Công tác quản lý đất đai

28 790 2
Công tác quản lý đất đai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1. Tiểu luận Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai là không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có quá trình lao động nào diễn ra và không có sự tồn tại của xã hội loài người. Không những vậy, đất đai còn có vai trò rất quan trọng đi đôi với sự phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn trong khi đất đai lại có hạn điều đó đã làm cho quan hệ giữa người với người và với đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách QLĐĐ thích hợp để việc SDĐ đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong QLNN về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về luận cũng như thực tiễn của công tác QLNN về đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết. Để đánh giá công tác QLNN về đất đai trong quá trình phát triển KT-XH và đô thị hoá của thị xã An Nhơn giai đoạn từ 2007 đến năm 2011, cần nghiên cứu thực trạng của nó để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong công tác QLNN về đất đai của thị xã, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Đó là những nội dung cần được nghiên cứu và đây cũng là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện 2 nay. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản nhà nước về đất đai của Việt Nam hiện nay” . 2. Mục đích nghiên cứu: -Tìm hiểu những bất cập trong quản hành chính nhà nước về đất đai. -Nhận diện được các vấn đề về QLNN về đất đai và cùng với các nguyên nhân của nó. -Đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác QLNN về đất đai. Chương I Công tác quản đất đai - nhìn từ nhiều phía Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản đất đai qua các thời kỳ, theo định hướng của Đảng. Những năm qua, công tác quản đất đai đạt được những thành tựu quan trọng. Chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng gắn với các quy định về quyền của người sử dụng đất đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, đưa nước ta trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đồng thời, với các quy định đất có giá cũng đã tạo điều kiện để đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác điều tra, khảo sát đánh giá, phân hạng đất, phân hạng đất lúa phục vụ cho chương trình phát triển lương thực quốc gia, phân hạng đất lúa nước tại các địa phương để phục vụ cho việc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đã và đang được thực hiện tại 5 vùng là trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Công tác điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên, 5 năm một lần đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu phục vụ quản nhà nước về đất đai. Từ đó xây dựng được bộ số liệu về đất đai để phục vụ hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch của các ngành kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đến nay, trên 92% số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; lập sổ mục kê đất cho 85,9% số xã; lập sổ địa chính cho 79,3% số xã. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản đất đai. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai từ năm 1987. Tính đến tháng 5 năm 2010, cả nước đã cấp được 30.378.713 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 17.685.613 ha, trong đó đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 86,0%; diện tích đất lâm nghiệp đạt 72,0%; diện tích đất ở nông thôn đạt 81,0%; diện tích đất ở đô thị đạt 71,8%; diện tích đất chuyên dùng đạt 40,1%. Công tác lưu trữ thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa. Công nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng bản đồ địa chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số, đặc biệt là bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản và khai thác thông tin đất đai có hiệu quả. Ở cấp quốc gia, hoàn thành kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010. Ở địa phương, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 90% số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và gần 80% số đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho thị trường bất động sản; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản sử dụng nguồn tài nguyên đất. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song công tác quản đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Một số vấn đề về quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu, gây lãng phí, thất thoát; quản thị trường bất động sản còn lúng túng, sơ hở - Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản nhà nước về đất đai. - Phương pháp, công nghệ trong điều tra cơ bản chậm đổi mới; điều tra thiếu tập trung, còn chồng chéo; kết quả điều tra còn thiếu độ tin cậy, chỉnh cập nhật không thường xuyên. Việc xử lý, lưu trữ, thông tin còn bất cập, tài liệu điều tra chưa được khai thác có hiệu quả. - Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt cấp huyện, xã còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp; kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng; gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực. Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế. - Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân với tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn tạo ra sự bất bình đẳng không chỉ về kinh tế mà cả trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một trong những vấn đề vướng mắc ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thiếu sự thống nhất giữa các dự án thu hồi đất để sử dụng vào mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với các dự án thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người thuộc diện thu hồi đất còn thiếu ổn định và có sự khác nhau giữa các địa phương đã gây nên sự mất công bằng đối với người sử dụng đất. - Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay còn mang tính thủ công, thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chưa theo kịp tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, do đó hạn chế hiệu quả đầu tư của việc đo vẽ bản đồ. Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, được cập nhật không thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản đất đai và thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm, không đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức và hộ gia đình cá nhân, hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản. - Công tác định giá đất chưa đáp ứng được yêu cầu giá quy định sát giá thị trường, hiện nay giá đất do Nhà nước quy định vẫn chỉ bằng từ 30% tới 60% giá đất chuyển nhượng thực tế. Chưa tổ chức hệ thống theo dõi giá đất trên thị trường để làm cơ sở định giá đất phù hợp. Công tác thẩm định giá đất còn hạn chế, đội ngũ cán bộ định giá đất chưa được đào tạo cơ bản, hoạt động còn mang tính kiêm nhiệm. Sự phát triển của thị trường đất đai đôi khi còn mang tính tự phát, bị các yếu tố đầu cơ chi phối, tạo nên những biến động một cách cực đoan, đặc biệt tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và những nơi mà sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đang diễn ra mạnh mẽ. Tại khu vực nông thôn, thị trường đất đai không phát huy được hết tiềm năng. Nguồn thu từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng quỹ đất. Chính sách thuế và phí trong lĩnh vực quản đất đai thiếu điều tiết hợp nguồn thu từ đất vào ngân [...]... xử kịp thời Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, kể cả cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan quản đất đai các cấp chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều -Lỏng lẻo trong quản đất đai, quản hành chính Hàng loạt sai phạm bắt nguồn từ sự lỏng lẻo, tắc trách trong quản đất đai của các cấp chính quyền (chủ yếu ở cấp xã) là vấn đề cần quan tâm trong công. .. cấp huyện, xã không nắm được tình hình đất giao cho các dự án Công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai giao cho các dự án chưa được quan tâm đúng mức Những bất cập và yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng đất đai đã khiến cho việc phát huy tiềm năng đất đai bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Những hạn chế trong công tác quản : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng...sách nhà nước; chưa trở thành công cụ quản thị trường, chống đầu cơ về đất đai, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản và sử dụng đất đai chưa tương xứng Các vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng tham nhũng trong quản đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương, nhưng... sơ để quản lý; Luật không quy định rõ việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất là bắt buộc hay theo nhu cầu của người sử dụng đất Do một thời gian dài buông lỏng quản đất đai, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều (như lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép, không sử dụng đất được giao; chuyển nhượng đất hoặc chuyển nhượng dự án sử dụng đất mà không làm thủ tục quy định; tranh chấp đất đai) ,... hiện xây dựng bảng giá đất và định giá đất cụ thể từng thửa đất Cơ chế định giá đất chưa phù hợp; cơ quan quản nhà nước về giá đất nhưng lại thực hiện định giá đất cụ thể tới từng thửa, trong khi đó cơ quan chuyên ngành về đất đai thì xây dựng khung giá, bảng giá đất Nhà nước chưa tổ chức được hệ thống theo dõi giá đất trên thị trường để làm cơ sở định giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường trong... lao động khi bị thu hồi đất cũng gặp nhiều khó khăn Điều đáng nói là việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian qua còn hạn chế, tình trạng quy hoạch treo, chồng lấn diện tích giữa các dự án được giao, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích còn xảy ra ở nhiều địa phương Ở một số địa phương việc thực hiện chức năng quản nhà nước về đất đai còn thiếu chặt chẽ,... hồi đất còn quá nhiêu khê rườm rà, nhiều thủ tục chưa đồng bộ với các thủ tục về đầu tư, xây dựng Chưa kể sự cồng kềnh, máy móc, chồng chéo về thủ tục hành chính đã làm hao phí thời gian của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và quản đất đai Chính sự bất cập này đã làm cho các cơ quan quản Nhà nước khó áp dụng, gây khó khăn cho việc quản lý, sử dụng đất đai Công tác. .. hiệu quả trong công tác quản lí nhà nước về đất đai Một là, tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản tài nguyên và môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản nhà nước của ngành Đặc biệt, phải khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; xây dựng... Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Một trong những yếu tố khiến công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn khó khăn, phức tạp chính là sự bất cập trong chính sách quản lý, các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai chồng chéo, thiếu tính thực tiễn Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số... chậm so với yêu cầu Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất bồi thường, GPMB ở nhiều địa phương còn yếu kém, nhiều nơi còn sai phạm Ở một số địa phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được thường xuyên, đồng bộ Việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai; chưa thực sự . tư và quản lý đất đai. Chính sự bất cập này đã làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó áp dụng, gây khó khăn cho việc quản lý, sử dụng đất đai. Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn. chức trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai các cấp chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều. -Lỏng lẻo trong quản lý đất đai, quản lý hành chính Hàng loạt sai. thiện chính sách pháp luật về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai qua các thời kỳ, theo định hướng của Đảng. Những năm qua, công tác quản lý đất đai đạt được những thành

Ngày đăng: 29/05/2014, 22:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan