đặc điểm truyện ngắn tạ duy anh

106 1.1K 6
đặc điểm truyện ngắn tạ duy anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Văn Viễn ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH Chun ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành nhất của mình, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Hoàng Thò Văn , người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành bản luận văn này. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cơ giáo trong tổ Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tơi cũng xin được gửi lời cám ơn từ đáy lòng tới Ban giám hiệu, tổ Văn, các đồng nghiệp trường Trung học phổ thơng Dân lập Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, động viên và tạo điều tốt nhất cho tơi trong thời gian vừa qua. Sau cùng tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình bạn bè đã động viên, giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009 Trần Văn Viễn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vò trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Gọn, cơ động, dễ dàng công bố trên báo chí; khởi đi từ một tình huống, một khoảnh khắc mà có thể hé lộ cả một số phận, một tính cách của con người cùng một trạng thái nhân sinh. Truyện ngắn quả thật là một món ăn tinh thần hấp dẫn và có tầm phổ biến rộng rãi. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến T ạ Duy Anh - người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới sôi nổi và khởi sắc. Tràn đầy tinh thần cách tân, T ạ Duy Anh đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ và của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất ý tưởng, tình cảm của mình. Tạ Duy Anh là tác giả của những tác phẩm ln làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Ơng cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng đầy thương xót con người. Để đạt được thành cơng trên con đường văn chương hơm nay, Tạ Duy Anh đã vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật, những đau đớn thể xác và chinh phục được những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Thành quả đó có được là do sự nỗ lực khơng mệt mỏi của ơng. Cho đến hơm nay Tạ Duy Anh đã trở thành một nhà văn có tên tuổi trên văn đàn Văn học Việt Nam, đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải thưởng truyện ngắn viết về đề tài nơng thơn (do báo Văn nghệ, Nơng nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1989). Chính vì sự mới mẻ ấy mà từ khi xuất hiện đến nay, Tạ Duy Anh đã tạo nên dư luận. Các ý kiến về truyện ngắn của ông, khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ quyết liệt và thậm chí trái ngược nhau. Tên tuổi của Tạ Duy Anh càng được nhiều người biết đến khi Giáo sư Hồng Ngọc Hiến mượn tên truyện của ơng để khái qt “Có một dòng văn học bước qua lời nguyền”. Từ thực tế trên Tạ Duy Anh đã trở thành nhà văn được nhiều người u mến. Ơng có tác phẩm “Bức tranh của em gái tơi” là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền Phong, in trong tập “Con dế ma” – Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, năm 1999, được đưa vào chương trình (Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, tập 2, tr 30). Ngồi ra, ơng còn có đoạn trích “Cánh diều tuổi thơ” trong sách giáo khoa (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 146). Thời gian trơi qua, những cảm xúc nóng bỏng về những gì ơng viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ơng một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng. Như vậy, khi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh” chúng tơi đã tiếp cận với một số bài viết về truyện ngắn của ơng, trong đó ý kiến của giới nghiên cứu – phê bình văn học nói chung đã thống nhất. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu truyện ngắn Tạ Duy Anh giúp chúng tơi có thêm cái nhìn tổng thể, và có ý nghĩa thiết thực về mặt nghiệp vụ, trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường tốt hơn. Một điều càng thú vị hơn nữa càng tiếp xúc với tác phẩm của Tạ Duy Anh càng phát hiện ra những điều mới mẻ, lơi cuốn người đọc. Ở đây, người viết muốn nhờ vào q trình tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện cơng trình nhỏ bé này mà học hỏi thêm đơi điều về truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đó là những lí do thơi thúc chúng tơi chọn truyện ngắn Tạ Duy Anh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. 2. Lòch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của cơng cuộc đổi mới đất nước. Tạ Duy Anh đã khuấy động cả một bầu khơng khí sinh hoạt văn hố, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của ơng, với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ bình ổn của văn học dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời tạo nên sự chuyển nhịp, tăng tốc cho những bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lí luận và phê bình văn học đương đại Việt Nam. Trong những năm gần đây, đời sống văn học nước ta rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư… Trong những tên tuổi đó, Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. “Là tác giả của những tác phẩm ln làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm” Tạ Duy Anh là nhà văn trẻ được dư luận quan tâm. Tác phẩm của nhà văn họ Tạ này ẩn chứa những giá trị nghệ thuật nào mà gây xơn xao dư luận, tạo ra nhiều tranh cãi, khen – chê? Thực chất Tạ Duy Anh là ai? Những bàn luận về Tạ Duy Anh và sáng tác của ơng đúng sai ra sao? Quả là, Tạ Duy Anh đã tạo ra một “từ trường” riêng hấp dẫn và lơi cuốn độc giả. Các ý kiến xung quanh về tác phẩm của Tạ Duy Anh trong vòng gần 20 năm qua đã có không dưới 100 bài. Đến với văn Tạ Duy Anh, bạn đọc cũng sẽ bắt gặp ít nhiều sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nói về điểm này Tạ Duy Anh từng tâm sự: “Tơi rất mê “Trăm năm cơ đơn” của Marquez, nhưng cái tên chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có lẽ q mới mẻ với thế hệ những người cầm bút như tơi. Chuyện học tập hay ảnh hưởng nó, tơi khơng hề nghĩ tới. Căn cốt của tơi vẫn bị ảnh hưởng của hiện thực nhưng tơi muốn đấy nó ở mức sâu hơn, đa diện đa chiều hơn. Nhiều người thắc mắc về việc tơi khai thác đời sống hiện thực phi lý, nhưng một bằng chứng cho thấy trong cuộc sống, khi có q nhiều cái dị thường và người ta đương nhiên phải chấp nhận nó”, “khi viết, tơi ln tâm niệm mình đang tạo ra một tác phẩm thật sâu sắc, mọi cái phi lý cuối cùng chỉ để phản ánh hiện thực hữu ý mà thơi”. Hòa vào guồng máy của lao động nghệ thuật, Tạ Duy Anh ln tìm tòi cách viết mới nhưng bản thân vẫn chưa “Bước qua lời nguyền” của chính mình. Truyện ngắn “Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh đã từng làm “cháy” báo Văn Nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước. Vẫn là motip Romeo & Juliet với mối thù của hai dòng họ trên vai và tình u trong tim, nhưng truyện của Tạ Duy Anh là sự tái hiện bức tranh tồn cảnh nơng thơn Việt Nam những năm 1950 – 1970 đầy máu và nước mắt, nhưng càng hấp dẫn và thuyết phục bạn đọc hơn bởi bóng dáng chuyện đời tác giả thấp thống đằng sau những trang chuyện tình thật say đắm và bay bổng mà truyệt Việt Nam ít khi đạt đến. Bên cạnh đó các ý kiến về Tạ Duy Anh đa số đều có những lập luận xác đáng dựa trên cơ sở phân tích thấu đáo những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra được trong những sáng tác của T ạ Duy Anh những cách tân nghệ thuật rất cần thiết cho một khuynh hướng văn học mới. Trong bản tổng kết “cuộc thi truyện ngắn đề tài nơng thơn” đăng trên báo Văn nghệ số 4 – 5 năm 1990 có đoạn viết: “Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng trẻ viết về số phận con người…”. Và trên báo Văn Nghệ số 50 (12/1989), Giáo sư Hồng Ngọc Hiến nhận định: “… đọc truyện ngắn của Tạ Duy Anh, một câu hỏi đặt ra; Giã từ thế kỷ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI “lý trí và nhân bản” những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau cũng phải bước qua? Phải đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phải chăng truyện của Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”… Trên Tạp chí văn học số 4/1995, Giáo sư Hồng Ngọc Hiến còn cho rằng: “Nhiều truyện trong tập truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh mang cảm hứng trút bỏ những thành kiến nặng nề của q khứ, xóa bỏ những nếp sống gắn liền với bạo lực, sự cùng khốn và tối tăm… Những định kiến hận thù có thể trở thành lời nguyền – có khi ngồi ý muốn của con người, con người yêu thương bị trói bởi những lời nguyền của chính mình, để thực hiện và thỏa mãn khát vọng yêu thương – nhu cầu nhân tính cao nhất của con người – chẳng có con đường nào khác là “Bước qua lời nguyền” – đó là chủ đề tư tưởng của truyện ngắn mà nhan đề được sử dụng để gọi tên cả tập truyện. Trong hiện tại chủ đề này được cảm nhận với nhiều sự mắc mớ nhưng nó có tương lai, nó là chủ đề tư tưởng của tương lai”. T ạ Duy Anh là một cây bút viết truyện ngắn nhưng sau thành công đầu tiên và sau tiểu thuyết Khúc dạo đầu không gây được tiếng vang, nhà văn lại nổi lên với bộ ba tiểu thuyết: Lão khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và mới gần đây là tiểu thuyết Giã biệt bóng tối Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến tiếp tục khẳng định: “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để đi đến Lão khổ. Thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng” [5, tr 140]. Báo Thể thao văn hoá số 47 năm 2004 đã đưa ra nhận định: “Có thể coi ông là nhà văn đạo đức, văn chương của ông có lúc hiện lên bằng một gương mặt thế sự, đớn đau, riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương nhưng không phải như những khái niệm truyền bản chết khô, mà thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận”… “mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người dưới sự giằng giật xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dụng, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình cảm trong sáng bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ” [22]. Báo Pháp luật số 140 năm 2004 đưa ra nhận định “hầu hết những tác phẩm của ông (trừ truyện viết cho thiết nhi và tản văn) đều rất gai về nội dung thể hiện [21] dưới cái nhìn hiện thực ở góc khuất”. Đi tìm nhân vật là “Bức tranh hiện thực ngọt ngào của quyền lực, cái chết, sự đồi bại… còn Thiên thần sám hối là một cuốn tiểu thuyết rất hay gần đây viết về nỗi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm người hay không” [5, tr 405]. Nhà văn đã cho bạn đọc cái nhìn thẳng vào sự thật chát chúa “ông là một tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 cũng đặt câu hỏi: “Số phận con người phải chăng luôn là sự trăn trở, dằn vặt trong ông?” và tác giả bài báo cũng đưa ra câu trả lời: “Nhân vật nào của ông cũng thấp thoáng bóng dáng của một người sinh ngày 9 tháng 9 tại làng Đồng. Các truyện Đêm hóa thạch, Nửa đêm về sáng, Phía sau chân trời và cả một số sáng tác sau này đều có một mơtíp nhang nhác giống nhau” [8, tr 175 – 176]. Bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác [38] gọi tác giả là “là nhà văn của thời điểm” đã đưa ra một số cái nhìn cơ bản về quan niệm của tác giả và con người: “Nhân vật của Tạ Duy Anh khơng có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Người xấu thì cựu xấu như lão Phụng… người đẹp thì như hoa như ngọc như Qúy Anh, chị Túc, bà Ba, như sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất con người thì ln ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng ln ln bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội với mơi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. Đã thế nhà văn lại có cái giọng rất quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh, chõi nhau…” nhà văn lắm lúc quằn quại rên rỉ vì khơng ngăn nổi một hành động ác, cũng có khi “lạnh lùng cố ý trước sự trả thù” [47]. Nói về thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh, nhà văn Ngun Ngọc trong bài viết Văn xi Việt Nam hiện nay, lơgíc quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng đã nêu nhận định: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong nửa trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, mấy kiếp người vừa là tác giả vừa là nạn nhân của những bi kịch đằng đẵng một thời” (evan.com.vn) Tạ Duy Anh ln theo đuổi nhân vật “vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội” là một trong những chiều hướng tư tưởng mà Tạ Duy Anh theo đuổi. Điều này thể hiện rõ ở tiểu thuyết Lão Khổ khi “nhân vật lão Khổ trở đi trở lại trong tác phẩm, một người nơng dân chất phát, vơ tội, yếu đuối, bị ám ảnh bởi lời nguyền thâm thù hồn tồn riêng tư giữa hai dòng họ, đã tự biến mình và đồng loại thành vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của cuộc giết chóc tàn phá trả thù” [8, tr 180 – 181]. Trong bài viết Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật tác giả Thụy Kh đã nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: “Những nhân vật của Tạ Duy Anh qua bao tác phẩm từ hơn muời năm nay vẫn gắn bó mật thiết với nhau trong một tương quan chặt chẽ, họ hàng, làng nước. Họ xuất thân cùng ở làng Đồng, họ cùng tiềm ẩn thù hận dòng họ, hận thù giai cấp…” [29]. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số ý kiến có thể được coi là khá tiêu biểu về v ăn chương Tạ Duy Anh. Mặc dù mỗi bài có những phát hiện và cách lí giải riêng nhưng tựu trung lại, đa số các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận: Tạ Duy Anh là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tuy chưa phải là những công trình nghiên cứu toàn diện về T ạ Duy Anh nhưng những ý kiến trên có tính chất đònh hướng, gợi mở, giúp cho chúng tôi có điều kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người T ạ Duy Anh. Trong phạm vi nghiên cứu nhà trường, tác phẩm Tạ Duy Anh đã được tìm hiểu trong một số luận văn thạc sĩ sau: + Nơng thơn trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Nguyễn Thị Mai Loan) + Cảm thức về cái Phi Lý trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Cao Tố Un) + Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh (Bùi Thanh Tùng) + Tạ Duy Anh - từ quan niệm Nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (Phạm Thị Hương) + Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Nguyễn Thị Ninh) + Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Phạm Quỳnh Dương) + Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái (Nguyễn Thị Kim Lan) + Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Lê Vũ Lan Hương) + Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật (Nguyễn Thị Hồng Giang) Với góc độ khám phá riêng biệt, luận văn này muốn tổng hợp từ những nhận định trên để có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh đồng thời muốn ghi nhận đóng góp của nhà văn đối với văn xi thời kì đổi mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Tạ Duy Anh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết, t ản văn, kịch, tiểu luận phê bình Thể loại làm nên tên tuổi của Tạ Duy Anhtruyện ngắn. Ở thể loại này ông có tất cả hơn 50 truyện. Trong đó, có nhiều tập truyện: “Bước qua lời nguyền” (1989), “Quả trứng vàng” (1989), “Hiệp sĩ áo cỏ” (1993),“Ln hồi” (1994), “Con dế ma” (1999), “Ánh sáng nàng” (2000), “Vó ngựa trở về” (2000), “Ngày hội cuối cùng” (2000), “Những truyện khơng phải trong mơ” (2003), “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” (2003), “Ba đào ký” (2004), “Bố cục hồn hảo” (2004)… Với khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát tồn bộ truyện ngắn Tạ Duy Anh, trong tương quan so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn khác, để rút ra đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đây là sáng tác được coi là thành công trong văn nghiệp Tạ Duy Anh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh” chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản. Trên cơ sở tổng hợp lại những gì đã tiếp cận và khảo sát ấy phục vụ một cách hiệu quả nhất cho luận điểm chính của luận văn. Phương pháp so sánh – đối chiếu: Nhằm làm nổi bật sự khác biệt của truyện ngắn T ạ Duy Anh với các nhà văn khác ở nhiều phương diện: phương pháp sáng tác, nghệ thuật biểu hiện… Phương pháp hệ thống: Đề tài được đặt trong hệ thống tác phẩm của Tạ Duy Anh để xem xét, đánh giá và phát hiện cách nhìn nhận, thể hiện con người trong q trình sáng tác của nhà văn. Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn - Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp cận được những khía cạnh cơ bản nhất đã làm nên đặc trưng phong cách nghệ thuật Tạ Duy Anh ở thể loại truyện ngắn. Để từ đó có thể xác đònh những đóng góp của nhà văn trong lòch sử truyện ngắn nói riêng, trong đời sống văn học Vi ệt Nam nói chung cũng như chỉ ra được sự thống nhất trong quan điểm nghệ thuật và thực tiễn sáng tác của ông. Giúp hiểu rõ hơn về Tạ Duy Anh để giảng dạy tốt hơn những tác phẩm đang được đưa vào chương trình phổ thơng. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 148 trang, ngồi phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) – Phần nội dung chính của luận văn (gồm có 125 trang), chia làm 3 chương: - Chương 1: Truyện ngắn và khái quát về truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 3: Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh Chương 1 TRUYỆN NGẮN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH 1.1. Truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, cùng với tiểu thuyết và thơ ca, truyện ngắn cũng nhanh chóng tiếp nhận được những ưu thế mới của thời đại, cũng như chịu sự chi phối của quy luật phát triển chung của một nền văn hố, văn nghệ đang khơng ngừng đổi mới. Mặc dù thuật ngữ “truyện ngắn” xuất hiện chính thức vào khoảng cuối thế kỉ XIX cùng với báo chí, bản thân nó cũng đã từng có một lịch sử phát triển riêng, nhưng cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống lí luận hồn chỉnh về truyện ngắn. Được quan niệm là “một bộ phận của tiểu thuyết” (Bùi Việt Thắng) hay là “một dạng tiểu thuyết đặc biệt” (Vương Trí Nhàn), truyện ngắn đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Với kinh nghiệm từ nhiều năm cầm bút, Pautopxki đã phát biểu: “Truyện ngắntruyện viết ngắn gọn, trong đó cái khơng bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái khơng bình thường” [44, tr 105]. Từ những trải nghiệm trong thực tế sáng tác của mình, Aimatơp lại nói: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cơ đúc, các phương tiện phải được tính tốn một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một việc vơ cùng tinh tế. Xoay xoả trên một mảnh đất chật hẹp, đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác”. [44, tr 146]. Từng trăn trở rất nhiều trong mỗi trang viết, nhà văn Nguyễn Cơng Hoan lại cho rằng “Truyện ngắn khơng phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”. [71, tr 186]. Một trong những xác đònh súc tích và khá chuẩn về truyện ngắn là đònh nghóa của Lại Nguyên Ân: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch không nghỉ”. [53, tr 1846 – 1847]. Xuất phát từ những quan niệm tương đối thống nhất về truyện ngắn đã cung cấp cho chúng ta những nền tảng cơ bản để hiểu rõ hơn về khái niệm và có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thể loại này. [...]... 1989, sự xuất hiện truyện ngắn Bước qua lời nguyền đánh dấu bước ngoặt thực sự trên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh Ở một loạt truyện tiếp theo được tập hợp trong các tập truyện Luân hồi (1994), Truyện ngắn Tạ Duy Anh (2003), Bố cục hoàn hảo (2004)…, nhà văn tiếp tục dòng mạch cảm hứng mà Bước qua lời nguyền đã khơi mở Chính truyện ngắn này đã mang lại vinh quang rực rỡ cho Tạ Duy Anh Tác phẩm của... văn ấy viết truyện ngắn bằng tư duy tiểu thuyết, hay nói khác đi, đó là hiện tượng giao thoa về thể loại, rất dễ thấy trong kỷ ngun hiện đại và hậu hiện đại 1.2 Khái quát về truyện ngắn Tạ Duy Anh 1.2.1 Vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Tạ Duy Anh Vài nét về tác giả: Nhà văn Tạ Duy Anh với các bút danh khác Lão Tạ, Chu Q, Bình Tâm Tên khai sinh Tạ Viết Dũng, sinh 9 tháng 9 năm... cái thành phẩm đặc biệt này cũng khơng phải và khơng thể trở thành một truyện ngắn Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ Sekhov, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã ví: Truyện ngắn cũng y như trên boong tàu qn sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy, khơng có cái gì được thừa Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn ghẽ”, “tồn truyện là một... liệt, càng rõ nét thôi thúc ông phải cầm bút Và truyện ngắn Để hiểu một con người ra đời Cái tên Tạ Duy Anh chợt nảy ra, rồi được đề ngay dưới truyện ngắn Truyện được đăng ở báo Lao động – một tờ báo danh giá của thời bấy giờ Tạ Duy Anh trở thành bút danh, thành tên gọi quen thuộc đối với công chúng văn học Hai năm 1982, 1983 ông viết một loạt truyện ngắn về công trường thủy điện Sông Đà nhưng chính...1.1.2 Đặc điểm truyện ngắn 1.1.2.1 Đặc điểm đầu tiên, dễ thấy nhất của truyện ngắn là dung lượng nhỏ Thế nào là nhỏ? Có thể nói, dung lượng thơng thường của một truyện ngắn co dãn khoảng từ 3 đến 50 trang Dưới con số 3 trang, người ta gọi là truyện ngắn mini”, hoặc truyện ngắn trong lòng bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa, trên 100 trang là tiểu... lời nguyền (tập truyện) , Luân hồi (tập truyện) , Gã và nàng (tập truyện) , Bố cục hoàn hảo (tập truyện) , Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (tập truyện) , Những truyện khơng phải trong mơ (tập truyện) , Ba đào ký, Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối (tập tản văn), Lão Khổ, Nhân vật đi tìm, Thiên thần sám hối, Sinh ra để chết, Giã biệt bóng tối (tiểu thuyết)… cùng gần 10 tập sách (gồm truyện ngắn, truyện vừa, tản... càng trở nên phức tạp thì càng khó phân loại Trong thực tế sáng tác văn học thường có những trường hợp bất tn theo quy tắc Có những nhân vật vừa mang đặc điểm của nhân vật loại này vừa mang đặc điểm của nhân vật loại khác Nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh cũng vậy Chúng tơi thấy rất khó có thể căn cứ vào một trong những tiêu chí trên để phân loại nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh mà lại cho kết... thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) trung thiên tiểu thuyết (truyện vừa) trường thiên tiểu thuyết (truyện dài) vốn phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ đầu của văn xi tự sự hiện đại Tuy nhiên tính chất nhỏ của truyện ngắn khơng chỉ nằm ở dung lượng, mà quan trọng hơn là những quy luật cấu tạo đặc thù của truyện ngắn Do tính chất ngắn gọn, truyện ngắn được tổ chức bằng các phương thức và chất liệu đặc biệt Về “cách... chính anh ta” [9, tr 182] Phải chăng mỗi tác phẩm tâm huyết của Tạ Duy Anh không chỉ là sự thăng hoa của mặc cảm, những chấn thương từ tâm hồn yếu đuối, bệnh tật mà còn là khúc xạ trạng thái hoài nghi và lo âu về thân phận và trạng thái tha hoá của con người hiện đại? Hồn cảnh ra đời của truyện ngắn Tạ Duy Anh: Tạ Duy Anh có năng khiếu văn chương rất sớm Ngay từ khi học lớp 8 ông đã viết truyện ngắn. .. điều xưa cũ 1.1.2.2 Truyện ngắn là thể loại văn xi tự sự Trên phương diện này, truyện ngắn gần với tiểu thuyết và các thể loại truyện kể dân gian như: truyện cổ tích, thần thoại, truyện cười… và khác với tùy bút, thơ ca Từ đặc trưng lớn có tính bao trùm này, có thể rút ra những nét riêng của truyện ngắn như sau: Cốt truyện là yếu tố hết sức quan trọng của thể tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng Song, . 1: Truyện ngắn và khái quát về truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - Chương 3: Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh Chương 1 TRUYỆN. hành khảo sát tồn bộ truyện ngắn Tạ Duy Anh, trong tương quan so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn khác, để rút ra đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đây là sáng tác được coi. về Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh đồng thời muốn ghi nhận đóng góp của nhà văn đối với văn xi thời kì đổi mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Tạ Duy Anh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan