kỹ thuật trồng nấm mèo

43 1.9K 12
kỹ thuật trồng nấm mèo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kỹ thuật trồng nấm mèo tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh...

Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN 2 1. NẤM TRỒNG 2 1.1. Nấm là gì? 2 1.2 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lý của nấm 2 1.3 Đặc diểm tế bào học của nấm 5 2. NẤM MÈO 6 2.1. Đặc điểm chung của nấm mèo 6 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ 9 2.3 Giá trị - vai trò của nấm mèo 9 2.4 Tình hình sản xuất 10 2.5 Nguyên liệu trồng nấm mèo 11 2.6 Mùa vụ trồng nấm mèo 11 PHẦN 2: QUY TRÌNH TRỒNG NẤM 12 1. TRỒNG NẤM MÈO TRÊN GỖ KHÚC 12 1.1 Chọn gỗ và nhà xưởng 12 1.2 Dụng cụ và giống 13 1.3 Cách trồng 14 1.4 Các loại sâu bệnh 17 1.5 Những vấn đề xảy ra trong quá trình trồng nấm mèo 18 2. TRỒNG NẤM MÈO TRÊN MẠT CƯA 19 2.1 Mô tả quy trình 19 2.2 Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch 24 2.3 Bảo quản nấm 25 2.4 Phát hiện và điều trị một số bệnh ở nấm trồng 26 2.5 Một số hình ảnh các thiết bị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 - 1 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. NẤM TRỒNG: 1.1. Nấm là gì? - Nấm khác với những sinh vật xanh khác là không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ và năng lượng mặt trời. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. - Nấm là nguồn thực phẩm hấp dẫn cho con người. Chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng thật hoàn hảo và đầy đủ bao gồm các chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nhiều nấm còn có dược tính trong trị một số bệnh.v - Hiện nay, số loài nấm nuôi trồng được chỉ chiếm một phần trong số nấm ăn thiên nhiên. Ngoài đặc điểm chung là có quả thể hay tai nấm kích thước lớn (đa số dạng tán dù), chúng còn ăn ngon và ít bị ràng buộc của môi trường xung quanh trong việc tạo quả thể. - Bên cạnh việc sử dụng quả thể nấm làm nguốn thực phẩm cho con người thì sinh khối tơ nấm cũng được nghiên cứu để phục vụ cho chăn nuôi. Tóm lại, nấm là nguồn thực phẩm quý cho con người, là nguốn lợi quan trọng vế kinh tế cho xã hội và góp phần tích cực trong việc tận dụng các phế thải của nông lâm nghiệp thành sản phẩm có ích. 1.1.1 Nấm không phải thực vật : - Nấm không có khả năng quang hợp. - Vách tế báo bằng chitin và glucan (thay vì cellulose) - Đường dự trữ là glycogen (thay vì tinh bột) 1.1.2 Nấm cũng không phải là động vật - Lấy dinh dưỡng qua sợi nấm như rễ cây - Sinh sản bằng kiểu tạo bào tử (hữu tính hay vô tính) Vì vậy nấm được xếp vào một giới riêng gọi là giới nấm. 1.2 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lý của nấm: 1.2.1 Biến dưỡng của nấm: Nấm không phải là thực vật, chúng cũng không có sắc tố màu xanh còn gọi là chlorophyll mà ở thực vật có thể nhờ vào ánh sáng mặt trời để biến đổi thành chất cần thiết cho phát triển còn gọi là quá trình quang hợp. Thay vào đó, nấm sản xuất enzyme - 2 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch ngoại bào, những enzyme ngoại bào này giúp cho chúng biến những chất hữu cơ phức tạp thành dạng hòa tan dễ hấp thụ. - Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động vật hoặc thực vật). Hầu hết các loại nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi nấm. Dựa vào dinh dưỡng của nấm, có thể chia thành 3 nhóm: - Hoại sinh: đặc tính chung của hầu hết loại nấm, trong đó có nấm trồng. Thức ăn của chúng là xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh, phân giải được nhiều loại cơ chất. Chúng có khả năng biến đổi những chất khi tiêu hóa cơ chất thành những chất đơn giản dễ hấp thụ.Tuy nhiên, cũng có trường hợp nấm không thể phân giải được cơ chất, mà nhờ vào các vi sinh vật khác (vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn ) tiến hành trước một bước. - sinh: chủ yếu lá các loại nấm gây bệnh. Chúng bám vào cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật chủ. Một số nấm ăn có thể sống trên cây còn tươi, nhưng đời sống thực sự vẫn là hoại sinh, nên được xếp vào nhóm trung gian, gọi là bán sinh. - Cộng sinh: lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tốn hại đến sinh vật chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triễn tốt hơn. 1.2.2 Sự phát triễn của sợi nấm: a) Nhu cầu dinh dưỡng của sự phát triển sợi nấm: + Nguồn carbon:nguồn carbon được cung cấp từ môi trường để tổng hợp nên các chất sống như hydratcarbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát triễn của nấm. Trong cơ thể, carbon chiếm nửa trọng lượng kho của nấm, đồng thời nguồn carbon cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Đối với mỗi loại nấm khác nhau thì nhu cầu carbon có thể khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều sử dụng nguồn đường đơn giản là glucose. Nồng độ đường trong môi trường xấp xỉ là 2% Trong tự nhiên carbon được cung cấp chủ yếu từ các nguồn polysaccharide như cellulose hay hemicellulose. Chúng được phân giải nhờ cellulose ngoại bào tiết ra từ tơ nấm. Các nguồn chất hữu cơ khác như rượu, acid hữu cơ… đều là nguồn cung cấp carbon cho sự phát triển của nấm. Tuy nhiên, đối với mỗi loại nấm khác nhau, chúng có thể phát triển tốt trên mỗi nguồn carbon khác nhau. + Nguồn đạm (N): là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của nấm, là nguồn cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy cần cho sự phát triển của tơ nấm. Tơ nấm sử sụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ như purin, pyrimidin, protein, đồng thời cần thiết để tổng hợp chitin cho vách tế bào. Một số oài nấm sử dụng tốt nguồn đạm nitrate, - 3 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch ngược lại met số lại sử dụng nguồn amon. Trong tế bào, ion NH 4 + thường được gắn với acid cetoglutamic và những anim khác được hình thành từ các phản ứng chuyển amin. - Tỷ lệ C:N là chỉ số quan trọng quyết định chất lượng của môi trường. Nhưng theo Gerrite (1997) tỉ lệ C:N ít quan trọng hơn so với lượng carbon và nito hoạt động. Sự hiện diện của NH 4 + trong môi trường ảnh hưởng đến giá trị C:N, đồng thời chúng đáng giá mức độ hoạt động của vi sinh vật. +Ảnh hưởng của khoáng và vitamin: Khoáng cũng như thực vật và vi sinh vật khác, khoáng cần cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm. • Nguồn sulfur: chủ yếu được cung cấp vào môi trường từ sulfat, nồng độ khoảng 1-6.10-4M • Nguồn phosphate: cần thiết để tổng hợp ATP, acid nucleic và phospholipid màng. Nguồn cung cấp phosphor thường là từ muối phosphate. Nồng độ muối trong các môi trường khoảng 4.M • Nguồn kali: cần thiết để cung cấp cho các loại enzyme hoạt động. Vai trò của kali trong enzyme là đóng vai trò cân bằng khuynh độ bên trong và bên ngoài tế bào, dự phần trong sự thẩm thấu và giữa nước của tế bào, tham gia các hoạt động trao đổi chất và biến dưỡng protein. • Magne (Mg): rất cần cho sự biến dưỡng các chất đường • Vitamin: là những phân tử hữu cơ được dung với số lượng rất ít, chúng không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Hấu hết nấm hấp thụ từ nguồn vitamin bên ngoài và chỉ cần met lượng rất ít nhưng không thể thiếu được. Hai vitamin tối cần thiết cho nấm là Biotin (vitamin H) và thiamin (vitamin B1) b) Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự phát triển của nấm: Các yếu tố môi trường tác động lên tơ nấm khác với tác động lên sự hình thành quả thể nấm. NHững tác nhân vật lí tác động lên nấm có những mức độ khác nhau, như mức độ tác động thấp nhất, mức độ tác động tối thích, mức độ tác động lớn nhất. Thường những yếu tố tác động trực tiếp lên sự phát triển của nấm là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và độ thoáng khí. • Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp lên các loài nấm mọc tự nhiên. Nhiệt độ tắc động lên hoạt tính enzyme. Khi nhiệt độ tăng lên 10 oc thì hoạt động của emzyme tăng gấp đội. Nhưng khi nhiệt độ tăng quá cao ngưỡng cho phép chúng sẽ ức chế hoạt động của enzyme hay có thể làm bất hoạt enzyme. Có những loại nấm tăng trưởng ở nhiệt độ 35-37 o c, nhưng có loài chỉ mọc tốt ở - 4 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch 15-20 o c. Ngoài ra, nhiệt độ ra quả thể bao giờ cũng thấp hơn so với sự tăng trưởng khoảng vài độ. • Ánh sáng: cường độ ánh sáng mạnh có thể kiềm chế sự phát triển của nấm, hoặc có thể giết chết tơ nấm dẫn đến việc không ra quả thể nấm. Do chúng phá vỡ một số vitamin và enzyme cần thiết ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cuả nấm, tơ nấm. • Độ ẩm: hầu hết các loại nấm đều cần độ ẩm cao. Met số loài thuộc nhóm nấm đảm cần độ ẩm thích hợp cho sự phát triển tối đa của nấm là 80-90% • Độ thông khí: hàm lượng 02 và co2, đây là những cấu tử thành phần của thong khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nấm. Nồng độ co2 tăng cao trong không khí thì ức chế quá trình hình thành quả thể nấm. • pH: pH thích hợp với mỗi loại nấm khác nhau thì khác nhau. Hầu hết các nhóm nấm mọc trên thực vật hay sinh thì thích hợp với môi trường ph thấp. Còn những loài nấm mọc trên mùn bả hay trên dất thì phù hợp với môi trường ph trung tính hay kiềm. Một số loại nấm có khả năng tự điều chỉnh pH môi trường về pH thích hợp cho chính nó. 1.3 Đặc diểm tế bào học của nấm: Đặc điểm chung của nấm lớn:cấu tạo sợi và cho quả thể kích thước lớn Hệ sợi nấm: • Hình ống có vách ngăn • Vách ngăn không hoàn chỉnh, có những lỗ nhỏ (tế bào chất, thậm chí nhân có thể thông thương qua lại). • Sợi nấm phát triển thành nhiều nhánh chính và nhánh con có hai dạng sợi: + Sợi sơ cấp: sinh ra từ bào tử, tế bào có một nhân + Sợi thứ cấp: phối hợp hai sợi sơ cấp, tế bào có hai nhân Sợi nấm tăng trưởng bằng đầu ngọn. Sợi thứ cấp có kiểu sinh sản đặc biệt gọi là mấu liên kết. Cơ quan sinh sản của nấm có cấu trúc đặc biệt bằng hệ sợi nấm. Thường gồm ba thành phần chính: mũ, cuống và phiến nấm Mũ nấm: che chở cho tai nấm. Mặt trên có sắc tố (để cản ánh sáng mặt trời). Mặt dưới mang thụ tầng (hymenium)bằng cơ quan sinh bào tử. - 5 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch Phiến nấm: thường dạng lá hoặc dạng lỗ. Cơ quan chính sinh bào tử. Nơi hai nhân của sợi nấm hợp lại thành một và giảm phân còn gọi là thụ tầng. Thụ tầng sinh ra bào tử nấm. Ở một vài loại nấm, thụ tầng có thêm màng che, khi trưởng thành sẽ rách ra thành vòng cổ ở cuống nấm. Cuống nấm: cơ quan đưa mũ nấm lên cao, để phát tán bào tử ra xa. Một vài loài nấm, cuống có thêm vòng cổ và bao gốc. Cũng có nấm không có cuống( nấm mèo, nấm tuyết) 2. NẤM MÈO 2.1. Đặc điểm chung của nấm mèo: Nấm mèo hay mộc nhĩ đen (danh pháp khoa học: Auricularia auricula- judae (đồng nghĩa Auricularia auricula, Hirneola auricula-judae) được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn. thuộc lớp nấm Đảm (Basidiomycetes). Theo Lowry (1951), có tất cả 10 loài nấm mèo. Tùy loài, có loài cần nhiệt độ nóng. Thí dụ: ba loài A. delicata, A. tenuis, A. emini, chỉ mọc ở vùng nhiệt đới (tropics), ba loài khác, A. mesenterica, A. ornata và A. polytricha có thể mọc được ở hai vùng nhiệt độ: nhiệt đới và cận nhiệt đới (subtropics), nhưng A. polytricha có nhiệt độ thấp tối thích là 27 o C và A. mesenterica, ngoài nhiệt độ thấp (topt = 25 o C), còn cần ẩm độ cao. Hai loài A. cornea và A. fuscosuccinea có khả năng thích nghi một cách linh động đối với nhiệt độ, tuy nhiên, A. fuscosuccinea lại thích hợp với nhiệt độ cao (32 o C). Loài A. auricula lại thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, chỉ nuôi trồng được ở vùng cận nhiệt đới. - 6 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Tại Trung Quốc, nó được gọi là 木耳 (pinyin: mù ěr -mộc nhĩ) hay 黑木耳 (pinyin: hēi mù ěr-hắc mộc nhĩ), và trong tiếng Nhật là kikurage. Auricularia polytricha (vân he), một loài có quan hệ họ hàng gần, cũng được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Mộc nhĩ trắng, một loài nấm ăn được khác, có màu trắng và hình dạng tương tự, là một loài khác với danh pháp khoa học Tremella fuciformis. Nấm mèo là loại thực phẩm quý, là một dược liệu có thể chữa bướu cổ, máu xấu, tóc bạc sớm. 2.1.1 Đặc điểm hình thái: Tai nấm có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, mềm mại lúc còn tươi nhưng lại giòn và cứng khi phơi khô. Mặt trên của tai nấm có một lớp lông mịn màu xám đến nâu hoặc đen, mặt dưới trơn láng thường có màu nâu đen đến tím. Mặt dưới tai nấm cũng là cơ quan sinh sản nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của nấm. Từ lúc xuất hiện nụ nấm, đến khi tai nấm trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng ở mỗi giai đoạn để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành. Cánh mộc nhĩ là một khối keo. Tuỳ thuộc vào độ ngâm nước mà ở dạng khô hoặc ở trạng thái trương nở. Chẳng hạn như khi ta lỡ ngâm mộc nhĩ nhưng lại không dùng tới, ta có thể vớt ra, đem phơi khô để giữ lại như thường, nó sẽ trở lại trạng thái cũ. - 7 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch 2.1.2 Đặc điểm sinh sản: Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. 2.1.3 Đặc điểm sinh học: Chu trình sống Hình : Chu trình sống của nấm mộc nhĩ Chu trình sống của nấm mộc nhĩ bắt đầu từ các đảm bào tử nẩy mầm, đến khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh mang đảm bào tử mới. Quả thể mộc nhĩ phát triển qua các giai đoạn sau: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành. Mộc nhĩ là một loại nấm phá gỗ, do đó có thể trồng trên các loại cơ chất giàu - 8 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch cellulose như: mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lõi ngô, rơm rạ,… 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ - Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để mộc nhĩ phát triển là 20- 30 0 C. Khi nhiệt độ lên trên 35 0 C hoặc xuống dưới 15 0 C thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp. Nhiệt độ không khí cao hơn 32 0 C: nấm mọc thưa và cánh mỏng, cây nhỏ, mép xoăn. Nhiệt độ thấp: nấm có cánh dày nhưng cây nhỏ và lông rất dài. Vì vậy, phải hết sức chú ý tới việc đảm bảo nhiệt độ để nuôi trồng mộc nhĩ. - Độ ẩm: Độ ẩm của giá thể: nên giữ khoảng 60- 65%. Độ ẩm không khí của nhà nuôi trồng mộc nhĩ đảm bảo 90 - 95%. - Độ thông thoáng: Trong giai đoạn nuôi sợi, cần đảm bảo không khí thông thoáng, tránh giữ nấm trong những nơi kín, bí hơi. Giai đoạn ra quả thể cần giữ cho độ thoáng ở mức độ vừa phải. Nếu để thông khí mạnh sẽ làm cho mộc nhĩ phát triển chậm, cánh mỏng, thậm chí có thể chết. - Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi: cần để nấm trong tối. Giai đoạn hình thành quả thể: nâng dần độ chiếu sáng để kích thích quá trình tạo quả thể. Khi nấm đã mọc mạnh cần giữ mức sáng ở ngưỡng trong phòng có mở cửa. Nếu cường độ chiếu sáng quá mạnh thì nấm sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém. Vì vậy, ta có thể nhìn màu của cánh mộc nhĩ để điều chỉnh độ chiếu sáng cho thích hợp. Cánh mộc nhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất. - pH : pH môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của mộc nhĩ là từ 4 - 12. Ở giai đoạn nuôi sợi cần môi trường axit yếu. Tới giai đoạn ra quả thể thì chúng ưa pH trung tính hoặc kiềm yếu. 2.3 Giá trị - vai trò của nấm mèo: - Giá trị dinh dưỡng: (Tính trên 100g nấm khô) - 9 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch • Nước: 87,10 • Protein thô: 7,73 • Carbohydrate: 87,60 • Chất béo: 0,80 • Chất xơ: 14,00 • Tro; 3,9 • Calci: 293 • Phospho: 256 • Fe: 64,5 • Na: 72 • Ka: 984 • Vit B1: 0,2 • Vit B2: 0,6 • Vit PP: 4,7 • Vit C: 0 • Năng lượng: 347 - Giá trị y học: Mộc nhĩ vị ngọt, tính bình, bổ máu, thông mạch, cầm máu. Ăn mộc nhĩ nhiều thì cơ thể sẽ nhẹ nhàng, thoải mái, nhớ lâu, mắt sáng, hạ mỡ máu,ngăn chặn được bệnh tắc và vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim…. - Vai trò trong tự nhiên: Giống như nấm nói chung, mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. chúng là những sinh vật hoại dưỡng, phân huỷ các chất hữu cơ, khép kín vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên. - Vai trò trong đời sống: • Chế biến thực phẩm: Mộc nhĩ là một loại rau khô, được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến thực phẩm, như xào với rau, thịt, làm nhân bánh, chả đùm, nấu vịt tiềm,… • kinh tế: đang được nhân giống nuôi trồng năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn 2.4 Tình hình sản xuất: Nấm mèonấm nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, đồng thời sản phẩm bảo quản chủ yếu bằng cách phơi khô, nên từ lâu nấm mèo được nhiều người nuôi trồng, thậm chí hình thành những làng chuyên canh loại nấm này. Nấm mèo trồng phổ biến ở các tỉnh phía Namnấm mèo lông (A. polytricha). Tai nấm dày, dễ nuôi trồng và năng suất tương đối cao. Theo X.C. Luo (1993), ở Trung quốc, năng suất bình quân của nấm mèo lông là 70- 80% nấm tươi trên trọng lượng - 10 - [...].. .Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch khô, nếu tính ra nấm khô là 10- 11% so với nguyên liệu, nghĩa là bịch phôi 1,5 kg (1 kg mạt cưa và 0,5 kg nước), sẽ thu được 100- 110g nấm khô 2.5 Nguyên liệu trồng nấm mèo: Nấm mèo có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: rơm rạ, bã mía, mạt cưa, gỗ khúc Tuy nhiên, năng suất nấm trên các nguyên liệu gỗ vẫn cao hơn hẳn Gỗ trồng nấm. .. trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh , sản lượng đạt khoảng 100 tấn nấm khô/ năm Như vậy, nếu tính cả số nấm nuôi trồng rãi rác ở các tỉnh khác của phía Nam, bao gồm một vài tỉnh miền Trung, thì tổng sản lượng nấm mèo nuôi trồng hiện nay khoảng 1500 tấn nấm khô/ năm (so với tổng sản lượng nấm trên thế giới chiếm khoảng 11%) PHẦN 2: QUY TRÌNH TRỒNG NẤM 1 TRỒNG NẤM... triển nấm mèo mạnh và tương đối ổn định là Long Khánh tỉnh Đồng Nai, với sản lượng trung bình 1000- 1200 tấn nấm khô/ năm Ở TP Hồ chí Minh, có nhiều huyện trồng nấm mèo tương đối lâu và phong trào khá mạnh, như: Hốc Môn, Thủ Đức, Củ Chi sản lượng khoảng 100 - 150 tấn nấm khô/ năm Ngoài ra, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phát triển mạnh việc nuôi trồng nấm mèo, như Cần Thơ, - 11 - Kỹ thuật trồng. .. cường độ cao thì thời gian bảo quản ngắn đi và ngược lại 2.3 Bảo quản nấm - 26 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch Nấm mèo sau khi thu hoạch phải được phơi khô hoặc sấy mới bảo quản được lâu, và sản phẩm nấm khô phải có ẩm độ 3-8%, để đạt được độ ẩm này thì nấm phải được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 80-1200C, vào mùa khô nấm đạt được ẩm độ theo yêu cầu với thời gian phơi là 2 đến 3 ngày, mỗi... thành giọt mạnh lên tai nấm (nhất là nấm lên tai nấm rơm và bào ngư) Cuống nấm dài – Nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng độ– Thông thoáng, nhất là chân và nhỏ ; mũ nấm thán khí CO2 cao) nhà trồng không phát triển – Thiếu ánh sáng – Cung cấp đủ ánh sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán) Tai nấm dị dạng – Nhiễm bệnh (nấm mốc, côn – Xác định bệnh, cách ly và xử (bông cải, teo trùng, nhện nấm ) lý thuốc đầu, khô... hoại nấm (mites) - Các loài côn trùng còn lại (kiến, dế, gián, bướm, cuốn chiếu ) Các loài này gây hại cho nấm hoặc ăn tơ hoặc cắn phá tai nấm, nhưng mức độ không đáng kể so với 3 nhóm trên Thiệt hại chính do chúng gây nên là việc lây truyền mầm - 34 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch nhiễm (nhiễm trùng hoặc mốc) Đối với những nấm hóa gỗ như nấm linh chi Quá trình hình thành tai nấm kéo... Thạch 2.1 Mô tả quy trình: 2.1.1 Nguyên liệu và chế biến Nấm mèo không chỉ sử dụng mạt cưa cao su mà còn có thể mọc trên nhiều loại mạt cưa của các loại gỗ tuy nhiên do cao su là cây công nghiệp, số lượng tương đối lớn và - 20 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch có thường xuyên ở TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đông Nam Bộ, nên trồng nấm mèo thường sử dụng mạt cưa này Vì vậy ở những vùng không... cây thì thời gian bảo quản của nấm ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn nhiều, đặc biệt là khi chất đống hoặc đổ chồng lên nhau trong thùng hoặc cần - 25 - Kỹ thuật trồng nấm mèo GVHD: Hồ Thị Kim Thạch xé Nấm sẽ nhanh chóng mất nước và khô héo (nếu phơi trần) hoặc thúi ủng (nếu chồng đống) Một số loài nấm có thể tiếp tục phát triển trở thành dạng trưởng thành, như nấm rơm Tai nấm từ dạng búp chuyển sang hình... đầu trồng nấm mèo vào tháng 8 hoặc tháng 9 và chấm dứt vào tháng 2 năm tiếp theo (khoảng năm đến sáu tháng) Ở Việt nam, đặc biệt các tỉnh phía nam có thể trồng nấm mèo quanh năm Tuy nhiên, hiện nay, ở một số tháng, như từ tháng 2 đến tháng 6, năng suất nấm giảm và dễ phát sinh bệnh, nên người trồng thường tránh các tháng này để khỏi bị thiệt hại Như vậy, thật sự nấm mèo bắt đầu vào vụ (nuôi trồng nhiều),... Theo dõi nhiệt độ, tạo điều - 27 - Kỹ thuật trồng nấm mèo nấm 4 5 6 7 8 GVHD: Hồ Thị Kim Thạch quá hoặc đôi khi thấp quá) – Tơ chưa đủ trưởng thành (ra nấm) – Độ ẩm không đủ hoặc hơi khô kiện cho nấm kết nụ – Để thêm một thời gian (sau khi tơ nấm đầy), rồi mới đem ra tưới – Giữ độ ẩm không khí trên – Thiếu thông thoáng 85% bằng cách phun nước – Xem lại điều kiện nhà trồng (tăng độ thoáng khí) Quả thể . Nồng độ muối trong các môi trường khoảng 4.M • Nguồn kali: cần thiết để cung cấp cho các loại enzyme hoạt động. Vai trò của kali trong enzyme là đóng vai trò cân bằng khuynh độ bên trong và bên. trò trong tự nhiên: Giống như nấm nói chung, mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. chúng là những sinh vật hoại dưỡng, phân huỷ các chất hữu cơ, khép kín vòng tuần hoàn các chất trong. trồng ở Trung và Nam Đài loan bắt đầu trồng nấm mèo vào tháng 8 hoặc tháng 9 và chấm dứt vào tháng 2 năm tiếp theo (khoảng năm đến sáu tháng). Ở Việt nam, đặc biệt các tỉnh phía nam có thể trồng

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:01

Mục lục

    2.4 Phát hiện và điều trị một số bệnh ở nấm trồng 26

    2.4 Phát hiện và điều trị một số bệnh ở nấm trồng

    c. Côn trùng và nhện hại nấm trồng

    d. Nấm bệnh thường gặp trong trồng nấm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan