Hướng dẫn sinh viên tự tìm tói, tra cứu thông tin trong quá trình học tâoj

6 1.2K 10
Hướng dẫn sinh viên tự tìm tói, tra cứu thông tin trong quá trình học tâoj

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn sinh viên tự tìm tói, tra cứu thông tin trong quá trình học tâoj

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ TÌM TÒI, TRA CỨU THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TS-GVC Bùi Thị Mùi Trưởng bộ môn Tâm lý-Giáo dục GIỚI THIỆU Cùng với nhân loại, Việt Nam ñang tiến dần tới nền văn minh siêu công nghiệp. ðiểm mạnh của nền văn minh này là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, là sự bùng nổ thông tin. Trong xu thế ñó, giáo dục và ñào tạo ñại học Việt Nam hiện nay ñòi hỏi sinh viên phải có khả năng tự tìm tòi, tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm biến quá trình ñào tạo thành quá trình tự ñào tạo nghề nghiệp của mình một cách có hiệu quả. Cho nên, hướng dẫn sinh viên tự tìm tòi, tra cứu thông tin là một trong các phương pháp dạy học tập trung vào việc học của sinh viên (Learning-Centred Teaching). ðể góp phần nghiên cứu, vận dụng phương pháp này, bài viết tập trung trình bày hai vấn ñề: quy trình tìm tòi, tra cứu thông tin từ các nguồn tài liệu và một số kỹ năng cần tiếp tục rèn luyện khi làm việc với tài liệu học tập. Ngoài ra, bài viết cũng giới thiệu tóm tắt một giáo án dạy theo cách này. 1. QUY TRÌNH TÌM TÒI, TRA CỨU THÔNG TIN TỪ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU HỌC TẬP Nếu như sách giáo khoa là nguồn tài liệu giảng dạy và học tập chính của thầy-trò phổ thông thì giáo trình (chủ yếu là giáo trình do giáo viên hay tập thể giáo viên bộ môn của trường biên soạn) lại là tài liệu chính trong giảng dạy-học tập môn học ở ña số các trường ñại học Việt Nam hiện nay. Bên cạnh giáo trình, ñể học tập tốt, sinh viên phải tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn tài liệu học tập (TLHT) khác. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các nguồn TLHT ngày càng phong phú và ña dạng (Các tài liệu in ấn: các loại sách, báo, tạp chí .; thông tin trên mạng Internet; thông tin trên các phương tiện truyền thông ñại chúng khác: phát thanh, truyền hình .; thông tin từ cuộc sống thực tiễn .). Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện, nhất là của các trung tâm học liệu cũng vô cùng phong phú: các cơ sở dữ liệu (EBSCO, Blackwell Synergy, Agora .), tài liệu tham khảo, tài liệu nghe nhìn, hỏi ñáp thông tin, hội nghị, hội thảo, câu lạc bộ . Do ñó, sinh viên ñược huấn luyện phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng thông tin từ giáo trình và các nguồn tài liệu khác nhằm giải quyết một câu hỏi, một nhiệm vụ, một vấn ñề hay một tình huống học tập nào ñó do giảng viên ñề ra hay do chính sinh viên tự ñề ra trong quá trình học tập là yêu cầu cấp bách trong cải tiến, ñổi mới phương pháp dạy học tích cực, nhất là dạy học trong ñiều kiện chương trình ñào tạo ñược xây dựng theo học chế tín chỉ như hiện nay. Quy trình chung khi thực hiện phương pháp này bao gồm các giai ñoạn, các bước cơ bản: ñề xuất chủ ñề, vấn ñề cần tìm tòi, tra cứu; thu thập và xử lý thông tin; sử dụng thông tin ñể giải quyết vấn ñề. - ðề xuất chủ ñề, vấn ñề tìm tòi tra cứu Trong học tập theo phương pháp tìm tòi tra cứu, chủ ñề có thể hiểu là ñề tài ñược chọn làm nội dung nghiên cứu; còn vấn ñề là ñiều cần xem xét, giải quyết trong chủ ñề ñó. Vấn ñề tìm tòi, tra cứu thường ñược xuất hiện hay thể hiện dưới dạng câu hỏi gợi mở kích thích hứng thú, sự quan tâm ñến việc tìm tòi, tra cứu nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết một chủ ñề nào ñó của sinh viên. Chủ ñề và vấn ñề tìm tòi, tra cứu có thể do sinh viên tự ñề xuất hoặc do giảng viên gợi ý trong quá trình dạy học. Sau khi xác ñịnh chủ ñề và vấn ñề, mục ñích tìm tòi nghiên cứu vấn ñề, sinh viên phải xác ñịnh các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và ñiều kiện cần thiết ñể giải quyết vấn ñề. Giai ñoạn này sẽ ñược chính xác hóa thêm trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. - Thu thập và xử lý thông tin Khi ñã xác ñịnh ñược chủ ñề và vấn ñề cần tìm tòi, tra cứu, sinh viên cần xây dựng kế hoạch và tiến hành quá trình thu thập, xử lý thông tin. Hai bước quan trọng trong giai ñoạn này là thu thập và xử lý thông tin. + Thu thập thông tin  Trước hết cần xác ñịnh nguồn TLHT cần tìm kiếm Ở bước này, sinh viên có thể ñược giảng viên trực tiếp cung cấp TLHT (bản copy của giáo trình, bài giảng hay các tài liệu khác) hoặc giới thiệu danh mục các tài liệu tham khảo. Tích cực hơn, sau khi xác ñịnh ñược vấn ñề cần tìm tòi, tra cứu, sinh viên tự tìm kiếm TLHT. ðể thực hiện công việc này, sinh viên cần học các kỹ năng tìm kiếm tài liệu như: xác ñịnh căn cứ lựa chọn tài liệu (căn cứ vào mục ñích, nhiệm vụ, thời gian, ñiều kiện .); xác lập danh mục tài liệu tìm kiếm; xác ñịnh nguồn tài liệu, ñịa chỉ (thư mục ở thư viện, ñịa chỉ trên mạng Internet .) và sắp xếp danh mục tài liệu theo thứ tự ưu tiên. Giảng viên có thể cho sinh viên những lời khuyên ñể các em biết chọn lọc những tài liệu ñáng tin cậy (dựa vào tác giả, nhà xuất bản .).  Lập kế hoạch làm việc với tài liệu: xác ñịnh mục ñích, nhiệm vụ, các ñiều kiện, thời gian và khối lượng công việc cần giải quyết; xác lập thứ tự tài liệu cần nghiên cứu tương ứng với thời gian, nhiệm vụ và kết quả cần ñạt; kiểm tra ñể chính xác hóa kế hoạch dự kiến.  Thu thông tin: ñọc nhanh tài liệu ñể xác ñịnh phạm vi, vị trí thông tin mình cần; sau ñó có thể copy toàn bộ thông tin (thông tin thô) hoặc ñọc kỹ (phân tích, thông hiểu thông tin) và ghi chép (trích dẫn, tóm tắt .) thông tin ñưa vào hồ sơ chủ ñề nghiên cứu. Lưu ý: ñể tiện lợi khi sử dụng, mỗi thông tin thu thập ñược (bằng copy hay ghi chép), cần lưu lại trên ñó ñầy ñủ các thông tin như tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang hay ñịa chỉ trên Internet hoặc ñịa chỉ của các thông tin thu ñược qua các nguồn khác như chương trình nào, ở ñâu, thời gian nào . + Xử lý thông tin Sau khi ñã thu thập ñược một lượng lớn các thông tin ñể giải quyết vấn ñề trong chủ ñề, sinh viên có thể:  Chia sẻ với các sinh viên khác trong nhóm: chia sẻ về cách tìm kiếm thông tin; so sánh và chia sẻ thông tin thu thập ñược cho nhau.  Phân loại thông tin thu ñược theo hướng giải quyết vấn ñề (theo yêu cầu, nhiệm vụ và kết quả cần ñạt).  Tổng hợp thông tin (thực hiện các thao tác duy: phân tích, so sánh, tổng hợp . thông tin) theo mục ñích, nhiệm vụ sử dụng. - Sử dụng thông tin Giai ñoạn này bao gồm các bước: + Xác ñịnh mục ñích, nhiệm vụ và yêu cầu ứng dụng thông tin. + ðề xuất các phương án sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu. + Huy ñộng vốn kinh nghiệm và thông tin thu ñược từ tài liệu ñể giải quyết nhiệm vụ sử dụng theo phương án ñã chọn. Trình bày thành quả tìm tòi, tra cứu thành sản phẩm. Sản phẩm ñó có thể là một bộ sưu tập, một bài luận hay một trang Web .về chủ ñề nghiên cứu. Chính việc trình bày sản phẩm sẽ giúp sinh viên có cơ hội xem xét các quan ñiểm khác nhau và thể hiện quan ñiểm cá nhân của mình về vấn ñề nghiên cứu. + ðánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tìm tòi, tra cứu và thành quả tra cứu. + Sử dụng thông tin thu ñược qua việc tìm tòi, tra cứu ñể giải quyết các vấn ñề khác trong học tập và trong cuộc sống. 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN TIẾP TỤC RÈN LUYỆN KHI LÀM VIỆC VỚI TÀI LIỆU HỌC TẬP Thực ra các kỹ năng này sinh viên ñã ñược huấn luyện trong quá trình học tập ở phổ thông. Tuy nhiên, môi trường và những ñòi hỏi của học tập ở ñại học giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện chúng tốt hơn. Dưới ñây là một số kỹ năng cần lưu ý sinh viên tiếp tục rèn luyện khi sử dụng phương pháp này: - Kỹ năng ñịnh hướng Kỹ năng ñịnh hướng bao gồm: kỹ năng ñề xuất chủ ñề, vấn ñề tìm tòi, tra cứu; kỹ năng xác ñịnh mục ñích, nhiệm vụ tìm tòi, tra cứu; kỹ năng xác ñịnh nguồn tài liệu, lựa chọn tài liệu; kỹ năng lập kế hoạch tìm tòi, tra cứu. - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin bao gồm: kỹ năng ñọc văn bản; kỹ năng phân loại tài liệu ñọc ñược; kỹ năng ghi chép thông tin; kỹ năng lập dàn bài, ñề cương hay tóm tắt thông tin. + Kỹ năng ñọc văn bản  Kỹ năng ñọc lướt văn bản ðọc lướt là cách ñọc nhanh (liếc qua) ñể biết tài liệu ñọc nói về cái gì (bố cục, ý chính). ðể biết nhanh nội dung chính của tài liệu có thể xem phần mục lục hay phần giới thiệu của tài liệu (nếu có), còn nếu tài liệu không có phần giới thiệu hay mục lục thì có thể ñọc nhanh qua các phần, chương, mục ñể sơ bộ nắm nội dung thông tin, xác ñịnh những phần, chương, mục cần nghiên cứu kỹ.  Kỹ năng ñọc kĩ ðọc kĩ là cách ñọc ñể nghiên cứu, xem xét (phân tích và thông hiểu) nhằm hiểu sâu, nắm vững chủ ñề, các luận ñiểm chính của tài liệu; phân tích văn bản ñể xác ñịnh ñược các ý trong mỗi ñoạn, mục; xác ñịnh các ý cốt lõi, ý chính, ý phụ, loại bỏ những ý vụn vặt, xác ñịnh mối liên hệ giữa các ý, khu biệt các nhóm ý; tổng hợp các ý trong mỗi nhóm, khái quát hóa chúng thành các luận ñiểm, khái niệm hay tưởng cơ bản. Sinh viên cần biết ñặt các câu hỏi khi ñọc tài liệu: Ở ñây nói về cái gì? Cái ñó ñề cập ñến những khía cạnh nào? Trong những khía cạnh ñó thì khía cạnh nào là chủ yếu, bản chất? . ðể trả lời ñược các câu hỏi ñó, sinh viên cần biết diễn ñạt ý chính của nội dung ñọc ñược, ñặt tên cho phần, ñoạn ñã ñọc sao cho tên ñề mục phản ánh ñược ý chính.  Kỹ năng ñọc và phân tích bảng số liệu, biểu ñồ, bản ñồ, ñồ thị, hình vẽ . trong tài liệu. + Kỹ năng phân loại tài liệu ñọc ñược Phân loại tài liệu ñọc ñược trên cơ sở tiến hành phân tích cấu trúc logic của bài ñọc. Trong bài ñọc có những luận ñiểm cơ bản và những dẫn chứng chứng minh cho những luận ñiểm ñó. Cho nên, sinh viên cần biết phân biệt những thành phần ñó trong bài ñọc. + Kỹ năng ghi chép thông tin Có các hình thức ghi chép thông tin như: ñánh dấu, gạch chân hay tô ñậm, trích ghi hay ghi ñại ý. Trích ghi là ghi lại nguyên văn những câu, những ñoạn trong tài liệu (trong ñóng mở ngoặc kép) ñể khi cần có thể sử dụng làm tăng thêm tính thuyết phục của những luận ñiểm trình bày. Khi trích ghi cần ghi rõ họ tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nhà xuất bản, thậm chí có thể cả số trang, dòng (ví dụ: Hà Thế Ngữ, ðặng Vũ Hoạt (1986), Giáo dục học T1, Nxb Giáo dục, Tr 28.) + Kỹ năng lập dàn bài Dàn bài là tổ hợp các ñề mục chứa ñựng những ý cơ bản có trong bài ñọc. Lập dàn bài là xác ñịnh những ý cơ bản của bài ñọc căn cứ vào các ñề mục do tác giả ñưa ra hay do sinh viên ñã chi tiết hóa, phân nhỏ bài ñọc ra từng phần. ðể lập dàn bài cần tách ra các ý chính, thiết lập giữa chúng mối quan hệ, và trên cơ sở ñó chia nhỏ bài ñọc, lựa chọn ñề mục cho từng phần nhỏ sao cho quan hệ giữa phần nhỏ với phần lớn hơn là quan hệ giữa toàn thể với bộ phận. + Kỹ năng lập ñề cương ðề cương là những ý cơ bản của bài ñọc ñược tóm tắt lại, có thể nói ñề cương là sự chi tiết hơn của dàn bài có kèm theo những câu, những ñoạn trích dẫn. + Kỹ năng tóm tắt tài liệu ñọc ñược Tóm tắt là ghi lại những ý cơ bản ñã ñược chứng minh trong bài ñọc, những dẫn chứng minh họa. Tóm tắt có nhiều mức ñộ khác nhau tùy thuộc vào sự ñầy ñủ khác nhau của nội dung. Dạng tóm tắt ñầy ñủ là ghi lại một cách tóm tắt toàn bộ các hiện tượng, sự kiện . với mọi tính chất, ñặc ñiểm của nó. Dạng tóm tắt ñơn giản hơn chỉ ghi tóm tắt những nội dung khó và quan trọng nhất, những nội dung còn lại chỉ ghi dưới dạng ñề cương, nêu tên các vấn ñề, các trích dẫn . ðể làm tóm tắt, cần biết phân tích bài ñọc, tách ra ñối tượng và những ñặc ñiểm của ñối tượng ñó, thiết lập mối quan hệ giữa các ñối tượng. - Kỹ năng sử dụng thông tin Kỹ năng sử dụng thông tin bao gồm: + Kỹ năng xác ñịnh mục ñích, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng thông tin. + Kỹ năng ñề xuất các phương án sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu. + Kỹ năng huy ñộng vốn kinh nghiệm và thông tin thu ñược từ tài liệu ñể giải quyết nhiệm vụ sử dụng theo phương án ñã chọn. - Kỹ năng ñánh giá, rút kinh nghiệm ðể việc tìm tòi, tra cứu thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau phục vụ cho nhiệm vụ học tập, sinh viên cần thường xuyên ñánh giá quá trình tra cứu và thành quả tra cứu làm căn cứ ñiều khiển, ñiều chỉnh phương pháp học tập này ñạt hiệu quả tốt hơn. 3. VÍ DỤ VỀ DẠY HỌC BẰNG CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TÌM TÒI, TRA CỨU Tóm tắt Giáo án chuyên ñề: Chiến lược phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước (1 ðVHT) ðối tượng: Lớp cử nhân sư phạm Tiểu học năm thứ ba, khoa Sư phạm, trường ñại học Cần Thơ. Yêu cầu: Chuyên ñề nhằm bồi dưỡng cho sinh viên: - Tính tích cực trong việc tìm tòi, tra cứu thông tin nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; ý thức ñược chiến lược phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hoá ñất nước 2001-2010 của ðảng ta ñể chuẩn bị tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện nó trong tương lai; - Biết cách ñề xuất vấn ñề cần tìm tòi, tra cứu về chiến lược phát triển giáo dục (2001-2010), sưu tầm, xử lý và sử dụng thông tin về chiến lược phát triển giáo dục từ các TLHT nhằm giải quyết vấn ñề theo nhóm; sử dụng thông tin ñể xây dựng bài thuyết trình và thảo luận một vấn ñề về chiến lược phát triển giáo dục trước tập thể lớp. - Biết, hiểu, liên hệ và vận dụng các thông tin về chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Tên của chuyên ñề cũng chính là chủ ñề sinh viên cần tìm tòi tra cứu. ðể tìm hiểu chủ ñề Chiến lược phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, sinh viên cần xác ñịnh các vấn ñề cụ thể. Có thể ñịnh hướng cho sinh viên tìm tòi, tra cứu các vấn ñề sau: Chiến lược và chiến lược phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước là gì? Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay ra sao? Trong vài thập kỷ tới, bối cảnh và thời cơ, thách thức ñối với giáo dục nước ta là gì? ðảng ta ñã ñề ra các quan ñiểm chỉ ñạo nào ñể phát triển giáo dục? ðến năm 2010 cần ñạt ñược những mục tiêu phát triển giáo dục nào? Muốn ñạt ñựơc những mục tiêu ñó cần có các giải pháp phát triển giáo dục nào và cách thức tổ chức thực hiện chiến lược ra sao? Tài liệu, phương tiện: Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 (bản copy), giấy rời (ghi kế hoạch làm việc và các nhiệm vụ cụ thể), máy chiếu. Kế hoạch thực hiện: Chuyên ñề ñược thực hiện trong 5 tuần, mỗi tuần 3 tiết. Thời gian và công việc tiến hành ñược bố trí như sau: Tuần 1: Lên lớp hướng dẫn sinh viên nghiên cứu chuyên ñề Các hoạt ñộng trên lớp bao gồm: - Giảng viên giới thiệu mục ñích, yêu cầu của chuyên ñề. - Phân nhóm (mỗi nhóm từ 5 ñến 6 sinh viên) cùng thảo luận hai câu hỏi: Bạn muốn biết ñiều gì về chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai ñoạn 2001-2010. Bạn có thể làm gì và làm như thế nào ñể thỏa mãn sự hiểu biết ñó? - Phát cho sinh viên tài liệu (Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam năm 2001-2010) và yêu cầu mỗi nhóm làm việc với tài liệu ñể trả lời câu hỏi: Có những vấn ñề nào ñược trình bày trong tài liệu? ðối chiếu với những vấn ñề mà nhóm ñã hình dung ra trước ñó. - ðại diện các nhóm ñưa ra các vấn ñề cần tìm tòi, tra cứu ñể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về chiến lược phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước trong giai ñoạn 2001-2010. - Chốt lại 5 vấn ñề cơ bản cần làm sáng tỏ + Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay ra sao? + Trong vài thập kỷ tới, bối cảnh và thời cơ, thách thức ñối với giáo dục nước ta là gì? + ðảng ta ñã ñề ra các quan ñiểm chỉ ñạo nào ñể phát triển giáo dục? + ðến năm 2010 cần ñạt ñược những mục tiêu phát triển giáo dục nào? + Muốn ñạt ñựơc những mục tiêu ñó cần có các giải pháp phát triển giáo dục nào? - Phân lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm có trách nhiệm làm sáng tỏ một vấn ñề và giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc trong hai tuần kế tiếp. - Nhóm trao ñổi về kế hoạch làm việc tuần 2 và tuần 3. Tuần 2 và tuần 3: Công việc của tuần 2 và tuần 3 mỗi nhóm cần thực hiện: - Cá nhân sưu tầm tài liệu. - So sánh, sẻ chia, tập hợp và lập danh mục tài liệu cả nhóm sưu tầm ñược. - Căn cứ vào các tài liệu sưu tầm, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin về vấn ñề nghiên cứu ñược phân công. - Chuẩn bị bài thuyết trình và kế hoạch thảo luận về vấn ñề nghiên cứu (có thể sử dụng máy chiếu) trước lớp; thảo luận thêm về kinh nghiệm tìm tòi tra cứu, xử lý và sử dụng thông tin. Hai tuần cuối: Các công việc ñược tiến hành trên lớp bao gồm: - Các nhóm trình bày và thảo luận trước lớp hai nội dung: + Hệ thống tài liệu nhóm sưu tầm ñược và một vài kinh nghiệm về tìm tòi, tra cứu thông tin. + Trình bày vấn ñề ñược phân công trước lớp (sử dụng máy chiếu) và hướng dẫn lớp thảo luận thêm về vấn ñề ñó. - Hệ thống hóa các vấn ñề ñã ñược nghiên cứu. - Nhận xét, rút kinh nghiệm quá trình học tập. ðánh giá kết quả học tập chuyên ñề: Sử dụng ñiểm hệ số 10, trong ñó: ðiểm do nhóm ñánh giá (phiếu ñánh giá) quá trình làm việc trong nhóm cho mỗi thành viên: 5 ñiểm ðiểm do giảng viên ñánh giá cho mỗi thành viên trong nhóm (căn cứ vào sản phẩm của nhóm, tham gia trình bày, thảo luận trên lớp, sự chuyên cần): 5 ñiểm. Kết quả cho thấy sinh viên tích cực tìm kiếm tài liệu có liên quan ñến chủ ñề; các nhóm ñã tập hợp và trao ñổi cho nhau tài liệu học tập. Sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập; bài thuyết trình và thảo luận trước lớp của các nhóm sinh viên khá tốt; 3/5 nhóm biết cách phối hợp thuyết trình với sử dụng máy chiếu; lớp tham gia thảo luận sôi nổi. Số sinh viên vắng mặt trên lớp ít. Kết quả ñánh giá: 100% ñạt yêu cầu trong ñó 6% ñạt loại trung bình, còn lại là khá và giỏi. Phụ lục ðÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPCHUYÊN ðỀ (Chiến lược giáo dục năm 2001-2010) Nhóm: Lớp: STT Họ và tên Sự thường xuyên Sự tích cực tham gia Kết quả ñóng góp Kết quả tổng hợp Ghi chú: *Nhóm ñánh giá kết quả học chuyên ñề của từng thành viên trong nhóm. Kết quả tổng hợp là tổng của ba kết quả: Sự thường xuyên tham gia, sự tích cực tham gia và kết quả ñóng góp của cá nhân. -Kết quả tổng hợp: 10 ñiểm -Sự thường xuyên tham gia: 3 ñiểm (vắng một buổi trừ 1 ñiểm) -Sự tích cực tham gia: 4 ñiểm (Cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ ñược giao: Rất tích cực 4 ñiểm, tích cực 3 ñiểm, chưa tích cực lắm 2 ñiểm, ít tham gia 1 ñiểm) -Kết quả ñóng góp: 3 ñiểm (Những ñóng góp của cá nhân vào kết quả thực hiện nhiệm vụ ñược giao của tổ: Rất tốt 3 ñiểm, tốt 2 ñiểm, trung bình 1.5 ñiểm chưa tốt ñiểm). *Giáo viên căn cứ vào kết quả ñánh giá của nhóm và kết quả tham gia của các tổ, các SV trong các buổi học trên lớp ñể ñánh giá ñiểm số của từng SV trong quá trình học chuyên ñề. Cần Thơ-2007 . hiệu quả. Cho nên, hướng dẫn sinh viên tự tìm tòi, tra cứu thông tin là một trong các phương pháp dạy học tập trung vào việc học của sinh viên (Learning-Centred. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ TÌM TÒI, TRA CỨU THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Ngày đăng: 24/01/2013, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan