đề án môn học quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn định vị thương hiệu du lịch làng lụa vạn phúc

36 1.9K 3
đề án môn học quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn định vị thương hiệu du lịch làng lụa vạn phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN ĐỀ ÁN ĐỀ ÁN Môn Học QTKD Du lịch Khách Sạn Môn Học QTKD Du lịch Khách Sạn Đề tài: Đề tài: Định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc Định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyên Mã SV : CQ521586 Lớp : QTKD DL&KS 52 1 Hà Nội, 11/2012 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu Hiện nay, du lịch làng nghề đang trở thành một hướng đi mới đầy triển vọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 1000 làng nghề, trong đó có rất nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời như gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái…, trong đó, không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc. Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống khác, làng lụa Vạn Phúc đã có những bước tiến đáng kể để khẳng đinh ngày càng nâng cao hơn vị thế thương hiệu của mình trong lòng du khách. Tuy nhiên, chỗ đứng của làng nghề truyền thống này trong du lịch vẫn chưa cao. Điều này là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số đó là sự canh tranh phát triển của các làng nghề truyền thống khác. Hơn thế nữa, trong một năm trở lại đây, thương hiệu lụa của làng nghề này cũng đang phải đứng trước sức ép to lớn từ lụa tơ tằm nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ những vấn đề trên cho thấy một yêu cầu cấp thiết phải có một chiến lược cụ thể để định vị thương hiệu du lịch của làng nghề Vạn Phúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lụa Vạn Phúc đa phần mới chỉ nêu lên được thực trạng khai thác du lịch chứ chưa giải quyết được vấn đề này. Chính thế, người viết xin được mạnh dạn làm đề án về đề tài: “Định vị thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc” đề giải quyết vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nắm vững được các khái niệm, các quan điểm về marketing định vị thương hiệu nói chung đinh vị thương hiệu du lịch nói riêng. Đồng thời nắm bắt thực trạng về vấn đề định vị thương hiệu du lịch của Việt Nam trong những năm gần đây. - Phân tích các môi trường vi mô ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc. Phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu. - Đề ra các chiến lược định vị đánh giá tác động của các chiến lược đó với sự phát triển của làng nghề Vạn Phúc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 - Xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn về vấn đề định vị thương hiệu định vị thương hiệu du lịch. - Tìm hiểu phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề ở Vạn Phúc. Trên cơ sở đó, tiến hành phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu. - Trên cơ sở thị trường mục tiêu, tiến hành đề ra các phương án định vị thị trường. Đồng thời đánh giá tác động của các phương án định vị đó đối với sự phát triển du lịch của làng nghề Vạn Phúc. 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Định vị thương hiệu định vị thương hiệu là gì? - Du lịch làng nghề là gì? Thực trạng khai thác du lịch làng nghề ở Việt Nam? - Đánh giá các yếu tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của du lịch Vạn Phúc? Đoạn thị trường nào thị trường mục tiêu nào mà sản phẩm du lịch hướng tới? - Định vị thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc theo các tiêu thức nào? Cụ thể ra sao? Tác động của các phương án định vị này như thế nào với sự phát triển của du lịch Vạn Phúc? 5. Phương pháp nghiện cứu: Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu thứ cấp qua sách, báo, các nguồn tin đáng tin cậy trên internet. - Nghiên cứu bằng cách điều tra trực tiếp tại địa điểm du lịch làng nghề Vạn Phúc. - Sử dụng một số mô hình để phân tích như mô hình SWOT, mô hình chuỗi giá trị… Nghiên cứu định lượng: - Thu thập phân tích các số liệu thứ cấp. 6. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi: làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội - Đối tượng nghiên cứu: thương hiệu du lịch làng nghề lụa Vạn Phúc. 4 7. Ý nghĩa của đề tài: - Với cá nhân người nghiên cứu: đề tài là một sự thử thách đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề. thế, giúp người nghiên cứu trau dồi thêm các kiến thức về chuyên ngành đồng thời tăng khả năng tư duy, suy luận sáng tạo. Hơn thế nữa, thực hiện đề tài cũng là cơ hội để người nghiên cứu thể hiện tình yêu khoa học nói chung tình yêu đối với du lịch nói riêng bằng cách góp một tiếng nói nhỏ làm tăng tính cạnh tranh của du lịch Vạn Phúc cũng như một phần nào đó làm tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. - Với thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc: tôi hy vọng rằng, sau khi đề tài được thực hiện sẽ góp một phần nhỏ bé để xác định rõ được hướng phát triển của du lịch Vạn Phúc trong tương lai trên cơ sở khai thác hết tiềm năng hiện có tăng sức cạnh tranh trên thị trường du lịch. 5 NỘI DUNG Phần I/ Một số vấn đề lý luận về thương hiệu, định vị thương hiệu du lịch làng nghề 1. Lý luận về thương hiệu trong nền kinh tế thị trường 1.1Khái niệm về thương hiệu 1.1.1 Thương hiệu với lịch sử Việt Nam Thương hiệu là một thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Hán. Trong từ điển Hán – Pháp có ghi rõ rằng thuật ngữ này là masion de commerce, còn trong từ điển Hán – Anh nó lại được gọi là shop hay store. Như vậy, đối với cách hiểu của cả hai loại từ điển này thì thuật ngữ thương hiệu nhìn chung có thể hiểu theo nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu hay là nhà bán buôn. Trong cách hiểu của tiếng Việt, thương hiệu mang trong nó hai ý nghĩa, thương hiệu là đại diện cho người bán, cho sản phẩm được đem đi bán; ngoài ra, thương hiệu còn là đại diện của nơi mà sản phẩm được sản xuất ra. Điều này có thể thấy rõ trong rất nhiều thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như: cốm làng Vòng, gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ,… Thương hiệu sản phẩm đã được quan tâm ở Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XI – XVII thời Lý – Trần – Lê, ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như gốm Chu Đậu, giấy Cót,… Đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, rất nhiều thương hiệu Việt Nam đã phát triển mở rộng tên tuổi không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới như cà phê Trung Nguyên, chè Thái Nguyên, lúa gạo, phở 24, nước mắm Phú Quốc… 1.1.2 Quan điểm về thương hiệu trong kinh tế thị trường hiện đại Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vấn đề thương hiệu đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ thương hiệu – brand đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về marketing mà còn của cả các doanh nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu về thương hiệu, trong đó cũng có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Định nghĩa đơn giản nhất về thương hiệu đó chính là hình ảnh, cảm nhận, thông điệp mà con người cảm nhận về một sản phẩm hay một công ty nào đó. Vấn đề thương hiệu phải được xét trên các khía cạnh khác nhau. Đối với nhà kinh doanh du lịch, thương hiệu là hình ảnh đại diện cho công ty, gần hơn là 6 đại diện cho sản phẩm mà người sản xuất gắn lên sản phẩm của mình để tạo một ấn tượng nào đó đối với người tiêu dùng về sản phẩm cao hơn là về hình ảnh của doanh nghiệp. Đối với các nhà kinh doanh dịch vụ nói riêng, thương hiệu chính là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ được tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến nhằm khẳng định chất lượng phục vụ của doanh nghiệp mình. Xét trên khía cạnh của người tiêu dùng, thương hiệu là cái mà người tiêu dùng còn lại về sản phẩm hay về doanh nghiệp sau khi họ sử dụng sản phẩm hoặc sau khi họ được nghe về sản phẩm đó. Người sản xuất các nhà kinh doanh luôn luôn muốn tạo được những hình ảnh còn lưu lại một cách đẹp nhất, sâu nhất trong tâm trí khách hàng của họ. Bởi lẽ sự hình dung tốt của khách hàng về một thương hiệu nào đó sẽ là cái thôi thúc họ tiêu dùng sản phẩm đó nhiều hơn. Thương hiệu ngày nay không chỉ đơn thuần được coi là một phần nhỏ của sản phẩm nữa mà còn được coi là một tài sản vô hình nhưng lại vô giá của doanh nghiệp. Nó chứa đựng một sức mạnh to lớn khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng về việc sử dụng tài sản này hay là tài sản khác. Trong nhiều trường hợp, nó còn có ý nghĩa quyết định đối với uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. 1 1.2 Vị trí, vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế thị trường. 1.2.1 Đối với doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng, thương hiệu có vai trò vô cùng to lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Vai trò này có thể được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, thương hiệu được coi là một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm mà doanh nghiệp cùng lúc đó có thể củng cố làm vững chắc thêm hình ảnh, uy tín của mình đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thấy rõ khi nhắc đến dụ của thương hiệu iPhone. Khi nhắc đến thương hiệu này, khách 1 TS. Trịnh Xuân Dũng, Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 7 hàng không chỉ hình dung ra một sản phẩm đẳng cấp, thời trang mà còn nghĩ ngay đến hình ảnh quả táo cắn dở của tập đoàn Apple. Rõ ràng là chất lượng cao đẳng cấp của iPhone đã làm tăng thêm uy tín củng cố vững chắc thêm thương hiệu của tập đoàn này. Việc xây dựng một thương hiệu vững chắc cho sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đững vững trong sóng gió cạnh tranh đầy khốc liệt. Thứ hai, một thương hiệu tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, giảm chi phí đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng có thể nói đây là một công cụ quảnđể tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Một chiếc áo sơ mi có thương hiệu sẽ bán được với giá thậm chí đắt hơn 15 – 20 lần so với một chiếc áo như vậy nhưng không có thương hiệu rõ ràng. 1.2.2 Đối với người tiêu dùng. Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề thương hiệu ngày càng được nâng cao. Thương hiệu trở thành yếu tố chủ yếu để người mua lựa chọn quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đơn giản bởi thương hiệu tạo cho họ một sự an tâm về nguồn gốc xuất xứ về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. Ngoài ra, thương hiệu còn có vai trò to lớn trong việc tạo ra những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể kinh doanh gặt hái được những lợi nhuận trong lâu dài. 1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân đất nước Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn được coi là thương hiệu quốc gia. Khi thâm nhập thị trường quốc tế, thương hiệu sản phẩm mang theo hình ảnh của quốc gia thông qua nhãn hiệu, đặc tính sản phẩm chỉ dẫn địa lý. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đó càng cao, uy tín vị thế của quốc gia đó càng được củng cố trên thị trường quốc tế. Điều này tạo điều kiện tốt cho quốc gia đó phát triển văn hóa, hợp tác, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như khi nhắc đến Sony, Panasonic, Toyota, Honda,… không ai là không nhận ra rằng đây là những thương hiệu nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. 2. Thương hiệu trong hoạt động du lịch 2.1 Tổng quan về thương hiệu trong hoạt động du lịch 8 Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, tham quan giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch bản thân doanh nghiệp 2 . Đặc trưng của du lịch là một loại sản phẩm vô hình, có giá trị sử dụng khó xác định chất lượng. Chất lượng của các dịch vụ chỉ được đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng chúng, chưa tiêu dùng thì khó có thể hình dung được. Do đó, để hoạt động kinh doanhhiệu quả thì người làm dịch vụ du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch buộc phải tạo cho mình một uy tín danh tiếng nhất định. Tức là phải xây dựng được cho mình một thương hiệu đủ mạnh có sức cạnh tranh trên thị trường. để làm được điều đó thì trước tiên những người làm du lịch phải trả lời được câu hỏi: thương hiệu du lịch là gì? Theo người nghiên cứu thì thương hiệu trong hoạt động du lịch là tập những hình ảnh, những thông điệp những cảm nhận mà người tiêu dùng có được khi nhắc đến một điểm đến du lịch hay một doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thương hiệu du lịch cũng giống như các thương hiệu khác đều bao hàm trong nó cả những yếu tố hữu hình vô hình. Những yếu tố hữu hình có thể kể đến như logo, slogan, màu sắc,… để nhận biết thương hiệu này với thương hiệu khác. Bên cạnh đó còn phải kể đến các yếu tố vô hình như những thông điệp được truyền tải từ thương hiệu, những cảm nhận của du khách về thương hiệu tính cách thương hiệu… Nhưng khác với các sản phẩm dịch vụ khác, yếu tố vô hình trong thương hiệu lại có tác động lớn hơn đến sự thành bại của một điểm đến hay một công ty du lịch. Ngày nay, trong tiến trình đẩy mạnh quảng bá du lịch đối với thế giới du khách quốc tế, vấn đề xây dựng hình ảnh thương hiệu lại càng đóng vai trò to lớn quyết định đối với sự phát triển của du lịch. 2.2 Khái quát về việc xây dựng thương hiệu của ngành du lịch Việt Nam. 2 Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ biên: GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, 2008, trang 16 9 Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường hội nhập với nền kinh tế khu vực trên thế giới nhiều vấn đề mới đã nảy sinh đối với việc sản xuất kinh doanh với cả công tác quản lý nhà nước. Cũng kể từ khi bắt đầu xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường mà người ta mới bắt đầu quan tâm đến những khái niệm như marketing, tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến thương hiệu. Ngành du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài những điều đó. Đối với ngành du lịch, vấn đề thương hiệu vẫn còn đang là một vấn đề khá mới mẻ về cả lý luận lẫn thực tiễn. Vấn đề thương hiệu của ngành Du lịch Việt Nam cũng như các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến du lịch, cơ sở du lịch tuy chưa được nghiên cứu về mặt lý luận, nhưng trong thực tiễn đã có danh tiếng uy tín rất lớn. Đó là từ khi thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (9/7/1960) tiền thân của ngành Du lịch ngày nay, công ty đã xây dựng thương hiệu cho mình đó là Vietnamtourism với logo là cây tre con cò. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1990 do cơ chế kế hoạch hóa tập trung độc quyền ngoại tệ, độc quyền ngoại thương nên việc xây dựng thương hiệu phát triển thương hiệu chưa được quan tâm cả về lý luận thực tiễn. Danh tiếng của các cơ sở du lịch chủ yếu thông qua việc truyền miệng (vì thời đó chưa có quảng cáo ở Việt Nam). Từ năm 1990 trở lại đây, đặc biệt từ khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực thế giới, vấn đề thương hiệu đã được một số doanh nghiệp trong ngành Du lịch quan tâm xây dựng phát triển. Đó là: • Về lĩnh vực lữ hành, các công ty lữ hành như: Vietnamtourism, Saigontourist, Benthanhtourist, Viettravel, Huong Giang tourist,… • Về khách sạn, ngoài hệ thống khách sạn của Saigontourist, còn nhiều khách sạn liên doanh với nước ngoài như: Hilton, Sheraton, Nikko, Sofitel, Grand, … • Các điểm đến du lịch như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Hội An, Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng,… Từ năm 2000, ngành Du lịch được Nhà nước hỗ trợ "Chương trình hành động quốc gia về du lịch" với mục tiêu tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch 10 [...]... định vị thương hiệu du lịch lại được đặt lên hàng đầu Ta cũng cần phải hiểu thế nào là định vị thương hiệu du lịch Định vị thương hiệu du lịch là một công việc vô cùng quan trọng của marketing du lịch Việc định vị thương hiệu du lịch thực chất cũng không nằm ngoài khái niệm định vị thương hiệu nói chung Nó cũng được hiểu là việc thiết kế sản phẩm du lịch hình ảnh của điểm đến du lịch làm sao cho nó... lược định vị có thể áp dụng với lụa Vạn Phúc là: 28 - Định vị theo thuộc tính: Vạn Phúc phải quảng bá được thương hiệu lụa nổi tiếng đã có từ lâu đời của mình Lụa là một “đặc sản” của Vạn Phúc mà ít làng nghề truyền thống nào có được Ngoài ra các tính chất vẻ đẹp của các sản phẩm lụa cũng cần được khuyếch trương hơn nữa - Định vị theo lợi ích: Lụa Vạn Phúc có thể định vị cho mình vị trí là một làng. .. được giới thiệu, thâm nhập vào thị trường trong ngoài nước Đó là một cách phát triển các làng nghề” Phần II/ Thương hiệu lụa Vạn Phúc 1 Tiềm năng thực trạng thương hiệu lụa Vạn Phúc 1.1Tiềm năng Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa truyền thống nằm sát đường quốc lộ 6 trên địa bàn phường Vạn Phúc quận Hà Đông ngày nay Với lịch sử tồn tại từ cách đây hàng ngàn năm, làng lụa Vạn Phúc có nhiều... biệt có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu Việc định vị thương hiệu du lịch cũng đòi hỏi những người quản lý điểm đến du lịch phải đưa ra quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt những điểm khác biệt nào dành cho khách hành mục tiêu Trên đây là cách hiểu của người viết về định vị thương hiệu du lịch đối với một điểm đến Còn việc định vị thương hiệu du lịch đối với các doanh. .. ngôi làng nói riêng của Việt Nam nói chung Làng lụa Vạn Phúc làng gốm Bát Tràng đang được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội đầu tư xây dựng thành hai điểm đến đặc trưng cho du lịch làng nghề thủ đô Du lịch làng nghề Vạn Phúc cũng đã có được những kết quả đáng kể Hiện nay, làng có 150 cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm, trung bình mỗi ngày có từ 200-300 khách du lịch trong ngoài nước tới... 3.2 Định vị thương hiệu điểm đến du lịch Như đã nói ở trên, thương hiệu du lịch có vai trò quan trọng gần như quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch của điểm đến du lịch Tuy 5 Marketing Management, Philip Kotler, trang 347 6 Marketing Management, Philip Kotler, trang 345, 346 12 nhiên, để một thương hiệu thực sự có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì vấn đề định vị thương hiệu du. .. như những giá trị lịch sử quý báu của mình Kết luận Vạn Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Tuy nhiên hiện nay, sản phẩm du lịch ở đây chưa thực sự đặc sắc đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Để thành công hơn nữa xác lập được một vị thế xứng đáng trên thị trường du lịch hiện nay, thương hiệu lụa Vạn Phúc cần phải được định vị một cách cụ thể các chiến lược định vị cũng cần có... nghiên cứu triển khai trong tương lai không xa.3 Trong những năm gần đây, Việt Nam triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch như các festival, các hội chợ du lịch, triển khai năm du lịch quốc gia với nhiều động thái tích cực trong việc đầu tư lớn vào tuyên truyền, quảng bá 3 Định vị thương hiệu định vị thương hiệu điểm đến du lịch 3.1 Định vị thương hiệu Trong nền kinh tế... mục tiêu 3 Định vị thương hiệu lụa Vạn Phúc 3.1Lựa chọn tiêu chí định vị Định vị thương hiệu là việc thiết kế sản phẩm hình ảnh của thương hiệu làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được đánh giá cao những gì mà thương hiệu đó đại diện so với các đối thủ cạnh tranh của nó Việc định vị phải dựa trên cơ sở 25 hiểu biết rõ thị trường mục tiêu định nghĩa giá trị như thế nào lựa chọn người bán như thế... ảnh hưởng đến thương hiệu lụa Vạn Phúc Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có thể được nhắc đến là: - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: khi nhắc đến thương hiệu lụa Vạn Phúc, có thể kể đến ngay hai lực lượng cạnh tranh lớn đó là thương hiệu của các làng nghề thủ công khác thương hiệu lụa của Trung Quốc Các làng nghề thủ công khác sẽ cạnh tranh với Vạn Phúc trong việc thu hút khách du lịch đến tham . Học QTKD Du lịch và Khách Sạn Môn Học QTKD Du lịch và Khách Sạn Đề tài: Đề tài: Định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc Định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc Giáo viên hướng. DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN ĐỀ ÁN ĐỀ ÁN Môn Học QTKD Du lịch và. án định vị thị trường. Đồng thời đánh giá tác động của các phương án định vị đó đối với sự phát triển du lịch của làng nghề Vạn Phúc. 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Định vị thương hiệu và định vị thương

Ngày đăng: 23/05/2014, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan