TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.DOC

24 450 0
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 1

Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Bài tập lớn

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thạc sỹ: Lê Thị Hoa

SV thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh 16

MSV: CQ513799

Trang 2

Đề bài: Hãy tìm hiểu về tư tưởng thân dân của chủ tịch Hồ Chí Minh so với

các bậc tiền bối Vấn đề này được Đảng và nhà nước ta hiện nay giải quyếtnhư thế nào?

Bài làm

Tư tưởng HCM là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế.

Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết Chính vì vậy, cả cuộc đời của Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Đây chính là tư tưởng thân dân.

Vậy tư tưởng thân dân là gì?Và tại sao phải “thân dân”?

“ Thân dân” là phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra con đường đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân.

Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất , mong muốn của họ Có lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến cho dân ta phải hết sức tránh” Bởi, ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

Trang 3

Thân dân biểu hiện ở việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi do pháp luật quy định Tức là, phải trung thành với mục tiêu lý tưởng, với chính sách, pháp luật của Nhà nước, phải hướng đến một nền hành chính, một tổ chức, một bộ máy phục vụ nhân dân; luôn gương mẫu hoàn thành kế hoạch được giao và nếu có chức vụ phải biết sử dụng quyền lực để giao việc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá, phê bình, khen thưởng một cách công minh chính trực; phải lắng nghe và dựa vào quần chúng nơi cơ quan để xây dựng quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chi tiêu tài chính, các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, làm cho cơ quan đoàn kết nhất trí; không xu nịnh, không ưa nịnh, không chia bè chia cánh, cục bộ, bản vị; phải luôn đề cao trách nhiệm vì dân để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những chế độ, chính sách liên quan đến người dân; phải thận trọng trong việc xem xét, quyết định các vấn đề hệ trọng có ảnh hưởng đến quyền bình đẳng, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Khi nhân dân có ý kiến, khiếu nại, tố cáo, kể cả tố cáo cá nhân mình, thì phải biết bình tĩnh lắng nghe, phân tích và có thái độ kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, nếu quyết định của mình chưa đúng Không né tránh, đùn đẩy, gây phiền hà và khó khăn, tốn kém cho dân…

Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân Đây là nguyên tắc xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta được Người kế thừa và nâng lên một bước và là phạm trù cơ bãn của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.

Tin vào dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tưởng vững chắc vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vai trò của lực lượng nhân dân Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được Không có thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập trong khuôn khổ luật pháp cho phép Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc Người dân có quyền làm chủ các

Trang 4

đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn Đúng như Hồ Chí Minh nói: "Mọi quyền hạn đều của dân" Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.

Hồ Chí Minh giải thích rằng: dân là gốc của nước Dân là người đã hi sinh máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước Nước không có dân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng Dân như nước, cán bộ như cá Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong tất cả các xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhưng trước Cách mạng Tháng Mười Nga, trước học thuyết Mác- Lênin, chưa có cuộc cách mạng nào giải phóng triệt để cho nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá đúng đắn về nhân dân.

Theo Người, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và nếu nhân dân không được giáo dục để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ.

Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi

Trang 5

cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đầy tớ trung thành của nhân dân Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”

Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dýới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng.

Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”.

Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc; Gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất

Trang 6

khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thì nhất định thất bại” Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm” Theo Hồ Chí Minh phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc Người thường nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ” Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi” Và người yêu cầu: người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc “Phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ CNXH đã ghi: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Chính người dân là người làm nên thắng lợị lịch sử Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay phần mở đầu đã nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng” Trang Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng ta và nhân dân ta, Người đặc biệt nhấn mạnh, tăng cường quan hệ giữa Đảng với nhân dân: "Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trungthành của nhân dân”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan niệm sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử và mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân Người không chỉ khẳng định dân là gốc của nước, mà còn tôn vinh nhân dân: ''Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đòan kết của nhân dân'' Người còn nói, nhân dân là người xây dựng, là người đổi mới, làm nên sự nghiệp lớn, mọi quyềnhành và lực lượng đều ở nhân dân.

Trang 7

Lịch sử đã từng chứng minh, một chế độ chính trị - xã hội chỉ tồn tại được khi nào có khả năng tập hợp, đoàn kết được quảng đại quần chúng nhân dân Trong những giai đoạn cách mạng trước, sở dĩ Đảng ta luôn luôn giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình, bởi nhờ có sự ủng hộ, che chở, bảo vệ của nhân dân Ngày nay, đứng trước cuộc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, trước hết là làm trong sạch các tổ chức đảng, bộ máy Nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng và sự tha hóa đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên chỉ có thể thực hiện đạt hiệu quả khi nào các tổ chức đảng, các cấp ủy đảng thực sự tin ở dân, dựa vào sự tham gia kiểm tra, giám sát của nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng Tham gia giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức dảng còn là quyền và nghĩa vụ của nhân dân đối với Đảng Đối với một Đảng cầm quyền, Đảng có sứ mệnh lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN Do đó, toàn bộ cuộc sống từ vật chất đến tinh thần, văn hóa của mỗi người dân trong xã hội đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng Tổ chức đảng có trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên có tiên phong gương mẫu thì mới bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, và cũng nhờ đó mà cuộc sống của nhân dân được đảm bảo, cải thiện và nâng cao Trái lại, cán bộ, đảng viên tiêu cực, tha hóa, tổ chức đảng không trong sạch, vững mạnh thì không chỉ làm cho tổ chức đảng bị rệu rã, dẫn đến mắc sai lầm, thất bại mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, cuộc sống của nhân dân Do vậy mà việc giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vừa là một quyền cơ bản không thể thiếu của công dân, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vẻ vang của nhân dân đối với Đảng Nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng là một nội dung về quyền làm chủ của nhân dân nhằm xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh và từ đó cũng nhằm bảo vệ lợi ích thiết thân, chính đáng, hợp pháp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ là bản chất của chế độ và của Đảng ta Bác Hồ đã khẳng định: ''Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân Làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý Nhà nước" 76 năm qua, chính nhờ bắt rễ sâu rộng trong quần chúng, đường lối chính trị được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cho nên Đảng và nhân dân ta đã kết thành một khốivững chắc, quan hệ máu thịt với nhân dân là cội nguồn sức mạnh to lớn của Đảng ta Ở đâu và lúc nào, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thường xuyên chăm lo lợi ích của nhândân, sống đồng cam cộng khổ với dân, mọi việc làm đều vì lợi ích của dân, thì ở đó Đảng và dân có mối quan hệ tốt đẹp; cán bộ, đảng viên được dân tin, dân phục, dân theo Trái lại, ở đâu và lúc nào tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên xa dân, quay lưng lại với dân, quan liêu, thậm chí trù dập, ức hiếp dân thì ở đó sẽ bị dân oán ghét, chê trách, bất hợp tác Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, với việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, mở mang dân trí, dân chủ trong

Trang 8

xã hội, Đảng ta ngày càng củng cố được niềm tin của nhân dân, khơi dậy được những tiềm năng, tạo ra được những nguồn sinh lực của cách mạng Ý Đảng, lòng dân là sức mạnh vô tận.

Bài học "Lấy dân làm gốc" để xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng để cùng tác động đến đời sống, tâm lý, tư tưởng các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong thái độ, tình cảm, tâm lý, ý thức của từng người dân Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, dân chủ XHCN được củng cố, mở rộng; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực bị ngăn chặn và đẩy lùi; Đảng vững mạnh, nâng cao được sức chiến đấu, bộ máy nhà nước trong sạch, thật sự của dân, do dân, vì dân, nâng cao được hiệu lực quản lý, thì sẽ được lòng dân Đảng vì dân, dân tin ở Đảng, ra sức góp phần xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN của chúng ta.

Theo Người, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên” Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân không thể lý luận suông” Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi.Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm dân là gốc là quan điểm khoa học, toàn diện Đó là sự kế thừa những tinh hoa dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh lưu ý: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém… Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên Phải học hỏi dân chúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải “tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng.

Một sự kiện được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận Người diễn đạt rất khái quát: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Đoàn

Trang 9

thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Điều mà cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu trăn trở là vấn đề thực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ” và “hưởng quyền dân chủ” Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khai sinh nền Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thôngqua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo Nhà nước dân chủ, pháp quyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam Quan điểm của Người trong những sự kiện lịch sử này rất mẫu mực, rõ ràng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước của dân còn bao hàm việc dân có quyền bãi miễn Chính phủ và nhân viên chính quyền Nhà nước các cấp, nếu họ có tư tưởng hoặc việc làm có hại đến nhà nước, hại đến dân Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhà nước của dân Sức mạnh và sự trường tồn của nhà nước bắt nguồn từ lực lượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ Bởi thế nhà nước ta còn là nhà nước do dân Bác viết:“Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”; “Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân phải được thể hiện ở các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mọi mặt đời sống xã hội là vì dân Ngay sau khi nước nhà dành được độc lập, Người nói rõ: “… nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Nhân dân đã và sẽ mãi mãi là người làm nên lịch sử Thực hiện tốt Di huấn của Bác về lấy dân làm gốc, chắc chắn bộ máy Nhà nước ta sẽ “chạy” đều, hiệu quả quản lý điều hành chắc chắn có hiệu lực cao Đó là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn

Trang 10

Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối

* Các triều đại đều nhận ra rõ sức mạnh của nhân dân

Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên thời Lý - Trần là những minh chứng hùng hồn.

Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử Trần Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần Theo ông, "chúng chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc" Đó là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù Ông đã thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử Trần Quốc Tuấn nói: "Chim hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi" Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân tộc.

Các triều đại phong kiến Việt Nam độc lập trong lịch sử đều "Lấy dân làm gốc" trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, luật pháp đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách "Khoan, giản, an, lạc"; triều Lý có chính sách "Ngụ binh ư nông"; triều Trần có "Khoan, thư sức dân" , "Chúng chí thành thành" và nổi tiếng với Hội nghị Diên Hồng; triều Lê quan niệm "Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền", nên vai trò, vị trí người dân được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thời Lê)

Trang 11

tổng luận, các triều đại đó đã "Lấy nghĩa mà duy trì, lấy nhân để cố kết, lấy trắ để trông coi, lấy tắn để ngăn phòng Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch Chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh là mưu hay trị dân, giữ nước; là kế xa sửa nước, chăn dân" Cụ thể, Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng "Lấy dân làm gốc" của dân tộc ta, trong "Điều 294: Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống họ Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức" Tắnh chất nhân đạo - "Lấy dân làm gốc" được nêu trong điều này của Bộ luật Hồng Đức chỉ xuất hiện ở châu Âu mấy thế kỷ sau đó, khi nổ ra cách mạng tư sản

Ngay từ xa xưa của lịch sử phương Đông, khi mà ông vua được coi là Thiên tử (con Trời), là đấng tối linh Ộthế thiên hành đạoỢ mà đã có nhà hiền triết nêu: ỘDân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinhỢ - dù mới còn ở dạng manh nha, nhýng cho thấy rằng Ộdân chủỢ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại, ngay cả trong xã hội độc quyền Dân chủ là khát vọng từ lâu của con người Ở nước ta, đời nhà Trần, trước họa xâm lược của giặc Nguyên Mông, triều đình đã triệu tập Hội nghị Diên Hồng, một hình thức sinh hoạt dân chủ trong lịch sử nước nhà khi Phật giáo là quốc đạo Tại hội nghị, vua tôi và các bô lão đại diện cho trăm họ đã đồng lòng quyết chiến, thể hiện khắ thế hào hùng của dân tộc trên cơ sở nhu cầu chung là bảo vệ bờ cõi Vì có Ộdân chủỢ cả nước mới Ộđồng lòngỢ đứng lên đánh giặc cứu nước và đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, viết nên những trang chói lọi của lịch sử nước nhà Cũng với tinh thần đó mà Lê Lợi, Quang Trung đã đánh thắng quân xâm lược phương Bắc, giành và giữ vững nền độc lập Tổ quốc Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc giữ nước, cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân" Rồi đến bài Minh bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi công đức của Lý Thường Kiệt: " làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kắnh trọng Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên thân Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước;

Trang 12

cái thuật yên dân; sự đẹp tốt đều ở đấy cả" Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quan trọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình Năm 1207, vua Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trường, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu nhân là gây nên oán với kẻ dưới Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới" Hay như vua Lý Thánh Tông nhân tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả "những kẻ bị giam trong ngục xiềng xích khổ sở, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm" Và cái tình cảm đó càng tha thiết khi nhà vua nhìn công chúa Động Tiên mà bảo với ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ yêu con cái họ Trăm họ không biết gì nên phạm vào luật pháp ta rất xót thương Nên từ nay các tội bất kỳ nặng nhẹ nhất thiết đều khoan giảm" (theo Đại Việt sử ký toàn thư) Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân "ai có điều oan ức không bày tỏ được" thì đến đánh chuông tâu vua Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện "gần dân và xem xét việc dân" Hay trước họa xâm lăng của đế chế Mông Nguyên, nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị bô lão -những người đại biểu đầu bạc có uy tín của dân - bàn kế đánh giặc Trong ngày hội non sông đó, các bô lão đã nói lên tiếng nói của toàn dân "muôn người như một" là "quyết đánh" Điều đó cho thấy, thời Lý - Trần, sự quan tâm đến dân được đề ra như một vấn đề khẩn thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố của khái niệm đức trị Bởi thời đó quan niệm rằng, vua mà có đức và biết sửa đức thì "án trạch thấm thía đến quần chúng" làm cho "dân sinh sống dễ dàng" và "muôn họ âu ca" trong cảnh thái bình thịnh trị.

Như vậy, trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý - Trần, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà Và giá trị tích cực của quan điểm thân dân, "khoan thư sức dân" trong thời Lý - Trần chính là ở chỗ đó.

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa hệ tư tưởng phương Đông: “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Sự đoàn kết của nhân dân là

Ngày đăng: 04/09/2012, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan