Quản trị tài chính

133 1.8K 8
Quản trị tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị tài chính

Bài giảng Quản trị tài chínhCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNHDOANH NGHIỆPChương này giúp sinh viên nắm bắt được vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính, các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính của nhà quản trị tài chính.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây:Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính .trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh.Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.”1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệpQuản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết Trang 1 Bài giảng Quản trị tài chínhđịnh đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông. Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp1.2.1. Quyết định đầu tưQuyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quản trị tài chính. Nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.1.2.2. Quyết định tài trợĐể tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ .Họ có thể nghiên cứu xem còn hình thức tài trợ nào khác không? Một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu?1.2.3. Quyết định quản trị tài sảnQuyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm quảntài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệpQuản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước…Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quảntài chính quốc gia.Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn Trang 2 Bài giảng Quản trị tài chínhcác phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH2.1. Khái niệm thị trường tài chínhThị trường tài chính có thể được xem như là nhân tố khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Các hoạt động của thị trường tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả của nền kinh tế. Các thành viên của thị trường tài chính là các cá nhân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Các đối tượng này tham gia rộng khắp trên tất cả các thị trường tài chính:- Đối với các cá nhân, thị trường tài chính tạo ra nơi để tiết kiệm, cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và là nơi để đầu tư các loại chứng khoán.- Đối với các doanh nghiệp, thị trường tài chính là nơi mà doanh nghiệp có thể huy động nguồn ngân quỹ mới hay đầu tư những khoản tài chính nhàn rỗi tạm thời và là nơi để xác lập giá trị của công ty.- Đối với chính phủ, thị trường tài chính là nơi mà chính phủ có thể vay mượn ngân sách hay tác động để thúc đẩy và điều chỉnh nền kinh tế phát triển .Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có vốn dư thừa muốn sinh lợi sang người cần vốn theo những nguyên tắc nhất định của thị trường. Tính đặc biệt của thị trường tài chính còn thể hiện ở chỗ phần lớn hàng hóa trên thị trường này được thể hiện thông qua các công cụ gọi chung là các giấy tờ có giá (hay chứng khoán) như: tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác. Các công cụ đó không phải là tiền thật (tiền mặt) nhưng có giá trị như tiền mặt.Như vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn.- Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả những gì gần với tiền mặt như vận đơn gửi hàng, cổ phiếu, trái phiếu…- Công cụ vốn là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong kinh doanh, sản xuất.- Vốn là phần tài sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp đưa vào kinh doanh, sản xuất như tiền mặt, kim loại quý, đá quý, bằng phát minh-sáng chế.2.2. Cấu trúc thị trường tài chínhTrang 3 Bài giảng Quản trị tài chínhCơ sở để phân loại các thị trường tài chính rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào thuộc tính của thị trường hay dựa trên những đặc điểm như thời hạn của các công cụ tài chính hay tính chất của các giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau.2.1.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chínhTheo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ và thị trường vốn. a. Thị trường tiền tệThị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoán công ty có thời gian đáo hạn dưới một năm. Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên ngân hàng; thị trường mở. - Thị trường tín dụng ngắn hạn: là một cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với công chúng và các doanh nghiệp. Chủ thể của thị trường tín dụng ngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố. Và là nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quĩ cho doanh nghiệp.- Thị trường hối đoái chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ. Chủ thể của thị trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham gia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối đoái có nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh. - Thị trường liên ngân hàng: là một cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước. Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bản của các thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng.- Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, . nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, ngân hàng Trung Ương có thể làm cho“tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế.b. Thị trường vốnThị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên một năm. Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên một năm: trái phiếu, cổ phiếu.Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán; thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản. - Thị trường cầm cố bất động sản là một cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản.- Thị trường chứng khoán là một cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó là thị trường sử dụng các loại thông tin dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như một chuẩn mực đầu tư. Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiểu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loại giấy tờ có giá khác.Trang 4 Bài giảng Quản trị tài chính- Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trả góp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản.- Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê.2.2.2. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịchTrong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và thị trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường cấp hai. a. Thị trường sơ cấpThị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ tài chính chỉ mới bán ra lần đầu. Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán các chứng khoán mới, dịch chuyển từ người tiết kiệm đến những người đầu tư. Thị trường sơ cấp là loại thị trường không có địa điểm cố định, người bán công cụ tài chính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức huy động vốn, hoặc thông qua tổ chức đại lý. Đối với nhà đầu tư, thị trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công cụ tài chính. Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không thông qua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức quan trọng. Riêng đối với việc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để bán có hai phương thức chính, đó là: - Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người phát hành thoả thuận ấn định giá sao cho bảo đảm quyền lợi của người phát hành, lợi ích của người bảo lãnh phát hành. - Phương thức lập sổ (book building): người bảo lãnh phát hành đề ra một phương án sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về số lượng, giá cả cổ phiếu mà họ có thể đặt mua, sau đó thống kê lại số lượng phát với những mức giá khác nhau để cùng người phát hành chọn ra những phương án tối ưu. b. Thị trường thứ cấpThị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã mua bán lần đầu trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại. Trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán này được mua và bán. Các giao dịch của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư. Thị trường thứ cấp có hai chức năng chủ yếu: - Tạo tính "lỏng" cho các công cụ tài chính ở thị trường sơ cấp, vì vậy làm cho các công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn. Không có thị trường thứ cấp thì hoạt động của thị trường sơ cấp sẽ khó khăn, hạn chế. - Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ cấp. Giá ở thị trường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ cung - cầu và thông qua đấu giá hoặc thương lượng giá trên thị trường một cách công khai hóa.Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao dịch như các trung gian tài chính, các tổ chức tiền gởi, công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính khác.2.3. Vai trò của thị trường tài chínhThị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách hiệu quả cho người sử dụng cuối cùng. Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu tư cuối cùng và người tiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự thuận lợi nhất có thể.Thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý mà đó là một cơ chế đưa tiền tiết kiệm đến với người đầu tư cuối cùng. Chúng ta có thể thấy được vị trí thống trị của các tổ chức tài chính trong việc dịch chuyển dòng vốn trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp, trung gian tài chính và môi giới tài chính là những tổ chức thúc đẩy sự lưu thông của các dòng vốn. Do đó, thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường tài chính:Trang 5 Bài giảng Quản trị tài chính- Đối với cá nhân: giúp các cá nhân có những cơ hội đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi; tạo điều kiện cho các cá nhân có thể luân chuyển vốn đầu tư dễ dàng vì thị trường tài chính sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cả các công cụ vốn và các công cụ nợ; cho phép các cá nhân đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro.- Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn; cho phéo doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản của nó qua sự đánh giá của thị trường. Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn.- Đối với Nhà nước: giúp Nhà nước huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của Nhà nước trong thời kì thiếu vốn đầu tư; tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông.- Đối với nền kinh tế: thị trường tài chính đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế; điều hòa lãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy động vốn; giữ vai trò như một loại cơ sở hạ tầng về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp? 2. Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của doanh nghiệp? 3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp?4. Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính?5. Vai trò của thị trường tài chính là gì? Trang 6 Bài giảng Quản trị tài chínhCHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆChương này giúp hiểu được các khái niệm cơ bản của tiền tệ: tiền lãi, lãi đơn, lãi kép; giá trị thời gian của tiền tệ: giá trị hiện tại và giá trị tương lai; các ứng dụng về giá trị thời gian của tiền tệ trong thực tiễn.1. TIỀN LÃI, LÃI ĐƠN, LÃI KÉP1.1. Tiền lãi và lãi suấtTiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một khoảng thời gian.Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng vào năm 20x5 và cam kết trả 1 triệu đồng tiền lãi mỗi năm thì sau 2 năm, bạn sẽ trả một khoản tiền lãi là 2 triệu đồng cùng với vốn gốc 10 triệu đồng.Tổng quát: Khi cho vay hay gởi một khoản tiền Po, sau một khoản thời gian t, bạn sẽ nhận được một khoản Io, đó chính là cái giá của việc đã cho phép người khác quyền sử dụng tiền của mình trong thời gian này.Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền lãi so với vốn gốc trong một đơn vị thời gian.Công thức tính lãi suất: Trong đó: i: Lãi suấtI: Tiền lãiP: Vốn gốc t: số thời kỳNhư vậy, với lãi suất đã thoả thuận, ta có thể tính ra tiền lãi I trả cho vốn gốc trong thời gian t: I = P x i x t1.1.1. Lãi đơnLãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước.Ví dụ: Bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là:P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồngSau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là:P2 = 10 (1+0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 2 x 0,08) = 11,6 triệu Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là:P3 = 10 (1 + 2 x 0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 2 x 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 3 x 0,08) = 12,4 triệu đồng .Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 10 x 0,08) = 18 triệu đồngMột cách tổng quát: Pn = Po [ 1 + (i) x (n) ]Trong đó: Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.Po: khoản tiền gởi ban đầui: lãi suấtTrang 7IP x ti =x 100 % Bài giảng Quản trị tài chínhn: số thời kỳ.1.1.2. Lãi képLãi kép là số tiền lãi được tính căn cứ vào vốn gốc và tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước. Nói cách khác, lãi được định kỳ cộng vào vốn gốc để tính lãi cho các thời kỳ sau.Trở lại ví dụ trên, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi kép với lãi suất 8%/năm. Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là:P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồngSau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là:P2 = 10 (1+0,08) + 10(1 + 0,08) x 0,08 = 10 (1 + 0,08)(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)2 = 11,664 triệu đồngSau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là:P3 = 10 (1 + 0,08)2 + 10 (1 + 0,08)2 x 0,08 = 10 (1 + 0,08)2(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)3 = 12,597 triệu đồng .Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 0,08)10 = 21,59 triệu đồngMột cách tổng quát: Pn = Po (1 + i)n Trong đó: Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.Po: khoản tiền gởi ban đầui: lãi suấtn: số thời kỳ.1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩaCác khoản đầu tư cho vay có thể đem lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ ghép lãi. Lãi suất phải được công bố đầy đủ bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời kỳ ghép lãi. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi nhất định.Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng, lãi suất 10%/năm. Số tiền bạn sẽ hoàn lại vào cuối năm là:P1 = 10 (1 + 10%)1 = 11 triệu đồng.Nếu thay vì trả lãi cuối năm, ngân hàng yêu cầu bạn trả lãi 6 tháng một lần cũng với lãi suất 10%/năm, số tiền cuối năm bạn phải trả là:P1 = 10 (1 + 10%/2)2 = 11,025 triệu đồng.Nếu thời hạn ghép lãi theo quý, số tiền cuối năm sẽ phải trả là:P1 = 10 (1 + 10%/4)4 = 11,038 triệu đồng.Như vậy, lãi suất thực là lãi suất sau khi đã điều chỉnh thời hạn ghép lãi đồng nhất với thời hạn phát biểu lãi suất.Giả sử trong thời hạn phát biểu lãi suất có m lần ghép lãi, gọi r là lãi suất thực, khi đó:Hay1.3. Lãi suất và phí tổn cơ hội vốnTrang 8 1 + r = (1 + )mim r = ( 1 + )m - 1im Bài giảng Quản trị tài chínhTiền lãi là phí tổn cơ hội của việc gởi tiền hoặc cho vay. Trở lại với người cho vay, để nhận được tiền lãi khi cho vay tiền, họ đã chấp nhận bỏ đi các cơ hội đầu tư có lợi nhất đối với họ.Một cách khái quát, chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo một cách nào đó là số tiền lẽ ra có thể nhận được với phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo với phương án đang thực hiện. Vì thế, chi phí cơ hội giữa các bên tham gia vào cùng một giao dịch có thể khác nhau. Do đó, chúng ta chuyển khái niệm lãi suất sang một ý nghĩa khái quát hơn là chi phí cơ hội vốn.Mặt khác, đối với các nhà quản trị, không chỉ có hoạt động gởi tiền hoặc cho vay vì đồng tiền trong tay họ luôn có khả năng sinh lợi. Do vậy, đồng tiền sẽ trở thành những khoản đầu tư và họ cần phải hiểu giá trị thời gian của các khoản tiền đó, hiểu rõ chi phí cơ hội vốn mà họ dành cho khoản đầu tư.2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ2.1. Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gianBởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần thiết phải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm cụ thể.Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kì một thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người ta thường quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì. Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay các tổ chức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nên dòng tiền tệ.2.1.1. Dòng tiền tệDòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kì nhất định. Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân chia thành 2 loại là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp. Dòng tiền có thể được biểu diễn như sau:Hình 2.1. Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ2.1.2. Dòng tiền đềuDòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau được phân bố đều đặn theo thời gian.Dòng tiền đều được phân chia thành ba loại: dòng tiền đều thông thường – xảy ra vào cuối kì; dòng tiền đều đầu kì - xảy ra vào đầu kì; dòng tiền đều vình cửu - xảy ra vào cuối kì và không bao giờ chấm dứt.2.1.3. Dòng tiền tệ hỗn tạpTrong tài chính, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp tình huống trong đó dòng tiền bao gồm các khoản thu nhập hoặc chi trả giống nhau qua các thời kì. Chẳng hạn như doanh thu và chi phí qua các năm thường rất khác nhau. Vì thế, dòng thu nhập ròng của một công ty thường là một dòng tiền tệ hỗn tạp, bao gồm các khoản thu nhập khác nhau, chứ không phải một dòng tiền đều.Như vậy, dòng tiền hỗn tạp là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền không bằng nhau phát sinh qua một số thời kì nhất định.2.2. Giá trị tương lai của tiền tệTrang 90 12345n - 1n Bài giảng Quản trị tài chínhBạn có 1 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vậy sau 3 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu? Kế hoạch của bạn sẽ như thế nào nếu muốn có 15 triệu sau 5 năm. Bạn nên nhớ rằng đồng tiền luôn sinh lợi, đồng tiền có giá trị theo thời gian.2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiềnGiá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến một thời điểm trong tương lai. Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một khoản tiền gởi vào cuối năm thứ n:Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được quy đổi về tương lai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k.Trong đó : PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tạik : chi phí cơ hội của tiền tện : số thời kỳ2.2.2. Giá trị tương lai của dòng tiềnGiá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng cách ghép lãi từng khoản tiền về thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại. Công thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là : a. Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ (thông thường)Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : CF1, CF2 , ., CFn . Giá trị tương lai cuối thời hạn FVn sẽ được xác định như sau: Ví dụ: Ta có dòng tiền sau:Chúng ta xem ví dụ tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của một dòng tiền nhận được 50 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60 triệu đồng vào cuối năm thứ ba và năm thứ tư, 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả được ghép với lãi suất 5%/năm.Khi đó: FV5 = 50(1 + 0,05)4 + 50(1 + 0,05)3 + 60(1 + 0,05)2 + 60(1 + 0,05)1 + 100 FV5 = 347,806 triệu đồng.b. Giá trị tương lai của dòng tiền đều Trang 10FVn = PV (1 + k )nFVn = ∑ CFt (1 + k) n - tt = 1n01 2 3 4 55050 60 60100 [...]... ánh chính xác bản chất của các chi phí tham gia vào việc tạo ra doanh thu Chẳng hạn như các chi phí thời kỳ như khấu hao, chi phí quản lý, quảng cáo … Chính vì vậy, trong quá trình phân tích, nhà quản trị tài chính phải chú ý đến yếu tố này b Các công cụ phân tích tài chính Các công ty sử dụng các công cụ sau đây để tiến hành phân tích tài chính: - Phân tích các thông số tài chính: thông số tài chính. .. 361 Đầu tư dài hạn 65 Thu nhập giữ lại 1014 956 Tài sản dài hạn khác 205 205 Tổng vốn chủ 1796 1738 TỔNG TÀI SẢN 3250 3148 TỔNG VÀ 3250 3148 Trừ: khấu hao tích lũy Trang 17 NỢ Bài giảng Quản trị tài chính VỐN CHỦ * Có thể tạm chia phần tài sản thành ba phần chính như sau: - Tài sản lưu động - Tài sản cố định - Tài sản tài chính Tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặt trong... hiệu quả tài chính của một công ty Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho số khác Các thông số tài chính là cơ sở so sánh giá trị hơn so với các số liệu thô trên các báo cáo tài chính Để việc phân tích các thông số tài chính cần được dựa trên cơ sở so sánh: so sánh với các công ty hoặc tiêu chuẩn ngành theo thời gian Khi phân tích tình hình tài chính, công... cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính 1.1.2 Ý nghĩa Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quảntại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức... PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương này giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu và khuôn khổ phân tích tài chính, các thước đo cơ bản về tình hình tài chính của công ty; có khả năng đọc hiểu các thông tin trên báo cáo tài chính, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính của công ty 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 1.1.1... tài chính như sau: Trang 15 Bài giảng Quản trị tài chính Phân tích nhu cầu vốn Phân tích điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi Phân tích rủi ro Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài Thương lượng với các nhà cung cấp Hình 3.1 Trình tự phân tích tài chính Khi muốn phân tích tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành phân tích nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công... Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của... trên một cổ phiếu 2.4.4 Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B – Market/book value) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = Vốn chủ Tổng số cổ phiếu Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (M/B) = Giá trị trường mỗi cổ phiếu Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu Trang 28 Bài giảng Quản trị tài chính 3 PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY Đầu tư luôn gắn doanh nghiệp vào các cam kết dài hạn và các biện pháp tài trợ dài hạn Trong ngắn hạn,... tức và vượt qua nguy cơ phá sản Các nhà quản trị của công ty phân tích tài chính của công ty nhằm mục tiêu kiểm soát nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhà cung cấp vốn bên ngoài Các cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế… phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện... các giá trị vào công thức ta có: QB = 2.000.000 = 25.000 đơn vị 200 −120 3.2 Đòn bẩy tài chính 3.2.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính Khi các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quy mô lớn tất yếu sẽ dẫn đến tài trợ Các biện pháp tài trợ sẽ gây ra những chi phí mang tính chất cố định như chi phí tài chính dài hạn, chi phí thuê mua Các chi phí cố định này tác động đến hiệu suất của công ty Đòn bẩy tài chính liên . trực tiếp tài sản cố định.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệpQuản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong. thị trường tài chính của nhà quản trị tài chính. 1. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH1.1. Khái niệm tài chính doanh

Ngày đăng: 25/01/2013, 12:10

Hình ảnh liên quan

Hình 3.1. Phân tích ROA theo phương trình Dupont - Quản trị tài chính

Hình 3.1..

Phân tích ROA theo phương trình Dupont Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 3.2. Đồ thị điểm hòa vốn - Quản trị tài chính

Hình 3.2..

Đồ thị điểm hòa vốn Xem tại trang 31 của tài liệu.
11. Hãy hoàn thiện bảng cân đối kế toán với các thông số được cho dưới đây: - Quản trị tài chính

11..

Hãy hoàn thiện bảng cân đối kế toán với các thông số được cho dưới đây: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Thu nhập của ôn gA vào cuối năm thứ 7 trong tương lai được xác định trong bảng sau: - Quản trị tài chính

hu.

nhập của ôn gA vào cuối năm thứ 7 trong tương lai được xác định trong bảng sau: Xem tại trang 54 của tài liệu.
Nhìn vào hình vẽ ta nhận thấy: Tam giác IRR, k 1, NPV1 đồng dạng với tam giác IRR, k2, NPV2 do đó ta có: - Quản trị tài chính

h.

ìn vào hình vẽ ta nhận thấy: Tam giác IRR, k 1, NPV1 đồng dạng với tam giác IRR, k2, NPV2 do đó ta có: Xem tại trang 57 của tài liệu.
Ví dụ: có tình hình về chi phí đầu tư và thu hồi ròng của một dự án đầu tư cho ở bảng sau: - Quản trị tài chính

d.

ụ: có tình hình về chi phí đầu tư và thu hồi ròng của một dự án đầu tư cho ở bảng sau: Xem tại trang 60 của tài liệu.
b. Thời gian hoàn vốn theo hiện giá - Quản trị tài chính

b..

Thời gian hoàn vốn theo hiện giá Xem tại trang 61 của tài liệu.
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây: - Quản trị tài chính

c.

trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây: Xem tại trang 75 của tài liệu.
- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau: ThángSản lượng thực tế tháng - Quản trị tài chính

c.

trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau: ThángSản lượng thực tế tháng Xem tại trang 76 của tài liệu.
Ví dụ: Nếu doanh thu dự báo của công ty ABC năm 2003 là 125 tỷ đồng, thì bảng tổng kết tài sản tạm thời của công ty ABC ở năm 2003 như sau: - Quản trị tài chính

d.

ụ: Nếu doanh thu dự báo của công ty ABC năm 2003 là 125 tỷ đồng, thì bảng tổng kết tài sản tạm thời của công ty ABC ở năm 2003 như sau: Xem tại trang 87 của tài liệu.
Hình 7.1. Sử dụng phân tích biên tế để xác định mức đầu tư tối ưu vào các loại tài sản lưu động - Quản trị tài chính

Hình 7.1..

Sử dụng phân tích biên tế để xác định mức đầu tư tối ưu vào các loại tài sản lưu động Xem tại trang 89 của tài liệu.
Hình 7.2. Quá trình thanh toán tiền mặt - Quản trị tài chính

Hình 7.2..

Quá trình thanh toán tiền mặt Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 7.1. Dự đoán thông tin tín dụng của các nhóm khách hàng - Quản trị tài chính

Bảng 7.1..

Dự đoán thông tin tín dụng của các nhóm khách hàng Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng 7.5. Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng tín dụng A&M - Quản trị tài chính

Bảng 7.5..

Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng tín dụng A&M Xem tại trang 97 của tài liệu.
c. Chính sách thu hồi nợ - Quản trị tài chính

c..

Chính sách thu hồi nợ Xem tại trang 98 của tài liệu.
Hình 7.3. Quan hệ giữa chi phí mức độ giảm mất mát trong chính sách thu hồi nợ - Quản trị tài chính

Hình 7.3..

Quan hệ giữa chi phí mức độ giảm mất mát trong chính sách thu hồi nợ Xem tại trang 98 của tài liệu.
Thời điểm đặt hàng lại được thể hiện trong hình 7.5 tại điểm R. - Quản trị tài chính

h.

ời điểm đặt hàng lại được thể hiện trong hình 7.5 tại điểm R Xem tại trang 104 của tài liệu.
Bảng 7.6. Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho dự trữ an toàn tối ưu - Quản trị tài chính

Bảng 7.6..

Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho dự trữ an toàn tối ưu Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 7.8. Chi phí tồn kho và chi phí mua hàng với nhiều số lượng khác nhau - Quản trị tài chính

Bảng 7.8..

Chi phí tồn kho và chi phí mua hàng với nhiều số lượng khác nhau Xem tại trang 106 của tài liệu.
Hình 8.5. Sử dụng nguồn ngân quỹ dài hạn để tài trợ thường xuyên thêm một số tài sản tạm thời - Quản trị tài chính

Hình 8.5..

Sử dụng nguồn ngân quỹ dài hạn để tài trợ thường xuyên thêm một số tài sản tạm thời Xem tại trang 112 của tài liệu.
Hình 8.6. Các chiến lược lựa chọn nguồn tín dụng dài hạn và ngắn hạn       - Quản trị tài chính

Hình 8.6..

Các chiến lược lựa chọn nguồn tín dụng dài hạn và ngắn hạn Xem tại trang 113 của tài liệu.
Bảng 8.3. Phân biệt rủi ro và chi phí của tín dụng dài hạn và ngắn hạn - Quản trị tài chính

Bảng 8.3..

Phân biệt rủi ro và chi phí của tín dụng dài hạn và ngắn hạn Xem tại trang 114 của tài liệu.
2.2.1. Các hình thức tín dụng thương mại - Quản trị tài chính

2.2.1..

Các hình thức tín dụng thương mại Xem tại trang 116 của tài liệu.
Bảng 8.5. Ảnh hưởng của việc chậm thanh toán đối với chi phí danh nghĩa  của tín dụng thương mại - Quản trị tài chính

Bảng 8.5..

Ảnh hưởng của việc chậm thanh toán đối với chi phí danh nghĩa của tín dụng thương mại Xem tại trang 117 của tài liệu.
Các hình thức tài trợ ngắn hạn có đảm bảo bao gồm: - Quản trị tài chính

c.

hình thức tài trợ ngắn hạn có đảm bảo bao gồm: Xem tại trang 119 của tài liệu.
Hình 8.10. Phân loại các giao dịchthuê tài sản - Quản trị tài chính

Hình 8.10..

Phân loại các giao dịchthuê tài sản Xem tại trang 128 của tài liệu.
Bảng 8.7. Liệt kê tóm tắt những tiêu chuẩn để được coi là giao dịchthuê mua tại một số quốc gia và khu vực - Quản trị tài chính

Bảng 8.7..

Liệt kê tóm tắt những tiêu chuẩn để được coi là giao dịchthuê mua tại một số quốc gia và khu vực Xem tại trang 128 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan