Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang

96 1.7K 1
Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lúa là loại cây lương thực quan trọng. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là loại lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người dân sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Nghề trồng lúa trở thành nghề truyền thống của dân tộc. Từ trước đến nay đã có trên 74% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực trồng trọt. Chính vì vậy kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước cũng như trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta trên thương trường quốc tế. Trong những năm qua mặt dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực về kết quả sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo mà nổi bật là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước. Với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực cả nước góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lúa là loại cây lương thực quan trọng. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là loại lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người dân sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Nghề trồng lúa trở thành nghề truyền thống của dân tộc. Từ trước đến nay đã có trên 74% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực trồng trọt. Chính vì vậy kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước cũng như trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta trên thương trường quốc tế. Trong những năm qua mặt dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực về kết quả sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo mà nổi bật là Đồng Bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước. Với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực cả nước góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó phải kể đến tỉnh An Giang, nơi có sản lượng lúa đứng đầu cả nước trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL hiện nay nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đang đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm nước biển dâng cao, gây ngập úng sâu hơn lâu hơn, nước mặn ngày càng có xu hướng xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Bên cạnh đó, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm mạnh do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như chuyển đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn, nông dân chưa thật sự quan tâm đến KHKT trong sản xuất. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 1 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và chưa tập trung. Những khiếm khuyết trong ngành lúa gạo: kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức đặc biệt là sân phơi, lò sấy và kho chứa lúa, thủy lợi còn nhiều thiếu sót. Cây lúa được trồng quanh năm nên sâu hại phát triển liên tục và có xu hướng phát triển trên diện rộng và lang thành dịch trong những năm gần đây mặc dù chính quyền địa phương cùng các Công Ty BVTV đã có nhiều lớp tập huấn cho nông dân các ứng dụng KHKT vào sản xuất nhưng thật sự chưa đạt hiệu quả về kỹ thuật và người dân vẫn còn canh tác theo kiểu truyền thống. Cho nên, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp. Qua đó, tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này có thể giúp các nông dân, các cơ quan, ban ngành, … thấy được thực trạng sản xuất lúa Huyện Châu Thành, mức hiệu quả kinh tế, phân phối và hiệu quả kỹ thuật đạt được và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả. Từ đó, đề xuất những phương pháp nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất của nông dân trồng lúa hai vụ Đông xuân và Hè thu tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa và thu nhập của nông hộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. - Phân tích chi phí và lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. - Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 2 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất lúa Huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của hộ trồng lúa tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Số liệu sơ cấp Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên và thuận tiện 60 nông hộ sản xuất lúa tại huyện Châu ThànhTỉnh An Giang dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn, được đính kèm phần phụ lục, các xã được chọn ngẫu nhiên vì có vị trí địa lý thuận tiện, giao thông dễ dàng. Thông qua cuộc nghiên cứu trực tiếp các nông hộ, bảng câu hỏi sẽ cung cấp những thông tin chung của nông hộ, về đặc điểm sản xuất và canh tác của nông hộ, các khoản chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa, cuộc điều tra để thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 nhằm thu thập thông tin về các vụ lúa Đông xuân và Hè thu năm 2012. 3.2. Số liệu thứ cấp Các số liệu thứ cấp được thu thập được thu từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và các cơ quan ban ngành có liên quan như phòng kinh tế xã, hợp tác xã và hội nông dân gồm có: - Các bảng báo cáo tổng kết và phương hướng phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp, nông thôn Xã năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội xã Vĩnh Bình năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Không gian Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa các vụ Đông xuân và Hè thu trên địa bàn huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. 4.2. Thời gian GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 3 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Các vụ lúa được nghiên cứu xảy ra trong năm 2012 như đã trình bài trên. Do hạn chế về thời gian, đề tài không phân tích sự biến động các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất theo thời gian như: chi phí mua giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược,…Do vậy nghiên cứu chưa đánh giá một cách khách quan, chính xác sự biến động về tình hình sản xuất qua các năm. 4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ sản xuất lúa Đông Xuân và Hè thu trên địa bàn nghiên cứu nêu trên. 5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN - Nguyễn Phương Thảo Nghi (2012), Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa huyện Châu ThànhTỉnh An Giang, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là Phân tích hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại huyện Châu Thành -Tỉnh An Giang và . Trong đó, đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề ra giải pháp nhằm nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa và thu nhập của nông hộ. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đã đi sâu phân tích: + Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản xuất lúa 2 vụ/năm huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. + Tính toán mức hiệu quả kinh tế (EE: Economic Efficiency) của hoạt động trồng lúa của nông hộ. + Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa. Tác giả đã dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân huyện Châu ThànhTỉnh An Giang. Sau đó, tác giả đã dùng phương pháp hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Để từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng nào đó GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 4 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang (chẳng hạn như: năng suất/tổng diện tích, lợi nhuận/ha), chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát hiện nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. - Phạm Lê Thông và cộng tác viên (2010), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa đồng bằng Sông Cửu Long”, báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ. Mục tiêu tổng quát của đề tài là đo lường khả năng có thể tăng năng suất và thu nhập ròng bằng việc phân tích hiệu quả kỹ thuậthiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bằng việc tìm hiểu tình hình sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tính toán các mức hiệu quả như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa của nông dân; xem xét ảnh hưởng của các chính sách đến hiệu quả sản xuất lúa. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy một số yếu tố đầu vào trong chi phí sản xuất như: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động và nhân tố áp dụng khoa học kỹ thuật đều có ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập ròng của nông dân trồng lúa. Dựa vào thực tế của những tồn tại nói trên, tác giả cũng đã nêu lên được những nguyên nhân tồn tại đó và đưa ra một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long. Đoàn Quốc Tuấn (2012), “Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nông hộ huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang” , luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nông hộ huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang trong đó nghiên cứu thật kĩ vào phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa huyện Tri Tôn - Tỉnh An Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ, để đạt được nội dung trên tác giả đã phân tích chi tiết như sau: - Đánh giá thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân huyện Tri Tôn - Tỉnh An Giang thông qua một số nguồn lực sẵn có như : diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 5 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang - Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa cao sản thông qua 2 vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2011 địa bàn nghiên cứu. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Tri Tôn - Tỉnh An Giang. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa huyện Tri Tôn - Tỉnh An Giang. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả đặc điểm sản nông hộ cũng như kết quả đều tra về tình hình sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu của nông hộ 5 xã thuộc huyện Tri Tôn – An Giang, và sử dụng phương pháp so sánh nhằm phân tích những biến động của các chỉ tiêu về diện tích, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu tài chính, sử dụng phương pháp thống kê hồi quy nhằm tìm ra mối quan hệ biến dộng giữa biến lợi nhuận với các biến diện tích, giá lúa, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phi thuê, và cuối cùng là sử dụng phương pháp thông kê suy luận nhằm kiểm định sự khác biệt trung bình của một vài chỉ tiêu như về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập,… từ hoạt động sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, và từ đó rút ra những giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang. Nguyễn Ngọc Vàng, “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa tỉnh An Giang”, luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ. Nội dung đề tài So sánh hiệu quả sản xuấtphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai nhóm nông hộ trồng lúa tỉnh An Giang: nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng mẫu lớn và nhóm ngoài mô hình, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa thông qua việc tạo mối liên kết bền vững giữa Doanh nghiệp- Nông dân. Để làm rõ vấn đề trên đề tài đã đi sâu vào: - Thực trạng về mối liên kết 4 nhà và mô hình Cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang. - So sánh hiệu quả sản xuấtphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai nhóm nông hộ trồng lúa tỉnh An Giang: nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng mẫu lớn và nhóm ngoài mô hình. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 6 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Từ các vấn đề nghiên cứu trên cuối cùng tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa An Giang thông qua việc tạo mối liên kết bền vững giữa Doanh nghiệp- Nông dân. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 7 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ 1.1.1.1. Khái niệm về hộ và nông hộ Hộ: là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sảnthành quả sản xuất của hộ gia đình. Hộ có những đặc trưng đặc biệt, không giống như là các đơn vị kinh tế khác. Nông hộ: là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ nông dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trọng một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện được. 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ: - Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực và vốn. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 8 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng, lãnh thổ… - Trình độ phát triển của kinh tế hộ. - Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ. - Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông dân. Trong đó: + Hầu hết hộ gia đình nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có cùng huyết thống, chủ hộ thường là những người ông, bà, cha, mẹ… Và các thành viên trong gia đình là con cháu. + Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp) trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những người cùng sống chung trong hộ gia đình ấy. Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu hộ sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình. 1.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt. GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 9 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang - Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích thực của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất. - Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thức tự giác đống góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo tồn tại và phát triển của mỗi thành viên. - Đặc trung nỗi bậc của các hộ nước ta là có qui mô canh tác rất nhỏ bé và qui mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng dân số, và xu hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp, giao thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp. - Qua trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng thuê mướn nhân công lao động đã xuất hiện mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi là làm thuê như một phương thức kiếm sống. - Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Thêm vào đó, chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu nhập của đại bộ phận là thấp. 1.1.2. Các khái niệm trong nông nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm về sản xuất GVHD: TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi 10 SVTH: Trần Tấn Vương [...]... Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNHTỈNH AN GIANG 2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý Châu Thành là một huyện đồng bằng tây nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang, Việt Nam, được thành lập khi huyện Châu Thành X được tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn,... lượng phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhân cho % N %P %K có trong các loại phân hỗn hợp đó như: NPK (202 0-1 5), NPK (1 6-1 6-8 ), UREA (46% N), DAP (1 8-4 6-0 ), Kali (55% KCl) GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 17 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang 1.3 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT Theo Farrell (1957), hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất. .. Nguyễn Đoan Khôi 14 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một... bộ kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ thực vật nhằm quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 11 SVTH: Trần Tấn Vương 12 Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang 3 giảm trong sản xuất lúa tức là phải: - Giảm lượng giống gieo sạ - Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh - Giảm lượng phân đạm 3 tăng tức là: - Tăng năng suất lúa. .. sự đóng góp của từng yếu tố đầu vào trong tổng thể hiệu quả (hoặc không hiệu quả) của DN và đánh giá mức độ không hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 21 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Tuy nhiên, giống như mọi cách tiếp cận khác trong đánh giá hiệu quả kỹ thuật, DEA cũng có hàng loạt nhược điểm Đó là: 1) Sai... phía đông bắc huyện Dân số là 171.480 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, và Hoa Châu Thành là nơi có đạo Hòa Hảo phát triển GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 24 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1 Địa hình An Giang có hai dạng... toàn tỉnh Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa ngập lũ, phù sa lại lấp đầy như cũ Sét gạch ngói An Giang dùng làm gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu sản lượng khoảng 100 triệu viên mỗi năm GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 32 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang 2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 2.2.1 Tình hình kinh tế a Sản xuất nông nghiệp: - Trồng... chiếm từ 59,08 - 61,18 %, oxyt nhôm chiếm từ 17,39 - 17,82 %; còn lại là oxyt canxi, oxyt magiê, oxyt mangan, oxyt natri, oxyt kali và một số oxyt kim loại khác Chỉ cần khai thác lớp mặt có bề dày từ 0,2 - 0,3 m là có thể đủ cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 31 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang gạch ngói... thủy sản giúp người dân yên tâm sống chung với lũ 2.1.2.3 Sông ngòi GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 27 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang Huyện Châu Thành nằm hữu ngạn sông Hậu nên cũng chịu ảnh hưởng không ít chế độ thủy văn của sông Hậu Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5 m, thời gian ngập... kiện sản xuất của nông dân + Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo tính lâu bền về độ phì nhiêu của đất đai, về khí hậu và môi trường sống của địa phương 1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU GVHD: TS Lê Nguyễn Đoan Khôi 18 SVTH: Trần Tấn Vương Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang 1.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Khảo sát nông hộ sản xuất . phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả

Ngày đăng: 25/05/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT

    • 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

      • 2.3.1. Cách thức sản xuất lúa

    • B. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

  • CHI PHÍ ĐẦU TƯ XDCB

  • 1. Nhà kho

  • 2. Sân phơi

  • 3. Cầu tự hoại

  • 4. Biogas

  • Khoản mục chi phí trong sản xuất

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan