tổng quan thị trường chứng khoán 2013

10 309 0
tổng quan thị trường chứng khoán 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thị trường ck 2013

tổng quan thị trường chứng khoán 2013 Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn; là chỉ báo quan trọng của kinh tế vĩ mô, nên tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Hiện trạng thị trường chứng khoán trên một số chỉ tiêu chủ yếu. Về số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Niêm yết trên thị trường chứng khoán có 825, bao gồm 304 trên HOSE, 383 trên HNX và 138 trên UPCOM. Về chỉ tiêu này, trong những năm qua có một số điểm cần lưu ý. Số CP niêm yết đã tăng khá trong 13 năm qua (từ 41 cuối năm 2005 lên 825 cuối tháng 9/2013). Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề đáng quan tâm. Một, so với tổng số công ty cổ phần của cả nước đang hoạt động (hơn 70.000), thì số CP niêm yết vẫn còn quá ít (mới chiếm khoảng 12%). Hai, gần đây trên thị trường đã xuất hiện tình trạng số CP niêm yết mới ít hơn số huỷ niêm yết (12/28). Ba, hiện còn khá nhiều DN lớn, DN hoạt động có hiệu quả, có sức hấp dẫn vẫn chưa lên sàn; trong khi không ít DN đã lên sàn từ khá sớm hoặc trước đây có sức hấp dẫn lớn nhưng nay lại gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Phần nhiều DN niêm yết có quy mô nhỏ, quan trọng hơn là chất lượng của không ít DN trên sàn còn yếu kém kể cả về hiệu quả hoạt động, cả về công tác hạch toán, cung cấp công khai, minh bạch thông tin Theo đó, trong thời gian tới, cần phải đưa thêm nhiều DN lớn hấp dẫn lên sàn, trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước ở một số DN thuộc các ngành lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ hoặc phải có cổ phần chi phối, đồng thời, cần phải củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng hạch toán và cung cấp thông tin của các DN đã niêm yết. Trong năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến làn sóng doanh nghiệp huỷ niêm yết lớn nhất từ trước đến nay trên cả 2 sàn, trong khi đó số lượng công ty niêm yết mới giảm. Số lượng công ty niêm yết mới trong năm 2013 chỉ tăng 13 công ty (so với 25 công ty niêm yết mới năm 2012) và 37 công ty hủy niêm yết do không bảo đảm điều kiện niêm yết, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện tái cấu trúc công ty ). Riêng tại sàn HSX, trong năm 2013 có 11 doanh nghiệp huỷ niêm yết (bao gồm cả tự nguyện và bắt buộc). Tại sàn HNX, năm 2013, số lượng huỷ niêm yết là 26 doanh nghiệp (trong đó có 16 doanh nghiệp bị huỷ niêm yết bắt buộc do không đủ điều kiện Về giá trị vốn hoá thị trường/GDP tính đến hết tháng 9/2013 đạt khoảng 27,9% GDP 2012 (đã được Tổng cục Thống kê tính lại và tính đầy đủ hơn đối với bất động sản). Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với một số năm trước. Để tăng giá trị vốn hoá/GDP, thị trường cần phải được tăng thêm nhiều DN lớn hơn nữa (hiện còn đứng ngoài thị trường). Tuy nhiên mức vốn hóa thị trường năm 2013 được đánh giá là tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP. Ngày 9/12, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trao giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty Chứng khoán MB (MBS) trên cơ sở hợp nhất Công ty Chứng khoán MB (MBS) và Công ty Chứng khoán VIT (VITSE). Sự kiện này ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ công ty chứng khoán trong năm 2013, trong đó có việc rút giấy phép hoạt động và thực hiện hợp nhất, sáp nhập công ty chứng khoán, cho phép mua lại để có công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên hai công ty chứng khoán thực hiện hợp nhất thành công và mở ra tiền lệ trong quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán. Cũng trong năm 2013, hoạt động tái cấu trúc các tổ chức trung gian được đẩy mạnh với việc hàng loạt công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải dừng hoạt động, rút giấy phép hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt như: Goldenbridge, SME, Tràng An, Hà Nội, Trường Sơn, công ty quản lý quỹ Sabeco… Đây là dấu mốc quan trọng trong kế hoạch tái cấu trúc các tổ chức trung gian ở nước ta hiện nay góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Về tổng giá trị giao dịch trên thị trường trong 9 tháng 2013 đã đạt 1.342 tỷ đồng, tuy còn thấp hơn trong một số thời kỳ trước (năm 2009 là 2.600 tỷ đồng, năm 2010 là 2.469 tỷ đồng), nhưng đã khá hơn thời kỳ khó khăn 2011-2012. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh (khối lượng mua ròng 9 tháng tăng 82%, giá trị mua ròng đạt 3.777 tỷ đồng, tăng 198,4% so với cùng kỳ năm trước). Cùng với sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì lượng tiền vào thị trường trong thời gian tới đây sẽ tăng, có thể dần dần đạt mức 2.000 tỷ đồng/phiên vào cuối năm. Về số lượng nhà đầu tư. Hiện có khoảng gần 1 triệu tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường. Trong 9 tháng qua, có 551 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch (208 cá nhân, 344 tổ chức), tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước (cá nhân tăng 10,1%, tổ chức tăng 138,9%). Ở đây có vấn đề cần chú ý là số lượng nhà đầu tư không những thấp so với dân số, lao động, mà còn chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân và cũng có không ít tài khoản đã lâu không giao dịch; số nhà đầu tư là tổ chức còn chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%), ngược với các nước phát triển. Tính đầu cơ, phong trào, đám đông còn khá nặng. Rất nhạy cảm với tin đồn, nên sự biến động trong nhiều trường hợp là thái quá Năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù được dự báo sẽ phải chứng kiến sự thoái lui của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trên thực tế, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trong năm 2013 vẫn tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55%. Nhà đầu tư theo dõi diễn biến các chỉ số tại sàn giao dịch chứng khoán Rồng Việt (TP HCM). Về điểm số. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012, VN-Index tăng trên 22,2%, HNX-Index tăng 19,3%. Sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán trong năm 2013 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Vào thời điểm đầu năm nay thị trường lại khá sôi động với nhiều phiên tăng điểm mạnh mẽ. Theo thống kê của Vietstock, những phiên VN-Index và HNX-Index tăng điểm mạnh nhất đa phần đều rơi vào tháng 1. Nguồn: VietstockFinance Cụ thể, trong tháng đầu năm 2013, việc nhà đầu tư nước ngoài rót ròng hơn 3,000 tỷ đồng để mua các Bluechips đã khiến cho thị trường thăng hoa. Chỉ riêng tháng này VN-Index đã tăng 74.25 điểm từ 413.35 lên 487.6 điểm. Và VN-Index tăng điểm mạnh nhất trong phiên ngày 25/01 khi thông tin dự thảo điều chỉnh tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài sắp được Bộ Tài chính trình Chính phủ được tung ra. Nhờ đó, thị trường chứng kiến sự thăng hoa của các Bluechips, khối ngoại đóng vai trò quan trọng với việc gom mua đến 11 triệu đơn vị. Đây cũng chính là động lực giúp cho các cổ phiếu nhỏ và vừa tại hai sàn tăng mạnh và giao dịch trở nên sôi động. Kết phiên 25/01 VN-Index tăng 15.69 điểm, ứng với mức tăng 3.47%. Ngược lại khi bước sang tháng 2, hoạt động của khối ngoại giảm dần, họ bơm vào thị trường 2,300 tỷ đồng và rút ra 2,600 tỷ đồng trên HOSE, theo đó VN-Index giảm hơn 9 điểm. Phiên VN-Index mất nhiều điểm nhất chính là phiên ngày 26/02, VN-Index giảm 18.62 điểm, ứng với 3.85%. Diễn biến trên HNX cũng không khác sàn HOSE bao nhiêu khi phiên thăng hoa nhất cũng diễn ra trong tháng 1 và phiên bi đát nhất xảy ra vào tháng 2. Cụ thể, biên độ tăng mạnh nhất của HNX-Index trong năm qua là 2.02 điểm, ứng với tỷ lệ 3.54% trong phiên ngày 02/01. Trong khi mức giảm điểm mạnh nhất là 3.55 điểm, tức 5.3% diễn ra trong phiên ngày 21/02. Cũng tương tự HOSE, nhà đầu tư ngoại mua bán rất tích cực trong tháng 1 với giá trị mua ròng là 298.38 tỷ đồng trên HNX. Song tháng 2, mặc dù họ vẫn duy trì trạng thái mua ròng nhưng giá trị đã giảm rất nhiều xuống chỉ còn lại 83.5 tỷ đồng. Điểm số của VN-Index đến cuối tháng 9 đạt trên 492 điểm, cao gấp trên 4,9 lần khi thị trường chứng khoán ra đời, với tốc độ tăng bình quân 1 năm đạt 13%/năm; so cuối tháng 9/2013 với cuối năm trước đã tăng trên 19%, HNX tăng 6,8%, UPCOM tăng 0,2%; trong đó của một số mã còn tăng cao hơn nhiều (HTL, VHG, PMS, TCM, PTB, CYC, DCL, MNC, SCL, HLY,…). Đó là những tốc độ tăng thuộc loại khá. Tuy nhiên, điểm số chung trên sàn Hà Nội (HNX) chỉ còn bằng khoảng 61% khởi điểm ra đời; hiện có đến 57% tổng số mã đã ở mức dưới mệnh giá! Mặc dù thị trường chứng khoán trong năm có những khởi sắc đáng kể tuy nhiên vào thời điểm cuối năm lại có những bất ngờ khiến các nhà đầu tư lo ngại. Bước vào phiên giao dịch cuối năm 2013, thị trường đang trong trạng thái trầm lắng và khó có thể kỳ vọng một sự đột biến lớn. Cả VN-Index và HNX-Index đang giằng co quanh mốc tham chiếu và dòng tiền cũng khá yếu. Tuy nhiên các nhà dự báo chứng khoán cho biết trong năm 2014 thị trường chứng khoán vẫn sôi động và là kênh đầu tư quan trọng, thu hút vốn được các nhà đầu tư lựa chọn do có những phục hồi tích cực từ nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện lạm phát chậm lại liên tiếp từ gần 2 năm qua, lãi suất tiết kiệm giảm xuống, hiện còn ở mức thấp; chính sách tiền tệ, tài khoá có xu hướng nới lỏng, tăng trưởng tín dụng cao dồn vào cuối năm, lãi suất cho vay dần trở về như thời kỳ trước khủng hoảng; thị trường bất động sản chưa hồi phục, thị trường vàng đã kết thúc thập kỷ tăng và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định hiện nay, nhiều chuyên gia đã dự đoán, chỉ số VN- Index có thể vượt qua mốc 500 điểm, thậm chí còn có dự đoán vượt 550 điểm và chỉ số HNX sẽ vượt qua mốc 70 điểm vào cuối năm 2013; theo đó, lợi nhuận trên thị trường chứng khoán sẽ có sự hấp dẫn trở lại trong những tháng tới; đó là chưa kể việc chia cổ tức… Về huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu và cổ phần hoá 6 tháng 2013 mới đạt 5 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước; vốn huy động qua phát hành trái phiếu Chính phủ đạt 123 nghìn tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước; dòng vốn FII vào thuần trên thị trường chứng khoán đạt 404 triệu USD, cao gấp 8 lần so với cùng kỳ. Trong khi việc tiếp cận vốn từ hệ thống tín dụng ngân hàng còn thấp, việc tăng huy động vốn trên thị trường chứng khoán là rất có ý nghĩa, bởi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng, lại là kênh huy động dài hạn. Khi các loại hình quỹ mới được thành lập và hoạt động, thực hiện việc nới “rom”, thì tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán được mở rộng sẽ góp phần tăng lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán. Năm 2013 được đánh giá là năm có thị trường trái phiếu tăng trưởng kỷ lục. Trong năm 2013, thị trường trái phiếu tăng trưởng gấp 2 lần so với năm ngoái, bình quân giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt 1.600 tỷ đồng/phiên. Thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thu hẹp. Từ tháng 3, HNX đã ban hành quy định và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho trái phiếu Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu Việt Nam và cơ sở để các thành viên có thể định giá giá trị danh mục đầu tư. Về chính sách và điều hành trên thị trường chứng khoán đã có sự cải thiện trong thời gian qua và được tiếp tục cải tiến trong thời gian tới. Đề án tái cơ cấu tương đối toàn diện thị trường này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn; là chỉ báo quan trọng của kinh tế vĩ mô, nên tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán bước đầu có dấu hiệu khởi sắc và là kênh đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất hiện nay. . . Năm 2013 cả hai sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội (HSX và HNX) đã thực hiện nhiều cải tiến mới trong cơ chế giao dịch. Ngày 29/7, HNX áp dụng phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa vả triển khai các lệnh mới như ATC, MTL, MOK, MAK. Trước đó, kể từ ngày 22/7, HSX cũng kéo dài thời gian giao dịch thêm 45 phút. Đây là một trong nhóm các giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ thị trường đã được áp dụng khá thành công trong năm 2013 như: kéo dài thời gian giao dịch, thực hiện các lệnh giao dịch mới , giảm phí lưu ký chứng khoán và trình Thủ tướng Chính phủ nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2013, HNX đã thực hiện chấm điểm minh bạch các doanh nghiệp định kỳ hàng năm. Với hệ thống tiêu chí cụ thể phù hợp với thông lệ quốc tế, việc chấm điểm này sẽ giúp tạo động lực cho các doanh nghiệp niêm yết cải thiện chất lượng quản trị. Trong năm 2013, chủ điểm được HNX lựa chọn là “công bố thông tin và minh bạch”, là một trong năm chủ điểm đánh giá quản trị công ty tốt mà các tổ chức quốc tế như OECD, IFC, WB… khuyến nghị đồng thời cũng là chủ điểm có tính chất bao trùm và phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình. Cũng trong năm 2013, dự thảo Quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg) - một văn bản điều chỉnh đối với đối tượng trực tiếp là nhà đầu tư nước ngoài, cũng được hoàn tất và trình Thủ tướng Chính phủ. Nước ta chính thức ban hành các chế tài về việc chậm đưa cổ phiếu đã chào bán công khai lên sàn tập trung. Cụ thể: Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9 có hiệu lực từ 15/11 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánthị trường chứng khoán, trong đó bổ sung hành vi vi phạm cam kết đưa chứng khoán chào bán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Quy định mới sẽ chấm dứt hiện tượng các doanh nghiệp cổ phần hóa khất lần việc niêm yết cổ phiếu. Ngoài ra, nghị định mới cũng bổ sung các hành vi vi phạm mới như quy định cụ thể hành vi vi phạm quản trị công ty đại chúng, vi phạm quy định niêm yết chứng khoán quốc tế… Trong năm 2013, hệ thống các quy định pháp lý của thị trường chứng khoán cũng tiến một bước dài với rất nhiều các Nghị định, thông tư và các văn bản quy định, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đã được ban hành và có hiệu lực. Năm 2013, các bộ chỉ số chứng khoán theo Top 30, 70 và 100 đồng thời với các bộ chỉ số phân ngành của hai sở giao dịch chứng khoán đã được hoàn thành. Cả hai Sở HSX và HNX đều đã công bố tiêu chuẩn phân ngành, phân nhóm theo tiêu chí vốn hóa đối với các cổ phiếu niêm yết. Trên cơ sở đó, hai sở giao dịch chứng khoán tiến hành xây dựng các chỉ số ngành. HNX đã chính thức đưa vào vận hành chỉ số cho 3 ngành đầu tiên là Tài chính, Xây dựng và Công nghiệp. Các chỉ số chứng khoán ngành là cơ sở cho các sản phẩm phái sinh theo chỉ số trong tương lai. Việc triển khai phân ngành cổ phiếu niêm yết được xem như những viên gạch đầu tiên, đặt nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm mới. Cũng trong năm 2013, cơ quan quản lý đã triển khai việc nghiên cứu các sản phẩm mới để đưa vào vận hành (pháp lý về giao dịch quỹ ETF để thực hiện trên sở giao dịch chứng khoán; trình Chính phủ đề án về thị trường chứng khoán phái sinh). Nước ta lần đầu tiên có hướng dẫn cụ thể về xử lý hình sự với 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán Thông tư liên tịch 10/2013 (TT10) hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 15/8, hướng dẫn việc xử lý hình sự đối với 3 tội danh trong chứng khoán gồm: cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán. Với Thông tư này, ranh giới giữa tội danh hình sự và vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã rõ ràng hơn, thay vì trước đây tất cả đều được xử theo hành vi vi phạm hành chính. Sôi động xu hướng thành lập quỹ mở Quỹ mở phát triển nhanh chóng trên cơ sở chuyển đổi các quỹ đóng sang quỹ mở và thành lập mới. Năm 2013, sản phẩm quỹ mở bùng nổ với hàng loạt quỹ chính thức được thành lập. Ban đầu là các quỹ đóng thực hiện chuyển đổi sang quỹ mở, tiếp đó là các quỹ mở chuyên đầu tư vào trái phiếu và các quỹ đầu tư cổ phiếu. Tính đến hết tháng 12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép thành lập cho 10 quỹ mở. . mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Hiện trạng thị trường chứng khoán trên một số chỉ tiêu chủ yếu. Về số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Niêm yết trên thị trường chứng khoán có 825, bao. tổng quan thị trường chứng khoán 2013 Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn; là chỉ báo quan trọng của kinh tế vĩ mô, nên tác động đến. trên thị trường chứng khoán được mở rộng sẽ góp phần tăng lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán. Năm 2013 được đánh giá là năm có thị trường trái phiếu tăng trưởng kỷ lục. Trong năm 2013,

Ngày đăng: 24/05/2014, 00:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan