TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ

11 482 0
TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu giới thiệu cho các bạn về các ngành học Kinh Tế, khả năng tạo việc làm, phân tích chuyên sâu về Kinh Tế, đồng thời có danh sách các trường, các ngành, chỉ tiêu và điểm chuẩn của các trường Kinh Tế

KINH TẾ, KINH DOANH Ngành Quản trị kinh doanh Để tiến hành những hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện làm việc tập thể (nhóm hay tổ chức), nhất thiết phải thực hiện quản trị các hoạt động đó. Công việc này được gọi là quản trị kinh doanh. Cụ thể hơn, quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình: - Xác định mục tiêu kinh doanh - Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra - Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh. Công việc chính của quản trị viên Mục tiêu chung của quản trị kinh doanh là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quản trị kinh doanh thực chất là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba góc độ chủ yếu: * Quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng) * Quản trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo ngành) trong nền kinh tế như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm v.v * Quản trị kinh doanh theo chức năng trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần, công nghệ, chất lượng v.v Ngoài ra, còn có thể tiếp cận quản trị kinh doanh theo tiến trình quản trị trong doanh nghiệp như: hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát v.v Trong doanh nghiệp, quản trị kinh doanh được chia làm ba cấp chủ yếu: * Quản trị viên cấp cao: tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, giám đốc chức năng hay lĩnh vực v.v * Quản trị viên cấp trung: trưởng phòng, ban, quản đốc phân xưởng v.v * Quản trị viên cấp cơ sở: những quản trị viên còn lại. Tựu trung lại, công việc chính của quản trị viên là: - Hoạch định kinh doanh - Tổ chức kinh doanh - Tổ chức quản trị kinh doanh - Lãnh đạo, điều hành kinh doanh - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Thu nhập cao, môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến nhanh là những lý do khiến ngành này đang thu hút nhiều bạn trẻ. Bạn là người say mê kinh doanh, yêu thích các công việc đòi hỏi đầu óc tổ chức, quản lý, bạn có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường công việc. Ngành này có địa bàn hoạt động rộng nên bạn sẽ có cơ hội để đến với nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới. Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi vừa là thách thức, vừa là niềm vui cho bạn. Công việc không dập khuôn máy móc khiến bạn không cảm thấy nhàm chán. Chỉ tính riêng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nước ta có hơn 15 vạn doanh nghiệp. Theo chủ trương của Nhà nước, tới năm 2010, cả nước sẽ có khoảng 50 vạn doanh nghiệp. Nhu cầu về những quản trị viên giỏi, nhạy bén bởi vậy rất lớn. Đặc biệt, với kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh bài bản được đào tạo, bạn hoàn toàn có thể lập và quản trị công việc kinh doanh của chính mình hoặc doanh nghiệp của gia đình. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Kiến thức tự nhiên và xã hội, kiến thức về kinh doanh vững vàng - Thành thạo ngoại ngữ và tin học - Có khát vọng làm giàu chính đáng - Sáng tạo và đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng - Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro - Có đạo đức kinh doanh KINH TẾ, KINH DOANH Ngành Kinh tế và quản lý Tồn tại song song với nhóm ngành quản trị kinh doanh là nhóm ngành kinh tế và quản lý. Đây là nơi thi thố tài năng của những chuyên gia phân tích kinh tế, những nhà hoạch định chiến lược vĩ mô. Công việc và điều kiện làm việc của chuyên viên kinh tế và quản lý: Ở các cơ quan quản lý nhà nướcvề kinh tế (từ Trung ương đến địa phương), chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như: - Hoạch định phát triển kinh tế: Lập, thiết kế và thẩm định các chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển, chính sách phát triển, dự án phát triển và chương trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế, vùng (địa phương) v.v… - Dự báo phát triển kinh tế: Sử dụng các phương pháp, công cụ hỗ trợ đưa ra các kết quả dự báo về định lượng, định tính, hay xu thế phát triển kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Phân tích kinh tế: Mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu tình hình kinh tế, chiến lược và chính sách kinh tế, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống, tổ chức các quan hệ quốc tế trong cả quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các đánh giá và nhận định xác đáng phục vụ cho việc ra quyết định trong thời kỳ tiếp theo, hoặc kịp thời điều chỉnh một số chính sách hiện hành nếu cần. - Tổ chức và điều phối các hoạt động kinh tế: Thiết kế mới hoặc hoàn thiện các hệ thống đã có như: hệ thống ra quyết định quản lý, hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê báo cáo, phương án phối kết hợp giữa các cơ quan tổ chức (liên Bộ, liên ngành, liên vùng) và vận hành hệ thống này hoạt động. - Kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế: Sử dụng các luật, công cụ, phương pháp để theo dõi sự vận động của các hoạt động kinh tế cũng như sự vận hành của hệ thống tổ chức kinh tế. Qua đó kịp thời phát hiện những khâu vướng mắc, tìm nguyên nhân và kịp thời có phương án, giải pháp khắc phục. - Nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn về chính sách kinh tế, phương án tổ chức hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế theo yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Ở các doanh nghiệp, chuyên viên kinh tế và quản lý thực hiện một số công việc chủ yếu như: - Hoạch định phát triển doanh nghiệp: Tiến hành lập, thiết kế và thẩm định các hình thức hoạch định chủ yếu thường dùng trong doanh nghiệp như: chiến lược kinh doanh, dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chương trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích và dự báo phát triển: Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích môi trường bên ngoài, bên trong, môi trường cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và xu thế phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. - Tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh: Thiết kế mới hoặc hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh đã có, xây dựng mới hoặc kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ làm việc trong doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ phân công và hợp tác trong hệ thống tổ chức, tổ chức hệ thống thông tin một cách khoa học và hiện đại, lựa chọn, sắp xếp và bố trí cán bộ vào các khâu của hệ thống quản lý. - Điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp: Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ quản lý để vận hành hệ thống tổ chức kinh doanh đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, nhanh chóng phát hiện những khâu yếu để kịp thời khắc phục. - Chẩn đoán doanh nghiệp: Sử dụng các công cụ, phương pháp để phân tích, thẩm định thực trạng kinh doanh và tài chính hiện hành của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, dự kiến sự biến động về giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong tương lai. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Tư duy kinh tế, nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, đầu óc chiến lược. - Khả năng phân tích, giải quyết vấn để bằng phương pháp tư duy logic. - Khả năng tổ chức. - Khả năng diễn đạt - Thích tìm tòi, nghiên cứu. KINH TẾ, KINH DOANH Nghề Marketing Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó? Như vậy, marketing không phải là bán hàng. Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau. Công việc chính của người làm marketing: Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là: - Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. - Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh. - Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp. - Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau. - Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng. - Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau. - Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…) - Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình xúc tiến đó. - Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo thỏa mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Thực hiện việc đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay đổi cần thiết và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo v.v… là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo. 49% bản tin tuyển dụng hiện nay ở Việt nam dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Tính kiên trì - Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. - Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo. - Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành - Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả. Một số địa chỉ đào tạo: Marketing hiện nay là ngành học phổ biến trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế trong cả nước với các khóa đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn. Bởi vậy, cũng như ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ đào tạo phù hợp. KINH TẾ, KINH DOANH Nghề bán hàng Người bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ không chỉ trình bày, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, lắng nghe và giải quyết những thắc mắc của khách hàng mà còn phản ánh tình hình của sản phẩm, của thương hiệu, của doanh nghiệp. Công việc chính của nhân viên bán hàng - Giải đáp thắc mắc của khách hàng, giới thiệu sản phẩm, giao hàng, nhận tiền, gói hàng. - Trưng bày hàng. - Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm. - Nhận thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. - Làm báo cáo định kỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Người bán hàng giỏi có thể vươn tới vị trí đại diện bán hàng. Lúc đó công việc của họ là: - Ngiên cứu các khu vực thị trường mà mình chịu trách nhiệm, đánh giá tiềm năng khách hàng tại khu vực đó. Lên chương trình và sắp xếp các cuộc gặp gỡ với các khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ dùng sản phẩm, dịch vụ của mình. - Phát triển và cập nhật kiến thức về sản phẩm của doanh nghiệp mình và của đối thủ cạnh tranh, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Thường xuyên trao đổi với các nhân viên kinh doanh và marketing để cùng nhau quyết định phương pháp quảng bá sản phẩm tốt nhất. - Thương lượng về giá của sản phẩm, nhận đơn đặt hàng, ký kết các hợp đồng lớn và trực tiếp đốc thúc việc thực hiện. - Báo cáo cho cấp trên về doanh số bán hàng và cung cấp các phản hồi của người tiêu dùng về kết quả của việc tiếp thị các sản phẩm mới. - Thực hiện các buổi thuyết trình về sản phẩm. Các đại diện bán hàng thường chuyên sâu vào việc bán hàng hoặc quảng bá một khu vực sản phẩm nhất định như hàng điện tử, dược phẩm hay bảo hiểm v.v… Đại diện bán hàng giàu kinh nghiệm có thể thăng tiến tới những vị trí cao hơn như giám sát bán hàng hoặc giám đốc bán hàng. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Là bộ mặt của công ty, ngày nay, hình ảnh của nhân viên bán hàng không chỉ gắn liền với các gian trưng bày và bán sản phẩm của các doanh nghiệp nữa. Họ trở thành một lực lượng năng động và nhiều khả năng thăng tiến bởi ưu thế hiểu biết khách hàng muốn gì, cần gì rất rõ của mình. Họ có thể làm việc trong những văn phòng tiện nghi và hiện đại khi đã đạt được những thành công trong công việc bán nhàng và được cất nhắc lên những vị trí cao hơn. Ở tất cả các doanh nghiệp, nhân viên bán hàng là bộ phận không thể thiếu. Bạn ít phải lo lắng về cơ hội việc làm nếu như bạn có duyên bán hàng và lại được đào tạo bài bản, bởi nhân viên bán hàng là bộ phận quan trọng luôn được các doanh nghiệp chú ý tìm kiếm. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Cởi mở, nhiệt tình, nhạy cảm, tinh tế. - Ứng xử khéo léo, linh hoạt, khả năng giao tiếp tốt. - Có kiến thức về sản phẩm và doanh nghiệp. - Có mối quan hệ xã hội rộng rãi. - Làm việc có kỷ luật, cẩn thận. Nếu muốn thăng tiến trong công việc này, bạn phải trang bị thêm cho mình: - Các kiến thức cơ bản về marketing, bán hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng. - Khả năng tổ chức, quản lý. Một số địa chỉ đào tạo: Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương… Ngoài ra, có một số trung tâm mở các lớp ngắn hạn đào tạo kỹ năng bán hàng cơ bản như Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn marketing, CFVG, Viện Quản trị Kinh doanh… Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Cần Thơ, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương… còn có những lớp học chính quy đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp như nhân viên bán hàng, bán hàng siêu thị… Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến 2013 Chỉ tiêu cụ thể vào trường như sau: Ngành Mã ngành Khối Chỉ tiêu TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM 4.000 - Ngành kinh tế, gồm các chuyên ngành: D310101 A, A1 + Kinh tế học + Kinh tế kế hoạch và đầu tư + Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực + Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn + Kinh tế thẩm định giá + Kinh tế bất động sản + Kinh tế chính trị - Ngành quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành: D340101 A, A1 + Quản trị kinh doanh tổng hợp + Quản trị chất lượng + Thương mại + Ngoại thương + Du lịch - Ngành tài chính - ngân hàng, gồm các chuyên ngành: D340201 A, A1 + Tài chính nhà nước + Tài chính doanh nghiệp + Kinh doanh bảo hiểm + Ngân hàng + Chứng khoán - Ngành kế toán D340301 A, A1 - Ngành hệ thống thông tin kinh tế, gồm các chuyên ngành: D340405 A, A1 + Toán kinh tế + Toán tài chính + Thống kê + Tin học quản lý + Thống kê kinh doanh - Ngành luật học (chuyên ngành luật kinh doanh) D380101 A, A1 - Ngành kinh doanh quốc tế A, A1 - Ngành marketing A, A1 - Ngành kiểm toán A, A1 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 trường là: 1. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ); 2. Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh (cũ); 3. Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (cũ). Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ) thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27.10.1976 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập trường Trường Đại học Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn và các trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng, thành Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh (cũ) được thành lập từ tháng 10.1976, là cơ sở II của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 15.10.1988 Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 23.10.1994, Chính phủ lại ban hành Nghị định 178/CP qui định quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, trong đó công nhận Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (cũ) được thành lập từ năm 1986 trên cơ sở tách Khoa Triết - Kinh tế thành hai đơn vị: Khoa Triết và Khoa Kinh tế độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng và nhiệm vụ của khoa là đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Từ năm 1986 đến năm 1990 Khoa Kinh tế đă đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế học. Từ năm 1990 đến năm 1996 khoa được giao đào tạo bậc cử nhân theo các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh; đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Kinh tế học. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Kinh tế TPHCM 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. HCM; ĐT: (08)38230082; Fax: (08)38229832 THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2012 KÝ HIỆU TRƯỜNG: KSA – TỔNG CHỈ TIÊU: 4.000 Ngành Mã ngành Khối Chỉ tiêu - Ngành kinh tế, gồm các chuyên ngành: D310101 A + Kinh tế học + Kinh tế kế hoạch và đầu tư + Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực + Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn + Kinh tế thẩm định giá + Kinh tế bất động sản + Kinh tế chính trị - Ngành quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành: D340101 A + Quản trị kinh doanh tổng hợp + Quản trị chất lượng + Thương mại + Kinh doanh quốc tế + Ngoại thương + Du lịch + Marketing - Ngành tài chính - ngân hàng, gồm các chuyên ngành: D340201 A + Tài chính nhà nước + Tài chính doanh nghiệp + Kinh doanh bảo hiểm + Ngân hàng + Chứng khoán - Ngành kế toán, gồm các chuyên ngành: D340301 A + Kế toán + Kiểm toán - Ngành hệ thống thông tin kinh tế, gồm các chuyên ngành: D340405 A [...]...+ Toán kinh tế + Toán tài chính + Thống kê + Tin học quản lý + Thống kê kinh doanh - Ngành luật học (chuyên ngành Luật kinh doanh) D380101 A - Tuyển sinh trong cả nước - Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD-ĐT - Tuyển một điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành . tiêu TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM 4.000 - Ngành kinh tế, gồm các chuyên ngành: D310101 A, A1 + Kinh tế học + Kinh tế kế hoạch và đầu tư + Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực + Kinh tế nông. nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Từ năm 1986 đến năm 1990 Khoa Kinh tế đă đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế học. Từ năm 1990 đến năm. theo các chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh; đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Kinh tế học. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Kinh tế TPHCM 59C đường Nguyễn

Ngày đăng: 27/05/2014, 08:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KINH TẾ, KINH DOANH

  • Ngành Quản trị kinh doanh

    • KINH TẾ, KINH DOANH

    • Ngành Kinh tế và quản lý

      • KINH TẾ, KINH DOANH

      • Nghề Marketing

        • KINH TẾ, KINH DOANH

        • Nghề bán hàng

          •  Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến 2013

            • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Kinh tế TPHCM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan