tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực việt nam

111 1.2K 0
tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Uyên Lớp : Trung 2 Khoá : K43G - KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Thị Thu Giang Hà Nội – Tháng 06/200 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhu cầu về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đang ngày càng trở nên cấp thiết. Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp mà còn là động lựcbản để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một quốc gia. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta đang gặp rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tình trạng thể lực suy yếu kéo dài trong một thời gian dài, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật không đáp ứng nổi những đòi hỏi đặt ra của xã hội là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc. Bán hàng đa cấp ra đời và phát triển trong gần một thế kỷ qua đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Không những thế ngành nghề này còn đem lại những đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách và khai thác những khả năng tiềm ẩn của con ngƣời. Thực hiện đề tài khóa luận mang tên: “Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam”, ngƣời viết mong muốn tìm ra giải pháp để nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua việc học hỏi tiếp thu một phƣơng thức kinh doanh tiến bộ trên thế giới. Bố cục đề tài gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về chất lƣợng nguồn nhân lựchoạt động bán hàng đa cấp. Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam và tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Chƣơng 3: Phân tích tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đến chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua ví dụ điển hình của công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam cùng với việc phát triển hoạt động bán hàng đa cấp. Đề tài đƣợc lựa chọn tuy còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm song giá trị thực tiễn không nhỏ bởi ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời điểm nào vấn đề phát triển con ngƣời đều đáng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đã từng hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, ngƣời viết tin tƣởng chắc chắn rằng đây là một mô hình kinh doanh có phạm vi tác động khá rộng, mức độ tác động tƣơng đối sâu sắc không chỉ đối vớinhân những ngƣời làm việc chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân ngƣời viết có thêm cơ sở lý luận xác đáng hơn đồng thời cũng phản ảnh phần nào những kết quả thu đƣợc qua quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Đào Thị Thu Giang khoa quản trị kinh doanh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế cũng nhƣ toàn thể cán bộ, giáo viên trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu và viết khoá luận. Hà Nội, tháng 6 năm 2008 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰCHOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰCCHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm nguồn nhân lực Mỗi quốc gia trên thế giới có một quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Chính vì thế khái niệm về nguồn nhân lực cũng rất đa dạng. Theo từ điển thuật ngữ của Pháp: “ Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm.” Nhƣ vậy theo ngƣời Pháp, những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhƣng không có mong muốn làm việc thì cũng không đƣợc tính vào nguồn nhân lực của xã hội. Ngƣợc lại, ngƣời Úc lại quan niệm “ Nguồn nhân lực xã hội đƣợc xác định là tất cả những ngƣời bƣớc vào tuổi lao động trở lên, có khả năng lao động.” Nhƣ vậy, điểm khác nhau căn bản giữa ngƣời Úc và ngƣời Pháp chính là độ tuổi và nhu cầu, mong muốn của ngƣời lao động. Đối với ngƣời Úc không có giới hạn trên cho độ tuổi lao động. Một ngƣời cho dù có muốn làm việc hay không chỉ cần bƣớc vào tuổi lao động là đƣợc tính vào nguồn nhân lực của xã hội. Còn ở Việt Nam nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nƣớc hay một địa phƣơng sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Theo khái niệm này, nguồn nhân lực mang nghĩa rất rộng, nó bao gồm toàn bộ dân cƣ của một nƣớc hoặc một địa phƣơng không phân biệt lao động đƣợc phân bố vào ngành nghề nào, lĩnh vực hay khu vực nào. Tóm lại, cho dù hiểu theo cách nào thì nguồn nhân lực của một quốc gia cũng phản ánh những đặc điểm quan trọng sau:  Nguồn nhân lựcnguồn lực về con ngƣời.  Nguồn nhân lực là một bộ phận dân cƣ gắn liền với nguồn cung lao động.  Nguồn nhân lực phản ánh phần nào khả năng lao động của xã hội (về trình độ phát triển cũng nhƣ sự tiến bộ của xã hội đó). 2. Chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đƣợc xác định bởi số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân cƣ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Số lƣợng nguồn nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Ví dụ: Nguồn nhân lực có bao nhiêu ngƣời, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số, tăng trƣởng bao nhiêu phần trăm một năm. Số lƣợng nguồn nhân lực đông đảo cũng đƣợc xem là một lợi thế để phát triển kinh tế, song trong thời đại của công nghệ và khoa học kĩ thuật phát triển ở trình độ cao nhƣ hiện nay máy móc đã dần thay thế lao động thủ công thì số lƣợng lao động không còn là yếu tố quyết định đem lại lợi thế so sánh cho một quốc gia nữa. Ngƣợc lại, ngƣời ta quan tâm đến chất lƣợng nguồn nhân lực bởi nó là yếu tố chính giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất tạo nên những bƣớc đột phá cho nền sản xuất hàng hoá. Chất lƣợng lao động là một khái niệm bao gồm rất nhiều nhân tố. Cụ thể nhƣ sau: - Sức khoẻ: ngƣời lao động cần có một cơ thể khoẻ mạnh đủ để đảm bảo khả năng lao động. - Trình độ văn hoá: ngƣời lao động cũng cần có một trình độ văn hoá nhất định để nhận thức về những việc mình làm và tiếp thu những kiến thức tối thiểu liên quan đến công việc đó. - Trình độ chuyên môn - kỹ thuật: khả năng chuyên môn có đƣợc thông qua đào tạo, Khi làm việc ở một trình độ phức tạp hơn thì trình độ chuyên môn - kỹ thuật trở nên rất cần thiết và đóng vai trò là nhân tố cơ bản quyết định khả năng làm việc của ngƣời lao động. - Tính năng động xã hội: bao gồm khả năng sáng tạo, sự nhạy bén, mức độ phản ứng linh hoạt và khả năng thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của công việc và xã hội. - Phẩm chất đạo đức thể hiện qua tác phong làm việc, thái độ đối với công việc và môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. - Thu nhập, mức sống và mức độ thoả mãn nhu cầu cá nhân (cả vật chất và tinh thần) của ngƣời lao động cũng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực xã hội vì có liên quan trực tiếp đến quá trình tái tạo sức lao động. - Cuối cùng là hiệu quả lao động phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thực tế về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đó là những kinh nghiệm thực tế ngƣời lao động tích luỹ đƣợc thông qua quá trình làm việc. Tóm lại, chất lƣợng nguồn nhân lực là mặt biểu hiện cái bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ mức sống, trình độ dân trí của con ngƣời. Chất lƣợng nguồn nhân lực luôn vận động đi lên cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất tuy nhiên để quá trình vận động này đi đúng hƣớng và trong thời gian ngắn nhất thì cần có sự tác động của con ngƣời. Nhận biết đƣợc vai trò và những nhân tố góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là cơ sở để không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần, hoàn thiện con ngƣời lao động đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 3. Vai trò của việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh tế - xã hội. Lịch sử phát triển của loài ngƣời gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá. Con ngƣời thông qua lao động để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu bản thân và xã hội. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào theo một phƣơng thức nhất định để tạo ra sản phẩm đầu ra. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất và sản lƣợng hàng hoá đƣợc biểu diễn bởi hàm số sau: Y = F ( Xi) Trong đó: Y: Sản lƣợng hàng hoá Xi ( i = 1,2,3, n): Các yếu tố sản xuất. Tuỳ theo sự phát triển của từng giai đoạn mà các nhà kinh tế có cách đƣa ra và lý giải về các yếu tố sản xuất cũng nhƣ vai trò của chúng đối với việc gia tăng sản lƣợng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết kinh tế đều thống nhất ở một điểm: Lao độngnhân tố kinh tế trực tiếp tạo ra giá trị sản lƣợng và là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Lao động tạo ra giá trị thặng dƣ cho các nhà sản xuất nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Giá trị sức lao động đƣợc tính trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để làm ra của cải vật chất. Có thể nói sức lao động là một yếu tố sản xuất đặc biệt. Sức lao động - sản xuất của cả xã hội đƣợc biểu hiện thông qua hai mặt của nguồn nhân lực xã hội: Mặt chất và mặt lƣợng. Mặt lƣợng cho ta cái nhìn tổng quan về lực lƣợng lao động của một xã hội, nhƣng chính mặt chất mới là động lực mạnh mẽ giúp cho xã hội phát triển đi lên theo hƣớng tích cực. Thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại dần thay thế sức lao động của con ngƣời nhƣng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con ngƣời. Chính con ngƣời làm nên những bƣớc đột phá trong công nghệ và tạo ra các thành tựu KHKT. Bởi vậy, cũng chính con ngƣời phải điều khiển nó, dùng nó làm phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích của mình. Xét từ góc độ các doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến nhƣng lại không có một đội ngũ công nhân đƣợc đào tạo phù hợp thì cũng không thể đem lại hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn. Mặt khác, nếu hai doanh nghiệp có cùng một mức đầu tƣ trang thiết bị, có trình độ kỹ thuật ngang nhau thì doanh nghiệp nào sở hữu một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao hơn, đội ngũ quản lý nhanh nhạy, sáng tạo hơn thì chắc chắn sẽ có hiệu suất công việc cao hơn và có thể làm ra các sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực hay nguồn lực con ngƣời mới là nguồn tài nguyên bên trong quý giá nhất. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp và đồng thời quyết định sự hƣng vong của một quốc gia. Bởi chỉ có sức sáng tạo, khả năng tƣ duy của con ngƣời là vô hạn. Tận dụng đƣợc những thế mạnh sẵn có song song với việc khai thác những tiềm năng vô hạn đó sẽ có thể tạo nên những bƣớc đột phá lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trở thành nhu cầu mang tính tất yếu của một quốc gia đang phát triển. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp thu có sàng lọc những thành tựu của ngƣời đi trƣớc kết hợp với tận dụng những cơ hội mới của thời đại. Tuy nhiên yếu tố quyết định vẫn là ở nội lực của mỗi quốc gia. Tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ là định hƣớng cho hành động để vấn đề cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ là của riêng cá nhân các doanh nghiệp mà trở thành vấn đề của toàn xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi con ngƣời. 4. Các nhân tố tác động đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực là một khái niệm bao hàm rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy nhân tố tác động đến chất lƣợng nguồn nhân lực cũng rất đa dạng. Đối với một quốc gia đang phát triển, vấn đề đói nghèo, chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ, chế độ giáo dục đào tạo và trình độ phát triển kinh tế xã hội luôn tác động nhanh và mạnh nhất đến chất lƣợng nguồn nhân lực. 4.1 Kinh tế – xã hội Nguồn nhân lực có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ngƣợc lại trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia sẽ quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực của quốc gia ấy thông qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, yếu tố KHKT, cơ hội đầu tƣ, lối sống văn hoá, tƣ tƣởng, quan niệm…  Tốc độ tăng trƣởng kinh tế sẽ tác động tới đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Thông thƣờng nó đƣợc phản ánh qua hệ thống các chỉ tiêu nhƣ tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu ngƣời…Khi đời sống kinh tế đi lên cuộc sống của ngƣời dân sẽ đƣợc cải thiện trƣớc hết là thông qua thu nhập sau đó là điều kiện và chất lƣợng sống. Sản phẩm của một nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao là của cải vật chất đƣợc tạo ra nhiều hơn, thoả mãn tốt hơn những nhu cầu của con ngƣời. Ngƣời lao động trực tiếp tạo ra hàng hoá đồng thời cũng chính là ngƣời thụ hƣởng những hàng hoá đó với tƣ cách là ngƣời tiêu dùng. Họ đƣợc quan tâm đầy đủ từ vật chất tới tinh thần, đƣợc tiếp xúc dễ dàng hơn đối với môi trƣờng đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao trình độ. Nhƣ vậy kinh tế phát triển là tiền đề để chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc cải thiện.  Mặt khác, kinh tế phát triển sẽ kéo theo hệ quả tất yếu là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tƣơng quan giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ có sự thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo những cải tiến về KHKT. Để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi mới của xã hội về thị trƣờng lao động, ngƣời lao động phải có những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật. Đồng thời do nhu cầu của con ngƣời ngày càng phức tạp nhà sản xuất phải đặc biệt lƣu tâm đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lƣợng dịch vụ cần phải đƣợc cải thiện. Những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực thị trƣờng phải có những tố chất đặc biệt về tính linh hoạt xã hội, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp đƣợc trải nghiệm qua kinh nghiệm thực tế. Đó là những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.  Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với những cơ hội đầu tƣ. Trong một xã hội phát triển tỉ lệ giữa tích luỹ và đầu tƣ luôn thay đổi theo xu hƣớng tăng đầu tƣ. Hơn nữa một quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ là điểm đến lý tƣởng cho các các quốc gia khác khi tỉ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất trong quốc gia đó đã đến một giới hạn nhất định. Tăng cƣờng kinh tế đối ngoại sẽ giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề nan giải đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ nạn nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội…, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực còn đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp xúc với môi trƣờng làm việc cũng nhƣ phong cách quản lý mới.  Kinh tế là nền tảng để phát triển xã hội. Sự góp mặt của công nghệ thông tin đã làm nên cuộc cách mạng về năng suất lao động và góp phần thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Xã hội hiện đại kéo theo những đổi thay về nhân sinh quan, tƣ tƣởng, quan niệm về giá trị dẫn đến việc hình thành một lối sống mới. Đây là những yếu tố gián tiếp quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực. Khi những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại giao tranh sẽ tạo nên những tác động xấu và tốt lẫn lộn đối với mỗi cá nhân trong xã hội đó. Mặt tốt của xã hội hiện đại là sự giải thoát cho khả năng và những nhu cầu, ƣớc muốn của con ngƣời. Bên cạnh đó là những nguy cơ huỷ hoại tài nguyên môi trƣờng, sự phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế…Điều này xuất phát từ quy luật tự nhiên. Nắm bắt đƣợc quy luật để khắc chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề của xã hội. Tóm lại: Kinh tế xã hội có mối quan hệ sâu sắc đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lựcđộng cơ để bánh xe kinh tế chạy nhanh hơn đồng thời một nền kinh tế phát triển cũng sẽ đặt ra những yêu cầu và tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Quan tâm đến các chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế song song đồng thời với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ giúp cho xã hội đi lên một cách nhanh chóng và ổn định. 4.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ Sức khoẻ là một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Một quốc gia muốn có lực lƣợng lao động chất lƣợng cao trƣớc hết phải quan tâm đến chế độ dinh dƣỡng và chăm sóc sức khoẻ không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn vì thế hệ tƣơng lai. Ƣu tiên phát triển nguồn nhân [...]... thiết giữa hoạt động MLM với việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bởi hoạt động kinh doanh này tác động rất lớn tới các nhân tố trên 1 Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với các hoạt động kinh tế xã hội 1.1 Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp dưới quan điểm Marketing MLM trƣớc hết cần đƣợc hiểu nhƣ một khâu của hoạt động Marketing hiện đại Do đó, để làm rõ vai trò của bán hàng đa cấp cần... hội) hay trong việc thu hút nhân sự của một doanh nghiệp (Marketing nguồn nhân lực) … Có thể nói tầm tác động của hoạt động marketing hiện nay đã bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống 1.2 Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp dưới góc độ của quản trị Điểm khác biệt căn bản giữa hoạt động MLM với các hoạt động bán hàng khác chính là ở khả năng quản lý, điều hành, tổ chức bán hàng một cách hiệu quả Tìm hiểu... kinh doanh sẽ giúp ta đánh giá đƣợc quy mô tiềm tàng của một tổ chức và khả năng kinh doanh cũng nhƣ mức độ phù hợp với điều kiện, tính cách của bản thân trƣớc khi quyết định sẽ tham gia vào tổ chức đó III MỐI LIÊN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP VỚI CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc các nhân tố tác động tới chất lƣợng nguồn nhân lực bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế xã hội,... tiếp xã hội, tác phong, đạo đức…Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải không ngừng tìm ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Đây đƣợc coi nhƣ nhiệm vụ then chốt của một quốc gia đang phát triển đặc biệt là trong giai đoạn CNH, HĐH nhƣ Việt Nam hiện nay II TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP 1 Giới thiệu chung về bán hàng đa cấp - MLM 1.1 Khái niệm MLM là cụm từ viết tắt của “Multi-level... sát hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ Việt Nam ban hành, tại điều 2 đã định nghĩa: Bán hàng đa cấp (MLM) là một phƣơng thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó ngƣời tham gia sẽ đƣợc hƣởng tiền hoa hồng, tiền thƣởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của ngƣời khác trong mạng lƣới do ngƣời đó tổ chức ra và đƣợc doanh nghiệp bán. .. tại Việt Nam thuật ngữ này đƣợc dịch ra tiếng việt với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “Kinh donah theo mạng” (Network marketing), “Kinh doanh đa cấp , Bán hàng đa cấp , “ Tiếp thị đa tầng”…dùng để chỉ một phƣơng thức bán hàng trực tiếp trong đó việc tiêu thụ hàng hoá đƣợc thực hiện thông qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập Những cá nhân này không phải là nhân. .. nhiên do hoạt động MLM liên quan chủ yếu đến sự tác động tác động giữa con ngƣời với con ngƣời nên khái niệm gần gũi nhất là quản trị nhân sự Để thấy rõ vai trò của hoạt động MLM đối với đời sống kinh tế - xã hội cần làm rõ khái niệm quản trị nhân sự và vai trò của nó trong tổ chức Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự – 2006 “Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch... việc của ngƣời lao động vừa vì mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất vừa để đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các thế hệ sau 4.3 Chế độ giáo dục - đào tạo Giáo dục đào tạo có vai trò không nhỏ đối với việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của một quốc gia có chất lƣợng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục đào tạo của quốc gia đó Tác động của giáo dục đào tạo đến chất. .. sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về vai trò, tác động của hoạt động kinh doanh này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Con ngƣời là những nhân tố hình thành nên xã hội Sự tồn tại của con ngƣời không thề tách rời tính cộng đồng chính vì thế mọi hoạt động của con ngƣời ít nhiều đều phải chịu sự tác động của quản trị Quản trị ra đời từ nhu cầu của xã hội cho đến nay đã phát triển thành một... phối của thị trƣờng đối với hoạt động của các doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ Điều đó thôi thúc các doanh nghiệp sự dụng những biện pháp và kỹ thuật Marketing trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình Vai trò của Marketing đối với hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trên những điểm sau : - Giúp khảo sát thị trƣờng, định hƣớng sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng . nhân lực và hoạt động bán hàng đa cấp. Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam và tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Chƣơng 3: Phân tích tác động. thiện nhân cách và khai thác những khả năng tiềm ẩn của con ngƣời. Thực hiện đề tài khóa luận mang tên: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam ,. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm nguồn nhân lực Mỗi quốc gia trên

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

    • I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

      • 1. Khái niệm nguồn nhân lực

      • 2. Chất lượng nguồn nhân lực

      • 3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh tế - xã hội

      • 4. Các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

      • II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

        • 1. Giới thiệu chung về bán hàng đa cấp - MLM

        • 2. Thiết kế và phát triển kênh MLM

        • III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

          • 1. Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với các hoạt động kinh tế xã hội

          • 2. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

          • 3. Vai trò của chế độ đào tạo trong hoạt động bán hàng đa cấp

          • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM

            • I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

              • 1.Các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

              • 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

              • II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

                • 1.Giới thiệu về hoạt động bán hàng đa cấp trên thế giới

                • 2. Tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

                • CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM THÔNG QUA VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY

                  • I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY

                  • II. CÁCH THỨC TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TY THIÊN NGỌC MINH UY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

                    • 1. Tác động thông qua văn hoá doanh nghiệp

                    • 2. Tác động của việc đào tạo

                    • CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM CÙNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

                      • I. XU THẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

                        • 1. Sự phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp trên thế giới

                        • 2. Xu thế phát triển hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

                        • II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

                          • 1. Giải pháp từ chính phủ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan