Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại Công ty Toyota Việt Nam

12 2.3K 17
Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại Công ty Toyota Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuất công việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống. Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, và một trong số các doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực này là Công ty Toyota Việt Nam - một công ty con của tập đoàn Toyota , với tốc độ tăng trưởng cao, công ty Toyota Việt Nam đã luôn không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên Công ty Toyota Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay. Trình độ công nghệ ngành ô tô thế giới ngày càng hiện đại và các ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nếu không nhanh chóng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại thì sẽ có nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới. Do đó một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp này là làm thế nào để thúc đẩy và thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Sau đây nhóm sẽ đi nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại Công ty Toyota Việt Nam”, để tìm hiểu về thực trạng chuyển giao công nghệ tại công ty này và trên cơ sở đó định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ trong tương lai. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ: 2 1.1. Khái niệm về chuyển giao công nghệ: 2 1.2. Các phương thức chuyển giao: 3 1.3. Vai trò của chuyển giao công nghệ: 3 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM: 4 2.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Nam và hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay: 4 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Nam: 4 2.1.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: 5 2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại công ty Toyota Việt Nam (TMV): 6 2.3. Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và tại công ty Toyota Việt Nam nói riêng trong thời gian tới: 7 2.3.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật : 7 2.3.2. Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh: 7 2.3.3. Một số kiến nghị: 8 KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệchuyển giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuất công việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống. Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, và một trong số các doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực này là Công ty Toyota Việt Nam - một công ty con của tập đoàn Toyota , với tốc độ tăng trưởng cao, công ty Toyota Việt Nam đã luôn không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên Công ty Toyota Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay. Trình độ công nghệ ngành ô tô thế giới ngày càng hiện đại và các ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nếu không nhanh chóng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại thì sẽ có nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới. Do đó một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp này là làm thế nào để thúc đẩy và thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Sau đây nhóm sẽ đi nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại Công ty Toyota Việt Nam”, để tìm hiểu về thực trạng chuyển giao công nghệ tại công ty này và trên cơ sở đó định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ trong tương lai. 1 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ: 1.1. Khái niệm về chuyển giao công nghệ: * Khái niệm Công nghệ: - Công nghệ là một trong những bộ môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa của tri thức ứng dụng. - Công nghệ là một tập hợp các cách thức, những phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất. * Khái niệm Chuyển giao công nghệ: Theo luật quốc tế về chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là việc tiếp nhận công nghệ mới giữa bên giao và bên nhận. Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra: - Từ một ngành công nghiệp sang một ngành công nghiệp khác - Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế - Giữa các nước phát triển - Giữa các nước đang phát triển - Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển - Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệchuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.  Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận: - Tình hình chính trị - Hệ thống hành chính, pháp luật và việc chấp hành pháp luật được phép chuyển giao công nghệ theo những quy định nào. - Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Tình hình kinh tế - Cơ sở hạ tầng và nhân lực KH – CN - Chính sách công nghệchuyển giao công nghệ 2  Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao: - Kinh nghiệm - Chính sách chuyển giao công nghệ - Vị thế thương mại và công nghệ 1.2. Các phương thức chuyển giao: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài kết hợp với phương tiện sản xuất, các kiến thức được cấp patent, các know - how, quản trị và marketing - Hợp đồng license sử dụng patent, tên hãng, nhãn hiệu và các đối tượng khác Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật - Các hợp đồng quản lý - Các hợp đồng marketing - Cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, các nghiên cứu khả thi và các dịch vụ khác cho hoạt động đầu tư và tái đầu tư - Các hợp đồng chìa khóa trao tay - Bán và mua phương tiện SX - Các hoạt động R & D 1.3. Vai trò của chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho cả hai bên bên giao và bên nhận. Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Công nghệ tạo năng xuất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác, sử dụng. 3 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM: 2.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Namhoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay: 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Nam: * Tên công ty: Công ty ô tô Toyota Việt Nam * Trụ sở chính: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc * Quy mô: Tổng vốn đầu tư: 89,6 triệu USD Nhân lực: Hơn 1500 người (bao gồm cả nhân viên mùa vụ) * Lĩnh vực hoạt động chính: - Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại. - Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam. - Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việtnam. * Sản phẩm: - Sản xuất và lắp rắp tại VN: Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner - Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado * Đối tác: Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa 3 đối tác lớn: - Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%) - Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20%) - Công ty TNHH KUO Singapore (10%) * Quá trình hình thành và phát triển: Ngay sau khi nhận được giấy phép đầu tư tháng 9/1995, tháng 6/1996 Toyota Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. Sản phẩm đầu tiên mà công ty tùn ra thị trường ô tô Việt Nam dòng xe Hiace (10/1996), Hiace nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, khởi đầu với kết quả bán hàng là 109 chiếc trong năm đầu, cho đến hết năm 2007 doanh số bán cộng dồn lên tới gần 13000 xe. Tiếp nối thành công này, TMV tiếp tục cho xuất xưởng dòng xe du lịch nhãn hiệu Corolla, đến nay hơn 14000 chiếc đã được tiêu thụ. Sau đó các mẫu xe Camry, Vios, Land Cruiser, Innova, và Toyota Hybrid Synergy Drive và chiếc Vios 1.5E (ngôi sao sáng giá nhất tại Việt Nam hiện nay). 4 Toyota được đánh giá là nhà sản xuất ô tô đầu tiên thực hiện lộ trình nội địa hóa sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Toyota đã đưa công nghệ dập vào Việt Nam, với số tiền đầu tư 7000000USD. Nhà máy dập chi tiết thân vỏ xe đã được đưa vào hoạt động từ tháng 3/2003. Tháng 7/2004, Toyota đã chính thức đưa Trung tâm Xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô đầu tiên tại VN đi vào hoạt đông. Tính đến cuối tháng 9, công ty Toyota Việt Nam đã xuất khẩu được số phụ tùng trị giá 20 triệu USD sang 8 nước. Toyota lành doanh nghiệp đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sản xuất và xuất khẩu phụ tùng ra nước ngoài. Toyota là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành ô tô Việt Nam sản xuất và xuất khẩu phụ tùng ra nước ngoài. Đây là một đóng góp rất lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô VN và tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. 2.1.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Trước thập kỷ 90, có thể nói Việt Nam chưa có một ngành công nghiệp ô tô. Gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay chúng ta đã có 11 liên doanh và trên 160 doanh nghiệp lắp ráp và sửa chữa xe ô tô ra đời, với hơn 20 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thực hiện kèm với các dự án đầu tư. Hiện nay hơn 40 DN lắp ráp được khoảng 8 vạn xe/năm, làm giảm nhập khẩu, tiết kiệm nhiều tỉ USD. Đặc biệt là các hãng đã tìm tòi và xuất xưởng các xe có chủng loại khá đa dạng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất ôtô gốc. Cụ thể là đến nay, các xe sản xuất lắp ráp nội địa được tung ra thị trường Việt Nam gồm 50 kiểu xe các loại, các cỡ, thuộc 15 nhãn mác xe tên tuổi trên thế giới, trong đó có 18 kiểu xe chở người loại 4- 5 chỗ ngồi và 32 kiểu xe thương dụng. Như vậy nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Cho đến nay, nhìn chung việc chuyển giao công nghệ của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu và đồng thời vẫn còn một số hạn chế. Tuy nhiên, ngành ô tô của Việt nam nói chung và chuyển giao công nghệ ô tô nói riêng nhìn chung vẫn chưa có bước tiến nào đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều có công nghệ trình độ gần như nhau với tỷ lệ nội địa hoá chưa được bao nhiêu so với cam kết theo dự án ban đầu (mới được từ 2 đến 10%). Thêm vào đó, số lượng DN tham gia sản xuất linh kiện 5 còn rất ít, sản phẩm rất giản đơn. Quy mô sản xuất nhỏ, năng lực hạn chế và giá thành cao, chất lượng, mẫu mã còn nhiều hạn chế, không cạnh tranh được với linh kiện nhập khẩu. Điều này chứng tỏ là việc chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của ngành. Các công nghệ được chuyển giao nhìn chung mới chỉ sản xuất được những linh kiển nhỏ, giá thành không cao trong khi những linh kiện giá trị cao khác thì Việt Nam vẫn chưa sản xuất được và phải nhập khẩu. 2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại công ty Toyota Việt Nam (TMV): Trong các công ty đã đi vào hoạt động, Công ty Toyota Việt Nam đã thực hiện được tốt nhất các hoạt động chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm của mình. Ngay từ khi đầu tư vào Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã rất coi trọng vấn đề nội địa hóa. Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD TMV đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất lắp ráp hiện đại với 3 trong tổng số 4 công đoạn chính trong quy trình sản xuất một chiếc xe hơi hoàn thiện đó là Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Tháng 3 năm 2003, với việc đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động, TMV đã chính thức hoàn tất cả 4 công đoạn trong quy trình sản xuất xe. Bên cạnh đó, TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả… Bên cạnh việc nội địa hóa ngay tại nhà máy, TMV cũng rất chú trọng đến việc mở rộng hợp tác với các đối tác tại Việt Nam. Tính cho tới nay con số các nhà cung cấp hiện đang cung cấp chi tiết ô tô cho TMV đã lên tới con số 17, chủ yếu tập chung ở hai miền Bắc - Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, số nhà cung cấp của TMV ngày càng tăng mạnh theo thời gian với số đầu chi tiết đã nên tới trên 300 với chủng loại cung cấp đa dạng bao gồm cả chi tiết thường và chi tiết chức năng đòi hỏi về mặt kỹ thuật và chất lượng. Trong tương lai gần, TMV sẽ có thêm một số nhà cung cấp mới với những chủng loại chi tiết mới. Với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và phát triển mạng lưới các nhà cung cấp, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu thị trường về tỷ lệ nội địa hóa, đạt từ 19% lên đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN). Đặc biệt, với việc đầu tư và đưa vào hoạt động Xưởng Sản Xuất Khung Gầm Xe đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của Innova đã tăng từ 33% lên 37% trong năm 2008. Trong tương lai, với sản lượng gia tăng, TMV cũng đã xây dựng kế hoạch 4 6 bước để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Innova, đạt mức 50%-60% vào năm 2018, khi doanh số bán của dòng sản phẩm này đạt khoảng 50.000 xe/năm. Hiện tại TMV đang sản xuất lắp ráp 6 model xe tại Việt Nam: Vios, Corolla, Camry, Innova, Fortuner & Hiace. Tất cả các model xe trên đều có linh kiện, phụ tùng nội địa với tỷ lệ nội địa ở mức cao. Toyota Việt Nam vẫn luôn không ngừng nghiên cứu để đưa thêm nhiều chủng loại chi tiết vào sản xuất chế tạo ngay tại nhà máy TMV, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của công ty và góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp Việt Nam. 2.3. Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và tại công ty Toyota Việt Nam nói riêng trong thời gian tới: 2.3.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật : Việc huy động vốn của Công ty còn nhiều khó khăn, quy mô vốn còn hạn hẹp, do đó cần tìm các giải pháp để có thể huy động tối đa nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển: - Lập thị trường vối dài hạn thu hút vốn đầu tư dài hạn trong xã hội và trong nền kinh tế để tạo điều kiện cho đầu tư dài hạn - Thực hiện việc vay vốn thông qua vay thương mại trung và dài hạn của các tổ chức trong và ngoài nước, có thể vay vốn các tổ chức tín dụng xuất khẩu để đảm bảo vốn cho đâu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh - Huy động vốn thông qua việc thành lập các liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước 2.3.2. Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh: Việc nhập những công nghệ cao từ nước ngoài rõ ràng không phải là một giải pháp triệt để để nhằm thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trong khi đó nó rất có thế còn tạo ra sự phụ thuộc nếu không làm chủ được công nghệ, do đó cần chú ý nâng cao năng lực khoa học công nghệ nội sinh, thực hiện việc chuyển giao công nghệ nước ngoài đạt hiệu quả cao, lựa chọn đúng công nghệ cần nhập, làm chủ và phát triển công nghệ cần nhập. Muốn vậy cần nâng cao đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, xác định cơ cấu, nhu cầu lực lượng này rồi từ đó tiến hành đào tạo lại đội ngũ hiện có cùng với đào tạo mới để có một đội ngũ đủ về số lượng 7 và chất lượng đáp ứng được yêu cầu mới. Ngoài ra cần xây dựng các chính sách thu hút, khuyến khích cán bộ khoa học công nghệ giỏi đóng góp xây dựng công ty, đồng thời, tạo điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thông tin khoa học – công nghệ đáp ứng yêu cầu: nhanh, đủ và mới trên cơ sở trê cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. 2.3.3. Một số kiến nghị: * Phát triển nguồn nhân lực: - Tiếp tục cải cách hệ thống đào tạo và R&D theo hướng gắn liền nghiên cứu đào tạo - sản xuất. Đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cải tiến giáo trình, phương pháp, tăng cường đào tạo các kiến thức và kỹ năng kinh doanh theo hướng hiện đại - Tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để thu hút một số chuyên gia Việt Kiều có thể yên tâm về nước sống, làm việc, tham gia đào tạo nhằm chuyển giao một số công nghệ mà ta đang cần nhưng không thể có được bằng các con đường khác - Sớm tổ chức hoặc khuyến khích, hỗ trợ thành lập một số trung tâm tư vấn đủ mạnh về chuyển giao công nghệ, v.v - Cần có thái độ và các biện pháp tỉnh táo hơn khi đề cập đến "nguy cơ chảy máu chất xám tại chỗ". Đứng ở góc độ chuyển giao công nghệ, người Việt Nam làm việc trong các chi nhánh là cơ hội để học hỏi được một số yếu tố cốt lõi của công nghệ nước ngoài. * Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính: - Hàng năm Nhà nước công bố danh mục các dự án phát triển nhập công nghệ mới kêu gọi vốn. - Có chính sách khuyến khích chi tiêu các loại chi phí "tích cực" nhằm tăng cường năng lực công nghệ nội sinh của từng doanh nghiệp - Có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế đối với một số doanh nghiệp được coi là trọng điểm đối với sự nghiệp phát triển công nghệ của quốc gia * Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - bản quyền: Phương hướng lâu dài là phải cho các tài sản trí tuệ giá trị thực hiện trên thị trường của nó. Điều này có thể gây thêm một chút cho các cơ quan, doanh nghiệp, những cái lợi cơ bản làm cho mọi người trong xã hội biết thấy hết được giá trị to lớn của "chất xám", biết nâng niu quý trọng tài sản vô hình, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho công việc sáng tạo của 8 công nghệ của riêng mình, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. KẾT LUẬN Công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ của Việt Nam. Được xây dựng trên nền trang là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sử dụng lao động thủ công là chính, năng suất thấp, hiệu quả thấp, vốn đầu tư thiếu thốn, ngành cơ khí chế tạo quá thô sơ và có trình độ kỹ thuật công nghệ yếu kém cùng hệ thống hạ tầng nghèo nàn, việc phát triển công nghiệp ôtô gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiện, hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô từ nước ngoài vào Việt Nam nói chung và tại công ty Toyota nói riêng đã có những kết quả nhất định, trình độ công nghệ sản xuất và lắp ráp được nâng cao, trang thiết bị tiên tiến hơn, làm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm ôtô và phụ tùng ôtô. Tuy không phải là doangh nghiệp FDI đầu tiên bước vào thị trường ô tô Việt Nam, nhưng từ năm 1998 cho đến nay Toyota Việt Nam luôn giữ vững vị trí dẫn đầu, để đạt được kết quả đó Toyota Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều khó khăn cùng sự nỗ lực của mình, là doanh nghiệp thực hiện được tốt nhất các hoạt động chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhận thấy một thực trạng tại công tyhoạt động chuyển giao công nghệ còn rời rạc, nội dung công nghệ được chuyển giao có hàm lượng khoa học công nghệ thấp, và những hoạt động của công ty mới chỉ là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, thực hiện một số các công đoạn sản xuất đơn giản như hàn, sơn và tinh chỉnh xe ôtô mà thôi. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những điểm chưa hoàn thiện trong các chính sách về đầu tư nước ngoài, quản lý và khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ cũng gây nên những khó khăn cho hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô tại công ty. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là Công ty Toyota Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành khác cần tìm ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nâng cao hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp mình, đôn thời Nhà nước cần sửa đổi các chính sách một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp ôtô nói chung và hoạt động chuyển giao công nghệ tại từng doanh nghiệp nói riêng. 9 10 [...]... dân - Giáo trình Chuyển giao công nghệ - Trường ĐH Ngoại Thương - Luận văn Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam - Sách Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam – Nhà xuất bản chính trị/2005 - Luật số 80/2006/QH11 của Quốc hội ‘Luật chuyển giao công nghệ và Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ - Diễn đàn doanh... Chuyển giao công nghệ - Diễn đàn doanh nghiệp: http://dddn.com.vn/8157cat100/quy-hoach-phat-trien-congnghiep-oto-den -nam- 2010-tam-nhin-2020-chua-giup-dn-ro-duong.htm - Webside: http://www.wattpad.com http://www.vietnamnet.vn http://www.mofa.gov.vn Webside Toyota Việt Nam: http://www.toyotavn.com.vn MỤC LỤC . niệm Chuyển giao công nghệ: Theo luật quốc tế về chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là việc tiếp nhận công nghệ mới giữa bên giao và bên nhận. Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra: -. lực KH – CN - Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ 2  Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao: - Kinh nghiệm - Chính sách chuyển giao công nghệ - Vị thế thương mại và công nghệ 1.2. Các. đàn doanh nghiệp: http://dddn.com.vn/8157cat100/quy-hoach-phat-trien-cong- nghiep-oto-den-nam-2010-tam-nhin-2020-chua-giup-dn-ro-duong.htm - Webside: http://www.wattpad.com http://www.vietnamnet.vn

Ngày đăng: 26/05/2014, 12:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:

  • 1.1. Khái niệm về chuyển giao công nghệ:

  • 1.2. Các phương thức chuyển giao:

  • 1.3. Vai trò của chuyển giao công nghệ:

  • II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM:

  • 2.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Nam và hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay:

  • 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Toyota Việt Nam:

  • 2.1.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam:

  • 2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại công ty Toyota Việt Nam (TMV):

  • 2.3. Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và tại công ty Toyota Việt Nam nói riêng trong thời gian tới:

  • 2.3.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật :

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan