Đánh giá hoạt động thương mại việt nam - hàn quốc từ năm 1986 đến đầu năm 2012 và dự báo đến năm 2020

10 500 1
Đánh giá hoạt động thương mại việt nam - hàn quốc từ năm 1986 đến đầu năm 2012 và dự báo đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đánh giá hoạt động thương mại việt nam hàn quốc từ năm 1986 đến đầu năm 2012 và dự báo đến năm 2020

T ạp chí Đại học Công nghi ệp 81 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TỪ NĂM 1986 ĐẾN ĐẦU NĂM 2012 DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 Nguyễn Tấn Minh * TÓM TẮT Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế năm 1986, quan hệ song phương giữa Việt Nam Hàn Quốc không ngừng phát triển, trong đó có quan hệ về thương mại. Ngay từ ngày đầu mở cửa năm 1986, thương mại hai chiều đạt 82,2 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 20,2 triệu USD, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 62,0 triệu USD. Từ đó đến nay, thương mại hai chiều liên tục tăng. Đến năm 2011, kim ngạch đạt 17891,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 4715,4 triệu USD, nhập khẩu 13176,0 triệu USD. Vị trí của Hàn Quốc luôn ở tốp đầu các nước có kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam. Để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Hàn Quốc 26 năm qua, nghiên cứu này đưa ra số liệu thống kê về thương mại giữa hai nước. Từ số liệu thu thập, tác giả dùng hàm hồi qui chuỗi thời gian để dự báo số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước, sau đó đưa ra các giải pháp nhằm đạt được kim ngạch kỳ vọng trong tương lai. Từ khóa: kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu, cán cân thương mại, xuất siêu, nhập siêu TRADING ACTIVITIES EVALUATION BETWEEN VIETNAM AND KOREA FROM 1986 TO 2012, AND PREDICTING TO 2020 SUMMARY After Vietnam launched the economic open-door policy (1986), bilateral relation between Vietnam and Korea has never stopped developing until now, including trade relation. The early days of 1986, trading bilateral relation reached 82.2 million dollars in which export to Korea was 20.2 million dollars, import from Korea reached 62 million dollars. Up to now, bilateral trading has continuously increased; total trade reached 17,891.4 million dollars in which export was 4,715.4 million dollars. Korea has the highest trade among countries doing business with Vietnam. In oder to have general view about trade relation between Vietnam and Korea after 26 years, statistic data about trading of two countries will be listed in this research. From the data, the author will use time series analysis to forcast total trade of two countries, then suggesting solutions that can help to reach expected total trade in the future. Key words: Bilateral relation, export, total trade, import, forcast, time series analysis CÁC TỪ VIẾT TẮT: GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ; X : Xuất khẩu M : Nhập khẩu; USD : Đơn vị tiền tệ Mỹ * Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam -Hàn Qu ốc… 82 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm qua, quan hệ song phương giữa Việt Nam Hàn Quốc luôn tăng về mọi mặt, trong đó quan hệ thương mại tăng trưởng hơn sự mong đợi. Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam chỉ biết hàng hóa Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan thì ngày nay hàng hóa Hàn Quốc chiếm vị trí quan trọng trong tiêu dùng người Việt, đồng thời người tiêu dùng Hàn Quốc cũng dần dần tìm đến tiêu dùng hàng Việt Nam. Việc thống kê kết quả thương mại song phương hai nước những năm qua dự báo xu hướng tương lai là rất cần thiết. Từ đó chính phủ hai nước thực hiện các chính sách ngoại thương sao cho quan hệ thương mại trong tương lai đạt hiệu quả nhất. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng quy trình nghiên cứu suy diễn, dựa vào lý thuyết sau đó thu thập số liệu kiểm định lý thuyết. Phương pháp chính của quy trình suy diễn trên là nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng đi kèm với chúng là công cụ phân tích thống kê mô tả, hồi qui dự báo chuỗi thời gian, từ đó đưa ra các chính sách trong tương lai. 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC 3.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc từ năm 1986 đến 2011 Năm 1982, Việt Nam Hàn Quốc chính thức có quan hệ ngoại giao. Từ đó, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng tăng. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc có xu hướng gia tăng mỗi năm, càng về sau tốc độ tăng kim ngạch càng lớn, thể hiện qua số liệu ở bảng 1. Bảng 1. Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc (Triệu USD) Năm Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch XNK Việt Nam Hàn Quốc Tỷ trọng Tốc độ tăng 1986 2944,0 82,2 2,79% 1987 3309,0 71,9 2,17% -12,53% 1988 3795,0 52,1 1,37% -27,54% 1989 4512,0 40,6 0,90% -22,07% 1990 5156,0 79,1 1,53% 94,83% 1991 4425,0 203,1 4,59% 156,76% 1992 5122,0 304,2 5,94% 49,78% 1993 6909,0 580,8 8,41% 90,93% 1994 9880,0 806,5 8,16% 38,86% 1995 13604,0 1488,9 10,94% 84,61% 1996 18400,0 2339,7 12,72% 57,14% 1997 20777,0 1981,5 9,54% -15,31% 1998 20860,0 1650,0 7,91% -16,73% 1999 23283,0 1805,7 7,76% 9,44% 2000 30120,0 2106,2 6,99% 16,64% 2001 31247,0 2292,9 7,34% 8,86% T ạp chí Đại học Công nghi ệp 83 Năm Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch XNK Việt Nam Hàn Quốc Tỷ trọng Tốc độ tăng 2002 36451,0 2748,3 7,54% 19,86% 2003 45405,0 3117,5 6,87% 13,43% 2004 58458,0 3967,5 6,79% 27,27% 2005 69420,0 4257,7 6,13% 7,31% 2006 84758,0 4751,3 5,61% 11,59% 2007 111359,0 6583,8 5,91% 38,57% 2008 143497,0 9048,7 6,31% 37,44% 2009 127099,0 8785,4 6,91% -2,91% 2010 157090,0 12853,5 8,18% 46,31% 2011 203642,0 17891,4 8,79% 39,19% Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn vào số liệu ta thấy, tỷ trọng bình quân kim ngạch giữa hai nước so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam các quốc gia qua 26 năm đạt 6,47%/năm, tỷ trọng này ổn định qua nhiều năm. Đặc biệt, năm 1996 chiếm tỷ trọng cao nhất là 12,72%; thấp nhất là năm 1989: 0,90%. Từ năm 1997 đến năm 2011, tỷ trọng xoay quanh tỷ trọng bình quân chứng tỏ kim ngạch hai chiều ổn định qua các năm. Về tốc độ tăng bình quân kim ngạch giữa hai nước qua 26 năm là 28,91%/năm. Tỷ lệ này rất cao so với mức trung bình giữa Việt Nam với các nước là 18,60%. Qua số liệu trên, chứng tỏ quan hệ song phương về thương mại giữa Việt Nam Hàn Quốc là rất lớn, chiếm phần lớn trong tỷ trọng chung thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển với tốc độ cao. 3.2. Kết quả cán cân ngoại thương của Việt Nam Hàn Quốc từ năm 1986 đến 2011 Từ kết quả kim ngạch thương mại, chúng ta xem chi tiết giá trị xuất khẩu nhập khẩu giữa hai quốc gia, bên cạnh đó xem xếp hạn của Hàn Quốc trong vai trò là nước nhập xuất khẩu với Việt Nam. Bảng 2. Số liệu cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc (Triệu USD) NĂM Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Xếp hạng xuất khẩu Xếp hạng nhập khẩu 1986 20,2 62,0 -41,8 1987 3,9 68,0 -64,1 1988 7,1 45,0 -37,9 1989 25,0 15,6 9,4 1990 26,0 53,1 -27,1 1991 51,0 152,1 -101,1 1992 93,0 211,2 -118,2 1993 99,4 481,4 -382,0 1994 86,0 720,5 -634,5 1995 235,3 1253,6 -1018,3 6 2 Đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam -Hàn Qu ốc… 84 NĂM Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Xếp hạng xuất khẩu Xếp hạng nhập khẩu 1996 558,3 1781,4 -1223,1 3 2 1997 417,0 1564,5 -1147,5 6 2 1998 229,1 1420,9 -1191,8 16 3 1999 319,9 1485,8 -1165,9 13 4 2000 352,6 1753,6 -1401,0 14 4 2001 406,1 1886,8 -1480,7 10 4 2002 468,7 2279,6 -1810,9 9 4 2003 492,1 2625,4 -2133,3 11 4 2004 608,1 3359,4 -2751,3 10 5 2005 663,6 3594,1 -2930,5 13 5 2006 842,9 3908,4 -3065,5 12 5 2007 1243,4 5340,4 -4097,0 9 5 2008 1793,5 7255,2 -5461,7 9 5 2009 2077,8 6707,6 -4629,8 6 2 2010 3092,2 9761,3 -6669,1 4 2 2011 4715,4 13175,9 -8460,5 4 2 Nguồn: Tổng cục thống kê Từ số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc mỗi năm một tăng tăng với tỷ lệ rất cao. Trong vòng 26 năm, tỷ lệ tăng bình quân là 39,38%, riêng hai năm 2010 2011 tăng lần lượt là 48,82% 52,49%. Điều này chứng tỏ hàng hóa dịch vụ của Việt Nam ngày càng được người Hàn Quốc sử dụng nhiều hơn. Giá trị nhập khẩu tăng mỗi năm nhiều hơn, qua 26 năm tốc độ tăng bình quân 34,76% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc. Hai năm 2010 2012 cũng đạt cao nhất lần lượt chiếm 45,53% 34,98%. Mặt tốc độ tăng của xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nhưng do hàng hóa dịch vụ nhập khẩu có giá trị cao nên cán cân thương mại hai chiều luôn bị âm. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc mỗi năm một nhiều, tốc độ thâm hụt qua 26 năm trung bình là 14,75%, riêng tốc độ thâm hụt hai năm 2010 2011 là rất cao, lần lượt là 44,05% 26,86%. Kết quả thứ hạn về giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc luôn ở các nước dẫn đầu ở các vị trí hai, bốn năm. Trong ba năm 2009, 2010, 2011, Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc, chứng tỏ hàng hóa dịch vụ Hàn Quốc được người tiêu dùng Việt Nam ưu chuộng, đồng thời Hàn Quốcquốc gia cung cấp máy móc thiết bị khoa học công nghệ cao cho Việt Nam. Kết quả vị trí về xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn ở vị trí cao. Năm 2010 2011, Hàn Quốc ở vị trí thứ sau Mỹ, Nhật Bản Trung Quốc, chứng tỏ thị trường Hàn Quốc là thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2012 Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch hai chiều đạt 9645,1 triệu USD, so với cả năm 2011 đạt 53,90%. Trong đó, nhập khẩu chiếm 7212,9 triệu USD so với cả năm 2011 là 54,74%, xuất khẩu 2432,2 triệu USD so với cả năm 2011 là 51,58%, xu hướng các tháng cuối năm xuất nhập khẩu hai chiều sẽ gia tăng. T ạp chí Đại học Công nghi ệp 85 Bảng 4. Số liệu cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc đầu năm 2012 (Triệu USD) Thời gian Kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 6 đầu năm tháng 2012 9645,1 2432,2 7212,9 -4780,7 Nguồn: Tổng cục Hải Quan 2432,2 -4780,7 7212,9 -6000,0 -4000,0 -2000,0 0,0 2000,0 4000,0 6000,0 8000,0 Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Hình 1. Biểu đồ xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm giữa hai nước Thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp nhằm gia tăng xuất khẩu với mục đích cải thiện cán cân thương mại. Sau 6 tháng đầu năm 2012, cán cân thương mại hai chiều qua hai tháng vẫn tiếp tục âm đến 4780,7 triệu USD, so với cán cân thương mại chung giữa Việt Nam các nước thì cán cân thương mại với Hàn Quốc âm khá lớn. Bảng 5. Số liệu cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 (Triệu USD) Kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc 106824,6 9645,1 53333,3 2432,2 53491,3 7212,9 -158,0 -4780,7 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam -Hàn Qu ốc… 86 106824,6 9645,1 53333,3 2432,2 53491,3 7212,9 -158,0 -4780,7 -20000,0 0,0 20000,0 40000,0 60000,0 80000,0 100000,0 120000,0 Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc Tổng Hàn Quốc Kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Hình 2. Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2012 Qua số liệu trên cho thấy tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm 2012 của Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 9,02% so với tổng kim ngạch. Trong đó, hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng rất cao 13,48%, vì thế cán cân thương mại với Hàn Quốc âm 4780,7 triệu USD cao hơn cán cân thương mại chung âm 158,0 triệu USD. 3.4. Xếp hạng mười mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc Bảng 3. Mười mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc Hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc TT Mặt hàng Trị giá (USD) TT Mặt hàng Giá trị (USD) 1 Hàng dệt, may 382.327.589 1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện 1.362.068.995 2 Phương tiện vận tải phụ tùng 323.269.487 2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 829.840.975 3 Hàng thủy sản 236.778.676 3 Sắt thép các loại 710.356.176 4 Dầu thô 172.301.413 4 Vải các loại 672.818.769 5 Xơ, sợi dệt các loại 116.457.154 5 Xăng dầu các loại 570.052.140 6 Gỗ sản phẩm gỗ 115.717.356 6 Điện thoại các loại linh kiện 499.457.102 7 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 101.287.038 7 Chất dẻo nguyên liệu 425.306.443 8 Giày dép các loại 87.764.682 8 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 279.250.215 9 Tha đá 60.330.073 9 Kim loại thường khác 223.022.749 10 Cao su 59.638.690 10 Sản phẩm từ sắt thép 165.171.128 Nguồn: Tổng cục Hải quan T ạp chí Đại học Công nghi ệp 87 Nhìn vào bảng xếp hạng thứ tự mười mặt hàng xuất khẩu trên ta thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mặt hàng có giá trị thấp ở dạng thô hoặc sơ chế, còn nhập khẩu các mặt hàn từ Hàn Quốcgiá trị cao đa phần sản phẩm tiêu dùng đã chế biến thành phẩm có giá trị cao. Xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc tăng qua nhiều năm, vì vậy phải xuất với khối lượng rất lớn, chứng tỏ không hiệu quả trong xuất khẩu, tình trạng này kéo dài sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia. 4. DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020 4.1. Lý thuyết về dự báo chuỗi thời gian Chuỗi thời gian gồm xu hướng dài hạn, chu kỳ, mùa thành phần bất thường. Trong nghiên cứu này, chỉ nghiên cứu thành phần xu hướng dài hạn. Xu hướng dài hạn dùng để chỉ một đại lượng kinh tế biến động có quy luật tăng dần hoặc giảm dần theo thời gian, khi biểu diễn bằng đồ thị giữa đại lượng này với thời gian chúng sẽ có dạng đường thẳng hoặc đường cong tròn. Đại lượng kinh tế tăng giảm liên tục qua nhiều kỳ khi thực hiện dự báo các giá trị tương lai dùng mô hình chuỗi thời gian. Thực hiện dự báo chuỗi thời gian sử dụng mô hình xu hướng tuyến tính như sau: Y i = β 1 + β 2 t trong đó : Y : là số đại lượng kinh tế cần dự báo t : chuỗi thời gian β 1 , β 2 : là các hệ số hồi qui Với số liệu ở bảng 1 chúng ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc có xu hướng tăng qua 26 năm. Đồng thời kết hợp với đồ thị hình 3, chúng ta có thể dùng hàm xu thế trên để dự báo số liệu kim ngạch giữa hai quốc gia trong thời gian tới. Hàm hồi qui tuyến tính xu thế có dạng như sau : Y i = β 1 + β 2 t Y : kim ngạch xuất nhập giữa hai quốc gia t : chuỗi thời gian β 1 , β 2 : là các hệ số hồi quy 4.2. Kết quả nghiên cứu Từ số liệu bảng 1 với Y là kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc, t là xu hướng dài hạn, thực hiện dự báo bằng phần mềm SPSS cho kết quả như sau. Mô hình dự báo MODEL: MOD_1. Independent: Time Dependent Mth Rsq d.f. F Sigf b1 b2 Y LIN , 690 24 53,54 ,000 -2963,2 475,598 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR LCL_1 95% LCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR UCL_1 95% UCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR 9 new cases have been added. Kết quả mô hình dự báo cho thấy F = 53,54 với mức ý nghĩa α = 0,000 < 0,05 ta kết luận mô hình trên phù hợp vớ số liệu thống kê. Đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam -Hàn Qu ốc… 88 Đồ thị export & import Sequence 403020100 300000 200000 100000 0 -100000 Observed Linear Hình 3. Đồ thị theo thời gian của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc Kết quả dự báo: t Y Yaer_ Date_ lcl_1 ucl_1 1986 82,2 1986 1986 -7977,95 3002,667 1987 71,9 1987 1987 -7462,88 3438,789 1988 52,1 1988 1988 -6950,84 3877,948 1989 40,6 1989 1989 -6441,9 4320,205 1990 79,1 1990 1990 -5936,12 4765,619 1991 203,1 1991 1991 -5433,55 5214,243 1992 304,2 1992 1992 -4934,24 5666,126 1993 580,8 1993 1993 -4438,23 6121,312 1994 806,5 1994 1994 -3945,56 6579,839 1995 1488,9 1995 1995 -3456,27 7041,74 1996 2339,7 1996 1996 -2970,38 7507,042 1997 1981,5 1997 1997 -2487,9 7975,765 1998 1650 1998 1998 -2008,87 8447,922 1999 1805,7 1999 1999 -1533,27 8923,519 2000 2106,2 2000 2000 -1061,11 9402,557 2001 2292,9 2001 2001 -592,389 9885,03 2002 2748,3 2002 2002 -127,087 10370,92 2003 3117,5 2003 2003 334,8148 10860,22 2004 3967,5 2004 2004 793,3422 11352,88 2005 4257,7 2005 2005 1248,528 11848,89 2006 4751,3 2006 2006 1700,411 12348,21 2007 6583,8 2007 2007 2149,035 12850,78 2008 9048,7 2008 2008 2594,449 13356,56 T ạp chí Đại học Công nghi ệp 89 t Y Yaer_ Date_ lcl_1 ucl_1 2009 8785,4 2009 2009 3036,706 13865,5 2010 12853,5 2010 2010 3475,865 14377,53 2011 17891,4 2011 2011 3911,987 14892,6 . . 2012 2012 4345,137 15410,65 . . 2013 2013 4775,383 15931,60 . . 2014 2014 5202,796 16455,38 . . 2015 2015 5627,447 16981,92 . . 2016 2016 6049,410 17511,16 . . 2017 2017 6468,760 18043,00 . . 2018 2018 6885,572 18577,38 . . 2019 2019 7299,922 19114,23 . . 2020 2020 7711,886 19653,46 Từ số liệu dự báo trên, đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Hàn Quốc đạt cao nhất 19653,46 triệu USD. Để đạt được giá trị trên, Chính phủ cả hai quốc gia cần phải thực hiện nhiều chính sách nhằm, nhiều giải pháp mang tính vi mô vĩ mô. 5. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC Để đạt được kim ngạch xuất nhập khẩu như dự báo ở trên, Chính phủ hai nước cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao thương mại song phương giữa hai quốc gia. Giai đoạn hiện nay, Chính phủ hai quốc gia không nên quan tâm nhiều đến thâm hụt hay thặng cán cân thương mại, mà nên tác động bằng các giải pháp làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều mỗi năm. Chính phủ hai quốc gia nên chú trọng đến một số biện pháp tăng giá trị hàng xuất khẩu hai bên không nên xuất khẩu thô vì như thế sẽ làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Một số giải pháp cụ thể: Thứ nhất, hai quốc gia nên gia tăng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, để giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng, giảm dần xuất nhập khẩu những sản phẩm thô sơ chế. Thứ hai, mỗi quốc gia nên đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu của mình, mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, phải xuất khẩu những sản phẩm mà hai bên đang cần số lượng lớn thì giá trị xuất khẩu cao. Thứ ba, hai bên nên thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp không thông qua môi giới vì hiện nay một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc ngược lại thườnggia công hoặc xuất cho môi giới nước thứ ba. Chính phủ hai nước tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước xuất nhập khẩu trực tiếp. Thứ tư, Chính phủ hai quốc gia thường xuyên tổ chức công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm về hàng hóa mỗi bên, để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thương mại. Thứ năm, tăng cường quảng bá hình ảnh hai quốc gia, thông qua các sản phẩm cá biệt của một số doanh nghiệp xuất khẩu hai nước, dần dần định hình thị trường xâm nhập thị trường lẫn nhau. Thứ sáu, hai bên không nên đưa ra các hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ hai nước. Thứ bảy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai quốc gia cần tìm hiểu lẫn nhau cùng liên kết với nhau trong xuất nhập khẩu, tăng cường hoạt động giới thiệu sản của ngành hình ảnh của mỗi quốc gia. Đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam -Hàn Qu ốc… 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Damodar N.Gujarati. Basic Econometrics. McGraw-Hill International; 2004, 4th edition. 2. Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Tấn Minh. Bài giảng Kinh tế lượng, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; 2011. 3. Tổng cục thống kê. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới. NXB thống kê; 2006. 4. Niên giám thống kê (các năm), Tổng cục Thống kê. 5. Số liệu thống kê (mỗi tháng), Tổng cục Hải quan. 6. Các website: http://www.custom.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://www.vneconomy.com.vn http://www.mot.gov.vn. . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TỪ NĂM 1986 ĐẾN ĐẦU NĂM 2012 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 Nguyễn Tấn Minh * TÓM TẮT Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế năm. ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1986 đến 2011 Năm 1982, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức có quan hệ ngoại giao. Từ đó, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng tăng Kết quả cán cân ngoại thương của Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1986 đến 2011 Từ kết quả kim ngạch thương mại, chúng ta xem chi tiết giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai quốc gia, bên cạnh

Ngày đăng: 24/05/2014, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan