Lý luận về CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH

10 3K 41
Lý luận về CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

câu hỏi ôn tập môn kinh tế chính trị

KINH TÊ CHÍNH TRỊ Lý luận về CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. *Nêu khái niệm CNH, HĐH. Khái niệm : CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, cùng với công nghệ, các phương tiện và phương pháp tiên tiến nhằm tạo ra một năng suất lao động cao. * Trình bày tính tất yếu và vai trò của CNH, HĐH bao gồm 1 số ý sau: Tính tất yếu. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi Phương thức sản xuất của xã hội là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật đạt được trong những đièu kiện lịch sử nhất định của tiến bộ khoa học công nghệ. Mỗi phương thức sản xuất nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Trình độ của cơ sở vật chất - kỹ thuật đặc trưng cho sự thống trị của một phương thức sản xuất. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền tảng sản xuất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao, dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và làm nền tảng vững chắc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bất kỳ quốc gia nào quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều cần thiết phải thực hiện tiến hành công nghiệp hóa vì các cơ sở vật chất kỹ thuật không hình thành hay thích ứng 1cách tự nhiên mà phải bằng con đường Công nghiệp hóa và trở thành quy luật kinh tế đối với mọi quốc gia quá độ lên CNXH. Đối với các nuớc đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì xây dựng cơ sở vật chất ở trình độ cao; các nước lạc hậu, các nước chưa qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bằng cách CNH,HĐH. CNH,HĐH là tất yếu đối với những nước lạc hậu, những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là quá trình mang tính quy luật, bởi vì ngay sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã có cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa tư bản, nhưng đó mới chỉ là tiền đề vật chất sẵn có. Muốn biến nó thành cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành một loạt các cuộc cải biến cách mạng về quan hệ sản xuất, tiếp tục vận dụng thành tựu mới của khoa học-kỹ thuật, phân bố, tổ chức lại và hiện đại hóa cao hơn. Vì vậy xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH thông qua quá trình CNH, HĐH là tất yếu. * Vai trò của CNH, HĐH. 2 + Cả về mặt lý luận và thực tiễn, Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Vấn đề trước hết của mọi cuộc Cách mạnh là giành chính quyền, nhưng giành được chính quyền mới chỉ là thắng lợi bước đầu, cái đảm bảo thắng lợi hoàn toàn cho cuộc Cách mạng đó là phải đưa ra được kiểu tổ chức một nền Kinh tế có năng suất lao động cao hơn hẳn so với trước. Năng suất lao động không tự động tăng lên mà nó chỉ có thể là kết quả của 1 trình độ cao hơn của hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật + CNH, HĐH không chỉ là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH mà đó còn là quá trình tạo ra môi trường để nâng cao hơn năng lực, phẩm chất, trình độ được hình thành trong quá trình CNH-HĐH. CNH-HĐH không chỉ là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH mà đó còn là quá trình tạo ra môi trường để nâng cao hơn năng lực phẩm chất trình độ của giai cấp công nhân tạo ra giai cấp công nhân hiện đại con đẻ của nền công nghiệp hiện đại thực sự đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Hồ Chí Minh từng nói: Muốn xây dựng thành công CNXH cần phải có con người XHCN. CNH-HĐH có vai trò quyết định thắng lợi của CNXH. * Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. + Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH một mặt kế thừa những thành quả đã đạt được trong xã hội trước đó, mặt khác nó được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những 3 thành tựu của Cách mạnh khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra năng suất cao hơn, mỗi bước tiến của của quá trình CNH_HĐH là 1 bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH đồng thời làm cho quan hệ sản xuất XHCN ngày càng được củng cố và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội không ngững được phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, thoát khỏi tình trạng đói nghèo là cơ sở để phát huy năng lực sáng tạo của mọi thành phần trong xã hội, trong đó có sự đóng góp tích cực, to lớn của đội ngũ trí thức, đảm bảo sự thắng lợi của CNXH đối với CNTB. + Với cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao trong quá trình CNH-HĐH XHCN, giai cấp công nhân có điều kiện trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao và ngày càng có thêm điều kiện để củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, làm cơ sở vững chắc cho chế độ xã hội mới. + Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH-HĐH còn tạo ra nhiều điều kiện để thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong nước, khoảng cách giàu nghèo, thành thị và nông thôn được rút ngắn. Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH-HĐH còn tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò 4 kinh tế nhà nước trong chính sách kinh tế nhiều thành phần, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến. Công nghiệp hóa XHCN còn là yêu cầu khách quan của quốc phòng, của sự thống nhất giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho Quốc phòng an ninh. * Liên hệ CNH, HĐH ở Việt Nam. - Quan niệm về CNH, HĐH theo nghĩa chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp có khoa học và công nghệ hiện đại. Do đó, ở nước ta, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp thành một nước sản xuất lớn có cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động xã hội cao ở các ngành kinh tế quốc dân. CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.Ở nước ta, một nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chỉ có trình độ công nghiệp hiện đại mới từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước vươn ra thị trường thế giưới, cho phép nước ta rút ngắn con đường phát triển thông qua việc sử dụng 1 cách có hiệu quả những tiềm lực kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của 5 thời đại hiện nay. Bằng cách đó chúng ta mới có khả năng bỏ qua chế độ TBCN để tiến lên CNXH. Vì vậy việc thực hiện CNH-HĐH để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật càng là tất yếu và cần thiết. Có CNH-HĐH mới tạo ra nền sản xuất bằng máy móc, tạo ra sức sản xuất mới - cơ sở để tăng năng suất lao động; tạo ra cơ sở kinh tế làm chỗ dựa cho việc cải tạo và phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác; tạo điều kiện vật chất cho nền kinh tế độc lập tự chủ, có khả năng tham gia phân công hợp tác quốc tế . Có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có điều kiện để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, tạo tiền đề liên minh vững chắc giữa công nhân - nông dân - trí thức. CNH- HĐH phát triển lực lượng sản xuất cũng tạo ra tiền đề để củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, để phát triển tự do toàn diện con người. Việc hình thành các trung tâm công nghiệp và đô thị hóa xóa dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay. Cuối cùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc tăng cường an ninh, quốc phòng. CNH-HĐH xã hội chủ nghĩa ở nước ta có quan hệ chặt chẽ với phát triển lực lượng sản xuất nhằm thực hiện xã hội hóa về mặt kinh tế - kỹ thuật và công nghệ mới theo định hướng XHCN. Vì vậy, CNH-HĐH đất nước, 6 phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp CNH-HĐH với sự nghiệp cách mạng xây dựng CNXH ở nước ta. Đây là quá trình có ý nghĩa quan trọng và có tác động toàn diện tới nền kinh tế xã hội, tạo ra cơ sở vật chất kỹ chuật cho CNXH. Đại hội Đảng VII khẳng định: “ Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”. Đại hội VIII nhấn mạnh “Đẩy mạnh CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới ở nước ta. Đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. 2. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với KT tri thức. Ngày nay trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, các công nghệ mới liên tiếp ra đời, trong đó công nghệ thông tin phát triển vô cùng nhanh chóng, nó đã và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự tác động của con người đối với quá trình sản xuất và các hoạt động khác. Đồng thời, nó còn đóng vai trò trung gian chuyển đổi của thời đại phát triển từ nền kinh tế 7 cơng nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Xu thế tồn cầu hóa kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội đối với nhiều quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, CNH – HĐH gắn với nền kinh tế trí thức và bảo vệ mơi trường mang lại những nguồn lực rất quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát triển như nước ta, tạo điều kiện cho các nước này có thể phát triển nhanh chóng, bền vững, rút ngắn thời gian, giúp chúng ta có thể đi tắt đón đầu một khi bắt kịp và thích nghi được với xu hướng phát triển hiện đại. Vậy CNH-HĐH là gì? CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dòch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * Quan niệm kinh tế trí thức: - Kinh tế tri thức (k.tế số, kinh tế mạng, k.tế thơng tin, k.tế học hỏi, kinh tế mới) là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. * Tính tất yếu của việc thực hiện CNH-HĐH gắn với kinh tế trí thức: 8 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay được gắn với phát triển kinh tế trí thức. Quá trình này được thực hiện bắt nguồn từ những tất yếu sau đây: - Một trong những điểm nổi bật của đất nước ta trong quá trình đi lên CNXH là điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát triển. Bởi vậy, tiến hành CNH-HĐH gắn với phát triển k/tế tri thức vơi bước đi và hình thức thích hợp là một quá trình mang tính tất yếu khách quan. - Trong thời kỳ quá độ lên CNXH cần xay dựng nền ktế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu; đồng thời phát triển LLSX, CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn vơí nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao Năng Suất LĐ và cải thiện đời sống nhân dân. - Thực tiễn 20 năm đổi mới, cả về lý luận và thực tiễn, quá trình CNH-HĐH gắn với k/tế tri thức cho thấy, chúng ta đã chuyển từ CNH theo kiểu cũ, khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu dựa vào lợi thế lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ từ các nước XHCN sang CNH gắn với HĐH trong 1 nền k/tế mở ; từ chổ xác định vai trò chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sang là sự nghiệp của toàn dân. - Một trong những điểm nổi bật của thế giới hiện nay, đó là cuộc CM KH và CN phát triển như vũ bảo đã tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống XH. Bên cạnh đó xu thế hội nhập, mở cửa và tác đông của quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức 9 đối với quốc gia trong bối cảnh thế giới ngày nay. Vì vậy, nước ta chỉ có thể đi tắt, đón đầu, tiến hành CNH rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn đúng con đường phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước gắn với phát triển ktế tri thức. * Thiện đúng đắn qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác dụng to lớn về nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Nước ta đi lên CHXH với xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sự nghiệp CNH, HĐH sẽ có tác dụng trên nhiều lĩnh vực, cụ thể: - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội để không ngững nâng cao năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Quá trình CNH, HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dụng nền kinh tê độc lập tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó để thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế - CNH, HĐH không những thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao mà còn tao điều kiện vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hóa nền quốc phòng và an ninh. Sự nghiệp quốc phòng, an ninh gắn liền với sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. 10 . năng suất lao động xã hội cao. * Quan niệm kinh tế trí thức: - Kinh tế tri thức (k.tế số, kinh tế mạng, k.tế thơng tin, k.tế học hỏi, kinh tế mới) là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra phổ. KINH TÊ CHÍNH TRỊ Lý luận về CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. *Nêu khái niệm CNH,. là giành chính quyền, nhưng giành được chính quyền mới chỉ là thắng lợi bước đầu, cái đảm bảo thắng lợi hoàn toàn cho cuộc Cách mạng đó là phải đưa ra được kiểu tổ chức một nền Kinh tế có

Ngày đăng: 27/05/2014, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan