Tìm hiểu về Đất ngập nước

18 1.6K 5
Tìm hiểu về Đất ngập nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về Đất ngập nước

TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚCĐất ngập nước là hệ sinh thái quan trọng trên Trái Đất.Hệ sinh thái này từ kỉ cacbon là môi trường đầm lầy, đã sản sinh ra nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện con người đang sử dụng. Đất ngập nước rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy , giá trị kinh tế của đất ngập nước lên tới 14,9 nghìn tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Con số này phản ánh các giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước. Đất ngập nước đôi khi còn được mô tả như những “quả thận của sinh cảnh” do chúng thực hiện các chu trình thủy văn và hóa học, là những nơi thu nhận ở hạ nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh. Chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt, bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng chứa nước ngầm. Đồng thời, đất ngập nước còn là nơi cư trú của nhiều động vật hoang dã.Tuy nhiên hiện nay,sự suy giảm ĐNN cả về số lượng và chất lượng ngày càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới cũng như Việt Nam, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần có những biện pháp,cũng như sự quản lý và bảo vệ ĐNN ngày càng hữu hiệu hơn, phát huy vai trò to lớn của ĐNN.I. ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC :I.1 Định nghĩa:Thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng 50 định nghĩa về đất ngập nước đang được sủ dụng (theo Dugan, năm 1990). Các định nghĩa về đất ngập nước theo định nghĩa rộng như định nghĩa của công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra đất ngập nước của Mỹ, Canada, New Zealand và Oxtraaylia.- Theo công ước Ramsar (năm 1971), đất ngập nước được định nghĩa như sau: Theo công ước RamSar,( Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được định nghĩa như sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”.Ngoài ra, Công ước ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “ Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.- Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ:“Về vị trí phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”. Đất ngập nước phải có ba thuộc tính sau ( theo Cowardin và cộng sự, năm 1979) :• Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.• Nền đất hầu như không bị khô.• Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.- Theo các nhà khoa học Canađa: “Đất ngập nướcđất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ước”. - Theo các nhà khoa học New Zealand: “Đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể là nước ngọt, nước mặn hoặt nước lợ. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”- Theo các nhà khoa học Oxtraylia: “Đất ngập nước là vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tỉnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ: “Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nước bề mặt hoặc nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nước”. Đất ngập nước nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi những vùng đất tương tự. Những định nghĩa trên theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem đất ngập nước như đới chuyển tiếp sinh thái ( Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngạp nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng ( theo Coward và cộng sự, năm 1979; Enny, năm 1985).Hiện nay, định nghĩa theo công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều người sử dụng.I.2. Phân loại:Trên thế giới: Theo Mỹ: 4 nhóm chính:- Các vùng nước ngọt nội địa:• Những lưu vực, đồng bằng ngập lụt theo mùa• Đồng cỏ nước ngọt• Bãi lầy nước ngọt nông• Bãi lầy nước ngọt sâu• Nước ngọt trống trải (nước có độ sâu dưới 2m) • Đầm lầy cây bụi• Đầm lầy rừng cây gỗ• Bãi lầy- Các vùng nước mặn nội địa:• Đồng bằng mặn• Bãi lầy mặn• Nước măn thông thoáng- Các vùng nước ngọt ven biển• Đầm lầy nước ngọt nông• Đầm lầy nước ngọt sâu• Nước ngọt trống trải (những phần nông của nước trống trải dọc theo các con sông nước ngọt, thủy triều và các eo biển.- Các vùng mặn ven biển• Vùng đất bằng mặn• Đồng cỏ nước mặn• Đầm lầy ngập nước mặn không thường xuyên• Đầm lầy ngập nước mặn thường xuyên• Các eo biển và vịnh• Đầm lầy rừng ngập mặnCách phân loại này được phổ biến rộng ở Mỹ cho đến năm 1979.  Phân loại đất ngập nước theo công ước Ramsar: gồm 22 loại:1) Biển và eo biển cạn (sâu dưới 6m khi thủy triều thấp)\2) Các cửa sông, châu thổ3) Các đảo nhỏ ngoài khơi4) Bờ biển có đá5) Bãi biển (bãi cát, sạn)6) Bãi bùn, bãi cát vùng gian triều7) Đầm lầy rừng ngập mặn, rừng ngập mặn8) Những đầm phá nước mặn hay nước lợ ven biển9) Ruộng muối (nhân tạo)10) Ao tôm, cá11) Các dòng chảy chậm (ở hạ lưu)12) Các dòng chảy nhanh (ở thượng lưu)13) Các hồ tạo nên do dòng sông chết và đầm lầy ven sông14) Hồ nước ngọt và đầm lầy ven hồ15) Ao nước ngọt16) Hồ nước mặn, bãi sình lầy17) Các hồ chứa nước, đập18) Đồng cỏ, trảng cỏ và trảng cây bụi ngập nước theo mùa19) Đồng lúa nước20) Đất có khả năng canh tác, đất được tưới nước21) Rừng đầm lầy, rừng ngập nước từng thời kỳ22) Trũng than bùn Hệ thống phân loại đất ngập nước theo IUCN (1990)Đất ngập nước mặn Thuộc biểnDưới triều-Thủy vực không có cây, dưới 6m khi thủy triều thấp, bao gồm cả vịnh và eo biển-Thảm thực vật dưới triều bao gồm bãi biển cỏ nhiệt đới- Rạn san hôGian triều- Bờ biển đá bao gồm vách đá và bờ đá- Bờ biển có đá di động và đá cuội- Bãi gian triều bùn, cát di động không có cây cối hoặc ruộng muối- Trầm tích gian triều có cây bao gồm đầm lầy nước mặn và rừng ngập mặn trên bờ biển có cây che khuấtThuộc cửa sôngDưới triều- Nước vùng cửa sông, nước thường xuyên ở cửa sông và hệ cửa sông của châu thổGian triều- Bãi gian triều bùn, cát hoặc bãi muối với rất ít thực vật- Đầm lầy gian triều bao gồm đầm lầy nước mặn, bãi cỏ ngập mặn, đầm lầy nước ngọt và nước hồ- ĐNN có rừng gian triều bao gồm rừng ngập mặn, rừng dừa nước, rừng đầm lầy nước ngọt vùng triều Đầm, phá Phá nước lợ đến nước mặn với một hoặc nhiều cửa hẹp thông với biểnHồ nước mặn Hồ, bãi và đầm lầy thường xuyên theo mùa, mặn hoặc nước lợĐất ngập nước ngọtThuộc sôngThường xuyên- Sông suối có nước thường xuyên kể cả thác nước- Châu thổ nội địaTạm thời- Sông và suối có nước theo mùa và không có quy luật- Đồng bằng ngập nước sông bao gồm đồng bằng ven sông, lưu vực ngập nước, đồng cỏ ngập nước theo mùaThuộc hồ aoThường xuyên- Hồ nước ngọt thường xuyên (>8ha), bao gồm cả vùng bờ ngập nước theo mùa hoặc không quy luật- Ao nước ngọt thường xuyên (< 8ha)Theo mùa- Hồ nước ngọt theo mùa (>8ha) gồm hồ đồng bằng ngập nướcThuộc đầm lầyCó cây nhô cao- Đầm nước ngọt thường xuyên và đầm trên đất vô cơ với thực vật vượt lên nước nhưng rễ của chúng lại nằm dưới mặt nước trong phần lớn thời gian sinh trưởng- Đầm lầy nước ngọt than bùn thường xuyên gồm đầm lầy trên thung lũng cao vùng nhiệt đới do cây cói chỉ và cỏ nến chiếm ưu thế- Đầm lầy nước ngọt trên đất vô cơ- Đất than bùn- ĐNN trên núi và các vùng cực bao gồm những đồng cỏ ngập nước theo mùa được tuyết tan cung cấp nước tạm thời- Suối phun nước ngọt và ốc đảo có cây cối bao quanh- Lỗ phun khí của núi lửa được làm ẩm liên tục do hơi nước bốc lênCó rừng- Đầm lầy cây bụi bao gồm cả đầm lầy nước ngọt có cây bụi chiếm ưu thế- Rừng đầm lầy nước ngọt, bao gồm cả rừng ngập nước theo mùa, đầm lầy có rừng trên đất vô cơ- Đất than bùn có rừng bao gồm rừng đàm lầy than bùnĐất ngập nước nhân tạoNuôi trồng thủy sản- Ao nuôi trồng thủy sản bao gồm cả ao tôm và ao cáĐNN - Ao, bao gồm ao của trang trại, ao cá giống và ao nhốt cá- Đất được tưới nước và kênh dẫn nước bao gồm ruộng lúa nước, kênh và rạch- Đất cày cấy ngập nước theo mùaLàm muối - Ruộng muối và nước muốiĐất thành phố, công nghiệp- Nơi khai đào, bao gồm hầm khai thác sỏi và khai thác mỏ- Nơi xử lý nước thải, ao xử lýNơi chứa nước - Hồ dùng để tưới và/ hoặc dùng cho sinh hoạt có mức nước thay đổi hàng tuần hoặc hàng thángPhân lọai đất ở Việt Nam:- Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN – 1990), ĐNN Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là ĐNN ven biển, ĐNN nội địa, và ĐNN nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước mặn ven biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác muối, đất đô thị, đất công nghiệp. - Theo hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ đất ngập nước, phân thành các cấp: Đất ngập nước mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển:• ĐNN mặn, ven biển: ĐNN, ven biển, ngập triều thường xuyên Đất ngập nước mặn, ven biển, ngập triều không thường xuyên• Đất ngập nước mặn, ở cửa sông: Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, không thường xuyên• Đất ngập nước mặn, thuộc đầm phá: Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập thường xuyên Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên- Đất ngập nước ngọt ( không chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển)• Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên• Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập nước không thường xuyênI.3. Các hệ sinh thái đất ngập nước: Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:- Các bãi lầy mặn ngập triều- Đất ngập nước có rừng ngập mặn- Các vùng đầm lầy ngập triều nước ngọt Các hệ sinh thái đất ngập nước nội địa:- Các vùng đầm lầy (hay sình lầy, bãi lầy) ngập nước ngọt- Các loại đất ngập nước ven sông suối- Rừng ngập nước ngọt nội địa và các vùng đất ngập nước ngọt nội địa chủ yếu ở Việt NamII. VAI TRÒ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC. II.1 Vai trò của ĐNN đối với hệ sinh thái.Đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như :- Lọc nước thải: một vùng đất ngập nước có giá trị khoảng vài chục hectar sẽ có khả năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một trạm xử lý nước nhiều triệu dollars. Ước tính khoảng 70%N- NH4, 99% nitrir và N – NO3 và 95% P tổng số hòa tan được loại bỏ khi nước thải đi qua ĐNN.- Nạp và ổn định nước ngầm: nước được thấm từ các vùng đất ngập nước xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết thành dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hào lượng nước mưa như “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu.- Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão. Cùng với Năm quốc tế về Đa dạng sinh học do Liên Hợp Quốc tuyên bố, năm 2010 theo Công ước Ramsar còn có chủ đề là “Đất ngập nước, Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu”. Đây là những vấn đề đang được thảo luận nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt khi biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, đất ngập nước có thể làm giảm những tác động từ biến đổi khí hậu, mặc dù chúng chỉ chiếm 6-8% diện tích bề mặt Trái đất. Chính bởi giá trị quan trọng đó, thông điệp cho Ngày Đất ngập nước Thế giới năm nay (02/02/2010) là “Chăm sóc vùng đất ngập nước – giải pháp cho biến đổi khí hậu”. Do chu trình trao đổi chất và nước trogn các hệ sinh thái, nhờ lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng của O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu đại phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.- Các HST đất ngập nước ven biển: rừng ngập mặn còn có vai trò trong việc mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới. Ví dụ trong 60 năm gần đây, vùng bán đảo Cà Mau bồi thêm được 8300ha, với tốc độ lấn biển khá mạnh:+ 1930 – 1965 diên tích tăng 3442ha, tốc độ 13,5m/năm.+ 1965 – 1985 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 26,6m/năm. + 1985 – 1991 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 38,2m/năm.- Là nơi trú chân của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loại chim nước, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy trì cân bằng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho các loài chim qúi hiếm như : Sếu đầu đỏ, cồng cộc , ô tác , giang sen .II.2 Vai trò của ĐNN đối với con người:- Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn: • Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu.• Hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp trên 40 % tổng sản lượng lương thực của cả nước và là nơi cư ngụ của trên 17 triệu người.• Ngày nay, sản lượng lương thực và thủy sản của toàn đồng bằng đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân của cả nước.• Hệ sinh thái rừng tràm có vai trò rất quan trọng như: hạn chế quá trình sinh phèn ở lớp đất mặt và nước mặt; lưu trữ lượng nước ngọt trong năm, duy trì độ ẩm của đất; Rừng tràm còn góp phần điều tiết khí hậu, duy trì độ ẩm không khí và hạn chế quá trình bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Nguồn lợi thuỷ hải sản: Các loài sinh vật nước như: cua, cá, tôm; cung cấp dinh dưỡng, tài nguyên thiên nhiên cho con người Trong số 20.000 lòai cá trên thế giới, hơn 40% sống trong nước ngọt, hơn 2/3 sản lượng cá có liên quan đến sự lành mạnh của các vùng đất ngập nước);- Nông nghiệp, thông qua việc duy trì các mức nước; Ví dụ, lúa là một thực vật phổ biến của đất ngập nước, là nguồn thực vật của hơn một nửa nhân loại. Các vùng đất ngập nước còn lại là những vật liệu di truyền thực vật.- Sản xuất gỗ: HST rừng ngập mặn, rừng tràm,…- Cung cấp các nguồn năng lượng, như than bùn và chất thực vật. Rừng tràm có khoảng 305 triệu tấn than bùn.- Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã: Các vùng đất ngập nước hỗ trợ cuộc sống của rất nhiều quần thể chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư. cá và các loài động vật không xương sống. - Các cơ hội giải trí và du lịch: Các vùng đất ngập nước còn có các đặc tính đặc biệt về di sản văn hoá của loài người. Các hệ sinh thái ĐNN có nhiều thuận lợi cho du lịch sinh thái, xây dựng các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia, Các khu bảo tồn ĐNN như: Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá miền Trung,…thu hút nhiều khách du lịch tham quan, giải trí.- Giao thông thủy: Hầu hết các kênh rạch, sông, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,…đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng địa phương.III. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.IV.1 Phân bố đất ngập nước trên thế giới.Diện tích:Vùng đất ngập nước lớn nhất trên thế giới là Pantanal kéo dài từ Brasil, Bolivia và Paraguay ở Nam MỹTrong đó tiêu biểu là các khu vực sau:CamargueCamargue bao gồm các sông Rhone thuộc đồng bằng ở phía Đông Nam của Pháp . Khoảng một phần ba của Camargue là một trong hai hồ, đầm lầy. Đây là một trong những nơi tốt nhất ở châu Âu để xem chim chóc. Nơi đây còn cung cấp một trong những môi trường dành cho những con cò trưởng thành. Nó cũng nổi tiếng với các Bull Camargue và Horse Camargue.Vườn quốc gia WasurVườn quốc gia Wasur là một vùng đất ngập nước lớn ở tỉnh Papua của Indonesia, trên đảo New Guinea.Được mệnh danh là Serengeti của Papua do sự đa dạng sinh học lạ thường của nó, Wasur duy trì một số lượng lớn các động vật quý hiếm và những loài chim lạ. Nơi tốt nhất cho việc tìm kiếm động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Wasur là hồ Rawa Biru - một phần của vùng đất ngập nước. Có rất nhiều loài chim nước và chim di cư ở đây cùng với đà điểu đầu mèo và Wallabies. Thật không may là công viên tự nhiên các hệ thống đồng cỏ bị ngập nước đang bị đe dọa bởi sự xâm lấn của các loài ngoại lai như lục bình và dương mai dương.iSimangalisoCông viên ngập mặn iSimangaliso (trước đây gọi là Greater St Lucia Park - vùng đất ngập nước), là một trong những khu vực đa dạng nhất tại Nam Phi của tỉnh KwaZulu-Natal. iSimangaliso nổi tiếng với những vùng đất ngập nước rộng lớn của nó, cồn cát, bãi biển và các rạn san hô. Động vật sinh sống trên công viên bao gồm voi, beo, tê giác trắng và đen, trâu, và trong đại dương, cá voi, cá heo, và rùa biển.KakaduCông viên Quốc gia Kakadu là một công viên đa dạng về sinh học với kích cỡ một nửa của Thụy Sĩ nằm ở Lãnh thổ phía Bắc Australia . Các vùng đất ngập nước của công viên cung cấp một trong những nới sinh sống rộng lớn của động vật hoang dã. Các loài cá sấu nước ngọt và nước mặn ngủ trên ven bở của nhiều con sông và billabongs cho hầu hết trong ngày nhưng cũng có thể được nhìn thấy nổi lên hoặc bơi ẩn mình trong nước.Song song đó nơi đây còn là mái nhà của những loài chim di trú về đây mỗi năm.Kerala backwatersLà một chuỗi các đầm, hồ nằm song song với bờ biển Ả Rập ở bang Kerala ở miền nam Ấn Đ . Mạng lưới này bao gồm năm hồ lớn được liên kết bởi các kênh rạch, cả hồ nhân tạo và tự nhiên, với hơn 38 con sông. Backwaters là nơi duy nhất có nhiều loài thuỷ sinh như cua, ếch và mudskippers, chim nước, động vật như rái cá và rùa. Ngày nay, ghe thuyền được sửa sang lại để phục vụ du lịch - là hoạt động phổ biến nhất ở Backwaters, với một số Kettuvallams lớn (thuyền lúa truyền thống, bây giờ [...]... TRẠNG SỬ DUNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM V.1 Hiện trạng trên thế giới: Đất ngập nước hiện nay được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trên thế giới Diện tích đất ngập nước trên thế giới đang suy giảm.Theo ước tính, từ năm 1980 đến nay, 1,9 triệu ha các rừng ngập mặn của châu Á, một loại hình đất ngập nước đã bị phá hủy Ở một số nước đang phát triển – nơi tình trạng khủng hoảng nước đang... thủy,… Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất ngập nước Việt Nam chiếm khoảng 10 triệu ha và nhiều vùng đất ngập nước đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do hoạt động khai thác và sử dụng chưa hợp lý - Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên • Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào là các... tồi tệ nhất – việc mất dần những vùng đất ngập nước đã buộc người dân phải đi bộ một khoảng xa hơn để lấy nước nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày “Với sự biến mất của một nửa diện tích các vùng đất ngập nước trên thế giới, chúng ta cần có một cách nghĩ mới về vấn đề này, chúng ta cần phải coi đất ngập nước như là nguồn cung cấp và trữ nước chứ không phải là những vùng đất mà ta có thể khai thác đến kiệt quệ”,... Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng bát ngát, rừng ngập mặn, rừng chàm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá Ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước nhân tạo Ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống lưu vực sông Hồng, những bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập. .. lúa nhưng năng suất rất thấp Dân số gia tăng quá nhanh, phương thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các vùng đất ngập nước và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên đất ngập nước, làm thu hẹp diện tích đất ngập nước và làm biến đổi - nhiều lọai hình đất ngập nước theo chiều hướng bất lợi Môi trường sống, nơi di cư của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng sinh... tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995) Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003 Đến năm 2007 diện tích đất ngập nước giảm mạnh - Nhiều hệ sinh thái đất ngập nước chưa được biết đến và và chưa được điều tra, đánh giá về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh - học Chưa có qui hoạch tổng thể đất ngập nước cho mục... bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích phần đất liền là 4 triệu ha Gần 90% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng được coi là đất ngập nước, trong thực tế đây là vùng đồng bằng đất ngập nước điển hình của vùng hạ lưu sông Mê-kông Hai hệ sinh thái rừng tiêu biểu đã hình thành trên các vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm Rừng tràm tự... hoang dã tại đây Capybara và Caiman Yacare dễ dàng được phát hiện tại đây trong số những loài có nguy cơ tuyệt chủng IV.2 Phân bố đất ngập nước ở Việt Nam Việt Nam là một nước giàu các hệ sinh thái đất ngập nước, với diện tích ĐNN hơn 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất đai cả nước Chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng (1,29 tr ha), sông Cửu Long (3,9 tr ha), các HST đầm phá, các bãi bùn, các cửa... hiện thông qua các chính sách, luật và các quy định từ khâu sử dụng đất đến phân vùng và xúc tiến việc thực thi pháp luật - Ngày 2/2/1971, thế giới đã thông qua “Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, nơi cư trú của các loài chim nước Công ước có mục tiêu tăng cường bảo vệ và sử dụng khôn khéo đất ngập nước và nguồn lợi của chúng Có 138 thành viên tham gia ký công ước,... cánh rừng ngập mặn của châu thổ ĐNN ở Việt nam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa dạng điều kiện tự nhiên của Việt Nam Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam (1995) đã xác định 61 khu đất ngập nước quan trọng và gần đây Cục Môi trường thuộc Bộ tài nguyên & Môi trường đã đưa ra danh sách gồm 79 khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc Gia Các vùng ĐNN trên phân bố ở . xuyên• Đất ngập nước mặn, thuộc đầm phá: Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập thường xuyên Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên- Đất ngập nước. Đất ngập nước mặn, ven biển, ngập triều không thường xuyên• Đất ngập nước mặn, ở cửa sông: Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên Đất ngập nước

Ngày đăng: 24/01/2013, 10:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan