sản xuất rau an toàn

15 479 0
sản xuất rau an toàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

sản xuất rau an toàn tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế...

A. VÀI NÉT VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở NƯỚC TA : Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Đặc biệt khi lương thực và các bữa ăn giàu đạm đã được bão đạm thì yêu cầu về chất lượng và số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Cho đến nay, khoa học đã làm rõ vai trò của rau xanh là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin, các khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, rất nhiều loại rau có tính dược lý cao là những thảo dược quý giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh nan y của con người, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Theo nghiên cứu của đề tài KC.06.10NN, bình quân 1ha tại đồng bằng sông hồng cho thu nhập 22,5 triệu/vụ, gấp đôi so với trồng lúa. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút 1 lượng lón lao động dư thừa ở nông thôn. Ngoài ra, rau còn tham gia xuất khâủ góp phần đáng kể lượng ngoại tệ thu về cho đất nước. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước ta năm 2006 là 643.970ha, tăng 20.03% so với năm 2001,gần gấp đôi so với 10 năm trước. đây là nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng nhanh nhất trong 1 thập kỉ qua. Năng suất năm 2006 đạt mức cao nhất: 14.99 tấn tăng 10.2% so với 2001, bằng 95% so với trung bình toàn thế giới (15.7 tấn/ha). Bình quân là 116kg/năm/đần người (2006) tương đương trung bình thế giới (120kg/người/năm),gấp đôi các nước ASEAN(57kg/người/năm). Sản xuât rau ở nước ta tập trung ở 2 vùng chính: • vùng rau tập trung ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm 46% diện tích và xấp xỉ 45% sản lượng. sản xuất rau cung cấp cho thị trường nội địa là chính. Chủng loại ở đây rất phong phú : 60-80 loại trong vụ đông xuân ,20-30 loại trong vụ hè thu. • Vùng rau hang hóa ,luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% diện tích và 55% sản lượng. Rau ở đây tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hòa, lưu thông trong nước. Rau là mặt hàng có khối lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả,hoa cây cảnh mới đạt 59.88 triệu USD , trong đó rau tươi 43.77 triệu USD ,năm 2007 giá trị ước đạt xấp xỉ 400 triệu USD. Mục tiêu của ngành sản xuất rau trong những năm tới theo dự án phát triển rau,hoa quả câu cảnh đến 2015, bên cạnh việc giữ mức rau bình quân đầu người hiện nay kim ngạch xuất khẩu rau quả là : phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu lên 760 triệu USD vào năm 2010,xuất khẩu rau đạt 200.000 tấn tương đương 155 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là 23-25% và đạt kim ngạch khoảng 1.2 tỷ USD vào 2015( Quyết định số 52/2007 QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, chất lượng rau đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới. ngoài việc bổ sung them chủng loại rau ,tăng lượng rau giai vị ,rau ăn quả theo xu thế chung của thế giới ,đa dạng hóa các sản phẩm rau chế biến công nghiệp… phát triển ,sản xuất rau an toàn là những nội dung cơ bản làm chuyển biến nghề trồng rau của nước ta theo hướng nội nhập với thế giới. Trong xu thế của một nền nông nghiệp thâm canh ,việc ứng dụng ồ ạt các sản phẩm hóa học không chọn lọc đã làm cho sản phẩm rau xanh và môi trường canh tác bị ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của bộ y tề 2006, từ 1992-2004 trên toàn quốc co 1.428 vụ ngộ độc với hơn 23.000 người mắc, trong đó có 316 trường hợp tử vong,tăng 61 trường hợp so với 5 năm trước 1994-1998. rau quả không an toàn là 1 trong những nguyên nhân gây ngộ độc trên. Phần lớn là ngộ độc cấp tính do thuốc bảo vê thực vật và vi sinh vật có hại gây ra, dễ nhận biết. ảnh hưởng của tồn dư quá ngưỡng nitrat và các kim loại nặng đối với cơ thể con người còn gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nghiên cứu về rau an toàn ở nước ta được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước với những nội dung chính sau: • nghiên cứu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường canh tác và sản phẩm rau xanh. Đó là các hóa chất dùng trong nông nghiệp: thuốc BVTV, phân khoáng được các đề tài cấp nhà nước thực hiện giai đoạn 1991-1995. đó là các vsv gây hại trong nước tưới ,trong phân hữu cơ ,trong đất được nghiên cứu trong giai đoạn 1996-2000. đó còn là tác động của kim loại nặng tồn dư trong đất và nước tưới. • nghiên cứu quy trình chung cho sản xuất rau an toàn và quy trình canh tác an toàn đối với 1 số loại rau. Nội dung này được các Viện nghiên cứu của Bộ NN&PTNT như Viện nghiên cứu rau quả, Viện bảo vệ thực vật ,Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam ,Trung tâm khoai tây ,rau hoa Đà Lạt…thực hiện. trên cơ sở các nghiên cứu này ,Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã quyết định số 67-1998/QĐ.BNN-KHCN về ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất ray an toàn “ để thực hiện chung trong cả nước. • nghiên cứu xây dựng mô hình và tổ chức triển khai chương trình rau an toàn tại một số địa phương:  Thành phố Hà Nội là nơi sớm triển khai chương trình rau an toàn với sự tham gia của các ngành khoa học công nghệ, nông nghiệp, thương mại. từ 1996-2004 thành phố đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học ,quy hoạch vùng ,xây dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn. Cho đến nay đã có 28 mô hình sản xuất rau an toàn. Theo sở NN&PTNT Hà nội ,đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn của thành phố đã đạt 55.230 tấn. năm 2006, diện tích rau an toàn đạt 5651.5ha trên tổng số 7927.5ha gieo trồng rau an toàn năm. Các tỉnh chủ yếu là: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng… Cũng như các tỉnh ở phía bắc ,phía nam cũng đồng loạt triển khai các hoạt động sản xuất rau an toàn cùng các biện pháp canh tác mới:  Biện pháp che phủ luống rau.  Biện pháp tưới nhỏ giọt.  Sử dụng nhà lưới. Tuy nhiên vẫn còn 1 số trở ngại ảnh hưởng tới chất lượng rau:  Môi trường đất,nước,không khí ngày càng bị ô nhiễm theo tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa.  Lượng rác thải không được chế biến đúng quy chuẩn.  Việc sử dụng phân bón chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm. Hiện nay tp đang xây dựng dự án phát triển rau an toàn với quy mô 6000ha/9000ha đất trồng rau ngoại thành. Tại Đà lạt đã xây dựng vùng rau an toàn 600/3500ha trong nhà lưới với các dạng: • Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng hóa chất chỉ sử dụng nông dược hữu cơ. • Sản xuất rau trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hóa chất BVTV và phân khoáng. B. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG KỸ THUẬT TRỒNG RAU SẠCH. I. TRỒNG RAU PHẢI THEO THỜI VỤ: Rau là loại cây trồng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết nên nó đòi hỏi phải trồng đúng thời vụ. trồng đúng thời vụ là để đảm bảo điều kiện sống giống nơi phát sinh ra chúng như chế độ nhiệt ,nguồn năng lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ,đảm bảo có đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp thuận lợi. Muốn chủ động được thời vụ người trồng rau phải bố trí vườn ươm ,gieo hạt có mái che để chống mưa, nắng gắt ,gió bão… II. VAI TRÒ CỦA ĐẤT VỚI CÂY RAU Đất có vai trò quan trọng với cây rau, là nơi bộ rễ phát triển giữ chặt cây. Các loại rau nói chung có bộ rễ ăn nông ở tầng mặt khoảng 25-30cm nên chịu hạn,chiu úng kém và rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó đất trồng rau phải là chân đất cao dễ tiêu nước, đất phải cày bừa kỹ, phơi ãi 5-7 ngày, rắc vôi bột diệt khuẩn ,trừ mầm bệnh. Đất được lên luống, luống không nên dài quá 100m(luống quá dài khó chăm sóc,tưới nước,bón phân). Luống chỉ đánh cao 25-30cm, mặt luống rộng 1-1.2cm chỉ khi trồng bí ngô mới đánh luống rộng 1.4-1.6cm. lớp đất mặt khoảng 1-3cm hoặc 5cm là vừa, để đảm bảo độ thoáng cho đất. Cũng có phương pháp trồng rau không cần đất (trồng rau trong dung dịch gọi là thủy canh). III. BÓN PHÂN CHO RAU Rau là cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nên đất dù có tốt đến đâu cũng không đủ chất cung cấp cho rau, nên người trồng phải bón thêm phân. 1. Các cách bón phân: Có 2 cách : a.Bón lót: bón trước khi trồng cây b.Bón thúc: bón phân bổ sung vào lúc cây đang huy động nhiều chất dinh dưỡng để tạo sản phẩm hoặc khi cây chuyển sang giai đoạn phát triển. 2. Các loại phân bón cho rau a. Phân hữu cơ(phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn, phân vi sinh, phân sinh học) là loại phân chứa đầy đủ nguyên tố dinh dưỡng,đạm, lân, kali, canxi, magie, …và các nguyên tố vi lượng tuy hàm lượng không cao, có nguồn gốc từ các chất hữu cơ như rác, phân gia súc, gia cầm, phân người… phân hữu cơ còn cung cấp chất mùn làm cho kết cấu đất tốt hơn, phân tơi xốp hơn giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, nạn chế bốc hơi nước, chống hạn, chống xói mòn. Song hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp, phải bón một lượng lón, khó vận chuyển đi xa, nếu không chế biến kỹ sẽ mang một số mầm bệnh cho cây. Ngoài ra, do quá trình lên men, phân hữu cơ thải ra các axit hữu cơ làm đất bị chua nên phải bón kết hợp với vôi. b Phân hóa học ( còn gọi là phân khoáng, phân vô cơ như: phân đạm, phân lân, phân kali) Phân có chúa các nguyên tố dinh dưỡng cho cây như đạm(N), lân(P), kali(K). phân có chứa 1,2,3 chất dinh dưỡng nói trên. IV. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CÂY GIỐNG RAU 1) Chuẩn bị vườn ươm Vườn ươm chỉ cần 1-1.5% diện tích đất trồng. đất vườn ươm phải tốt, cao, dược cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây vụ ươm trước, rắc vôi bột khử mầm bệnh, phơi đất 3-4 ngày rồi bón phân chuồng ủ hoi, trộn đều với đất và san phẳng. 1) Chuẩn bị hạt giống Trước khi gieo hạt 1 giống rau nào đó phải thử sức nảy mầm: đối với các loại hạt nhỏ dung đĩa nhỏ rải lên trên 1 lớp bong hoặc 2-3 lớp giấy bản, giấy thấm nước, đổ nước đủ ấm, rắc đều chừng 100-150 hạt, đậy lại bằng vải mỏng đã thấm nước. đối với các hạt lớn như đậu đỗ, ngô rau…gieo thẳng lên đĩa cát hoặc khay cát ẩm. Để hạt lên tốt không mang mầm bệnh có thể dung nước nóng, tro bếp, nước phân chuồng, nước giải kích thích hạt nảy mầm và sự sinh trưởng của cây. 2) Chăm sóc cây trồng Sau khi gieo hạt xong hàng ngày tưới nước giữ ẩm, tưới nước bằng bình ozoa có gương sen lỗ nhỏ để khỏi dập nát cây con. Khi cây đã chui ra khỏi lớp rạ phủ, phải giủ lớp rạ nhẹ nhàng ra để cây mọc thẳng, đứng. nếu vườn ươm có mái che thì hàng ngày phải mở mái che ra cho đủ ánh sáng,cây không bị lốp, cứng cáp. Chú ý tỉa bớt cây xấu,yếu,dị dạng ở những chổ quá dày để cây còn lại đủ chất dinh dưỡng mọc khỏe. kịp thời phát hiên bọ nhảy, rệp, sâu tơ, bệnh sương mai để có cách phòng trừ. 3) Nhổ cây Muốn nhổ cây ra trồng phải chú ý cây có đầy đủ đặc điểm của giống, đủ tuổi, có đủ lá cần thiết, cây to, mâp khỏe, cứng cáp rễ sẽ thẳng. Khi nhổ cây để trồng kđược làm gãy, giập nát cây, lá, với cây họ bầu bí phải bứng cả bầu thì cây mới không bị chột và tỉ lệ sống cao. Cây được trồng xuống phải tiếp nhận đầy đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng như nhau, trồng đúng mật độ(tùy loại đất) để cây phát triển tốt ,dễ phát hiện sâu bệnh ,đi lại, thu hái, vận chuyển không bị ảnh hưởng đến những cây trên luống trồng. V. TƯỚI NƯỚC CHO RAU Để có đủ nước cho rau phát triển tốt, người ta phải tưới nước cho chúng, song phải tưới đều cho cả luống, không chỗ nào quá thưa, chỗ nào bị ứ đọng. Có nhiểu cách tưới : tưới tự chảy, tưới mưa phùn, tưới ngầm VI. CHĂM SÓC CÂY RAU •Làm cỏ, vun xới cây vào những ngày khô ráo Sau trận mưa rào, đất còn ướt tuyệt đối không đào xới, vun đất vì sẽ làm đứt rễ cây, rụng nụ hoa, rụng quả, tạo điều kiện cho sâu hại xâm nhập vào rễ. tùy theo yêu cầu của cây mà vun xới sâu hay nông. •Giâm cây ,giâm hạt Giâm hạt sau khi hạt nảy mầm 3-5 ngày, giâm cây khi cây đã bám rễ 5-10 ngày. •Tỉa bỏ cây thừa, cây xấu, cây không đúng chủng loại. •Đánh ngọn, tỉa cành. •Làm giàn, bắt dây, phân cành. •Chống rụng hoa, rụng quả. •Chống rét, chống nóng, chống hạn, chống úng. •Phòng trừ sâu bệnh. VII. LUÂN CANH, XEN CANH 1) Luân canh Bố trí trồng các cây khác họ nhưng lại có cùng một loại sâu bệnh để tận dụng được nguồn dinh dưỡng của đất ,hạn chế sâu bệnh. Cứ sau 1-2 năm trồng rau cạn phải luân canh với trồng lúa nước, rau muống để thay đổi điều kiện sinh thái của sâu bệnh nhằm diệt nguồn gốc của sâu bệnh đồng thời cải tạo và thay đổi chế độ dinh dưỡng trong dất. 2) Xen canh Cách gieo trồng 2-3 loại rau trên cùng 1 mãnh đất. cây trồng xen không được ảnh hưởng và làm giảm thu hoạch đến cây trồng chính và cây trồng sau, tổng số thu phải cao hơn và thu nhập của người trồng phải cao hơn trồng thuần, thu hoạch phải trãi ra trong thời gian dài. 3) Gối vụ Biện pháp đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau trong lúc cây trồng trước dang chiếm đất , bằng cách trồng gối cây trồng sau vào cạnh cây trồng trước. cây trồng trước và sau đều là cây chính. VIII. THU HOẠCH HỢP LÝ Rau ngon là rau thu hoạch đúng lứa, đúng kỳ, không thu lúc còn quá non hoặc quá già, nhất là đối với rau ăn quả,ăn củ như đậu đỗ, dưa, bầu mướp. thu hoạch rau non năng suất giảm 20-30% , thu hoạch quá già thì phẩm chất rau kém. Trước khi thu hoạch phải kiểm tra đồng ruộng để đánh giá chính xác ngày thu , ước tính sản lượng đợt thu đầu. kiểm tra nơi cất giữ , cách thu hái, phương tiện vận chuyển , tính toán lượng phân bón sau khi thu hái đợt đầu Khi đã hái về không nên để trong kho quá lâu, đặc biệt là không xếp đống, nhúng nước làm rau rất mau thối, phẩm chất giảm IX. CÔNG CỤ CẦN CHO TRỒNG RAU SẠCH Trồng rau trong gia đình hoặc trong sản xuất hàng hóa cũng cần các dụng cụ sau đây: 1) Dụng cụ làm đất gồm cuốc cào 4-6 răng để cào đất, cào nhiều răng để san phẳng mặt luống, vồ dập đất. 2) Dụng cụ trồng cây có giằm( còn gọi là xén), cuốc trồng cây( cuốc con), dung để chọc hốc 3) Dụng cụ chăm sóc cây gồm bình ozoa, cuốc sừng dê, bình bơm thuốc trừ sâu, thùng, chậu men, …Màng phủ nông nghiệp 4) Dụng cụ vận chuyển, xe cải tiến, xe thồ …để chuyển rau. X. ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI DÙNG THUỐC BVTV. 1. Thuốc bảo vệ thực vật Tất cả các chất hay hổn hợp các chất ngăn ngừa, tiêu diệt các dịch hại, gây hại hay cản trở quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, quá trình chế biến,bảo quản vận chuyển rau hay tác nhân gây hại cho người và gia súc đều gọi là thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật còn gồm cả những chất có tác dụng điều hòa sinh trưởng của rau, chất kích thích, chất làm rụng lá và khô lá hoặc chất dùng trước sau thu hoạch để bảo quản các sản phẩm không bị hại Thuốc bảo vệ thực vật có thể đưa vào sinh vật bằng miệng, đường ruột, da, hít thở 2. Sử dụng thuốc bỏa vệ thực vật hợp lý a.Dùng thuốc có chọn lọc Viện thực vật và bảo vệ nông thôn, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ngị dùng một số loại thuốc trong sản xuất rau sạch ở bảng: một số thuốc bảo vệ thực vật được dùng cho rau sạch b.Xử lý cây giống trước khi trồng sau khi nhổ cây giống, chia thành từng nắm nhỏ, nhúng toàn bộ than,lá (trừ gốc) vào Sherpa 25EC ở nồng độ 0.1% đã pha sẵn trong 10 giây rồi đưa ra để chảy hết thuốc mới đem trồng c.sử dụng thuốc luân phiên d.Đảm bảo thời gian cách ly C. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM RAU TRỒNG 1. Do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV): Khi phun thuốc trừ sâu ,bệnh, cỏ dại…thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên mặt lá, quả ,thân ,mặt đất,…và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc. Hiện nay, ở Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu,216 loại thuốc trừ bệnh,160 loại thuốc trừ cỏ,12 loại thuốc diệt chuột,26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng, tiêu tốn hàng triệu USD. Tuy chủng loại thuốc BVTV nhiều ,song do thói quen hoặc do ít hiểu biết về mức độ độc hại của thuốc hóa học nên nông dân chỉ dùng 1 số loại thuốc quen thuộc nhưng những loại thuốc đó thường có độc cao như: Monitor, Wonfatow…mặt khác thời gian cách li ngắn nên dư lượng thuốc còn lại trên sản phẩm quá giới hạn cho phép. 2. Do hàm lượng Nitrat (NO3-) quá cao: ảnh hưởng của phân hóa học, phân đạm đến sự tích lũy nitrat trong rau cũng là nguyên nhân được xem là không sạch. Nitrat (NO3-) vào cơ thể ở mức độ bình thường thì không gây độc chỉ khi hàm lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép mới nguy hiểm. trong hệ thống tiêu hóa (NO3-) bị khử thành (NO2) hoặc nitrodamin. Nitrit là một chất chuyển biến Oxyhemolobin thành chất không hoạt động là Methymolobin. ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến sự hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u. trong cơ thể người, lượng nitrit ở múc độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. 3. Do tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm Sự lạm dụng hóa chất BVTV cùng với phân bón hóa học các loại đã làm cho 1 lượng lớn N,P,K và hóa chất BVTV trên bề mặt rau và đất trồng. Cùng với chất dinh dưỡng, chất kim loại nặng như: Fe,Cu,Zn,As,Hg,Mn,…được cây gấp thụ. Kết quả là tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi tăng lên. 4. Do vi sinh vật gây hại trong rau xanh Những VSV gây hại trên rau đó là :Ecoli, Salmonella, trứng giun… Việc sử dụng nước phân tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác của người nông dân. Đặc biệt là thói quen sử dụng phân tươi, phân bắc, phân chưa qua xử lý… đã làm cho số lượng vi sinh vật gây hại tăng lên ,ảnh hưởng đến chất lượng của rau. D. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG SẢN XUẤT RAU SẠCH THEO TIÊU CHUẨN GAP. Thuật ngữ GAP : Good Agricultural Practice. Thực hành nông nghiệp tốt Nguồn gốc GAP : Từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP. Nguyên tắc: 1. CHỌN ĐẤT: Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau. tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày(20-30cm). vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại. 2. NƯỚC TƯỚI: Vì trong rau xanh nước chiếm trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và các loại gia vị. nếu không có giếng cần dùng nước sông ,ao hồ trong ,không ô nhiễm. nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá ,thuốc BVTV. Đối với các loại rau cho quả,giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương,song, hồ để tưới rãnh. 3. GIỐNG: Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khỏe mạnh không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. trước khi đưa cây con ra ruộng cần xử lý Sherpa 0.1% để phòng và trừ sâu hại sau này. 4. PHÂN BÓN: Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng để bón lót. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng + 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1hecta. Lượng phân hóa học tùy thuộc yêu cầu sinh lý của cây,bón lót 30% N +50%K. Số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc. Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vsv gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vsv trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân giải nốt phân chuồng tươi. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc 2 lần. kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày. Với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 10-12 ngày. Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ. có thể phun 3-4 lần tùy từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì chế phẩm. kết thúc phun ít nhât trước thu hoạch 5-10 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hóa học 30-40%. Tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau. 5. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT: Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thuốc nhóm độc 1 và 2. khi thật cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm 3 và 4. chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít nhất 5- 10 ngày. Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu…) các chế phẩm thảo mộc , các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lý ;sử dụng giống tốt, chống chụi bệnh; chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý; bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm ,sử dụng các chế phẩm sinh học, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện sâu bệnh,tập trung phòng trừ sóm… 6. THU HOẠCH, BAO GÓI: Rau được thu hoạch đúng độ chin, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng… rau được rữa kỹ bằng nước sạch,để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. E. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Để có sản phẩm rau an toàn với người tiêu dùng cần tiến hành đồng bộ các giải pháp : kỷ thuật, kinh tế, xã hội, quản lý tổ chức sản xuất. I. Kỷ thuật Như đã trình bày ở trên, trong 10 năm trở lại đây các cơ quan nghiên cứu trong nước,các tổ chức quốc tế, các doanh nghiêp nông nghiệp đã tổ chức nghiên cứu,thử nghiệm nhiều kỷ thuật sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, kết hợp trồng trái vụ tăng hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. 1. Hệ thống thủy canh bao gồm: 2 hệ thống : thủy canh tĩnh và động. Hệ thống thủy canh tĩnh: Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ, giá thể để cây là một trấu hun. Hộp trồng cây được để trong nhà cách ly với côn trùng gây hại. hệ thống này có ưu điểm là không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá thành thấp. nhược điểm chính là thường thiếu oxi cho cây trong dung dịch và giảm độ ph gây ngộ độc cho cây Hệ thống thủy canh động: Là hệ thống mà quá trình trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng có chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch không bị thiếu oxi. Các hệ thống thủy canh hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí, tưới nhỏ giọt. Hệ thống khí canh: Đây là hệ thống mà rễ cây được đặt trong môi trường bão hòa với các giọt dinh dưỡng liên tục hay gián đoạn dưới dạng sương mù hoặc phun. Hệ thống này cây được trồng trong các tấm polystyrene nhưng rễ cây chỉ được treo lơ lửng trong môi trường không khí dưới tấm đó. Trong hộp có phun mù, hộp được che kín sao cho rễ nằm trong hộp được phun định kỳ 2-3p/lần. Với hệ thống này không cần dùng nhiều thể trơ, dinh dưỡng được phun trực tiếp đến rễ, oxi được cung cấp đầy đủ nên năng suất rất cao. Sản xuất rau bằng kỹ thuật thủy canh: Là một dạng ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với sản xuất đô thị nơi đất canh tác giảm dần, mơi trường canh tác bị ô nhiễm và thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. 2. Trồng rau trong nhà có mái che: Diện tích trồng rau trong nhà có mái che bằng lưới, nilon, policarbon,…với khung kẽm, sắt, tre,…ngày càng mở rộngdo tác dụng chống côn trùng,che sương, mưa, nắng…kỹ thuật trồng cây trong vòm tre đã cho phép sản xuất các loại rau ăn lá có nguồn gốc ôn đới trong điều kiện nắng nóng của mùa hè mà chi phí lại thấp cũng được mở rộng. tuy nhoe6n, cho đến nay ngoài Đà Lạt, hiệu quả trồng rau tại các địa phương khác chưa cao do chưa có quy chuẩn cụ thể các dạng nhà lưới cho các loại cây, các vùng khác nhau và cũng chưa có bộ giống cùng kỹ thuật canh tác thích hợp cho điều kiện trong nhà. 3. Trồng rau ngoài đồng Đây là phương pháp chủ yếu của ngành sản xuất rau nước ta. Mục tiêu lớn nhất là hơn 600.000 hecta trồng rau được canh tác theo quy trình an toàn. Cho đến nay, việc đầu tư nghoe6n cứu và phát triển rau an toàn cũng chủ yếu tập trung theo hướng này. Ngoài quy trình chung do Bộ NN&PTNT ban hành, các địa phương đều có xây dựng quy trình cụ thể cho từng cây. Hàng vạn hộ nông dân được tấp huấn kỹ thuật được áp dụng nhiều tại khu vực này là: - Sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu bệnh hại rau. - Thả phiên dịch ( bọ xít bắt mồi) phòng trừ rệp, bọ trĩ. - Sử dụng các sản phẩm sinh học (phân bón, thuốc BVTV) trong canh tác , hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học - Sử dụng biện pháp ghép ( cà chua lên gốc cà tím, dưa hấu lên gốc bầu) để tránh bệnh hại rễ. - Sử dụng màng phủ nông nghiệp để trừ cỏ dại, phòng rêp và giữ ẩm đất… Với bất kỳ phương thức canh tác nào quy trình kỹ thuật dần đáp ứng được yêu cầu : đạt năng suất cao nhất, giảm dư lượng độc tố dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng với nguồn gốc sản xuất. Để đảm bảo độ tinh cậy sản phẩm rau an toàn và để hòa nhập vào sản phẩm khi xuất khẩu, các cơ quan chuyên môn đang xúc tiến xây dựng và áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP theo tiêu chuẩn Việt Nam( Việt Gap) trên cơ sở các quy trình quốc tế (ASIAN GAP, Eurep GAP). Năm 2006 cục bảo vệ thực vật đã tiến hành tấp huán kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo nguyên tắc GAP cho hàng chục tỉnh có diện tích trồng rau lớn. II. Kinh tế Cũng như các ngành sản xuất khác, sản xuất rau an toàn phải đáp ứng được tam giác lợi ích: người sản xuất, người tiêu dùng và người làm dịch vụ. Trồng rau theo quy trình an toàn cần đầu tư cao hơn do chi phí lao động, vật tư lớn hơn nhưng năng suất rau trong nhiều trường hợp lại thấp hơn nên giá thành thường cao hơn so với sản xuất theo lối canh tác cũ 1.2-2 lần, do vậy giá bán phải cao hơn thì người sản xuất mới co lãi. Việc mua rau với giá cao hơn người tiêu dùng cũng sẽ dễ chấp nhận nếu biết rõ là rau an toàn thực sự. như vậy sản xuất rau an toàn cũng sẽ được kích thích phát triển bởi động lực kinh tế. tuy nhiên mối quan hệ tương tác, tin cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có thể xử lý bằng phương pháp quản lý và kỹ thuật đó là GAP. III. Xã hội Nội dung chính của giải pháp này là sớm thay đổi các tập quán vốn có bao gồm: tập quán canh tác , tâp quán mua, bán hàng và tập quán tiêu dùng. - Đối với người sản xuất ,tập quán sử dụng nước phân tươi để bón rau, phun bất kỳ loại thuốc BVTV nào mua được để trừ sâu và bệnh hại, sử dụng phân đạm cho mọi nhu cầu tăng năng suất và làm đẹp hình thức sản phẩm…được duy trì từ lâu chủ yếu do kém hiểu biết. bên cạnh các hình thức tuyên truyền, giải thích ,việc xây dựng một quy trình hợp lý ,dễ áp dụng cùng các mô hình trình diễn thuyết phục sẽ làm chuyển biến dần nhận thức của người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống và sản xuất các sản phẩm an toàn cho xã hội. - Đối với người kinh doanh rau, việc thay đổi tâp quán bán rau ngoài vỉa hè, rau không có bao bì nhãn mác, rau không được nhặt sạch, rữa sạch sẽ tạo ra hình thức kinh doanh văn minh , hấp dẫn đối với khách hàng. - Đối với người tiêu dùng, hiểu được tác hại của việc sử dụng rau ô nhiễm cũng góp phần tạo dư luận xã hội và việc tìm mua rau an toàn cho bữa ăn cũng gián tiếp kích thích sản xuất. IV. Tổ chức quản lý Đây là khâu hết sức quan trọng, là giải pháp chủ yếu để phát triển rau an toàn. Giải pháp này gồm khâu tổ chức sản xuất lưu thông và khâu quản lý chất lượng sản phẩm. Hầu hết diện tích trồng rai hiện nay của nước ta được sản xuất theo hộ nông dân với quy mô rất nhỏ. Chủng loại và quy trình canh tác chủ yếu theo tập quán của vùng và yêu cầu thị trường. nên rất khó tạo ra những sản phẩm hàng hóa lớn, đồng đều về múc độ an toàn vệ sinh thực phẩm. trên cơ sở thực trạng trên ,dựa trên các nghiên cứu gần đây, đề xuất phương thức sản xuất rau, hàng hóa an toàn theo quy mô nhóm hộ hoặc tổ tự nguyên hoặc tổ hợp tác rau an toàn với những lý do sau: - Việc sản xuất liên hộ trên 1 khu vực sẽ tạo ra 1 sản phẩm đồng nhất, dễ áp dụng các quy trình phòng trừ sâu bệnh hại. thu hoạch và bảo quản sản phẩm. - Các hộ tự sản xuất sẽ tự giám sát nhau trong quá trình canh tác. - Số đông người góp vốn sẽ có điều kiện đầu tư cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển,đặc biệt đầu tư cho hệ thống tưới nước sạch và kho lạnh tồn trữ sản phẩm. - Nhiều hộ cùng sản xuất thì khối lượng hàng ngày lớn sẽ khống chế được giá bán , không bị người kinh doanh ép giá. - Về quản lý nhà nước ngày 28/12/2007 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 86/2007/QĐNN ban hành quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn. Đây là văn bản nhà nước quan trọng quy định các điều kiện sản xuất rau an toàn, các thủ tục chứng nhận sản xuấtsản phẩm rau an toàn , các nội dung quản lý của nhà nước về rau an toàn. - Sở nông nghiệp , nơi tiến hành sản xuất và thẩm định nhận hố sơ đăng ký đề nghị công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận với thời hạn không quá 3 năm. Hết thời hạn phải đăng ký lại. - Sở NN&PTNT còn có chức năng kiểm tra , gíam sát về sản xuất rau an toàn tại địa phương mình, thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về sản xuất rau an toàn. [...]... nhiệm vụ quản lý nhà nước về rau an toàn , quyết định cũng quy định rõ chức năng của các cơ quan trung ương :Cục trồng trọt( cơ quan đầu mối) viện khoa học công nghệ, cục bảo vệ thực vật và trung tâm khuyến nông quốc gia F QUẢN LÝ, GIÁM SÁT SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ RAU AN TOÀN I Quản lý, giám sát sản xuất rau an toàn Sau khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức cá nhân đăng ký sản xuất rau an toàn, Sở NN&PTNT có thể tiến... quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn bao gồm vị trí vùng rau , các yếu tố đầu vào (nguồn nước,phân bón, thuốc BVTV), kỹ thuật canh tác … người thực hiện chức năng này là cán bộ của sở NN&PTNT II Quản lý, giám sat sơ chế rau an toàn Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn với các điều kiện sau đây: - Có địa điểm, trang thiết bị bảo đảm vệ sinh... toàn thực phẩm trong lĩnh vực chế biến rau an toàn( công tác hậu kiểm) bao gồm: + Nơi chế biến phải trong khu vực có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Thiết kế xây dựng , trang thiết bị được lắp đặt , vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Nguyên liệu rau an toàn dùng để chế biến phải được thu mua của các cơ sở sản xuất hoặc sơ chế rau an toàn , quy định chế biến thực hiện đúng... chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn Hợp đồng thu nua với cơ sở sản xuât rau an toàn Chủng loại, số lượng rau Cho đến nay ,việc quản lý trên vẫn được bộ NN&PTNT và các địa phương xây dựng giám sát nhà nước.trong tương lai cần thiết lập các tổ chức đôc lập tham gia giám sát và chứng nhận rau an toàn Các đơn vị, cá nhân sản xuất, chế biến ,kinh doanh đi vào nề nếp ,việc kiểm soát theo... trong lĩnh vực sơ chế rau an toàn( hậu kiểm) gồm: địa điểm và điều kiện vệ sinh nơi sơ chế , hợp đồng thu mua, chủng loại và lượng rau sơ chế/ngày, mẫu bao bì, tình trạng sức khỏe công nhân… III Quản lý, giám sát chế biến rau an toàn Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến rau an toàn, cơ quan thực hiện chức năng: Quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong... chế biến rau quả không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lây sang người, động vật, thực vật + Sử dụng phụ gia chất hỗ trợ chế biến rau quả, vi chất dinh dưỡng trong danh mục được phép sử dụng và liều lượng giới hạn sử dụng đúng theo quy định + Các biện pháp bảo vệ rau ,quả chế biến không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lây sang người, động thực vật IV Quản lý ,giám sát tiêu thụ rau an toàn Các... quy trình sơ chế rau an toàn như các điều kiện nêu trên - Lấy mẫu phân tích gồm: mẫu rau( sau khi sơ chế) 3 mẫu và phân tích 6 chỉ tiêu trên; mẫu nước:3 mẫu và 6 chỉ tiêu(As,Pb,Zn,Hg,Cu,B); vi sainh vật :3 chỉ tiêu(E.coli, Salmonella,Coliform) Việc hoàn thiện hồ sơ , cấp giáy chứng nhận thực hiện như với vùng sản xuất - Quản lý, giám sát thực hiện các quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong... chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn với các điều kiện sau đây: - Có địa điểm, trang thiết bị bảo đảm vệ sinh phù hợp với công việc sơ chế rau an toàn - Có hợp đồng thu mua rau an toàn với cơ sở được cấp giáy chứng nhận - Không sử dụng hóa chất để bảo quản rau quả - Có bao bì với các thông tin đầy đủ về hàng hoá theo quy định hiện hành - Người lao động phải có đủ điều kiện về sức khỏe vệ sinh theo... phải huy động đến ngành : nông nghiệp, y tế , thương mại, công an để giữ an t an cho 1 sản phẩm G CÁCH TRỒNG XÀ LÁCH I Đặc điểm của rau xà lách: Cây xà lách có tên khoa học là Luctuca sativa còn gọi là rau diếp, loại cây ăn lá hằng năm, họ Cúc (Asteraceae) Lá tụ lại góc thành hình hoa thị ,mép lá nguyên hay xẻ răng cưa tròn hay lượn sóng, màu xanh đến lục thẫm, đôi khi đỏ nâu Hoa hình đầu, có 10-24 hoa... các sâu bệnh cư trú trong đất Đánh luống : Luống rộng 80-100cm, cao 20-30 cm, rãnh rộng 30cm cấy theo hang, mỗi cây cách nhau 20-25 cm, hang cách hàng 20-25cm xà lách có thể trồng riêng hoặc trồng xen với các loại rau khác để tận dụng hết chất dinh dưỡng của đất 2 Giống trồng: Có 4 giống xà lách đang được trồng: • Xá lách lá cuốn, lá mỡ màng, cuốn chặt, được trồng phổ biến ở Việt Nam • Xà lách giòn( . xuất rau an toàn. Cho đến nay đã có 28 mô hình sản xuất rau an toàn. Theo sở NN&PTNT Hà nội ,đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn của thành phố đã đạt 55.230 tấn. năm 2006, diện tích rau. tp đang xây dựng dự án phát triển rau an toàn với quy mô 6000ha/9000ha đất trồng rau ngoại thành. Tại Đà lạt đã xây dựng vùng rau an toàn 600/3500ha trong nhà lưới với các dạng: • Sản xuất rau. văn bản nhà nước quan trọng quy định các điều kiện sản xuất rau an toàn, các thủ tục chứng nhận sản xuất và sản phẩm rau an toàn , các nội dung quản lý của nhà nước về rau an toàn. - Sở nông

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan