Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân

42 2.1K 23
Bài kiểm tra môn lịch sử kinh tế quốc dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn điều chỉnh từ 1983 đến nay?Câu 2: Phân tích thực trạng kinh tế Mỹ từ 1983 đến nay?Câu 3: Phân tích thực trạng kinh tế Nhật Bản từ 1983 đến nay?Câu 4: Phân tích thực trạng kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách và mở cửa từ 1978 đếnnay?Câu 5: Phân tích tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)?

Họ tên: Mã SV: CQ53 Lớp: Lịch sử ktqd-9 BÀI KIỂM TRA 20% ĐỀ BÀI Câu 1: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn điều chỉnh từ 1983 đến nay? Câu 2: Phân tích thực trạng kinh tế Mỹ từ 1983 đến nay? Câu 3: Phân tích thực trạng kinh tế Nhật Bản từ 1983 đến nay? Câu 4: Phân tích thực trạng kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách và mở cửa từ 1978 đếnnay? Câu 5: Phân tích tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)? BÀI LÀM Câu 1: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn điều chỉnh từ 1983 đến nay? a.Bối cảnh lịch sử Trong giai đoạn 1974 đến 1982, kinh tế các nước tư bản phát triển chậm và bất ổn định, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra. Tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tăng cao, giữa các nước tư bản nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đồng thời các nước đang phát triển cũng đấu tranh mạnh mẽ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, dựa trên lý thuyết của Keynes, điều chỉnh kinh tế được coi là hoạt động thường xuyên của Chính phủ các nước. Tuy nhiên, trước những khó khăn và các điều kiện mới xuất hiện, nên từ đầu thập niên 80 các nước tư bản mới thực sự bước vào giai đoạn điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở của lý thuyết điều chỉnh mới. Hiện nay, các nước tư bản cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái. Đây cũng là thời cơ và thách thức đối với các nước tư bản trong vấn đề khôi phục và phát triển kinh tế. b. Nội dung chủ yếu của điều chỉnh kinh tế -Điều chỉnh sự can thiệp của Chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường: Đó là giảm tỷ trọng chi tiêu của Nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ, hạn chế mức cung tiền, ngăn chặn lạm phát. Lý thuyết trọng tiền là cơ sở lý luận cho điều chỉnh kinh tế đó. Mỹ đã thực hiện việc cắt giảm ngân sách, ví dụ như: Cắt giảm chi phí quốc phòng từ mức thường xuyên chiếm 35-38% ngân sách trước năm 1984 xuống mức 30%. Các cơ quan tài chính Mỹ áp dụng các biện pháp mới về điều tiết các nguồn thanh toán tự do góp phần làm cho tốc độ tăng cung ứng tiền tệ giảm xuống, nhờ đó chỉ số giá cả đã giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981. Tương tự như vậy, Chính phủ Anh đã nâng cao mức thanh toán và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương để hạn chế việc tăng khối lượng tiền tệ và giảm chi tiêu của Nhà nước. -Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Chính phủ các nước tư bản chủ trương huy động mọi khả năng của nền kinh tế để kích thích mở rộng đầu tư tư nhân, thông qua đó mà tác động về phía tổng cung của nền kinh tế thay cho các chính sách trọng cầu trước đây. Để thực hiện chủ trương đó Chính phủ Mỹ đã cắt giảm 25% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 3 năm (1981-1984). Hệ thống thuế thu nhập từ mức tối đa 50% và tối thiểu 10% đã giảm xuống tỷ lệ tương ứng là 30% và 10%. Anh và các nước Tây Âu cũng có các biện pháp điều chỉnh thuế tương tự. -Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Sự đình trệ của nền kinh tế trước tác động của khủng hoảng dầu lửa phản ánh sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế trong các nước tư bản. Mặt khác, do kinh tế tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh trong nhiều năm nên tiền lương ở các nước tư bản cũng tăng lên, những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ giảm sức cạnh tranh so với các nước đang phát triển. Do đó, điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước trở thành yêu cầu cấp bách, hướng điều chỉnh là giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lượng và nhân công, cải tiến kỹ thuật, giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. -Điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế: Mâu thuẫn mới giữa các nước tư bản là các cuộc chiến tranh thương mại, tuy nhiên các nước tư bản đã giải quyết chúng thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm tìm giải pháp đưa nền kinh tế của họ ra khỏi bế tắc, mở đầu là hội nghị cấp cao giữa 6 nước vào tháng 11/1975, năm 1976 đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh gồm 7 nước (Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada) gọi là nhóm ‘G7’. Trong quan hệ thương mại quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới WTO đã ra đời khắc phục tình trạng bảo hộ mậu dịch mới xuất hiện trong giai đoạn trước. Ngoài ra, nhiều tổ chức kinh tế khu vực cũng đã ra đời nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do, tăng cường khả năng cạnh tranh với khu vực khác như: Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, điều chỉnh dòng chảy và phương thức đầu tư quốc tế là một nét mới trong điều chỉnh kinh tế của các nước tư bản. Nếu như giai đoạn 50-60, dòng chảy FDI thường tập trung vào các nước đang phát triển (khoảng 70% tổng số vốn) thì từ đầu thập kỷ 90 dòng chảy đã đổi theo chiều ngược lại, vốn đầu tư vào các nước đang phát triển giảm chỉ còn chiếm 16,8%. Năm 1989, FDI của Nhật tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu (chiếm khoảng 72,1%). Phần còn lại thì riêng các nước công nghiệp mới (NICs) đã chiếm tới 65,7%. Năm 1998, Mỹ là nước nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất (193 tỷ USD) đồng thời cũng là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đạt tới 133 tỷ. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, là những ngành đem lại lợi nhuận cao nhưng cần nhiều vốn, một nước không có đủ vốn và không có lợi thế để sản xuất tất cả các mặt hàng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội. c.Thực trạng của nền kinh tế Nhìn chung, những biện pháp điều chỉnh kinh tế trên đây có tác động khác nhau giữa các nước, nhưng cơ bản đã giúp các nước tư bản phát triển khắc phục phần nào những mâu thuẫn, và dần ra khỏi tình trạng lạm phát, đình trệ cuối những năm 70. Từ năm 1983 đến 1990 kinh tế các nước tư bản hồi phục với nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm. Trong những năm 90 khủng hoảng tuy vẫn xảy ra ở một số nước nhưng mức độ suy thoái không trầm trọng như trước và không trùng pha giữa các nước với nhau. Kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3%/năm trong những năm 1980-1990. Sau đó có bị suy thoái nhẹ vào năm 1991 (GDP giảm 1%), nhưng tính chung trong 10 năm (1990-1999) vẫn đạt tốc độ tăng bình quân 3,4%/năm. Nhật đã sớm ra khỏi tình trạng trì trệ kinh tế mặc dù không còn tăng trưởng thần kỳ nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất trong các nước tư bản, với mức bình quân 4%/năm trong giai đoạn 1980-1990, song trong thập niên 90, Nhật lại lâm vào nhiều khó khăn và tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,4%/năm. Kinh tế các nước Tây Âu phát triển chậm chạp hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn tương ứng của Pháp là 2,3% và 1,7%. Tây Đức là 2,2% và 1,5%, Anh là 3,2% và 2,2%. Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước tư bản (Đơn vị: %) Nguồn: http: www.worldbank.org -Cơ cấu kinh tế biến đổi sâu sắc Từ những năm 80, các nước tư bản đã đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới. Đó là các ngành có hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động và nguyên liệu, nhưng đem lại giá trị gia tăng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành sản xuất vật chất đồng thời tăng các ngành dịch vụ đã thể hiện rất rõ trong các nước tư bản trong những năm gần đây. Khu vực I có xu hướng giảm xuống ngay từ trong quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở các nước trước Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng xu hướng giảm tỷ trọng khu vực II chỉ diễn ra trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. Tuy tỷ trọng khu vực I có giảm, song tổng sản phẩm do khu vực này đem lại không giảm mà còn tăng lên nhiều là do các nước đã áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, điều này vừa làm giảm sức lao động của con người vừa làm tăng tổng sản phẩm thu được. Trong tương lai, tỷ trọng khu vực I càng có xu hướng giảm hơn nữa, thay vào đó, các sản phẩm thay thế cho nông nghiệp sẽ ngày càng phát triển, Bảng 1: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế (Đơn vị: %) Năm 1970 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2011 KV I KV II KV III KV I KV II KV III KV I KV II KV III KV I KV II KV III Mỹ 2.9 31.7 64.7 2 26.4 71.6 1 23 76 0,9 20,6 78,5 Nhật Bản 8.6 43.0 48.4 3 41 56 2 32 66 1,5 25,2 73,3 CHLB Đức 3.4 51.6 4 2 37 62 1 30 69 0,9 26,9 69,5 Anh 2.8 42.7 54.5 2 37 62 1 27 72 0,9 23,6 75,5 Pháp 6.9 54.4 38.7 3 29 67 3 23 74 2 20,7 77,3 Nguồn: Báo cáo kinh tế của Tổng thống Mỹ 1991, tr.298, www.imf.org Đồng thời, với quá trình đó là sự phát triển của khu vực III. Những ngành được đẩy mạnh phát triển trong các nước tư bản hiện nay là các ngành công nghệ cao như kỹ thuật điện tử, năng lượng mới, thông tin quang học, vật liệu mới, sinh học, công nghệ vũ trụ khai thác khoảng không Tỷ trọng các ngành công nghệ cao đã chiếm trên 50% trong tổng sản phẩm xã hội ở Mỹ, chiếm trên 30% ở Nhật, Anh, Pháp, Đức Ngày nay, khoa học công nghệ đã góp phần tới 50-60% vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó 3/5 là do tăng năng suất lao động. Tính quốc tế hóa của nền kinh tế được nâng ao nhờ hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Đầu những năm 70,toàn thế giới có 7000 công ty xuyên quốc gia, đến năm 1999 đã tăng lên 60000 công ty quốc gia, khống chế 1/3 tài sản vốn và giá trị sản xuất của thế giới. Cơ cấu sở hữu trong các công ty đa quốc gia ngày càng biến đổi theo hướng đa dạng hóa. Có nhiều chủ cùng sở hữu 1 doanh nghiệp cổ phần. Khái niệm sở hữu không chỉ còn là sở hữu tư liệu sản xuất nữa mà mở rộng ra sở hữu vốn cổ phần, sở hữu trí tuệ, sở hữu bằng phát minh, Cơ cấu, trình động nghiệp vụ và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động cũng biến đổi. Tỷ trọng lao động trong các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao tăng lên. Tỷ lệ “công nhân cổ xanh” trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm từ 30% năm 1960 xuống 20% năm 1980, hiện nay là 17%. Trong thời đại kinh tế tri thức, Chính phủ và cả các công ty tư nhân đã chú trọng đầu tư nâng cao trình độ của đội ngũ người lao động. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập và chi tiêu cho đời sống người lao động cũng được tăng lên. Hình 1.2: GDP của các nền kinh tế G-20 năm 2010 Đơn vị: Nghìn tỷ USD Nguồn: CIA World Factbook Các nước tư bản phát triển hiện nắm phần lớn tổng sản phẩm sản xuất và cũng là những nước có mức thu nhập bình quân vào loại cao nhất thế giới. GNI bình quân đầu người (trước đây là GNP bình quân đầu người) là tổng thu nhập quốc dân. Trong đó GNI bình quân đầu người của Mỹ luôn là cao nhất: năm 2005 con số này là 41,8 nghìn USD thì đến năm 2010 nó đã tăng lên 47,39 nghìn USD. Có thể thấy GNI bình quân đầu người của Nhật Bản không ngừng tăng lên và lượng tăng là khá lớn: tăng từ 30,4 nghìn USD (năm 2005) lên 41,85 nghìn USD (năm 2010). Bảng 1.2: Thu nhập bình quân đầu người của các nước tư bản (Đơn vị: nghìn USD) 2005 2007 2008 2009 2010 Mỹ 41,8 46,84 47,84 45,82 47,39 Nhật Bản 30,4 37,76 38 37,52 41,85 Đức 29,7 39,44 42,52 42,4 43,11 Anh 30,9 44,05 45,61 41,08 38,37 Pháp 29,9 39,01 42,06 42,53 42,39 Nguồn: www.worldbank.org d. Những vấn đề thách thức hiện nay và giải pháp Điều chỉnh đã có tác dụng đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, song các nước tư bản vẫn chưa giải quyết được nhiều căn bệnh cố hữu của nó. Quá trình quốc tế hóa và liên kết kinh tế không những không làm giảm mà còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng và quyết liệt hơn. Tình trạng thất nghiệp, sự chênh lệch về thu nhập, bất bình đẳng xã hội vẫn tăng lên, Tình trạng bất ổn định và suy thoái kinh tế vẫn luôn luôn tiềm ẩn và bắt đầu bộc lộ ngay năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Bảng 1.4: Tỷ lệ thất nghiệp của một số nước tư bản (Đơn vị: %) Nguồn: http: www.worldbank.org Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế các nước tư bản nói riêng và cả thế giới nói chung đang phải đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Năm 2011, châu Âu bất đắc dĩ trở thành tâm điểm của cả thế giới khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) biến thành cơn “bạo bệnh” đe dọa xóa sổ mọi thành quả khối này đạt được trong 1 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng này vốn bắt nguồn từ năm 2009 và trở nên trầm trọng hơn trong năm 2010 khi các nước thành viên Eurozone và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua khoản vay khẩn cấp trị giá 110 tỷ euro cho Hy Lạp với điều kiện nước này phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Cũng từ đó, cơn “bạo bệnh” nợ công bắt đầu lan tràn sang các nước khác trong Eurozone. Đến tháng 11/2010, tiếp tục Ailen phải nhận gói cứu trợ 85 tỷ euro và đến tháng 5/2011, đến lượt Bồ Đào Nha cầu viện quốc tế khoản vay 78 tỷ euro để tránh nguy cơ sụp đổ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone vẫn liên tục tăng và đạt mức cao nhất 10,3% trong tháng 10 với 16,3 triệu người không có việc làm, mức cao nhất kể từ năm 1995 đến nay. Trong đó, Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khối với mức 22,8% và Italia là 8,5%. Cũng ở trong tình trạng trên là nền kinh tế các nước Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) như Braxin, Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái. Nền kinh tế Nhật Bản đã có nhiều dấu hiệu phục hồi nhẹ sau khi trải qua giai đoạn suy thoái từ động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 khi các chuỗi cung cấp được khôi phục. Tuy nhiên, do đồng yên mạnh nên ảnh hưởng đến xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước tiếp tục ở mức không cao. ADB dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 0,5% trong năm 2012. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc cũng giảm nhẹ từ mức 10,4% trong năm trước xuống mức 9,2%. Giải pháp cần đặt ra là làm thế nào để vực dậy nền kinh tế của châu Âu sau cuộc khủng hoảng nợ công. Lúc này đây, Chính phủ các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu cần phải tiếp tục dập tắt “cơn bạo bệnh châu Âu” này, đưa ra các gói kích cầu nhằm cứu vớt các nền kinh tế của 1 số nước đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, Chủ nghĩa tư bản từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, một nền đại công nghiệp dựa trên những tiến bộ kỹ thuật mới, thúc đẩy năng suất lao động ngày càng cao, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, gấp bội phần so với tất cả các thời đại trước cộng lại. Sự phát triển kinh tế kéo theo những biến đổi xã hội. Người lao động – lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội – không chỉ là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà ngày càng tham gia vào việc tổ chức quản lý kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cũng đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào yếu tố con người, nâng cao tình độ chuyên môn và khơi dậy sự sáng tạo của người lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong điều kiện mới. Do vậy, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản. Trong giai đoạn hiện nay, các nước tư bản cần phải có những chính sách và biện pháp cả ở phần vĩ mô và vi mô để có thể đương đầu với những thách thức mới. Câu 2: Phân tích thực trạng kinh tế Mỹ từ 1983 đến nay? a.Bối cảnh Kinh tế Mỹ từ năm 1983 có thể chia ra làm 2 giai đoạn lớn: từ 1983 đến trước 11/9/2001 (vụ khủng bố xảy ra tại Mỹ), và từ 2002 đến nay. Để thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ từ giai đoạn trước, nước Mỹ đã thực hiện điều chỉnh kinh tế. Và đứng trước những thiệt hại do vụ khủng bố 11/9 gây ra, Mỹ đã có nhiều chính sách nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế bậc nhất thế giới này. Bắt đầu từ năm 2009, và chính thức sang năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã tác động to lớn toàn bộ nền kinh tế thế giới chứ không riêng gì nước Mỹ. Mặc dù trước đó, Mỹ chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng thế giới năm 2008. Chính bối cảnh này càng tác động sâu sắc tới quan điểm và chính sách cũng như các biện pháp để phát triển kinh tế. b.Những biện pháp chủ yếu điều chỉnh kinh tế Mỹ - Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ: Chính phủ Mỹ đã tăng khoản chi tiêu của ngân sách cho nghiên cứu và triển khai công nghệ sản phẩm mới trong những năm 80 gấp 3 lần những năm 70 (từ 60 tỷ USD tăng lên 195 tỷ USD). Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. - Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp: tạo cho các nhà quản lý kinh tế có tư duy quản lý mới và trình độ tổ chức cao phù hợp với trang thiết bị và công nghệ tự động hóa. Chú trọng hơn việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực và trung thành với công ty. - Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Mỹ là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất vừa là nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất. - Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia: Các công ty xuyên quốc gia với quy mô lớn và sự phát triển hùng hậu đã trở thành lực lượng thao túng chủ yếu của sản xuất, lưu thông hàng hóa và tài chính tiền tệ, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật công nghệ sang các nước đang phát triển góp phần điều chỉnh hoạt động kinh tế Mỹ trong khu vực và trên thế giới. Các công ty xuyên quốc gia chủ yếu phát triển lên từ những công ty độc quyền lớn trong nước. Năm 1988, tổng kim ngạch tiêu thụ của 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Mỹ ngoài nước Mỹ là 4952,3 tỷ USD. - Điều chỉnh vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước: điều chỉnh kinh tế của Nhà nước thông qua quan hệ thị trường đặc biệt, đó là quan hệ hợp đồng kinh tế, biểu hiện cụ thể bằng các đơn đặt hàng của nhà nước và tư nhân. Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định xã hội: hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, tuổi già, tàn tật do lao động Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tăng nhanh. Nhà nước còn khuyến khích doanh nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ, ưu đãi về tài chính tín dụng. -Để tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu chi phí lao động ngày càng tăng cao, các nhà sản xuất Mỹ đã ứng phó bằng các chiến lược như di chuyển một số khâu sản xuất ra nước ngoài, mua các chi tiết và linh kiện từ nước ngoài và tập trung vào các sản phẩm cho giá trị cao hơn, với lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào sự đổi mới. c. Thực trạng của nền kinh tế I. Kinh tế Mỹ từ năm 1983 đến năm 2001 Thập niên 90 đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, sự thịnh vượng gia tăng và ngày càng nhiều đầu cơ tại thị trường chứng khoán. Nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này phát triển tương đối ổn định cho đến đầu năm 1989 với nhịp độ khá cao, bình quân khoảng 3,2%. Năm 1990-1991 kinh tế lại giảm sút, năm 1990: 1,3%; năm 1991: -1%.Sau đó, kinh tế Mỹ lại bước vào chu kỳ tăng trưởng mới (1992-2000) với nhịp độ vào loại cao nhất so với các nước tư bản. Hình 2.1: Tình hình phát triển kinh tế Mỹ từ 1990 đến 2001 Nguồn: Thời báo kinh tế VN, Kinh tế VN và thế giới Nhờ tăng trưởng kinh tế tương đối cao liên tục trong nhiều năm, nước Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn cao hơn của Nhật, nhưng thất nghiệp của Mỹ chủ yếu là thất nghiệp cơ cấu và do số dượng người nhập cư nhiều. Giảm thâm hụt ngân sách và hạn chế lạm phát: Thâm hụt ngân sách liên bang năm 1980 là 71 tỷ USD, năm 1990 tăng lên 220 tỷ và lên đến đỉnh cao vào năm 93: 293 tỷ USD, năm 94 thâm hụt ngân sách bắt đầu giảm xuống còn 203 tỷ. Năm 98 lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ ngân sách liên bang Mỹ đạt mức thăng dư 70 tỷ USD, năm 2000 thặng dư ngân sách là 237 tỷ USD đồng thời lạm phát duy trì ở mức ổn định. Chính điều này đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh tế tăng trưởng với những điều kiện thuận lợi. Để giữ được mức tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh vói các trung tâm, Mỹ tăng cường mở rộng hoạt động đầu tư và xuất khẩu sang khu vực châu Á (chiếm 40% giá trị thương mại). Kết quả kim ngạch ngoại thương của Mỹ tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 1991 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đạt 930 tỷ USD, năm 1995 đạt 1355 tỷ, năm 2000 là hơn 2050 tỷ USD. Nước Mỹ vẫn giữ được vị trí kinh tế hàng đầu thế giới với tiềm lực kinh tế - kỹ thuật hùng mạnh chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới, chiếm 1/2 số phát minh khoa học lớn và 3/4 ấn phẩm khoa học. Tuy nhiên, Mỹ cũng gặp không ít khó khăn: thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ liên tục tăng, nợ của chính phủ liên bang lớn, Năm 1989 thâm hụt cán cân thương mại là 169,9 tỷ USD, năm 1995 tương ứng là 196,2 tỷ, năm 2000 là 379,8 tỷ. Theo số liệu nợ của chính phủ liên bang Mỹ năm 1993 so với GDP là 67,2%, năm 1999 là 62,6%. Đến năm 2000, nợ của chính phủ liên bang lên tới 3,4 nghìn tỷ USD. Thế kỷ 21 mở đầu bằng sự kiện Ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngày Trung tâm thương mại thế giới bị lực lượng khủng bố đánh sập đã đưa nước Mỹ vào thời kỳ khó khăn mới. II. Kinh tế Mỹ từ 2001 đến nay -Nền kinh tế Mỹ đã thay đổi không ngừng trong hơn hai thế kỷ qua, nhưng vẫn duy trì được một số đặc điểm như: là một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, luôn có những phát minh và sáng tạo, luôn có sự biến động về chính sách giữa việc tăng hay giảm điều tiết của chính phủ, giữa tăng hay giảm thuế quan bảo hộ hay các hàng rào bảo hộ khác, và thị trường ngày càng tự do hơn. - Tuy nhiên, được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của “khủng hoảng dot- com”, vụ khủng bố 11/9, và scandal kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu. Năm 2002, bình quân tăng trưởng chỉ đạt 1,1%, năm 2003 đạt 2,2%. Sang năm [...]... quả kinh tế giảm rất thấp, đến năm 1976 toàn bộ nền kinh tế quốc dân đã tới gần bên bờ sụp đổ Tháng 10/1976 chấm dứt 10 năm động loạn, kinh tế Trung quốc mới có cơ hội chuyển biến lịch sử mới b Chủ trương chính sách - Trong giai đoạn đầu cải cách, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, và từ năm 1992, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa: Đường lối kinh tế. .. xuất rất thấp kém, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong ngành kinh tế Tình trạng đóng cửa lâu ngày nền kinh tế cũng gây trì trệ cho sản xuất và dẫn đến tình trạng tụt hậu trong phát triển kinh tế Đồng thời, trong thời gian “cách mạng văn hóa” từ 1966-1976, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn nặng nề, tốc độ phát triển chậm chạp, tỷ lệ kinh tế quốc dân mất cân đối nghiêm... của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định kinh tế xã hội chủ nghĩa là kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu” và thực hiện kinh tế kế hoạch cùng với việc vận dụng quy luật giá trị và phát triển kinh tế hàng hóa không phải là bài xích nhau, mà là thống nhất với nhau Đối lập chúng với nhau là sai lầm” - Trung Quốc chủ trương, khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần: đa... phần kinh tế đối với tăng trưởng sản lượng công nghiệp, giai đoạn 1996-2008, kinh tế nhà nước đóng góp nhiều nhất, sau đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thấp nhất là kinh tế ngoài nhà nước 4.2 Hiệu quả của nền kinh tế a Năng suất lao động của nền kinh tế Năng suất lao động xã hội của nước ta còn rất thấp so với ngay cả những nước trong khu vực Năng suất lao động (triệu đông – giá thực tế) ... cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập quốc dân của TQ Bảng 4.1: GDP phân theo khu vực kinh tế (%) Nguồn: Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế Sự chuyển dịch ấy diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh kinh tế và những định hướng đúng đắn về thực hiện... của hội nhập Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch Tỷ trọng của nền kinh tế tư nhân đã tăng lên trong những năm qua, tuy nhiên, kinh tế nhà nước và tập thể vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế Điều đó đã chứng minh tính XHCN của nền kinh tế TQ trong cải cách và mở cửa Thành tựu đạt được trong các lĩnh vực - Kinh tế TQ bắt đầu cải cách và chuyển... trong điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế - Ổn định quan hệ sản xuất cơ bản ở nông thôn, xây dựng thể chế kinh tế nông thôn thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa - Tiếp tục cải cách sâu sắc hơn cơ chế kinh tế đối ngoại - Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế TQ đã thu được những thành tựu... chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Xét về cơ cấu đóng góp của các thành phần kinh tế đối với kết quả tăng trưởng của GDP thời kỳ 2001-2008 cho thấy kinh tế ngoài nhà nước đóng góp nhiều nhất (46,3%), sau đến kinh tế nhà nước (38,4%), thấp nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (15,3%) Tuy nhiên khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò càng lớn trong nền kinh tế đất nước Xét về... khủng hoảng kinh tế 1973-1975 chấm dứt thời kỳ phát triển nhanh và tương đối ổn định của nền kinh tế Nhật Bản - Từ đầu những năm 90 trở đi, do tác động của khủng hoảng kinh tế chu kỳ, kinh tế Nhật Bản lại lâm vào thời kỳ suy thoái, trì trệ, tốc độ tăng trưởng giảm sút Nhật Bản là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong các nước thuộc khối G7 - Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu... trưởng kinh tế (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2007 1.9 4.6 2008 0 5.8 2009 -3.5 9.3 2010 3 Nguồn: www.worldbank.org Mặc dù vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới và tỷ lệ thu nhập trên đầu người vẫn là cao nhất trong các nền kinh tế lơn của G-20: tính theo tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP), năm 2009 đạt 14,3 tỷ USD Có sự sụt giảm 2,4% so với năm 2008, GDP của Mỹ vẫn lớn hơn Trung Quốc, nền kinh tế lớn . CQ53 Lớp: Lịch sử ktqd-9 BÀI KIỂM TRA 20% ĐỀ BÀI Câu 1: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn điều chỉnh từ 1983 đến nay? Câu 2: Phân tích thực trạng kinh tế Mỹ từ. cơ cấu kinh tế: Sự đình trệ của nền kinh tế trước tác động của khủng hoảng dầu lửa phản ánh sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế trong các nước tư bản. Mặt khác, do kinh tế tăng trưởng kinh tế tương. 1986 đến nay)? BÀI LÀM Câu 1: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn điều chỉnh từ 1983 đến nay? a.Bối cảnh lịch sử Trong giai đoạn 1974 đến 1982, kinh tế các nước tư

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan