thơ: "Biết làm sống những hồng cầu đã chết - Biết lấy lại những gì đã mất"? Từ mối quan hệ đó, em hiểu hãy chỉ ra nội dung chính của khổ thơ? 8. Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu cùng với tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm của nhà thơ về tình yêu như thế nào? 9. Ý nghĩa nhan đề Tự hát? 10.Từ hai câu thơ của Xuân Quỳnh: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước, hãy viết một bài văn khoảng 200 từ trình bày quan niệm của em về cái tôi của người phụ nữ trong tình yêu. ĐÁP ÁN: 1. Lỗi chính tả: “chở”; “súc” -> “trở”; “xúc” 2. Đ-S-S-S 3. Lặp - thế - nối 4. Ẩn dụ cho tình yêu 5. Ngôn ngữ biểu cảm - phép điệp khiến sắc thái biểu cảm thêm tha thiết 6. Thành ngữ “tấm lòng vàng” thường dùng chỉ những người tốt bụng luôn biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh bằng tấm lòng nồng hậu, chân thành. Thành ngữ “một túp lều tranh hai trái tim vàng” là ẩn dụ cho những tình yêu cao quý, thuần khiết, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Từ “vàng” trong câu thơ XQ có sự luân chuyển tinh tế từ nét nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ sang tầng nghĩa thực, từ sự quí giá của tấm lòng, tình cảm sang sự quí giá của vàng bạc, vật chất. 7. Hai câu thơ “ Biết mất” có mối quan hệ tương đồng. Trái tim dẫn truyền máu, duy trì sự sống cho con người giống như tình yêu có thể giúp tìm lại những gì mất mát, xoa dịu những tổn thương, làm hồi sinh những xúc cảm tưởng đã khô cằn, rút ngắn những khoảng cách trong chính tình yêu. 8. Ý nghĩa phủ định trong hai khổ đầu và tâm nguyện trong hai khổ sau thể hiện quan niệm đẹp đẽ, cao thượng, vừa truyền thống, vừa hiện đại , mới mẻ của XQ trong tình yêu. Theo XQ mục đích trong tình yêu không phải để hướng tìm sự quí giá của vật chất hay rực rỡ chói lòa của danh vọng, đó đều là những cái ngoại thân để có thể bán đổi, là những cái phù du để tồn tại thoáng chốc ; tình yêu cần hướng tới sự đồng điệu, đồng cảm, sự chia sẻ chân thành, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và tinh tế để cảm nhận. 5 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 9. Nhan đề “Tự hát” vừa nồng nàn xúc cảm trong việc bộc lộ tình yêu, vừa sâu sắc bởi hành trình tự nhận thức, tự tìm kiếm giá trị đích thực của tình yêu. Nhan đề cho thấy toàn bộ bài thơ là lời bày tỏ tha thiết, đắm say những tâm nguyện tình yêu của người phụ nữ hồn hậu, chân thành, giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha, người phụ nữ luôn khao khát được dâng hiến, yêu thương, khao khát bến bờ bình yên, hạnh phúc của TY. 10. Từ ý thơ của XQ bàn luận về cái tôi của người phụ nữ trong TY có thể hướng tới một số ý sau: + Tình yêu đích thực luôn cần có sự đồng cảm, chia sẻ, thông cảm, cần trái tim vị tha, giàu đức hi sinh để có thể “khao khát những điều snh mơ ước”! + Tuy nhiên TY không chỉ cần sự tri ân mà còn cần sự tôn trọng, không phải chỉ là sự hi sinh một phía mà còn cần phải có sự quan tâm, thấu hiểu từ hai chiều, vì vậy người phụ nữ “Khao khát những điều anh mơ ước” mà còn cần biết sống với Bản Ngã của chính mình; không chỉ cần một trái tim biết yêu thương mà còn cần một trí tuệ thông minh để nhận ra trái tim mình – không hi sinh cho một con người vị kỉ. + Hãy biết hi sinh cho một TY cao thượng và đừng đánh mất mình trong TY mù quáng. 6 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 3: Phần I – Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đươc cho là trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng "Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Câu 1: Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng? Câu 2: Nêu chủ đề của đoạn thơ? Câu 3: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến (có bản viết Tây tiến) trong đoạn thơ trên nghĩa là gì? Chữ Tiến có nên viêt hoa không? Tại sao? Câu 4: Anh/chị hiểu Sầm Nứa trong câu thơ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" là gì ? Câu 5: Ở khổ thơ một có những tính từ mang tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường rừng, Theo anh/chị, từ láy thăm thẳm trong câu thơ Đường lên thăm thẳm một chia phôi có cùng ý nghĩa như vậy không? Câu 6: Trong câu thơ cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi có một chữ “về” rất đáng chú ý. Hãy cho biết những câu thơ có chữ “về” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Ý nghĩa chung của những từ “về” đó là gì ? Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ trên ? Câu 8: Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 9: Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh/chị khi đọc đoạn thơ trên. Câu 10: Trong thơ ca 1945-1975, có nhiều tác phẩm viết về đề tài người linh. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà anh/chị đã học hoặc đã đọc. Viết hai câu thơ về đề tài này mà em thích trong những bài thơ đó. Phần II – Viết (5 điểm): HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài: Câu 1: Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh hành hạ nhiều cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng đau xót, căm phẫn. Những em bé còn non nớt, vô tội chưa đủ khả năng để có thể tự bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người được coi là “mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính những người này đang tâm hành hạ… Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới đây, dư luận chưa hết sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé trai 18 tháng tuổi thiệt 7 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 mạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ…. Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ em và việc thực hiện quyền đó trong cuộc sống hôm nay. Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau : Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng (Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) 8 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 4: PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5điểm) 1. Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít. (Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam) Câu 1: Thông tin nào dưới đây về đoạn văn trên là đúng/ sai? Thông tin Đúng Sai 1. Tác giả đoạn văn trên được mệnh danh là nhà Nam Bộ học. 2. Đoạn văn thuộc loại văn bản không hư cấu. 3. Đối tượng miêu tả chính của đoạn văn là Tư Hoạch. 4. Ngôn ngữ của đoạn văn mang sắc thái Trung bộ. Câu 2: Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì? Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy? Câu 4: Các nhân vật trong đoạn văn có những thái độ khác nhau. Nếu anh/ chị là một trong những nhân vật ấy, anh chị có thái độ như thế nào? Vì sao? Câu 5: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời đại hiện nay? PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM) Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài: Câu 1: Trong tháng 4/2014, báo Người Lao Động đưa tin: Vừa qua, UBND TP HCM đã chi 300 triệu đồng để thả 450.000 con cá giống gồm: cá rô đồng, rô phi, trê, chép xuống kênh Tàu Hũ - Bến Nghé nhằm cải tạo dòng kênh. Cá vừa được thả xuống kênh thì nhiều người đổ xô thả câu… Không chỉ câu, nhiều người còn chèo ghe thả lưới, chích điện khiến cá vừa thả vào kênh không kịp sinh sôi. Anh/ chị hãy đóng vai một tuyên truyền viên viết một bài văn thuyết phục nhân dân bảo vệ đàn cá để các dòng kênh của thành phố được tiếp tục cải tạo, ngày càng trở nên trong xanh. Câu 2: Vẻ đẹp của một thế hệ người Việt Nam trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm 9 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) ĐÁP ÁN: PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5điểm) Câu 1: Đáp án: - Đúng: 1. - Sai: 2,3,4. Câu 2: Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về và thái độ của dân trong xóm trước cảnh tượng đó. Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi này hiền lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí. Câu 3: Biện pháp tu từ: - So sánh: “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài” Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng U Minh. - Liệt kê: Người thì…, người khác…., vài người… Tác dụng: miêu tả những thái độ khác nhau của mọi người, nhấn mạnh tính li kì của câu chuyện. Câu 4: Các thái độ: Sửng sốt, khấn vái, dạn… Thí sinh tự chọn theo trải nghiệm, lý giải phù hợp, thể hiện am hiểu về đoạn văn và có cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc. - Sửng sốt, khấn vái: sợ hãi trước cảnh tượng kì lạ. - Dạn: Dũng cảm, ân cần, hỏi han. Lý giải: người thời đó sợ hãi vì chưa hiểu hết sức mạnh thiên nhiên, cho rằng đó là điều kì lạ. Hỏi han: tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, ân cần. Câu 5: So sánh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong thời xưa và nay, rút ra nhận xét, bài học. - Xưa: Con người chinh phục thiên nhiên. - Nay: Con người có nhiều hành động tàn phá thiên nhiên. PHẦN II: VIẾT (5 ĐIỂM) Câu 2: Thí sinh viết được bài nghị luận có yếu tố thuyết minh thật sinh động, có sử dụng lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, giàu sức thuyết phục, thực hiện tốt mục đích tuyên truyền nhân dân bảo vệ môi sinh, gìn giữ sự trong lành của những dòng sông thành phố. 10 [...]... cho dáng hình sứ sở 18 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Làm nên Đất nước muôn đời Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta (Trích trong bài thơ Đất nước - Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, NXB GD 2011) 19 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 9: I PHẦN CHUNG (5,0... trong đó chỉ ra một nơi trên đất nước ta mà khách du lịch có thể tìm thấy nhiều điều thú vị khi đến đó 13 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Câu 2: Mục đích của Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? 14 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 6: I Đọc – hiểu văn bản: (5.0 điểm) Câu 1 Đọc và trả lời các câu hỏi sau: “Ai có việc ở xa về vào nhà thống lí Pá Tra...ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Câu 3: Thí sinh có cảm thụ tốt về vẻ đẹp bi tráng của thế hệ những người lính kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ Tây Tiến Sử dụng kĩ năng phân tích thơ để bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên 11 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 5: Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)... 28 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp b Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Giới thi u... đa diện nhiều chiều , không được giản đơn và phiến diện 0,25 26 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 10: I PHẦN CHUN G CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Theo anh (chị), tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý?Kể tên hai tác phẩm tiêu biểu của ông ? Câu 2: (3 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về câu ngạn... em về ý kiến trên 17 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 8: I ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: [ ] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thi u nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thi u nữ - để trên chiếc... nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người 29 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 11: I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) Câu 2 (3 điểm) : Anh /Chị hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau : “ Cái gốc của đạo... ngắn - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp ĐỀ 12: PHẦN CHUNG: Câu I (2,0 điểm) 33 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Câu II... vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến Thi n nhiên miền Tây xa xôi mà thân thi t, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa - Hình ảnh thơ có sự hài hòa nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hòa hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu 35 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 vang vọng vào không gian), giữa mật độ... tích đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm A Mở bài : (0,5 điểm) - Giới thi u tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Đất Nước ” - Giới thi u đoạn thơ, trích dẫn thơ B Thân bài : (4,0 điểm) 1 - Đất Nước không phải là cái gì xa lạ mà có ngay trong sự sống, trong 22 0,25 0,25 1,0 3b ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 2 - Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa công dân và . nhặt của Kim Lân (5.0 điểm) 15 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 7: I. ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM) Câu 1. Cho đoạn văn văn sau: (2,0 điểm) " Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng. ý kiến trên 17 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 8: I. ĐỌC - HIỂU (5,0 ĐIỂM) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: [ ] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thi u nữ mà tôi. xây dựng nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? 14 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2014 ĐỀ 6: I. Đọc – hiểu văn bản: (5.0 điểm) Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: “Ai có việc

Ngày đăng: 30/05/2014, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan