kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự

23 413 0
kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự MỤC LỤC I. Khái quát chung về thừa kế và tranh chấp thừa kế 3 II. Đặc điểm về các vụ việc về tranh chấp thừa kế 3 III. Kỹ năng của luật trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp thừa kế ra tòa án 6 1. Luật cần biết rõ về khách hàng 6 2. Luật cần nắm vững yêu cầu của khách hàng 7 3. Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng 7 4. Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng 8 5. Hướng dẫn khách hàng những vấn đề về thủ tục khởi kiện 14 6. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện 15 7. Kỹ năng thu thập chứng cứ 16 8. Luật cần xác định rõ di sản tranh chấp thừa kế 17 III. Kết luận 23 Học viên: Trần Mạnh Cường Page 1 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân". Từ pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành thể hiện quan điểm không ngừng hoàn thiện những quy định pháp luật về thừa kế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các tranh chấp thừa kế vẫn có số lượng tương đối lớn vì tính chất đặc biệt của loại tranh chấp này là liên quan đến di sản của người đã chết. Hơn nữa tranh chấp về thừa kế là một trong những tranh chấp phức tạp nhất trong số những tranh chấp dân sự. Đặc biệt là hầu hết những tranh chấp về thừa kế đều có mối liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà cho nên tính gay gắt, phức tạp trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế đã tạo nên sự đặc thù, riêng biệt của loại tranh chấp này. Xoay quanh vấn đề thừa kế trong thực tiễn đời sống xã hội đã này sinh hàng trăm những vấn đề khác nhau liên quan đến di chúc, liên quan đến phân chia di sản, quản lý di sản, liên quan đến người thừa kế, diện thừa kế, hàng thừa kế, rồi các vấn đề di tặng, di sản thờ cúng hay những nghĩa vụ mà người chết để lại…Khi những quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đến những vấn đề trên không thể dung hòa được, những mâu thuẫn, bất đồng xoay quanh vấn đề thừa kế đã bộc phát ra bên ngoài và trở thành tranh chấp thừa kế. Đây cũng là một loại tranh chấp mà khách hàng thường yêu cầu luật giúp đỡ trong việc khởi kiện ra tòa án. Học viên: Trần Mạnh Cường Page 2 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự I. Khái quát chung về thừa kế và tranh chấp thừa kế Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật về thừa kế của Việt Nam quy định việc chuyển tài sản của người chết cho người khác theo hai hình thức - Theo di chúc: tức là người có tài sản lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác. - Theo pháp luật: tức là việc người thừa kế được nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp và một số trường hợp đặc biệt khác mà pháp luật quy định. Tranh chấp thừa kế là những xung đột, mâu thuẫn, bất đồng được bộc lộ ra bên ngoài về quyền thừa kế, về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản… II. Đặc điểm về các vụ việc về tranh chấp thừa kế Đặc điểm thứ nhất: Đây là quan hệ tranh chấp liên quan đến những người thân thích, ruột thịt trong gia đình, dòng tộc. Tranh chấp xung quanh thừa kế di sản là loại tranh chấp nặng nề, phức tạp, ở một khía cạnh nào đó liên quan đến tình cảm thiêng liêng nhiều lúc sâu lắng trong tâm khảm không chỉ giữa những người đang tranh chấp mà vô hình chung nó liên quan đến quan hệ với người đã quá cố để lại di sản thừa kế… Quan hệ tranh chấp thoạt nhìn thì có vẻ như đơn giản, nhưng bên trong chứa chất mâu thuẫn phức tạp, nặng nề và nhiều lúc rất gay gắt, sâu sắc. Quan hệ tranh chấp thừa kế không chỉ liên quan đến một vài đương sự, nhiều vụ việc thực tế liên quan đến rất nhiều người trong gia đình, họ tộc. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mình trong tranh chấp thừa kế, Luật còn cần có trách Học viên: Trần Mạnh Cường Page 3 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự nhiệm trong việc giữ gìn tình anh em, nghĩa đồng bào, tình ruột thịt, và xa hơn là tình làng nghĩa xóm, vun đắp cho tình nghĩa gia đình anh em ruột thịt và tạo cho xã hội ổn định và phát triển. Đặc điểm thứ hai: Quan hệ tranh chấp về thừa kế gắn liền với nhiều yếu tố truyền thống gia phong, gia tộc có những quan hệ gắn với gốc rễ, cội nguồn của một gia đình, họ tộc, thậm chí ở nhiều địa phương gắn với nhiều phong tục tập quán sắc tộc, quần cư… Yếu tố gốc gác cội nguồn thể hiện trong quan hệ thừa kế vừa cụ thể, vừa tế nhị – vì không chỉ là quan hệ pháp lý đơn thuần, mà còn mang nặng tình cảm của từng cá nhân tham gia vào quan hệ đó. Đặc điểm thứ ba: Quan hệ tranh chấp về di sản thừa kế không chỉ liên quan chủ yếu đến quan hệ tài sản và quyền tài sản, mà còn liên quan đến quyền nhân thân của các đương sự tranh chấp thừa kế. Việc thừa nhận được hưởng di sản gắn với cội nguồn, quyền nhân thân của họ. Cũng từ đó nhiều lúc liên quan đến danh dự của từng cá nhân trong xã hội. Có nhiều trường hợp đương sự không chỉ đơn thuần được hưởng di sản của người để lại thừa kế, mà qua đó để khẳng định tính huyết thống, tình cảm của người quá cố đối với mình và ngược lại, bằng cách đó duy trì quan hệ gia đình với người khác… Đặc điểm thứ tư: Quan hệ tranh chấp về thừa kế, bao giờ cũng liên quan đến tài sản và quyền tài sản, thường di sản là những tài sản có giá trị lớn hoặc di sản có ý nghĩa về tinh thần… Di sản càng có giá trị lớn về kinh tế, có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần thì tranh chấp càng gay gắt và đó là quy luật. Hơn nữa, do những hạn chế của hệ thống pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc chưa quy định đầy đủ về thủ tục đăng ký, quản lý tài sản của công dân (đặc biệt là bất động sản), nên việc xác định nguồn gốc của di sản thừa kế trở nên khá phức tạp, khó khăn. Vấn đề khó khăn nan giải của Luật là xác định đúng, chính xác có phải người Học viên: Trần Mạnh Cường Page 4 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự để lại thừa kế là chủ sở hữu đích thực tài sản đó hay không, đặc biệt liên quan đến bất động sản. Đặc điểm thứ năm: Liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế. Thực tế hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế chưa đồng bộ, thậm chí có chỗ còn chưa thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn. Do điều kiện khách quan của các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, chúng ta đã không dành sự quan tâm thích đáng đối với lĩnh vực pháp luật này. Hơn nữa, do chiến tranh kéo dài, những hồ sơ về gốc gác tài sản của công dân cũng thất lạc, mất mát… Sau khi thành lập nhà nước mới và sau khi giải phóng miền nam, những quy định pháp luật về chuyển dịch tài sản và quản lý tài sản (đặc biệt là bất động sản) từ chế độ cũ sang chế độ mới cũng thay đổi và khác biệt về bản chất. Đặc điểm thứ sáu: Nói đến thừa kế là liên quan đến Luật Hôn nhân – Gia đình, Luật Hôn nhân – Gia đình của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới có hiệu lực từ năm 1961 nhưng do đất nước bị kẻ thù chia cắt nên luật này chỉ mới có hiệu lực ở miền Bắc. Đến năm 1980, khi Quốc hội chung của cả nước thống nhất mới có Nghị quyết về áp dụng văn bản quy phạm luật thống nhất chung cho cả nước trong đó có Luật Hôn nhân – Gia đình. Do đặc thù lịch sử đó, quan hệ hôn nhân – gia đình ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử vừa qua là phức tạp, cùng với sự chuyển dịch dân số, con người từ vùng này sang vùng khác trong điều kiện chiến tranh làm cho quan hệ hôn nhân – gia đình càng phức tạp hơn. Đặc điểm thứ bảy: liên quan đến quan hệ thừa kế: Trên đất nước chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có truyền thống và tập quán riêng, liên quan đến thừa kế. Thậm chí cùng là một dân tộc nhưng ở mỗi vùng, miền, địa phương lại tồn tại tập quán riêng về thừa kế mà tại địa phương đó đã Học viên: Trần Mạnh Cường Page 5 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự thành thông lệ, ví dụ như quyền thừa kế của con trai trưởng, hoặc thừa kế theo huyết thống dấu ấn chế độ mẫu hệ… hoặc tồn tại ý thức trong một số người quan niệm trọng nam, khinh nữ trong quan hệ thừa kế. Những quan niệm phong kiến ở nhiều nơi ăn sâu, bám rễ và là nguyên nhân gây nên sự tranh chấp về thừa kế. Đặc điểm thứ tám: Đây là đặc thù gây không ít khó khăn trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đó là do trình độ pháp lý của dân chưa cao, nhiều người dân không hiểu biết những quy định của pháp luật thừa kế. Họ không biết họ có quyền gì và như thế nào. Thậm chí, những quy định về di chúc để lại thừa kế họ cũng không biết, những quy định của pháp luật chia thừa kế theo pháp luật họ cũng không nắm được. Những đặc thù này gây những phức tạp nhất định trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. III. Kỹ năng của luật trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp thừa kế ra tòa án 1. Luật cần biết rõ về khách hàng Do đòi hỏi nghề nghiệp Luật trước hết phải biết về khách hàng, đây là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật lớn. Để bảo vệ lợi ích cho khách hàng, Luật không thể không biết rõ về khách hàng của mình, đặc biệt trong các vụ việc tranh chấp về thừa kế. Bằng cách gì và như thế nào để có được những thông tin đầy đủ khách quan, chuẩn xác về khách hàng, điều đó phụ thuộc cách tiếp cận và khả năng khai thác của từng cá nhân Luật sư. Luật cần lưu ý, khách hàng có thể là tổ chức, pháp nhân được thừa kế theo di chúc của người để lại di sản thừa kế.Trước hết, trong vụ việc tranh chấp thừa kế, luật cần có đầy đủ thông tin về gốc gác, gia đình của chính khách hàng, những gì liên quan đến nhân thân của khách hàng. Xác định chính xác quan hệ gia đình, dòng tộc của khách hàng với Học viên: Trần Mạnh Cường Page 6 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự người để lại thừa kế… Xác định quan hệ của khách hàng với người hoặc số người đang có tranh chấp về di sản thừa kế là đương sự của vụ án. Tìm hiểu và có đánh giá chính xác quan hệ giữa họ với nhau. Xác định quan hệ khách hàng của mình với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp.Xác định quan hệ khách hàng với người làm chứng (nếu có) trong vụ tranh chấp.Bằng cách nào đó xác định nét chữ, bút tích, thói quen, sở thích, ý muốn của khách hàng. Ngoài ra, Luật cần tìm hiểu, cần biết về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, vị trí công tác của khách hàng mình.Đồng thời, cần phải tìm hiểu quan hệ gia đình, thái độ đối xử của khách hàng với người thân, với những người khác mà khách hàng có quan hệ. Qua tìm hiểu, để Luật biết rõ mình đang bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng mình là ai, tạo ra sức mạnh nội tâm trong công việc. 2. Luật cần nắm vững yêu cầu của khách hàng Trong vụ việc tranh chấp tài sản: Tưởng đây là vấn đề đơn giản, nhưng qua thực tế hành nghề Luật sư, không phải Luật nào cũng nắm vững và hiểu yêu cầu đích thực của khách hàng.Hiểu yêu cầu của khách hàng, là nắm bắt được cốt lõi mục đích và giới hạn cuối cùng của yêu cầu có thể đạt được, đồng thời tìm hiểu khả năng thoả hiệp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải.Để nắm được đầy đủ, chi tiết yêu cầu của khách hàng, Luật có thể tìm hiểu, nghiên cứu qua: 3. Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng Qua đơn từ: Đối với khách hàng là nguyên đơn dân sự, Luật cần nghiên cứu kỹ đơn kiện của khách hàng. Qua nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định xem thời hiệu khởi kiện còn không, yêu cầu cụ thể của khách hàng gồm những gì: Di sản, quyền tài sản, và tìm hiểu xem ngoài ra khách hàng có yêu cầu gì khác Học viên: Trần Mạnh Cường Page 7 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự không. Qua tiếp xúc và qua đơn, Luật phải nắm vững được mục đích thực tế, mục đích sâu xa của khách hàng qua vụ kiện.Qua đơn của khách hàng, Luật có thể nắm bắt nỗi niềm, dự cảm của khách hàng mình. Từ đó để Luật hiểu thêm về các luận cứ mà khách hàng dựa vào đó đưa ra yêu cầu. Nghiên cứu đơn của khách hàng là nguyên đơn dân sự, để Luật có thể giúp khách hàng hoàn chỉnh lại đơn, mở rộng phạm vi, yêu cầu hoặc sơ bộ giới hạn yêu cầu… Việc nghiên cứu kỹ đơn của khách hàng nhằm xác định đúng yêu cầu của khách hàng, sẽ giúp cho Luật tìm những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế chứng minh cho yêu cầu chính đáng của khách hàng và sẽ không có những trục trặc khi phiên toà diễn ra. Tránh được tình trạng: ông nói gà, bà nói vịt giữa khách hàng và luật sư.Đối với khách hàng là bị đơn dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình, Luật phải nắm bắt căn cứ phản tố của khách hàng và những yêu cầu mà khách hàng có thể đưa ra độc lập đối với nguyên đơn. Tìm hiểu những trăn trở, băn khoăn của khách hàng, qua đơn phản tố, Luật có thể nắm bắt được tinh thần mà khách hàng mình muốn giải quyết trong vụ việc, mức độ thoả hiệp, những giới hạn không thể chấp nhận thoả hiệp, những vấn đề về nguyên tắc mang tính sống còn trong giải quyết tranh chấp và chủ định của khách hàng về hướng giải quyết vụ tranh chấp. Chuẩn bị tốt khâu này, tại phiên toà sẽ không có những trục trặc bất ngờ có thể xảy ra giữa luật và khách hàng là bị đơn dân sự. 4. Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng 4.1 Trao đổi với khách hàng về nội dung tranh chấp Trước tiên Luật cần xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, những nguyện vọng của họ khi muốn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế này. Để hiểu được những yêu cầu và mong muốn cụ thể đó Luật phải nắm được nội dung của vụ việc tranh chấp. Luật có thể yêu cầu khách hàng trình bày vụ việc và yêu cầu họ cung cấp các tài liệu về vụ việc. Học viên: Trần Mạnh Cường Page 8 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự Khi đã có một cái nhìn sơ lược về vụ việc điều quan trọng tiếp theo là Luật phải chỉ ra được loại quan hệ pháp luật tranh chấp có thực sự phải là tranh chấp thừa kế hay không nếu phải thì thuộc loại nào: - Tranh chấp về quyền thừa kế: Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác; - Tranh chấp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật; - Tranh chấp về di sản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản. Luật cũng phải phân tích cho khách hàng thấy những khía cạnh của vấn đề xoay quanh nội dung tranh chấp, phân tích và đưa ra các hướng giải quyết, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ, những thuận lợi và khó khăn trên cương vị vị trí của khách hàng đối với tranh chấp thừa kế đó. Nhất là những thuận lợi và khó khăn của khách hàng khi tham gia tố tụng, khởi kiện ra Tòa án. 4.2 Tư vấn cho khách hàng về việc có khởi kiện hay không * Phân tích những lợi ích của việc khởi kiện hay không Luật căn cứ vào các quy định pháp luật để tư vấn cho khách hàng những lợi thế và bất lợi của họ khi quyết định đem vụ việc ra tòa án để giải quyết. Từ sự tư vấn của luật sư, khách hàng sẽ quyết định có khởi kiện hay không, đó chính là quyền tự định đoạt mà pháp luật quy định cho họ. Thông thường thì các tranh chấp thừa kế xảy ra giữa những người trong một gia đình, tính chất căng thẳng của mối quan hệ giữa họ đã lên tới mức muốn pháp luật phân xử nên bất lợi lớn nhất của khách hàng khi khởi kiện những tranh Học viên: Trần Mạnh Cường Page 9 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự chấp này ra tòa là việc làm rạn nứt, nghiêm trọng thêm mâu thuẫn gia đình. Mặt khác, khi khởi kiện tranh chấp thừa kế ra tòa khách hàng sẽ phải đối mặt với một thời gian có thể rất dài để thao đuổi vụ việc. Hơn thế nữa họ cũng phải đối mặt với một mức án phí lớn. Luật cũng cần chỉ cho khách hàng thấy được khả năng thắng kiện đến đâu nếu họ khởi kiện ra tòa án cũng như khả năng thực tế bản án sẽ được thi hành thế nào. Một điều nữa trong nội dung này là luật cũng nên hướng dẫn khách hàng nắm bắt một cách sơ bộ những tài liệu, chứng cứ cần thiết để tòa án chấp nhận xem xét, giải quyết vụ việc, hướng dẫn họ thu thập chứng cứ, và tìm hiểu rõ khả năng thu thập chứng cứ tài liệu của khách hàng để chủ động hơn trong việc này. * Phân tích điều kiện khởi kiện của khách hàng Thứ nhất: về chủ thể khởi kiện Luật có thể hướng dẫn cho khách hàng tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện theo quy định tại Điều 161Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Khi khởi kiện tranh chấp thừa kế ra tòa án, cũng như các loại vụ việc dân sự khác, chủ thể khởi kiện là cá nhân phải thỏa mãn điều kiện về năng lực hành vi dân sự và là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Khi tiếp xúc với khách hàng Luật cũng cần tư vấn và xem xét về tư cách chủ thể khởi kiện liên quan trực tiếp đến quyền khởi kiện của khách hàng để có những tư vấn về điều kiện khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp khách hàng ủy quyền cho chính luật hoặc cho người khác tham gia tố tụng thì luật cần hướng dẫn khách hàng lập giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Thứ hai: điều kiện về tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc Học viên: Trần Mạnh Cường Page 10 [...].. .Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự Thầm quyền theo loại việc: tranh chấp thừa kế là một loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 25 BLTTDS Về thẩm quyền theo cấp tòa: Luật cần xác định vụ án khởi kiện đúng cấp tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định tại Điều 33, 34, 35, 36, 37 BLTTDS,... di sản tranh chấp, luật cần xác định rõ: giá trị di sản tranh chấp, di sản là bất động sản hay động sản, nơi có di sản Học viên: Trần Mạnh Cường Page 17 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự tranh chấp, người quản lý di sản, các loại di sản, số lượng, chủng loại (nếu là vật, hàng hoá, sản phẩm, cổ phiếu…) Nếu cần phải định giá di sản, thì nói rõ với khách hàng, đề nghị thẩm phán thụ lý vụ việc yêu... thiết cho việc khởi kiện Luật cần hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ để xác định tổng thể di sản thừa kế, xác định phần đóng góp của những người liên quan, xác định Học viên: Trần Mạnh Cường Page 14 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự đồng chủ sở hữu của người để lại di sản, thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến quyền thừa kế được thanh toán từ di sản, các chứng... Trần Mạnh Cường Page 22 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự III Kết luận Cũng giống như khi hỗ trợ khách hàng khởi kiện các loại tranh chấp khác ra tòa án, Luật cần có một sỗ kỹ năng chung như: tiếp xúc khách hàng, tư vấn về điều kiện khởi kiện, tư vấn về hồ sơ và thủ tục khởi kiện, thu thập chứng cứ, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ Tuy nhiên, do những đặc thù của tranh chấp thừa kế nên... hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết; - Các quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện... thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Khi xem xét điều kiện về thời hiệu khởi kiện Luật cần lưu ý các quy định về thời hiệu khác với BLDS đó là: Học viên: Trần Mạnh Cường Page 11 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự - Vụ án có rơi vào trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 BLDS 2005: Do sự kiện bất khả... hợp di chúc bằng văn bản: cần thu thập các chứng cứ để giúp Tòa án có cơ sỏ xem xét nội dung, hình thức của di chúc là phù hợp với pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc tại thời điểm lập di chúc; Học viên: Trần Mạnh Cường Page 16 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự - Trường hợp di chúc bằng miệng: Cần có các chứng cứ chứng minh có ai làm chứng cho việc lập di chúc miệng, người làm chứng... (khoản 2 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990); - Đối với việc mở thừa kế kể từ ngày 1/7/1996 đến ngày 31/12/2005: áp dụng thời hiệu khởi kiện 2 năm quy định tại Điều 159 BLTTDS để xác định thời Học viên: Trần Mạnh Cường Page 13 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự hiệu khởi kiện về yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản (do tại Điều 648 BLDS 1996... sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc… thì Luật cần phải yêu cầu giám định chữ viết, để có cơ sở xác định đúng sự thật khách quan của vụ việc. Luật lưu ý, nếu chia di sản Học viên: Trần Mạnh Cường Page 18 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự theo di chúc, mà khách hàng có thể thuộc số người như nói trên, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế đã biết rõ hành vi đó của... dụng các trường hợp không tính vào thời hiệu, các trường hợp không áp dụng thời hiệu * Thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Học viên: Trần Mạnh Cường Page 15 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự Nộp đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện: Theo quy định tại Điều 166 BLTTDS Luật có thể hướng dẫn khách hàng nộp đơn khởi kiện bằng hai phương thức: - Nộp đơn trực tiếp tại Tòa án và nhận biên lai xác nhận việc . Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự MỤC LỤC I. Khái quát chung về thừa kế và tranh chấp thừa kế 3 II. Đặc điểm về các vụ việc về tranh chấp thừa kế 3 III. Kỹ năng của luật sư trong việc. của vụ việc tranh chấp. Luật sư có thể yêu cầu khách hàng trình bày vụ việc và yêu cầu họ cung cấp các tài liệu về vụ việc. Học viên: Trần Mạnh Cường Page 8 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự . Cường Page 6 Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự người để lại thừa kế… Xác định quan hệ của khách hàng với người hoặc số người đang có tranh chấp về di sản thừa kế là đương sự của vụ án. Tìm

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan