Bài thuyết minh: Văn Miếu Quốc Tử Giám

32 5.2K 17
Bài thuyết minh: Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xin kính mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc thăm quan, và trước mặt quý khách là bốn trụ được xây bằng gạch, vôi vữa được gọi là tứ trụ nghi môn, hay còn gọi là trụ biểu. Trong các kiến trúc, di tích của người Việt, tứ trụ nghi môn hay trụ biểu luôn được xây phái trước công trình để tạo ra một dấu ấn nhằm định vị cho di tích tồn tại phía sau nó. Kiếu kiến trúc trụ biểu như chúng ta thấy ở đây là kiểu kiến trúc thuần việt, thường thấy ở cổng chùa hay Miếu, đình làng của người Việt Bắc Bộ. Nó có tên là Trụ biểu lồng đèn, hình lập phương, gồm có 4 phần: phần đế thường không trang trí, có các đường chỉ gờ giật khúc, phần thân thường được viết các câu đối nói lên sự tích của di tích, ca ngợi cảnh đẹp hay công trạng của vị thánh thần được thờ. Phần lồng đèn xưa kia để trống, thắp đèn vào ban đêm cho sáng, về sau bít kín và đắp nổi hình cây, cổ, tứ linh, phần đầu trụ bao giờ cũng là các con vật tứ linh, nhất là phượng chụm đuôi hoặc nghê, sấu.

Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B . VĂN MIẾUQUỐC TỬ GIÁM Xin kính chào Quý khách! Vậy là chúng ta đang đứng trước Văn MiếuQuốc Tử Giám, một trong những di tích nổi tiếng nhất Hà Nội, nơi chứa đựng biết bao giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày hôm nay, thật vinh dự và tự hào cho hướng dẫn viên khi được hướng dẫn quý khách tham quan di tích này, bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của một hướng dẫn viên thực hiện trách nhiệm của Công ty Du lịch giao phó cho hướng dẫn viên mà còn là một niềm tự hào, một quyền lợi khi hướng dẫn viên được cùng với các bạn tìm hiểu đôi nét về nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống văn hoá phát triển đã hàng nghìn năm nay. Hướng dẫn viên thật sự mong muốn rằng, qua chuyến tham quan hôm nay, tất cả quý khách sẽ có thêm những hiểu biết về truyền thống hiếu học, văn hiến, về một công trình kiến trúc đẹp và tiêu biểu của Việt Nam, và qua đó hy vọng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bạn về dân tộc của chúng ta. Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc thăm quan của mình. Kính thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước Văn Miếu Quốc Tử Giám và bên cạnh chúng ta đây là tấm bia Hạ Mã, đối diện qua tứ trụ kia quý khách có thể thấy một tấm bia tương tự. Trên mặt bia, chúng ta có thể thấy chỉ khắc rất sâu hai chữ lớn là Hạ Mã. Đây là hai chữ nói tắt của cụm từ “Khuynh cái Hạ Mã” nghĩa là nghiêng lọng xuống ngựa. Hai tấm bia này là lằn mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt Văn Miếu xưa kia dù có là bậc công hầu, khanh tướng, vua quan hay dân thường, dù võng lọng, ngựa xe thì khi qua Văn Miếu đều phải xuống ngựa, rời võng nghiêng lọng mà đi bộ chí ít là từ tấm bia “Hạ Mã” này đến tấm bia “Hạ Mã” kia, cúi đầu kính cẩn, trang nghiêm khi đi qua tứ trụ nghi môn, rồi mới được lên xe, ngựa, võng, 1 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B lọng mà tiếp tục cuộc hành trình. Thế đủ biết Văn Miếu xưa có vị trí tôn nghiêm đến chừng nào. Và xa xưa trước mặt quý khách kia, một hồ nước nhỏ, trên có chiếc gò xinh xắn rợp bóng cây xanh, hồ mới được cải tạo gần đây, nhỏ hẹp nhưng chắc chắn một ngày không xa nữa, khi những rặng cây kia lớn lên cùng với lòng hồ được sửa, chắc chắn đó sẽ là một khuôn viên xanh xinh xắn giữa lòng thủ đô, tôn thêm vẻ uy nghi của Văn Miếu. Tuy bây giờ chỉ còn là một hồ nước nhỏ, nhưng xưa kia đó là một hồ rất lớn, gọi là Văn Hồ. Thủa ban đầu dựng Văn Miếu, nhà vua đã chọn dải đất phía Bắc một chiếc hồ lớn, được tạo nên bới nhiều hồ nối thông nhau, gọi là Thái hồ. Về phía Nam hồ nổi lên một gò đất cao và to, theo sau có 5 gò nhỏ, vì vậy người ta gọi tên dãy gò ấy là Bắc Đẩu Sơn. Chúng ta biết rằng, người xưa khi xây dựng các công trình kiến trúc đều căn cứ vào thuật phong thuỷ. Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng vậy, khi xây dựng người ta đã chọn văn hồ làm minh đường, dãy gò Bắc Đẩu Sơn làm tiền án, còn hậu chẩm là đoạn tường thành Thăng Long mà nay là đường phố Nguyễn Thái Học với các kiến trúc kiểu biệt thự do Pháp phá huỷ tường thành và xây dựng từ năm 1884. Như vậy, Văn Miếu của chúng ta đã được các nhà phong thuỷ am tường địa lý khi xưa lựa chọn rất kỹ càng khi xây dựng. Tổng thể kiến trúc công trình được quay về hướng Nam theo quan niệm phương Đông xưa: “Thánh Nhân nam diện nhi thích thiện hạ” (Bậc Thánh Nhân ngoảnh mặt về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày). Đó là hướng của bậc thánh nhân, một danh hiệu cao quý dùng để chỉ những bậc tiền bối của đạo Nho như Không Tử, Mạnh Tử… Hướng Nam con là hướng của hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương, trong văn chương luôn có lửa để thiêu đốt những điều ngu tối trong mỗi con người và toàn xã hội. Và bởi vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngôi đền của văn chương, ngôi đền của Nho học, ngôi đền Của văn hiến Việt Nam ngàn đời được đặt vào một vị trí đắc địa, có tiến án, cơ minh đường, có hậu chẩm, như 2 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B là đặt vào nơi phát triển bền vững, nói lên khát vọng bền vững và phát triển đến muôn đời của nền văn hiến dân tộc Việt Nam. Hồ Văn hôm nay có diện tích 12.297 m 2 , giữa hồ là Gò Kim Châu, trên gò xưa dựng Phán Thuỷ Đình, là nơi diễn ra các buổi bình văn, thơ của nho sĩ kinh thành Thăng Long xưa… “Phán thuỷ đường” này do Yêm Quận Công Phạm Công Trứ dựng năm 1662 để làm nơi ngâm vịnh thơ văn, ông cho khắc 10 bài thơ vịnh cảnh đẹp của hồ văn lên bia đá, đặt trong đình nhà “Phán thuỷ đường” cùng với các kiến trúc khác trên gò này không còn, chỉ còn tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp sửa sang Văn Miếu do Hoàng Giáp, Bố Chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, ghi lại công cuộc tu sửa tấm bia “Hoàn văn hồ bi” do các chí sĩ Hà Nội dựng năm 1942 ghi lại việc hồ văn được trao trả lại cho Văn Miếu quản lý. Mặt sau bia có bài dịch bằng chữ quốc ngữ của Nhà sử học Trần Trọng Kim, Đốc học Hà Nội đương thời. Hồ văn xưa kia rộng lớn, soi bóng tứ trụ, không chỉ mang giá trị cảnh đẹp du ngoạn mà con mang ý nghĩa triết học tâm linh, bởi kiến trúc phương Đông xưa luôn theo lối “Thượng gia hạ trì” (trên nhà, dưới ao), mà theo quan niệm cổ Phương Đông xưa, ao dưới nước, mà nước là nguồn mạch của sự sống. Như văn chương là nguồn mạch giáo hoá. Mang trong mình bao giá trị như vậy, nhưng Hồ văn hôm nay đã bị thu nhỏ trong một hình gần tròng và chia cắt với bố cục toàn cảnh của Văn Miếu bới một con đường đặt từ thời Pháp thuộc, vạch ra do thiếu hiểu biết và coi thường những công trình văn hoá dân tộc. Với sự quan tâm và nỗi lực của các cơ quan chức năng, chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn nữa, hồ Văn sẽ được trả lại vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó, góp phần tôn lên vẻ đẹp của toàn thể quần Văn Miếu Quốc Tử Giám. Xin kính mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc thăm quan, và trước mặt quý khách là bốn trụ được xây bằng gạch, vôi vữa được gọi là tứ trụ nghi 3 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B môn, hay còn gọi là trụ biểu. Trong các kiến trúc, di tích của người Việt, tứ trụ nghi môn hay trụ biểu luôn được xây phái trước công trình để tạo ra một dấu ấn nhằm định vị cho di tích tồn tại phía sau nó. Kiếu kiến trúc trụ biểu như chúng ta thấy ở đây là kiểu kiến trúc thuần việt, thường thấy ở cổng chùa hay Miếu, đình làng của người Việt Bắc Bộ. Nó có tên là Trụ biểu lồng đèn, hình lập phương, gồm có 4 phần: phần đế thường không trang trí, có các đường chỉ gờ giật khúc, phần thân thường được viết các câu đối nói lên sự tích của di tích, ca ngợi cảnh đẹp hay công trạng của vị thánh thần được thờ. Phần lồng đèn xưa kia để trống, thắp đèn vào ban đêm cho sáng, về sau bít kín và đắp nổi hình cây, cổ, tứ linh, phần đầu trụ bao giờ cũng là các con vật tứ linh, nhất là phượng chụm đuôi hoặc nghê, sấu. Ở tứ trụ Văn Miếu này, chúng ta có thể thấy trên đỉnh hai trụ giữa, xây cao hơn cả hình hai con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là hai con vật linh thiêng, có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Bởi vậy, nó được tạc hình trên đỉnh tứ trụ nghi môn với mục đích trông giữ, coi sóc, giám sát cách của những người ra vào Văn Miếu, bảo vệ cho sự tôn nghiêm với đền đài của văn chương. Hai đỉnh hai trụ ngoài thấp hơn đắp nổi 4 con chim phượng xoè cách chắp đuôi vào nhau vô cùng đẹp mắt. Cũng theo quan niệm xưa thì Phượng là linh vật thuộc tầng trên, với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng cả bầu trời, lông là cây cỏ, cánh chở gió, đuôi là tinh tú, chân là đất. Bởi vậy, Phượng hoàng là loài chim linh vật tượng trưng cho vũ trụ, cho trời đất với cách vận chuyển cả bầu trời, mỗi khi chim phượng hoàng bay là cả vũ trụ đang chuyển động. Và vì thế, hình ảnh bốn con chim phượng chắp đuôi vào nhau trên đỉnh nghi môn Văn Miếu tượng trưng cho bốn phương đất trời, tức là cả vũ trụ, trời đất đều hội tụ nơi đây, làm nên linh khí muôn đời còn mãi. Một điều nữa, kính thưa quý khách, xung quanh tứ trụ đắp nổi nhiều câu đối chữ Hán, tiêu biểu như câu này: 4 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B “ĐôngTâyNam, Bắc do đạo Công, Khanh, Phu, Sĩ xuất thử đồ” Dịch là: Bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đều cùng đạo này (đạo Nho). Các bậc công, khanh, phu, sĩ cùng đều xuất thân từ đường này mà ra cả. Câu đối nói lên tầm ảnh hưởng rộng khắp và vai trò của đạo Nho, cũng như thể hiện rằng nơi đây từng là nơi đào tạo nho học lớn nhất đất nước. Với những ý nghĩa như vậy, hai tấm bia Hạ Mã cùng với bốn cây cột tứ trụ nghi môn đã trải qua hàng trăm năm binh lửa chiến tranh và thiên tai, mặc cho thời gian và thiên nhiên phủ lên mình lớp màu cũ kỹ của thời gian, vẫn đứng sừng sững, trang nghiêm trước Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi đền đài hương khói của văn hiến nước nhà, như là sự biểu tượng của sự bền vững, trường tồn của nền văn hiến dân tộc dù trải qua biết bao biến cố lớn lao của lịch sử thăng trầm, để lại cho con cháu hôm nay một dấu ấn để ghi nhớ và tiếp nối. Kính thưa quý khách, chúng ta vừa tham quan xong khu bên ngoài của Văn Miếu Quốc Tử Giám, hy vọng rằng mỗi quý khách đã cảm nhận được một chút gì đó về nền văn hoá của đất nước Việt Nam. Và bây giờ, trước khi bước vào tham quan khu nội tự mà bắt đầu là Văn Miếu Môn phía trước mặt quý khách, hướng dẫn viên xin có đôi lời khái quát về lịch sử ra đời cũng như quá trình phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Kính thưa quý khách, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội mà chúng ta tham quan hôm nay, bắt đầu được xây dựng năm 1070 đời Vua Lý Thánh Tông. Chúng ta biết rằng: Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La và đổi tên là Thành Thăng Long, có vị trí trung tâm đất nước, giao thông thuỷ bộ thuận lợi. Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành luỹ bảo vệ. Từ đó Thăng Lòng với hình ảnh “Rồng 5 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B bay lên” đẹp đẽ và kiêu hãnh tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm vạn vật, trái tim của tổ quốc Việt Nam. Sau khi xây dựng được vương triều thi hành các chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý và tích cực, nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Trước đây tầng lớp có học trong xã hội hầu như chỉ có các nhà sư. Nhà lý trong khi xây dựng bộ máy cầm quyền đã nhận ra vai trò của nho giáo, một vũ khí phục vụ đắc lực cho chính thể trung ương tập quyền, củng cố chế độ đẳng cấp và giáo dục lòng trung thành với nhà vua. Đó là động lực dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng được sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép lại trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (thế kỷ 15). “Năm CanhTuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông. Mùa thu Tháng Tám dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối Mã Tượng thất thập nhị Hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng Thái Tử đến học ở đây”. Như vậy, Văn Miếu ngay từ ngày xây dựng đã mang hai chức năng: Là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học một chức năng mà các Văn Miếu ở các nước phương Đông khác không có. Người học trò đầu tiên là Thái Tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyễn Phi ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành Vua Lý Nhân Tông, vị vua thứ ba của triều Lý. Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài, gọi là khoa thi Minh kinh Bác học, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, được bổ làm thầy dạy học cho vua. Qua năm sau, tháng 4 mùa hạ năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, làm nơi học tập của con cái tầng lớp quan lại quý tộc của triều đình. 6 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B Sang triều Trần, việc học hành thi cử ngày càng thịnh đạt, văn Nguyễn Phong thứ 3 (1253) vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc học Viện. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng, trang hoàng, đạt đến thời đại phát triển rực rỡ nhất dưới thời Hậu Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, một ông học rộng, đọc nhiều, văn trị, võ công đều có. Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483), vua ra sắc chỉ đại trùng tu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Qua năm sau, năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) vừa gặp kỳ thi hội, nhà vua xuống chỉ dựng bia đá tại Văn Miếu, khắc tên những tiến sĩ đỗ đạt từ khoa thi đầu tiên của triều Lê năm 1442 đến khoa thi năm 1484, tất cả gần mười tấm, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này của các triều đại tiếp theo ông. Sau đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn được tu sửa rất nhiều lần vào các năm 1511 đời Vua Lê Tương Dực, năm 1537 (Vua Mạc Đăng Doanh, năm 1662 đời Lê Thần Tông… Trải qua bao biến cố của chiến tranh, biến loạn đời Lê – Trịnh, Văn Miếu bị hư hại nặng nề. Sau khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền vào đầu thế kỷ 19, Văn Miếu Thăng Long lại một lần nữa được sửa sang, nhưng chỉ còn đóng vai trò là Văn Miếu của Trấn Bắc Thành, sau đổi là Văn Miếu Hà Nội, còn Quốc Tử Giám thì đổi làm học đường của phủ Hoài Đức do nhà Nguyễn khi chuyển kinh đô vào Phú Xuân – Huế đã xây dựng Văn Thánh và Quốc Tử Giám tại Huế như là cơ sở đào tạo của cả nước. Di tích Văn Miếu mà chúng ta thấy hôm nay phần lớn là kiến trúc thời Nguyễn Như Văn Miếu Môn trước mặt quý khách kia, hay khúc Văn Các được Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành dựng năm 1805, hay phần lớn các tấm hoành phi, câu đối trong Văn Miếu này… Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Hà Nội, Văn Miếu bị tàn phá nặng nề. Thái Hồ và vùng đất xung quanh Văn Miếu bị lấn chiếm biến thành khu dân cư, Văn Miếu thì bị biến thành tường bắn của quân đội Pháp, rồi thành nơi 7 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B chứa các bệnh nhân dịch hạch khi dịch bùng phát vào năm 1093 tại Hà Nội, khiến cho khu đền đài của văn chương bị uế tạp đến nỗi chính quyền thực dân Pháp có quyết định di dời Văn Miếu đi chỗ khác để xây một bệnh viện tại đây. May sao, nhờ lòng nhiệt thành vận động của các bậc văn thân sĩ phu yêu nước đương thời mà Văn Miếu mới được giữ lại như là chứng tích của một thời vàng son. Ngày nhân dân ta thực sự làm chủ thành phố của mình, năm 1954 đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám mới lại được quan tâm đúng mức và liên tục được tu sửa, đặc biệt là đợt đại trùng tu năm 1995 – 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Lòng – Hà Nội đã trả lại cho Văn Miếu Quốc Tử Giám vẻ uy nghi, trang nghiêm và lộng lẫy khi xưa, tôn vinh hình ảnh Văn Miếu như là một biểu tượng của văn học, tạo ra một bầu không khí cảm hứng và suy trí tuệ không bao giờ vơi cạn. Kính thưa quý khách! Và bây giờ, chúng ta hãy cùng tham quan công trình đầu tiên của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, công trình đang hiện diện trước mặt quý khách Văn Miếu Môn. Văn Miếu Môn là chiếc cổng ngoài cùng của Văn Miếu, xưa kia nó được làm bằng gỗ, là một toà lầu, trên có 3 chữ đại tự là “Thái Học Môn” được xây dựng từ năm 1511. Sang thời Nguyễn Tam quan chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội được xây dựng lại bằng chất liệu gạch, vôi vữa và đặt biển tên là Văn Miếu Môn. Quý khách có thể thấy, khiến trúc Văn Miếu Môn là một kiến trúc thuần việt, một tam quan lớn xây hai, ba cửa. Cửa giữa to cao. Tầng trên đề ba chữ “Văn Miếu Môn” đắp sành sứ, một đặc điểm của nghệ thuật trang trí, kiến trúc thời Nguyễn, nhìn bề mặt hình vuông, tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng bốn mặt có lan can, phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, hai canh bằng gỗ lim mở vào trong và cửa hình bán nguyệt chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt và hai cửa nhỏ bên trái, 8 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B bên phải phía trong là lối bậc lên tầng hai tam quan. Bản thân tầng hai đã là một tam quan mở ba cửa cuốn không có cánh cửa. Tầng trên làm tám mái. Bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên ở bốn góc, bờ nóc đắp nổi lưỡng long triều nguyệt, một hình ảnh xuất hiện khá nhiều trong Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện sự cân bằng âm dương. Kiến trúc này của Văn Miếu Môn có nhiều nét độc đáo đáng lưu ý khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam cuối thế kỷ 19, một kiến trúc hai cổng hai tầng lầu phổ biến với các cổng thành, cổng làng, chùa miếu… với tầng hai như một vọng lâu canh gác và quan sát. Ngày trước cổng Văn Miếu Môn, quý khách có quan sát đôi rồng đá thời Lê cách điệu thành hình mây, gọi là long vân, ví như người có học, như rồng ẩn trong mây vậy. Phía bên trái theo chiều quý khách, chúng ta thấy đắp nổi cảnh “Long ngự tụ hội”: cá vàng rồng ẩn hiện trong mây ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt. Bên phải là cảnh “Mãnh hổ hạ sơn”: giữa cảnh núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp một con hổ hùng dũng xuống núi, ví như các bậc thức giả, học hành thành đạt khí thế bước vào đời để thi thố tài năng kinh bang tế thế của mình. Hai mặt cổng tam quan như quý khách thấy đều đắp nổi đôi câu đối chữ Hán. Câu thứ nhất: Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín văn nguyễn hữu dụng. - Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng thánh huấn vĩnh tương đồn Dịch là: Nước lớn không thay đổi nền giáo hoá, không biến đổi phong tục, mà tôn sùng đạo nho và tin tưởng văn vốn có ích. Nhà nho phải thông hiểu kinh sách, phải thức thời, không nên câu nệ, cố chấp người nghĩ rằng lời giáo huấn của thành hiền mãi mãi được đề cao. 9 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B Câu đối từ thế kỷ 19 này đã nói lên những tưởng vượt tầm thời đại. Với cái nhìn của những người sống giữa thế kỷ 21 hôm nay thì việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nền văn hiến ngàn đời, rồi những người có học phải biết thời cuộc và phải hành động theo yêu cầu của hoàn cảnh và thời cuộc, là những suy nghĩ bình thường và mặc nhiên được công nhận. Nhưng với những nhà Nho sống dưới triều Nguyễn, một triều đại đề cao nho học đến mức khắt khe để củng cố vương quyền rập khuôn Đại Thanh một cách vô cùng máy móc, nhà nho thì hẹp hòi và bảo thủ giữ nếp cũ giữa cuồn cuộn biến chuyển của thế giới thì những tưởng nêu ra trong câu đối này mới đáng suy nghĩ làm sao, thật “thức thời” thay vậy! Hay như câu thứ hai: - Sĩ phu báo đáp vị hà tai, triều đình tuyển tựu chiên, quốc gia sùng thượng chi ý. - Thế đạo duy trì thị thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tuy, thanh danh văn vật sở đô. Dịch là: Bậc sĩ phu phải báo đáp như thế nào ân tuyển chọn của triều đình, ý tôn sùng của quốc gia. - Thế đạo phải được duy trì như thế đấy, phải thấy nơi này là lễ, nhạc, y, quan, là nơi tập trung thanh danh văn vật. Vâng thưa quý khách, hai bên cổng Văn Miếu Môn, chúng ta còn thấy hai cổng nhỏ hơn là “Tả môn” và “hữu môn”. Hai cổng tuy nhỏ nhưng cũng xây làm hai phần, tắm mái nóc nom tựa kiến trúc 2 tầng. Hai cửa này khi xưa là nơi đóng mở ra vào hàng ngày của các nho sĩ trường Giám. Còn cửa Văn Miếu Môn thì đóng quanh năm, chỉ mở cho vua qua mỗi khi ghé thăm Văn Miếu hoặc mở cho người chủ tế dịp tế lễ quan trọng trong năm. Chạy qua cổng chính Văn Miếu Môn là con đường “Nhất chính đạo”, là con đường lát gạch Bát Tràng chạy thẳng từ Tứ Trụ nghi môn, qua các cổng chính tạo thành một trục xuyên suốt khu kiến trúc tạo nên kiểu dáng đối xứng tuyệt đối, một kiểu mặt bằng quen thuộc quán xuyến hầu hết các đồ án 10 [...]... sao lại nói như vậy, xin thưa bởi Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội ngày nay có tổng diện tích là 54.331m 2 bao gồm: hồ văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Quốc Tử Giám ở phía Nam Thành Thăng Long xưa, mà phía Nam thì thuộc hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương theo quan niệm âm dương ngũ hành xưa Văn Miếu Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám, Tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương,... Hơn nữa thấy Văn Miếu Quốc Tử Giám hướng mặt về phía Nam là hướng dương nóng ấm và mát mẻ Quay lưng lại hướng Bắc là hướng âm Bên trái âm hợp với bên tây dương Như vậy là đủ cả âm dương, ngũ hành tạo nên sự ổn định, vững chắc, trường tồn của Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền đài của văn chương, của nền văn hiến nước nhà Vâng và bây giờ xin mới quý khách chúng ta cùng chiêm ngưỡng mặt sau của Văn Miếu Môn Nếu... trang lại Văn Miếu Quốc Tử Giám thành Văn Miếu của Bắc Thành sau khi Quốc Tử Giám được di chuyển vào Huế cùng với việc dời đô của Vua Nguyễn Gia Long Có thể nói Gác Khuê Văn không chỉ mang nhiều ý nghĩa tâm linh, triết học mà nó còn là một kiệt tác kiến trúc, thể hiện những nét đặc sắc, riêng biệt Sáng tạo của kiến trúc triều Nguyễn Tuy rằng quy mô của nó khá nhỏ bé Có thể nói, kiến trúc của Khuê Văn Các,... nghiệp Quốc Tử Giám Xuân quận công Nguyễn Nghiễm – thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du làm năm 1768 và chiếc khánh đá phía đầu hầu bên trái có hai chữ “Thọ xương”, mặt bên kia chép lại công dụng của loại nhạc khí này Chắc hẳn từ khi đặt chân vào Văn MiếuQuốc Tử Giám quý khách đã nghe nhiều đến cụm từ: Tế Tửu và Nghiệp, đó là chức vụ gì? Vâng Tế Tửu và Nghiệp là hai người đứng đầu của Văn Miếu, ... Khuê Văn Các còn bảo lưu được hầu như nguyên vẹn Gác Khuê Văn không những chỉ xinh xắn, tao nhã mà còn được đặt giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh in bóng gác rung tinh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó Khuê Văn Các xứng đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Hai bên của Khuê Văn Các là hai cổng nhỏ có tên là Bí Văn (ở... tên là Bí Văn (ở bên trái) và Súc Văn (bên phải) tức là văn chương trau chuốt, sáng sủa và hàm ý, súc tích có sức truyền cảm thuyết phục con người Đó là yêu cầu, mục đích của các nho sinh xưa khi làm bài văn chương Nó cũng nói lên rằng, xưa kia, nơi vị trí của Gác Khuê Văn là chốn bình văn 16 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B của các nho sinh trường Giám và sĩ từ khắp mọi nơi trong kinh... của Văn Miếu Quốc Tử Giám như các quý khách đang thấy được bao quanh bởi một khung tường gạch vồ có chiều dài hơn 300m, rộng 70m chạy theo hướng Bắc – Nam Khu nội tự tôn nghiêm này được chia thành 5 lớp không gian khác nhau: mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên Các nhà nho xưa khi hoạch định kiến trúc chia Văn Miếu Quốc Tử Giám. .. cho xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử, vẽ tranh 72 vị hiền sĩ với mong muốn khai sáng trí tuệ cho dân và nhà vua cũng cho Hoàng Thái Tử đến đây học hàng ngày Ông là người sáng lập ra Quốc Tử Giám – trường đại học Nho giáo đầu tiên ở Việt 30 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B Nam Ông cũng có công trong việc phát triển việc học tập Tuyển chọn nhân tài ở trường Giám để phục... sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ Thế là hài hoà cả âm dương, ngũ hành, đem lại cho Văn Miếu Quốc Tử Giám khí thiêng bền vững muôn đời Vâng, và bây giờ chúng ta đang đứng trước khê Văn Các Quý khách có thể nhận thấy Khuê Văn Các là một toà lầu có hai tầng: tầng dưới là 4 trụ 14 Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B gạch to lớn, bề thế và để trống không, biểu trưng cho âm, cho mặt đất... một và ngày rằm thì nhà Quốc học mở cuộc bình văn Các bài văn được đem ra bình là các bài tập định kỳ của các nho sinh trường Giám và sĩ tử các nơi về kinh chờ ngày thi Hội Các kỳ binh văn này tổ chức rất long trọng có thể mời các quan chức cao cấp trong triều và các nhà khoa bảng đến dự, không khí trang nghiêm và giàu tính nghệ thuật Một không gian, một hoạt động đầy tính văn hoá của cha ông ta, phải . bao gồm: hồ văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Quốc Tử Giám ở phía Nam Thành Thăng Long xưa, mà phía Nam thì thuộc hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương theo. chúng ta vừa bước chân qua Văn Miếu Môn để vào khu vực thứ nhất của khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Tại sao lại nói như vậy, xin thưa bởi Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội ngày nay có tổng. Hà Nội –Một góc nhìn văn hóa Đỗ Văn Học – VHDL12B . VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM Xin kính chào Quý khách! Vậy là chúng ta đang đứng trước Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di tích

Ngày đăng: 30/05/2014, 10:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan