Phân tích hoạt động kinh doanh và sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

22 793 0
Phân tích hoạt động kinh doanh và sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động kinh doanh và sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 1 - ____________________________ LÔÙP : TCNH – VB 2 MOÂN : HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) GVHD:Ths.HUỲNH THIÊN PHÚ SV Nhóm 1 : 1.Nguyễn Thị Thảo : x 2.La Thế Phát: x 3.Phạm Thị Hải Ngọc: x 4.Nguyễn Thanh Bình 5.Trương Ngọc Việt 6.Nguyễn Viết Thông 7.Nguyễn H.Cẩm Loan 8.Nguyễn Văn Phong 9.Bùi Thị Tuyết Mai 10.Nguyễn Vũ Quang 11.Ngô Văn Nhựt 12.Hồ Xuân Hòa 13.Phạm Hồng Nhung 14.Trần Quốc Huy TP.Hồ Chí Minh Tháng 8 năm 2010 Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 2 - LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính, Bảo hiểm, Quỹ hưu bổng, …) đều phải xem xét phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động của mình. Trong lĩnh vực tài chính hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải phân tích kỹ các vấn đề về nguồn vốn, tài sản, phương thức huy động vốn, đầu tư vào đâu để sinh lợi, phân tích các yếu tố trên báo cáo tài chính để đánh giá về cơ cấu đầu tư để xem đã hợp lý chưa? cần thay đổi thì thay đổi như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất,… Từ ý nghĩa đó , kết hợp với các thông tin có được về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB. Nhóm em chọn đề tài : “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-ACB” Nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Huỳnh Thiên Phú các thông tin nhóm tìm hiểu được đề tài được hoàn thành. Nhưng do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính thời gian có hạn nên bài tiểu luận của chúng em còn những hạn chế. Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy các bạn trong lớp để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn ! Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 3 - MỤC LỤC Lời mở đầu Mục lục Phần I : Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Phần II : Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh của N gân hàng TMCP Á Châu ACB Phần III: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu ACB Phần IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ACB Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 4 - PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU I.1- Sự thành lập : NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH – GP do Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993 , giấy phép số 533/GP – UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động. I.2 – Niêm yết : ACB được trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho đăng ký Giao dịch tại trung tâm từ 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ – TTGDHN ngày 31/10/2006 với nội dung sau: Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thong Mã chứng khoán: ACB Mệnh giá: 10 000 đồng/cổ phiếu Số lương chứng khoán được đăng ký giao dịch: 110 004 656 cổ phiếu Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay 777 975 325 cổ phiếu I.3 – Các sự kiện khác : Năm 1996: ACB là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – MasterCard. Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visa, cũng trong năm này ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài 2 năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999: Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 5 - ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa tin học hóa hoạt động giao dịch, cho phép tất cả các chi nhánh phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dung chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000: ACB đã thực hiện tái cấu trúc cơ cấu tổ chức theo định hướng kinh doanh hỗ trợ. Ngoài các khối còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh quản lý rủi ro. Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn; cho vay ngắn trung dài hạn; thanh toán quốc tế; cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005: ACB ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn 2 của hiện đại hóa công nghệ ngân hàng gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ; thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng 1 phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có; lắp đặt hệ thống máy ATM. Năm 2006: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tháng 11/2006. Năm 2007: Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 6 - Mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh phòng giao dịch; thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; hợp tác với các đối tác Open Solutions (OSI) – Thiên Nam; Microsoft; SCB. Năm 2008: Thành lập mới 75 chi nhánh phòng giao dịch; hợp tác với American Express ; tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. Đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí EuroMoney trao tặng tại HongKong. Năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối; xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng .Tăng thêm 51 chi nhánh phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm đối với khách hàng cá nhân doanh nghiệp được áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp “Help desk” được triển khai. Lần đầu tiên tại Việt nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam” do 6 tạp chí Ngân hàng danh tiếng Quốc tế bình chọn. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 7 - PHẦN II CƠ SỞ VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – ACB Phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu Ngân hàng thương mại (NHTM) là DN kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu. I. Đăc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích tài chính. NHTM có đặc điểm giống như các DN khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các DN khác, NHTM là loại hình DN đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau: - Vốn tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của NHTM. chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn rộng hơn so với các loại hình DN khác. - NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 8 - mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Từ đó cho thấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. - Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng trung ương… - Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình. - Hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc thù riêng mà các DN trong các ngành khác không có. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt động của ngân hàng để phân tích kết quả tài chính. II. Nội dung phân tích tài chính NHTM Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 9 - NHTM cũng là một DN, cho nên nội dung phân tích tài chính cũng dựa trên những nội dung phân tích tài chính của DN nói chung. Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như đặc điểm nội dung các quan hệ tài chính trong ngân hàng, nội dung phân tích tài chính ngân hàng bao gồm các nhóm sau: 1/ phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn cả mối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) nguồn vốn (tài sản nợ hay tích sản) của ngân hàng. Một cấu trúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả rủi ro của ngân hàng. Phân tích cấu trúc tài chính của ngân hàng chính là phân tích khái quát cơ cấu tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng, tình hình huy động vốn, cho vay vốn, tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động dư nợ cho vay. Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh; cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng không những thể hiện chính sách tài trợ của ngân hàng như các DN phi tài chính khác mà còn thể hiện những lợi thế khác nhau trong kinh doanh vốn như lãi suất, tính ổn định, khả năng chủ động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi chênh lệch lái suất đang ngày càng thu hẹp các ngân hàng còn phân tích mối tương quan giữa tài sản nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh kiến nghị các giải pháp xử lý, là cơ sở cho Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Trang - 10 - những quyết định kịp thời đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hang đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khác với các DN phi tài chính, đa số tài sản của ngân hàng tồn tại dưới hình thức quyền về tài chính (các khoản vay chứng khoán) không phải là tài sản cố định ( TSCĐ). Tuy nhiên, các TSCĐ tạo ra chi phí hoạt động cố định dưới dạng khấu hao, thuê tài sản là những yếu tố làm hình thành đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động này cho phép ngân hàng đẩy mạnh thu nhập từ hoạt động nếu có thể gia tăng khối lượng dịch vụ lên tới một mức đủ lớn, tạo được nhiều thu nhập hơn từ việc sử dụng các TSCĐ so với chi phí cho các tài sản đó. Tuy nhiên , do TSCĐ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản, các ngân hàng không thể dựa nhiều vào đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập, vì thế họ phải dùng đòn bẩy tài chính-việc sử dụng vốn vay để hoạt động, tạo thu nhập duy trì cạnh tranh với những ngành khác trong quá trình huy động vốn cho vay. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng cần chú ý đến đặc điểm này để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động trong ngân hàng. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Hiện nay, các nhà quản trị ngân hàng chú trọng đến các chi tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: Tổng dự nợ trên vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tỉ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suất bình quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra. Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Hiện nay, các ngân hàng thương mại dùng các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, Tổng chi phí trên [...]... ngân hàng thương mại cổ phần có đặc điểm phân tích tài chính riêng, khác biệt với các DN phi tài chính khác Do đó, cần nghiên cứu đặc điểm phân tích tài chính của ngân hang thương mại để phân tích đánh giá tình hình tài chính của các DN này Trang - 11 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú PHẦN III PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB I Phân tích hiệu quả hoạt động. .. khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay đầu tư chứng khoán, sự thay đổi của lãi suất tỉ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập Do vậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất rủi ro thu nhập Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc điểm hoạt động tài chính của ngân hàng, dẫn đến các ngân. .. tỉ lệ lợi nhu ận, Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE), tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) dung các mô hình để phân tích khả năng sinh lời 3 Phân tích rủi ro ngân hàng: Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân hàng Hiệu quả ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được ngược lại Kinh doanh ngân hàng là... hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong thanh khoản Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:... ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB I Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) abaaabbbbBÁO CÁO KẾT Q UẢ KINH DOANH Đơn vị: triệu đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: triệu đồng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Tổng TN hoạt độ ng 692.693 1 1 9 0 2 4 0 3 0 2 0 8 2 2 Tổng tài sản có 2 4 2 7 2 8 6 4... quy định thông qua các hợp đồng phái sinh Trái lại, nửa đầu năm 2009, hoạt động tín dụng của ngân hàng được hưởng lợi từ gói kích cầu của chính phủ Đồng thời, khai thác thế mạnh từ sàn vàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối vàng đóng góp tới 46% tổng thu nhập của ngân hàng nửa đầu 2009 Về phía chi phí, tốc độ tăng chi phí nhìn chung thấp hơn tốc độ tăng tổng thu nhập Theo báo cáo hợp nhất quý II/2009,... nhập của riêng ngân hàng, trong H1-2009, hầu hết các Ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Vietinbank Sacombank đều có tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập cao, lên tới 70-80% Trái lại, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ở ACB chỉ chiếm 32% (387 tỷ VNĐ) Còn lại là thu từ hoạt động kinh do- anh trái phiếu liên ngân hàng, chiếm 22% (259 tỷ VNĐ) thu nhập từ dịch vụ, hoạt động. .. 2,06% 28,12%, so với mức trung bình ngành chỉ ở mức 1,66% 20,77% Lợi nhuận trước thuế của ACB nửa đầu năm 2009 là 1,330 tỷ VN, tăng 27,86% so với 1 H-2008 hoàn thành 49,28% kế hoạch năm Đây là kết quả kinh do anh hợp nhất của ACB sau khi đã soát xét Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của riêng Ngân hàng ACB chiếm 32% (387 tỷ VNĐ), thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu liên ngân hàng. .. quản trị trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như: quản trị tài sản nợ_có, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự … Vì một khi khi xu thế cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ càng gia tăng Ngoài ra, không chỉ riêng ngành ngân hàng mới đối mặt với xu thế cạnh tranh mà tất cả các ngành khác trong nền kinh tế cũng phải chịu chung áp lực đó, vì vậy... chủ yếu do các khoản lãi phí phải thu giảm tới 37 tỷ Tuy nhiên, các khoản mục tài sản chính như cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư tiền gửi, tiền vay liên ngân hàng đều có tăng trưởng tốt phù hợp với đ iều kiện thực tế của ngành Ngân hàng Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay trên cơ sở hưởng lợi từ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4%; cụ thể tăng dư nợ cho vay khách hàng lên 51 tỷ vào cuối quý . PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB I. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG. thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Phần II : Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh của N gân hàng TMCP Á Châu ACB Phần III: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu ACB. để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động trong ngân hàng. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và

Ngày đăng: 23/05/2014, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan