bài tập phần phi kim ii

16 467 3
bài tập phần phi kim ii

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP PHẦN PHI KIM 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là: A. ns 2 np 4 B. ns 2 np 6 C. ns 2 np 5 D. (n-1)d 10 ns 2 np 5 2. Halogen kém bền với nhiệt nhất là: A. HF B. HCl C. HBr D. HI 3. Những câu nào sau đây không chính xác ? A. Halogen là những nguyên tố thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. B. Do có cấu hình lớp ngoài cùng là ns 2 np 5 nên các halogen thể hiện số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất. C. Các halogen khá hoạt động nên không tồn tại ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên. D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học. 4. Để pha loãng dung dịch H 2 SO 4 đặc người ta làm như sau: A. Đổ từ từ axit vào nước. B. Đổ nhanh axit vào nước. C. Đổ từ từ nước vào axit. D. Đổ nhanh nước vào axit. 5. Oxi dùng để hàn và cắt kim loại phải thật khô. Để làm khô oxi có thể dùng: A. Axit H 2 SO 4 đặc. B. Nhôm oxit. C. Nước vôi trong. D. Dung dịch NaOH 6. Người tan thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở H 2 SO 4 đặc ( trên 75% ) vì: A. H 2 SO 4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường. B. H 2 SO 4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường. C. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H 2 SO 4 đặc. D. H 2 SO 4 đặc không thể hiện tính oxi hóa. 7. Hãy chỉ ra câu nhận xét đúng: A. Muối nitrat của các kim loại khi phân hủy đều cho cùng sản phẩm. B. Muối nitrat thể hiện tính oxi hóa mạnh trong môi trường trung tính. C. Các nitrat kim loại khi nóng chảy có tính oxi hóa mạnh. D. Các muối nitrat đều tan nhiều trong nước, dung dịch thu được có màu đặc trưng. 8. Tỉ lệ số phân tử HNO 3 đóng vai trò chất oxi hóa và vai trò môi trường trong phản ứng: Fe + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + H 2 O là: A. 1 : 6 B. 1 : 1 C. 1 : 5 D. 2 : 7 9. Thuốc nổ đen còn gọi là thuốc nổ không khói là hỗn hợp của các chất: A. KNO 3 , C và S. B. KNO 3 và S. C. KClO 3 và C. D. KClO 3 , C và S. 10. Cho phản ứng: 8 NH 3 + 3 Cl 2 → N 2 + 6 NH 4 Cl - 1 - Trong phản ứng trên: A. NH 3 là chất bị oxi hóa. B. NH 3 là chất bị khử. C. Cl 2 là chất bị oxi hóa. D. Cl 2 là chất khử. 11. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối sau: A. CaCO 3 . B. NaCl. C. (NH 4 ) 2 SO 4 . D. NH 4 HCO 3 . 12. Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng tạo khí N 2 O. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học là: A. 18. B. 13. C. 24. D. 10 14. Hãy chỉ ra câu không đúng trong các câu sau: Trong nhóm nitơ, đi từ nitơ đến bimut. A. Khả năng oxi hóa giảm dần do độ âm điện giảm dần. B. Tính phi kim tăng dần đồng thời tính kim loại giảm dần. C. Hợp chất khí với hidro có độ bền nhiệt giảm dần và dung dịch nước không có tính axit. D. Trong các axit, HNO 3 là axit mạnh nhất. 15. Khí N 2 tương đối bền ở nhiệt độ thường là do: A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Trong phân tử N 2 , mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. C. Trong phân tử N 2 có liên kết 3 rất bền. D. Phân tử N 2 không phân cực. 16. Hãy chỉ ra câu nhận xét đúng về muối nitrat. A. Tất cả các muối nitrat có thể tham gia phản ứng trao đổi với một số axit, bazo và một số muối khác. B. Muối nitrat rắn rất bền với nhiệt. C. Muối nitrat rắn không có tính oxi hóa. D. Dung dịch muối nitrat thể hiện tính oxi hóa trong môi trường axit. 17. Phát biểu nào dưới đây không đúng: A. Dung dịch NH 3 là một bazo yếu. B. NH 3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. C. Phản ứng tổng hợp NH 3 là phản ứng thuận nghịch. D. Đốt cháy NH 3 không có xúc tác thu được N 2 và H 2 O. 18. Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ do: A. Nguyên tố photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tố nitơ. B. Photpho ở trạng thái rắn còn nitơ ở trạng thái khí. C. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ. - 2 - D. Nguyên tử photpho chứa obitan 3d còn trống còn nguyên tử nitơ thì không có. 19. Photpho trắng và photpho đỏ là 2 dạng thù hình của photpho nên giống nhau là: A. Đều có cấu trúc mạng phân tử và cấu trúc polime. B. Tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. C. Khó nóng chảy và khó bay hơi. D. Tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành photphua. 20. Các loại phân bón hóa học đều có đặc điểm giống nhau: A. Là những hóa chất có chứa nguyên tố kali và một số nguyên tố khác. B. Là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. C. Là những hóa chất có chứa nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác. D. Là những hóa chất có chứa nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác. 21. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Dung dịch NH 3 hòa tan Zn(OH) 2 do tạo phức [Zn(NH 3 ) 4 ] 2+ . B. Dung dịch NH 3 hòa tan Zn(OH) 2 do Zn(OH) 2 lưỡng tính. C. Dung dịch muối nitrat có tính oxi hóa trong môi trường axit và môi trường kiềm. D. Dung dịch muối nitrat kém bền với nhiệt và có tính oxi hóa ở nhiệt độ cao. 22. Trong phòng thí nghiệm, khí Cl 2 thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất: A. KMnO 4 . B. MnO 2 . C. HCl. D. NaOH 23. Khi co từng chất KMnO 4 , MnO 2 , KClO 3 , K 2 Cr 2 O 7 có cùng số mol tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc dư thì chất cho lượng khí clo ít nhất là: A. KClO 3 . B. KMnO 4 . C. K 2 Cr 2 O 7 . D. MnO 2 . 24. Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm , người ta chọn cách: A. Cho NaCl khan tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng hoặc cho Cl 2 tác dụng với H 2 . B. Cho dung dịch BaCl 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng. C. Cho KCl tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng. D. Cho KCl tác dụng với dung dịch KMnO 4 loãng có mặt dung dịch H 2 SO 4 . 26. Phản ứng tạo O 3 từ O 2 cần điều kiện: A. Tia lửa điện hoặc tia cực tím. B. Xúc tác Fe. C. Nhiệt độ cao. D. Áp suất cao. 27. Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. 2 KmnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 . B. 5n H 2 O + 6n CO 2 → (C 6 H 10 O 5 ) n + 6n O 2 . C. 2 KI + O 3 + H 2 O → I 2 + 2 KOH + O 2 . D. 2 H 2 O ( điện phân) → 2 H 2 + O 2 . 28. Để điều chế HBr, người ta có thể làm như sau: A. Cho muối NaBr tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc. - 3 - B. Cho dung dịch BaBr 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng hay cho brom tác dụng trực tiếp với hidro. C. Thủy phân PBr 3 . D. A hoặc B, C. 29. Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào không dùng để điều chế clo được. A. Cho KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl đặc. B. Cho MnO 2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. C. Cho K 2 Cr 2 O 7 tác dụng với dung dịch HCl đặc. D. Cho K 2 SO 4 tác dụng với dung dịch HCl đặc. 30. Phản ứng nào sau đây tạo ra khí hidroclorua: A. Dẫn khí clo vào nước. B. Đốt khí hidro trong khí clo. C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. Cho dung dịch AgNO 3 tác dụng với dung dịch NaCl. 31. Để điều chế khí N 2 trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối nào sau đây: A. KNO 3 . B. NH 4 Cl. C. NH 4 NO 3 . D. NH 4 NO 2 . 32. Khi mở một lọ dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do: A. HCl phân hủy thành Cl 2 và H 2 . B. HCl bay hơi và tan vào hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các giọt nhỏ dung dịch HCl. C. HCl dễ bay hơi. D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa. 33. Trong phòng thí nghiệm người ta thường bảo quản dung dịch HF trong các bình làm bằng: A. Kim loại. B. Thủy tinh. C. Nhựa. D. Gốm sứ. 34. Sục khí O 3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch có màu vàng nhạt. B. Dung dịch có màu xanh. C. Dung dịch trong suốt. D. Dung dịch có màu tím. 35. Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl, hiện tượng xảy ra là: A. Có kết tủa trắng. B. Có bọt khí không màu thoát ra. C. Có khí màu vàng thoát ra. D. Có kết tủa trắng và khí không màu thoát ra. 36. Cho một lượng nhỏ clorua vôi vào dung dịch HCl đặc thì: A. Không có hiện tượng gì. B. Clorua vôi tan, có khí màu vàng, mùi xốc thoát ra. C. Clorua vôi tan có khí không màu thoát ra. D. Clorua vôi tan ra. 37. Nước giaven được dùng để tẩy trắng vải sợi vì: - 4 - A. Có tính oxi hóa mạnh. B. Có tính khử mạnh. C. Có khả năng hấp thụ màu. D. Có tính axit mạnh. 38. Sục từ từ khí clo vào dung dịch KI cho đến dư. Hiện tượng nào sau đây xảy ra: A. Dung dịch chuyển sang màu tím. B. Dung dịch chuyển sang màu tím sau đó mất màu. C. Dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt. D. Dung dịch không đổi màu. 39. Khi cho ozon tác dụng lên giấy tẩm dd KI và hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra do: A. Sự oxi hóa iotua. B. Sự oxi hóa tinh bột. C. Sự oxi hóa kali. D. Sự oxi hóa ozon. 40. Sục khí H 2 S vào dung dịch FeCl 3 ( có màu vàng), hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch mất màu vàng, có hiện tượng vẩn đục. B. Dung dịch trong suốt. C. Có kết tủa trắng tạo thành. D. Có khí màu vàng thoát ra. 41. Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2 SO 4 đặc, đun nóng. Hiện tượng thu được: A. Lưu huỳnh tan, có khí không màu mùi xốc thoát ra. B. Lưu huỳnh tan, có khí không màu mùi trứng thôi. C. Lưu huỳnh không phản ứng. D. Lưu huỳnh nóng chảy và sau đó bay hơi. 42. Sục khí SO 2 dư vào dung dịch nước brom, hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch mất màu. B. Dung dịch bị vẩn đục. C. Dung dịch nhạt màu. D. Dung dịch chuyển màu vàng. 43. Cho một mẩu Cu vào dung dịch gồm KNO 3 và H 2 SO 4 loãng, hiện tượng quan sát được là: A. Có khí không màu thoát ra. B. Không có hiện tượng gì. C. Có kết tủa đen xuất hiện. D. Có khí màu nâu thoát ra, dung dịch có màu xanh. 44. Khi cho urê vào dung dịch Ca(OH) 2 thì quan sát thấy: A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Xuất hiện kết tủa trắng. C. Xuất hiện khí có mùi khai. D. Xuất hiện kết tủa trắng và thoát khí có mùi khai. 45. Để hấp thụ khí NO 2 , biện pháp tốt nhất là: A. Dùng bông có tẩm cồn. B. Dùng bông có tẩm giấm ăn. C. Dùng bông có tẩm nước vôi trong. D. Dùng bông có tẩm nước. - 5 - 46. Cho một luồng khí CO ( có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al 2 O 3 , FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Al 2 O 3 , Cu, Fe, Mg. B. Al 2 O 3 , Cu, Fe, MgO. C. Al, Cu, Fe, MgO. D. Al, Cu, Fe, Mg. 47. Dung dịch nước của muối X làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch nước của muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai muối thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể là: A. NaOH và K 2 SO 4 . B. K 2 CO 3 và Ba(NO 3 ) 2. C. KOH và FeCl 2 . D. Na 2 CO 3 và KNO 3 . D. Cả A, B, C đều đúng. 50. Trường hợp thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là: A. Cho dung dịch CuSO 4 tác dụng với lượng dư dung dịch NH 3 . B. Cho dung dịch NaAlO 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. . C. Cho dung dịch HNO 3 tác dụng với dung dịch NaOH. D. Sục SO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. 51. Cho 2 hợp chất X, Y thỏa mãn điều kiện: X không phản ứng với Y; cho Cu vào dung dịch X không có phản ứng; cho Cu vào dung dịch Y không có phản ứng; cho Cu vào dung dịch chứa X, Y có thoát khí. X, Y lần lượt là: A. NaNO 3 ; NaHCO 3 . B. NaNO 3 ; NaHSO 4 . C. KNO 3 ; AgNO 3 . D. CuSO 4 ; HCl. 53. Trộn lẫn dung dịch muối (NH 4 )SO 4 với dung dịch Ca(NO 2 ) 2 rồi đun nóng thì thu được chất khí X ( sau khi đã loại bỏ hơi nước). X là: A. NO 2 B. N 2 C. NO D. N 2 O 55. HNO 3 đặc nóng tác dụng được với tất cả các chất trong dãy: A. Mg(OH) 2 , CuO, NH 3 , Ag, C, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . B. Mg(OH) 2 , CuO, NH 3 , Pt, Ag, C, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 . C. Mg(OH) 2 , CuO, NH 3 , CO 2 , Au, C, FeSO 4 . D. Mg(OH) 2 , CuO, NH 3 , H 2 SO 4 , Mg, C, Fe 3 O 4 . 57. Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm các chất sau: A. KOH, NH 3 , Na 2 CO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 . B. MgO, KOH, CuSO 4 , NH 3 . C. NaCl, KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 . D. KOH, Na 2 CO 3 , NH 3 , MgCl 2 . 58. Khi bị nhiệt phân, tất cả các muối nitrat trong dãy sau đều cho sản phẩm là kim loại, khí NO 2 và khí O 2 : A. Zn(NO 3 ) 2 , KNO 3 , Pb(NO 3 ) 2 . B. Hg(NO 3 ) 2 , AgNO 3 . C. Cu(NO 3 ) 2 , LiNO 3 , KNO 3 . D. Ca(NO 3 ) 2 , LiNO 3 , KNO 3 . - 6 - 60. Hòa tan khí clo vào dung dịch KOH đặc nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất: A. KCl, KClO 3 , KOH, H 2 O. B. KCl, KClO 3 , Cl 2 . C. KCl, KClO, KOH, H 2 O. D. KCl, KClO 3 . 61. Hòa tan khí clo vào dung dịch KOH loãng, dư, ở nhiệt độ phòng. Các chất thu được sau phản ứng gồm: A. KCl, KClO 3 , KOH, H 2 O. B. KCl, KClO, KOH, H 2 O. C. KCl, KClO 3 , KOH. D. KCl, KClO 3 . 62. Cho H 2 O 2 vào dung dịch KmnO 4 trong môi trường H 2 SO 4 , sản phẩm phản ứng là: A. MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O. B. MnSO 4 + KOH. C. K 2 SO 4 + Mn(OH) + H 2 O. D. MnSO 4 + O 2 + K 2 SO 4 + H 2 O. 63. Một dung dịch có các tính chất: Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và chỉ giải phóng hidro. Tác dụng với bazo hoặc oxit bazo tạo thành muối và nước. Tác dụng với CaCO 3 giải phóng CO 2 . Dung dịch đó là của chất nào sau đây: A. NaOH B. NaCl C. H 2 SO 4 D. HCl 64. Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là: A. NaOH, Al, CaCO 3 , Al 2 O 3 , MgO, Cu(OH) 2 . B. NaOH, Al, CuSO 4 , Al 2 O 3 , MgO, Cu(OH) 2 . C. NaOH, Cu, Al 2 O 3 , Cu(OH) 2 . D. Cu(OH) 2 , CaCO 3 , H 2 SO 4 , Fe, FeO. 65. Dãy gồm các chất đều phản ứng với khí clo là: A. Zn, H 2 , O 2 , NH 3 . B. Zn, H 2 , NH 3 , FeCl 2 . C. Fe, NH 3 , H 2 S, KMnO 4 . D. FeCl 2 , SO 2 (dd), H 2 S, MnO 2 . 66. HCl thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng: A. HCl + AgNO 3 → AgCl + H 2 O. B. 2 HCl + Mg → MgCl 2 + H 2 . C. 8 HCl + Fe 3 O 4 → FeCl 3 + FeCl 2 + H 2 O. D. 4 HCl + MnO 2 → MnCl 2 + Cl 2 + 2 H 2 O. 67. Trong phản ứng với dung dịch kiềm clo thể hiện: A. Tính oxi hóa. B. Tính khử. C. Thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử. D. Tính axit. 68. Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất: A. HClO. B. HClO 2 . C. HClO 3 . D. HClO 4 . 70. Trong số những tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của axit H 2 SO 4 đặc nguội: A. Hòa tan được kim loại Al và Fe. B. Háo nước. - 7 - C. Tan trong nước tỏa nhiệt. D. Làm hóa than vải, đường, giấy. 71. Đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí SO 2 , nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm mất màu dung dịch KMnO 4 . Các chất A, B, C lần lượt là: A. MgO, S, SO 2 . B. Mg, S, SO 2 . C. MgO, SO 3 , H 2 S. D. MgO, S, H 2 S. 72. Đơn chất không thể hiện tính khử là: A. Cl 2 . B. Br 2 . C. F 2 . D. I 2 . 73. Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào đúng: A. Fe + Cl 2 → FeCl 2 . B. 2 HBr + FeCl 3 → 2 FeCl 2 + Br 2 + 2 HCl. C. 2 HI + 2 FeCl 3 → 2 FeCl 2 + I 2 + 2 HCl. D. 2 HF + FeCl 3 → 2 FeCl 2 + F 2 + 2 HCl 74. Chia dung dich brom có màu vàng thành 2 phần. Dẫn khí X không màu đi qua phần một thì thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y không màu đi qua phần 2 thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí X, Y lần lượt là: A. Cl 2 và HI. B. SO 2 và HI. C. Cl 2 và SO 2 . D. HCl và HBr. 76. Sản phẩm của phản ứng FeS 2 với axit H 2 SO 4 loãng là: A. FeSO 4 , H 2 O, H 2 S. B. H 2 S, H 2 SO 4 , H 2 O. C. FeSO 4 , H 2 S, S. D. Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 S, S. 77. Hidro peoxit là hợp chất: A. Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. B. Chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. Chỉ thể hiện tính khử. D. Rất bền. 78. Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe 3 O 4 và H 2 SO 4 đặc nóng là: A. Fe 2 (SO 4 ) 3 , SO 2 , H 2 O. B. FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 O. C. FeSO 4 , H 2 O. D. Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 O. 79. Cho dãy chuyển hóa: FeS 2 → X → Y → H 2 SO 4 → X → H 2 SO 4 . X, Y lần lượt là: A. H 2 S, SO 2 . B. H 2 S, SO 3 . C. FeSO 4 , SO 3 . D. S, SO 3 . 81. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO 3 ) 2 trong không khí thu được sản phẩm là: A. Fe, NO 2 , O 2 . B. FeO, NO 2 , O 2 . C. Fe 2 O 3 , NO 2 , O 2 . D. Fe 2 O 3 , NO 2 . 83. Dung dịch nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch NH 3 sau đó kết tủa lại tan: A. AlCl 3 . B. FeCl 3 . C. MgSO 4 . D. Cu(NO 3 ) 2 . 85. Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này khỏi NaCl người ta có thể: A. Nung nóng hỗn hợp. B. Sục clo dư vào dd chứa hỗn hợp các muối đó, sau đó cô cạn dd thu được sau phản ứng. C. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc. - 8 - D. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO 3 . 86. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt không màu là BaCl 2 , NaHCO 3 và NaCl. Để phân biệt 3 dung dịch trên có thể dùng dung dịch của chất: A. AgNO 3 . B. CaCl 2 . C. H 2 SO 4 . D. Ba(OH) 2 . 87. Để phân biệt 2 bình khí HCl và Cl 2 riêng biệt có thể dùng thuốc thử nào sau đây: A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein. B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI. C. Giấy tẩm dung dịch NaOH. C. Giấy tẩm hồ tinh bột. 88. Chỉ dùng một thuốc thử trong các thuốc thử nào sau đây để phân biệt các khí Cl 2 , O 2 và HCl: A. Que đóm có than hồng. B. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein. C. Giấy quỳ tím khô. D. Giấy quỳ tím ẩm. 89. Để thu hồi H 2 S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta dùng: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaCl. D. Nước cất. 90. Để phân biệt khí oxi và ozon có thể dùng hóa chất là: A. Dung dịch KI và hồ tinh bột. B. Đồng kim loại. C. Hồ tinh bột. D. Khí hidro. 91. Có 3 khí đựng trong 3 lọ riêng biệt là: oxi, clo và hidroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là: A. Quỳ tím ẩm. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch AgNO 3 . D. Dung dịch brom. 92. Cho 7 chất bột trắng là: NaCl, BaCO 3 , Na 2 SO 4 , Na 2 S, BaSO 4 , MgCO 3 . Để phân biệt các muối trên có thể dùng thêm dung dịch: A. dd HCl. B. dd NaOH. C. dd BaCl 2 . D. dd AgNO 3 . 93. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt không màu là BaCl 2 , NaHCO 3 và NaCl. Để phân biệt 3 dung dịch trên có thể dùng dung dịch của chất: A. AgNO 3 . B. CaCl 2 . C. H 2 SO 4 . D. Ba(OH) 2 . 94. Có 6 bình mất nhãn chứa các dung dịch: Na 2 SO 4 , H 2 SO 4 , axit HCl, NaCl, BaCl 2 , Ba(OH) 2 . Để phân biệt chúng có thể dùng thêm một thuốc thử sau: A. Quỳ tím. B. Phenolphtalein. C. dd AgNO 3 . D. dd Na 2 CO 3 . 95. Để phân biệt các bột riêng biệt: CaO, Na 2 CO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , MgCl 2 , có thể dùng thêm một hóa chất: A. dd Ba(OH) 2 . B. dd H 2 SO 4 . C. dd Ba(NO 3 ) 2 . D. dd HCl. 96. Có các dung dịch không màu là: Na 2 SO 4 , NaCl, H 2 SO 4 , HCl. Để phân biệt các dung dịch có thể sử dụng thêm một hóa chất là: A. Quỳ tím. B. dd BaCl 2 . C. AgNO 3 . D. Ba(HCO 3 ) 2 . - 9 - 97. Để hỗn hợp khí X gồm: O 2 , Cl 2 , CO 2 , SO 2 . Để thu được O 2 tinh khiết, người ta dẫn X qua: A.Nước brom. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. Nước clo. 98. Để phân biệt SO 2 và SO 3 có thể dùng một hóa chất sau: A. dd BaCl 2 . B. dd NaOH. C. dd H 2 SO 4 . D. dd Ba(OH) 2 . 99. Để phân biệt các kim loại riêng biệt: Ag, Al, Mg, Fe, Ba, có thể dùng thêm một hóa chất là: A. dd HCl. B. dd H 2 SO 4 loãng. C. dd NaOH. D. dd NaCl. 100. Có 3 lọ riêng biệt đựng 3 dung dịch không màu, mất nhãn là: HCl, HNO 3 và H 2 SO 4 . Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch trên: A. Dung dịch phenolphtalein. B. Giấy quỳ tím, dung dịch bazo. C. Dung dịch BaCl 2 . D. Dung dịch AgNO 3 . 102. Để phân biệt khí CO 2 và SO 2 người ta dùng dung dịch nào sau đây: A. dd brom. B. dd Ca(OH) 2 . C. dd phenolphtalein. D. dd Ba(OH) 2 . 104. Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào sau đây có thể phân biệt mỗi khí trên: ( tiến hành theo trình tự). A. Dùng nước vôi trong dư. B. Dùng nước vôi trong dư, dùng quỳ tím ẩm. C. Dùng tàn đóm, dùng quỳ tím ẩm. D. Dùng quỳ tím ẩm, dùng nước vôi trong. 105. Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. M là: A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg. 106. Hòa tan a gam một muối được cấu tạo từ kim loại M ( hóa tri II) và một halogen X vào nước rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau: Phần một cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 5,74 gam kết tủa. Bỏ một thanh sắt vào phần hai, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 0,16 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. Công thức của muối là: A. FeBr 2 . B. CuCl 2 . C. AlCl 3 . D. CaF 2 . 107. Khi hòa tan 12,60 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn một nửa lượng khí B thu được 2,79 gam H 2 O. Cô cạn dung dịch A, khối lượng muối khan thu được là: A. 34,61 gam. B. 35,23 gam. C. 23,60 gam. D. 29,42 gam. 109. Khử 3,48 gam oxit của một kim loại M cần dùng 1,344 lít H 2 ( đktc). Toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thoát ra 1,008 lít H 2 ( đktc). M là: A. Mn. B. Fe. C. Cu. D. Al. - 10 - [...]... 118 Để hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit của kim loại M cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1,5M Công thức của oxit kim loại là: A CaO B.Fe2O3 C Fe3O4 D Al2O3 119 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với axit HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó Công thức của oxit kim loại là: A Al2O3 B FeO C CuO D CaO 120 Oxi hóa hoàn toàn 14,3 gam một hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 22,3... gam một kim loại M bằng dung dịch HNO 3, thu được 1,344 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 M là: A Pb B Cu C Fe D Al 144 Hỗn hợp A gồm Al và Cu Chia A thành 2 phần bằng nhau: Hòa tan phần một bằng dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít khí ở đktc Hòa tan phần hai bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 ( đktc) Thành phần % về khối lượng của các kim loại... hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được dung dịch X và 3,36 lít khí ( đktc) Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1,5M V có giá trị là: A 100 ml B 200 ml C 350 ml D 300 ml 130 5,4 gam kim loại X tác dụng với khí clo dư thu được 26,70 gam muối clorua X là: - 12 - A Mg B Fe C Al D Zn 131 Hòa tan a gam kim loại M hóa trị n vào dung...110 Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí ( đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan, m có giá trị bằng: A 3,56 gam B 13,8 gam C 2,56 gam D 1,38 gam 111 Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B ở 2 hu kỳ liên tiếp của nhóm IIA Lấy 0,88 gam X cho hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được... 3,48 gam oxit của một kim loại M cần dùng 1,344 lít H 2 ( đktc) Toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thoát ra 1,008 lít H2 ( đktc) M là: A Mn B Fe C Cu D Al 123 Tiến hành 2 thực nghiệm: TN 1: Cho 2,02 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào cốc đựng 200 ml dung dịch HCl Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 4,86 gam chất rắn khan TN 2: Cho 2,02 gam hỗn hợp kim loại trên vào cốc đựng... hết với dung dịch HCl, thoát ra 2,24 lít khí H 2 ở đktc Khối lượng muối khan tạo ra trong dung dịch là: A 10,23 gam B 7,10 gam C 7,75 gam D 11,30 gam 125 Cho 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí ở đktc Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,2 gam muối khan V có giá trị bằng: A 6,72 lít B 8,96 lít C 4,48 lít D 2,24 lít 126 Hấp... thấy sinh ra V lít ( đktc) một chất khí có tỉ khối hơi so với hidro là 15 Hiệu suất phản ứng đạt 100% V có giá trị là: A 0,448 lít B 0,896 lít C 0,3584 lít D 0,224 lít 154 Hòa tan hoàn toàn 7,15 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO 3, thu được 0,896 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 M là: A Zn B Cu C Fe D Mg 155 Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung... nâu ngoài không khí) có khối lượng bằng 4,72 gam Không có sản phẩm khử khác Số gam Al và Mg trong hỗn hợp là: A 4,2 và 2,94 B 5,94 và 1,2 C 1,35 và 5,79 D 3,14 và 4,00 160 Hòa tan hoàn toàn 2,64 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO 3, thu được 0,896 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 M là: A Pb B Cu C Fe D Mg 161 Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung... gây cười) có khối lượng bằng 4,58 gam Không có sản phẩm khử khác Số gam Al và Mg trong hỗn hợp là: A 5,29 và 2,6 B 1,89 và 6,00 C 2,89 và 4,00 D 6,75 và 1,14 - 15 - 167 Hòa tan hoàn toàn 7,04 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO 3, thu được 0,896 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 M là: A Pb B Cu C Fe D Mg 168 Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với . kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. M là: A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg. 106. Hòa tan a gam một muối được cấu tạo từ kim loại M ( hóa tri II) . BÀI TẬP PHẦN PHI KIM 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là: A. ns 2 np 4 B là: A. FeBr 2 . B. CuCl 2 . C. AlCl 3 . D. CaF 2 . 107. Khi hòa tan 12,60 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn một nửa

Ngày đăng: 26/05/2014, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan