Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

50 1.1K 4
Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH 4

1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình 4 1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển 4

1.2 Đặc điểm khách hàng của chi nhánh 8

1.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 9

1.3.1 Tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn 9

1.3.3 Công tác tín dụng: 11

1.3.4 Công tác dịch vụ: 12

1.3.5 Kết quả kinh doanh: 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤDÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NINH BÌNH 14

1 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàngdoanh nghiệp 14

1.1.Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước 14

1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 18

1.2.1.Dịch vụ chuyển tiền quốc tế 20

1.2.2 Dịch vụ thư tín dụng (L/C) 22

1.3.Dịch vụ bảo lãnh 23

1.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 28

2.Đánh giá chung về phát triển dịch vụ ngân hàng Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển chi nhánh Ninh Bình thời gian qua 30

Trang 2

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤNGÂN HÀNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆPTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH

NINH BÌNH 35

3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Ninh Bình 35

3.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ ngân hàng dành chokhách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chinhánh Ninh Bình 37

3.2.1 Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, dịch vụ L/C, dịch vụ thanh toán và dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 37

3.2.1.1 Đối với các sản phẩm truyền thống 37

3.2.1.2.Đối với các dịch vụ hiện đại: 39

3.2.2 Xây dựng chính sách giá linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau và mang tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn 40

3.2.2.1 Đối với khách hàng đang hoạt động tại ngân hàng khác 40

3.2.2.2 Khách hàng đang hoạt động tại chi nhánh 41

3.2.2.3 Khách hàng chưa hoạt động tại ngân hàng nào 41

3.2.3 Khuyếch trương giao tiếp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các doanh nghiệp 42

3.2.4 Đa dạng hoá hệ thống kênh phân phối 43

3.2.5 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 43

3.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 44

3.3 Kiến nghị 44

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và NHNN 44

3.3.2 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 46

3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp 46

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 48

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn Vì thế nghiên cứu và phát triển dịch vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại Người ta có thể đánh giá sự phát triển của một quốc gia thông qua tỷ trọng và chất lượng dịch của quốc gia đó Trong hoạt động Ngân hàng thì hoạt động chính là hoạt động dịch vụ, vì thế vai trò của dịch vụ là rất to lớn Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Ninh Bình nói riêng thì khách hàng chính là các doanh nghiệp Do đó, việc phát triển các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Chính vì lý do đó nên

tôi chọn đề tài : “Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình”.

Trang 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀPHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

NINH BÌNH

1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Trước năm 1992, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình là một chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Nam Ninh ( cũ ) Sau khi tái thành lập tỉnh ( tháng 04/1992), Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành chi nhánh tỉnh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Được sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo về chủ chương, đường lối, chính sách đổi mới nền kinh tế của tỉnh ủy, UBND tỉnh, triển khai thực hiện nghị quyết 12 của tỉnh Đảng bộ về việc khôi phục và phát triển kinh tế, trong những năm đầu tái thành lập tỉnh, chi nhánh đã làm tốt công tác cấp phát và cho vay xây dựng cơ bản các dự án kinh tế, hạng mục công trình theo kế hoạch của Nhà nước.

Từ năm 1992 tới năm 1994 chi nhánh đã cấp phát 156 tỷ đồng cho 160 công trình và hạng mục công trình như : Lấn biển Cồn thoi, trạm điện 35 KW Yên mô, Rịa- Nho quan, các trạm bơm tưới tiêu cho các xã, các trạm giống cây, con như : Trại lúa Khánh Nhạc, Trại lợn nông trường Đồng Giao, đầu tư

Trang 6

xây dựng các cơ sở hạ tầng như các hệ thồng mương máng tưới tiêu nội đồng, các trục đường giao thông cầu cống… Thông qua công tác cấp phát đã thẩm định dự toán, phiếu giá công trình, đã cắt giảm những chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho Nhà nước hàng tỷ đồng.

Từ tháng 4/1992 đến tháng 1/1995 Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình đã cho vay hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ bản theo KHNN đối với các nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như đầu tư xây dựng dây chuyền xi măng Hệ dưỡng, xi măng X18, công ty bê tông thép, nhà máy gạch Vườn chanh, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành dịch vụ du lịch, chế biến thủy sản thực phẩm xuất khẩu… Các dự án kinh tế được đầu tư vốn bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và nộp Ngân sách cho Nhà nước

Sau những năm làm nhiệm vụ cấp phát và cho vay theo kế hoạch của Nhà nước, đầu năm 1995 cùng với sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ của toàn hệ thống, nguồn vốn cấp phát được bàn giao sang cục bàn giao và phát triển cùng 14 cán bộ làm nhiệm vụ cấp phát Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình với 22 CBCNV còn lại chuyển hẳn sang làm nhiệm vụ mới Sự đổi mới cả về tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn đã nâng tầm Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành một trong những ngân hàng thương mại có chức năng huy động vốn ngắn, trung, dài hạn để cho vay các dự án xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, các dự án đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, cho vay vốn lưu động, kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, xây dựng nền kinh tế, củng cố cơ sở hạ tầng, phục vụ việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đặc biệt, năm 1997, Chi nhánh đã cho vay đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước dự án “ Khắc phục ô nhiễm nhà máy nhiệt điện Ninh Bình “ tổng số vốn là 23.850 triệu đồng là

Trang 7

Sự đổi mới toàn diện về nhiệm vụ chuyên môn đã đòi hỏi chi nhánh phải cố gắng nỗ lực vươn lên tự đổi mới để hoàn thiện mình tồn tại trong sự đổi mới của cơ chế thị trường Cùng với sự đổi mới về chức năng nhiệm vụ là sự đổi mới về con người, cơ sở vật chất, công nghệ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại Được sự hỗ trợ và chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp theo nguyên tắc “ Đi vay để cho vay “ tự huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vay vốn Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên đã đảm bảo đủ nguồn vốn để mở rộng các dịch vụ hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Từ cuối năm 1997 đến nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình đã tham gia thanh toán tập trung trong toàn hệ thống, nên đã đáp ứng được yêu cầu chuyển tiền nhanh chóng cho khách hàng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm tối đa việc sử dụng vốn trong thanh toán, đảm bảo yêu cầu an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và được khách hàng tín nhiệm Công nghệ Ngân hàng cũng dần được hiện đại qua các năm Các phòng ban được trang bị đầy đủ máy vi tính, cơ sở vật chất kỹ thuật được từng bước nâng cao.

Đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và hoạt động dịch vụ Ngân hàng, số lượng cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng được bổ sung thêm hạng năm về số lượng và chất lường để đáp ứng yêu cầu hiện tại

Trong các năm 1998, 1999, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng song còn phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiên tai hạn hán lội lụt và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước trong khu vực chưa khôi phục xong, vốn đầu tư nước ngoài giảm làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Nằm trên địa bàn là một tỉnh nhỏ, nền kinh tế đã có bước chuyển dịch về cơ cấu song chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp Bên

Trang 8

cạnh đó sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, quản lý tái chính còn lỏng lẻo, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trước những biến động khó khăn của nền kinh tế chi nhánh luôn chủ động sáng tạo, đổi mới nhận thức cách làm, triển khai có hiệu quả các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của nghành, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để cho vay đầu tư phát triển nền kinh tế theo chủ trương chính sách của tỉnh Chi nhánh đã mở rộng cho vay tới mọi thành phần kinh tế, doanh số cho vay vốn lưu động hàng năm từ 100 đến 200 tỷ đồng Tổng dư nợ hàng năm cũng được tăng lên Tổng dư nợ trên chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp có thế mạnh xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, chế biến…

Qua các năm, chi nhánh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả khen thưởng qua các năm như sau :

- Năm 1994 : Được Ủy ban Nhân Dân tỉnh tặng bằng khen.

- Năm 1995 : Được cấp bằng ghi công của Đảng bộ và nhân dân tỉnh - Năm 1996 : Được Thủ tướng chính phủ khen tặng bằng khưn vì đã có thành tích từ năm 1992-1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Năm 1997 : Được Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tặng giấy khen.

- Năm 1999 : Được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng bằng khen về thành tích 10 năm đổi mới hoạt động Ngân hàng.

*) Về cơ cấu tổ chức và mạng lưới

Ngày đầu thành lập BIDV Ninh Bình chỉ có 36 cán bộ công nhân viên nhưng đến nay sau hơn 2 năm hoạt động đã có số cán bộ nhân viên tăng 104 người trong đó Ban Giám Đốc có 01 người phụ trách chung và 03 Phó Giám

Trang 9

Đốc Ngoài ra có các phòng ban như : phòng quản lý rủi ro(5người), phòng quản trị tín dụng( 5 người), phòng tài chính kế toán 6 người, phòng tổ chức hành chính 9 người, phòng kế hoạch tổng hợp 7 người, phòng quan hệ khách hàng I có 8 người, phòng quan hệ khách hàng II có 13 người, phòng dịch vụ khách hàng 17 người, quỹ tiết kiệm 6 người, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ 7 người, quỹ tiết kiệm 2 có 3 người Và có thêm 2 phòng giao dịch ở Gián khẩu 8 người và phòng giao dịch Tam Điệp 10 người, tạo nên sự hoàn thiện trong bộ máy tổ chức.

1.2 Đặc điểm khách hàng của chi nhánh

 Đặc điểm về năng lực tài chính: Năng lực tài chính mạnh, vốn đầu tư ban lớn, qui mô sản xuất kinh doanh lớn, DN thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng bằng nguồn vốn thuộc phạm vi sở hữu của Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu, do đó, có điều kiện trong việc đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức: Qui mô lớn, cơ cấu phức tạp, cồng kềnh, có tính linh hoạt thấp, khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường Nhưng tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của DN cao, thuận tiện cho ngân hàng trong việc thẩm định để đứng ra bảo lãnh, đặc biệt khi mà các chế độ hạch toán của doanh nghiệp còn chưa đồng bộ, cụ thể.

 Năng lực quản lí: Được tổ chức tốt, có khả năng quản lí tốt và một đội ngũ chuyên gia giỏi, do đó hiệu quả điều hành cao.

 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh: Từ đặc điểm về vốn, ngành sản xuất có vốn lớn như phân lân, xi măng,…

 Đặc điểm về sản phẩm: Các sản phẩm của DN thường tập trung chủ yếu vào một số dạng sau: sản phẩm chủ yếu là thành phẩm như các loại xi măng, các loại phân bón

Trang 10

 Có thể nói, các DN là bộ phận khách hàng chính của chi nhánh Đây là những khách hàng có tiềm năng lớn nếu như chi nhánh, quan tâm, tìm hiểu nhu cầu và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc thù cho họ Trong tương lai gần, sự phát triển lớn mạnh của những sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng này sẽ trở thành xu thế tất yếu của tất cả các NHTM Nếu chi nhánh không chú trọng tạo ra các sản phẩm phù hợp với DN thì khó có thể đa dạng hoá khách hàng của mình, một trong những yếu tố để phát triển các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp.

1.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2009

1.3.1 Tổng tài sản và cơ cấu nguồn vốn

- Tổng tài sản đạt 3.004 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2008.

- Nguồn vốn tự huy động của chi nhánh đạt 1.708 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn hệ thống (+37,4%), vượt 31% nghị quyết đại hội CNVC năm 2009 Chi nhánh đã tự cân đối được 57% nhu cầu cho vay trên địa bàn.

* Về cơ cấu nguồn vốn:

- Tiền gửi từ các Định chế tài chính đạt 118 tỷ, tăng 100% so với đầu năm và đạt 235% KH giao; tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 591 tỷ đồng, tăng 43,4% và đạt 237% KH giao; tiền gửi dân cư đạt 999 tỷ, chiếm 58% nguồn vốn huy động, tăng 34% so với đầu năm.

- Nguồn vốn VND chiếm tỷ trọng 94% nguồn vốn huy động, tăng 63% so với năm 2008.

- Nguồn vốn huy động bình quân trong năm đạt 1.164 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2008, đạt 101% kế hoạch được giao, bình quân đầu người là 11,2

Trang 11

tỷ đồng/ người, tăng 27,2% so với năm trước Thị phần huy động vốn trên địa bàn đạt 23,9%, tăng 0,8% so với năm 2008.

Bảng 1.1 : Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh

Trang 12

* Tổng dư nợ (bao gồm cả UTĐT) đạt 3.005 tỷ đồng, tăng 52 % so với đầu năm Thị phần tín dụng trên địa bàn đạt 25%, tăng 0,4% so với năm 2008 * Dư nợ (trừ UTĐT) đạt 2.995 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm, đạt giới hạn được giao, đạt chỉ tiêu Đại hội Dư nợ tín dụng bình quân đạt 2.628 tỷ, tăng 54,5% so với năm 2008.

* Cơ cấu tín dụng: Các chỉ tiêu cơ cấu tín dụng đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức so nghị quyết Đại hội cụ thể:

- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ 93% (KH được giao là 91%)

- Tỷ trọng dư nợ TDH trên tổng dư nợ 48%, (KH được giao 47%)

- Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ 84,1%, (KH được giao 83%) - Tỷ trọng dư nợ bán lẻ: 14%, đạt 100% KH được giao.

* Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, tập trung triển khai giải ngân theo các chương trình kích cầu của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất, kích cầu tiêu dùng… góp phần vực dậy sản xuất kinh doanh, nhằm duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động Kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009: dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 999 tỷ đồng, chiếm 33% tổng dư nợ, trong đó dư nợ ngắn hạn là 372 tỷ đồng, trung dài hạn là 627 tỷ đồng Số tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 23,3 tỷ đồng.

Trang 13

* Về chất lượng tín dụng: Tập trung thu hồi nợ đến hạn, quản lý chặt chẽ các điều kiện tín dụng đối với các khoản vay, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay Tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, thu lãi treo, giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cuối năm còn 0,18%, đạt chỉ tiêu Đại hội (chỉ tiêu Đại hội là < 0,5%).

1.3.4 Công tác dịch vụ:

Thu dịch vụ ròng cả năm đạt 20,2 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2008, đạt 101% kế hoạch giao, vượt 1% nghị quyết Đại hội.

- Doanh thu phí bảo hiểm đạt 1,7 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch giao, vượt 28% nghị quyết Đại hội.

1.3.5 Kết quả kinh doanh:

Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro đạt 56,5 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2008, đạt 104% kế hoạch được giao, vượt 4% nghị quyết đại hội (chỉ tiêu đại hội thông qua là đạt 100% so với kế hoạch) Trích đủ DPRR theo quy định, đạt 100% nghị quyết đại hội Lợi nhuận trước thuế tăng 25,3% so với năm 2008.

Chi nhánh đã thực hiện tốt chương trình triệt để tiết kiệm chi phí quản lý, chống lãng phí của hệ thống; đăng ký tỷ lệ tiết kiệm ngay từ đầu năm Tỷ lệ tiết kiệm chi phí quản lý công vụ đạt 18%, chi phí quảng cáo tiếp thị tiết kiệm 34,3% Thực hiện mua sắm tài sản đúng kế hoạch được duyệt và theo đúng định mức quy định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kết thúc năm hoạt động, chi nhánh đã được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam công nhận danh hiệu “đơn vị kinh doanh xuất sắc” của hệ thống, đạt chỉ tiêu đại hội CNVC năm 2009.

1.3.6 Công tác quản trị điều hành:

Trang 14

- Chi nhánh đã quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

- Thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay theo lãi suất cơ bản của NHNN, bám sát diễn biến của thị trường.

- Triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các thông tư của NHNN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, góp phần bình ổn và kích thích tăng trưởng trong hoạt động SXKD đối với các doanh nghiệp, cá nhân là khách hàng vay vốn của chi nhánh.

- Tiếp tục thực hành tiết kiệm chi phí quản lý theo nội dung công văn số 2585/CV-TC1 ngày 14/05/2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, kiểm tra theo chuyên đề và tự kiểm tra của từng phòng, tổ chuyên môn, kịp thời phát hiện các sai sót để chỉnh sửa, đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤDÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NINH BÌNH

1 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanhnghiệp.

1.1.Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của BIDV, BIDV Ninh Bình luôn thực hiện và phát triển các hình thức thanh toán, qui trình kỹ thuật phù hợp với tiến trình đổi mới của BIDV, góp phần đẩy nhanh tiền trình hội nhập của toàn ngân hàng vào hệ thống thanh toán toàn cầu.

Bảng 2.1 : Doanh thu chuyển tiền thanh toán trong nước qua các năm

Đơn vị tính :triệu đồng

Chuyển

tiền TTTN 946 113,67 1882 144.21 353.9 104,2

( Nguồn : Phòng Dịch Vụ Khách Hàng )

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu chuyển tiền trong nước liên tục tăng trưởng qua 3 năm hoạt động của chi nhánh và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn dịch vụ chuyển tiền quốc tế Cụ thể:

-Năm 2007, doanh thu chuyển tiền trong nước là 946 triệu đồng, chiếm 48.67% trong tổng thu từ dịch vụ chuyển tiền.

Trang 16

-Năm 2008, doanh thu chuyển tiền trong nước đạt 1.882 triệu đồng, tăng 98.94% so với năm 2007 và tỉ trọng trong tổng doanh số chuyển tiền tăng thêm 21%.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc trong toàn hệ thống BIDV, chi nhánh Ninh Bình đã tham gia vào cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho các doanh nghiệp với chất lượng tốt nhất, nhanh nhất Sở dĩ, chi nhánh đạt được những kết quả trên là do:

 Hệ thống kênh thanh toán trong nước của BIDV nói chung và BIDV Ninh Bình nói riêng là khá mạnh so với các ngân hàng khác Từ tháng 12/2000 BIDV đã chính thức thực hiện thanh toán song biên thu hộ, chi hộ với ngân hàng Công thương VN Đến năm 2001 BIDV tiếp tục qui trình thanh toán với các ngân hàng như ngân hàng TMCP Hàng Hải, Citibank, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn … đã chính thức đi vào hoạt động, đẩy nhanh tốc độ thanh toán qua các ngân hàng gấp nhiều lần so với trước đây Là một chi nhánh trong hệ thống của BIDV, chi nhánh Ninh Bình cũng trực tiếp được tham gia vào mạng lưới thanh toán trên Bên cạnh đó, BIDV Ninh Bình còn thực hiện thanh toán trực tuyến trong hệ thống BIDV Dựa vào những lợi thế có được chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh dịch vụ chuyển tiền bằng cách đem đến cho các doanh nghiệp ngày càng nhiều tiện ích, đó là thủ tục đơn giản, thuận tiện, phương thức chuyển tiền đa dạng, độ an toàn chính xác cao độ, thời gian chuyển tiền nhanh chóng Từ đó thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này của chi nhánh

 Chi nhánh có chính sách khuyến mại, miễn giảm đối với các đơn vị mở tài khoản và làm thẻ cho cán bộ với số lượng nhiều.

Có thể thấy tuy doanh thu chuyển tiền của chi nhánh tăng liên tục qua các năm nhưng xét trong tổng thu nhập từ dịch vụ thì tỉ lệ của dịch vụ này

Trang 17

đang còn thấp Điều này một phần là do mức phí chuyển tiền đang áp dụng tại chi nhánh cao hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Trang 18

Bảng 2.2 :Biểu phí so sánh giữa BIDV Ninh Bình và các ngân hàng khác

Trang 19

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy: mức phí trong chuyển tiền của chi nhánh so với các chi nhánh trên cùng địa bàn đang còn cao, chưa có tính cạnh tranh cao Do đó chi nhánh khó có thể thu hút được các khách hàng doanh nghiệp ở các ngân hàng khác có cùng chất lượng, nếu không có một chính sách giá linh hoạt hơn.

Trang 20

1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Bảng 2.3: Doanh thu thanh toán quốc tế qua các năm

Đơn vị tính :triệu đồng

Dưới sự chỉ đạo của Hội sở chính, hiện nay nghiệp vụ này cũng đang được thực hiện tại chi nhánh, chi nhánh đã xây dựng chính sách đẩy mạnh tăng trưởng dịch vụ thanh toán quốc tế để có thể truyền tải hình ảnh dịch vụ này tới các doanh nghiệp một cách rõ nét, đồng bộ và thống nhất Để hoàn thành mục tiêu này, chi nhánh đã nỗ lực gây dựng nền khách hàng cho chi nhánh, chủ động tiếp cận với hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn Qua những năm hoạt động, doanh số thanh toán quốc tế ngày càng tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chính xác và theo đúng thông lệ quốc tế Các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, séc, tín dụng chứng từ… đều được thực hiện tại chi nhánh với một qui trình thanh toán hợp lí, nhanh gọn đã làm tăng số lượng khách đến giao dịch tại chi nhánh và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và trên quốc tế.

Trang 21

Bảng 2.4: Phí dịch vụ của các phương thức trong hoạt động TTQT

Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn : Phòng Dịch Vụ Khách Hàng )

Năm 2007, doanh số hoạt động TTQT ước đạt 5,2 triệu USD, phí thu về là 570 triệu đồng Trong năm Chi nhánh đã thực hiện các giao dịch nhanh chóng an toàn và chính xác Kịp thời tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch TTQT tại Chi nhánh.

Đồng thời chi nhánh cũng đã xây dựng thời gian chuẩn mực trong việc xử lý giao dịch TTQT cho từng cán bộ, biểu phí TTQT áp dụng cho Chi nhánh, và các quy trình nghiệp vụ, tiếp tục triển khai tiếp thị các khách hàng mới, đã thực hiện tiếp thị 200 khách hàng doanh nghiệp trong đó đã có 40 khách hàng đã thực hiện giao dịch tại Chi nhánh.

Năm 2008, doanh số hoạt động ước khoảng 11,6 triệu USD, tăng 123% so với năm 2007 Phí dịch vụ TTQT không bao gồm phí chuyển tiền ước đạt 1.153 triệu đồng; phí chuyển tiền trong và ngoài nước ước đạt 1.133 triệu đồng.

Năm 2009, doanh số TTQT không bao gồm số liệu chuyển tiền trong Quý IV ước đạt 32 triệu USD Đồng thời, chi nhánh tích cực tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh: quảng bá sản phẩm mở L/C bằng vốn tự có với mức ký quỹ thấp và cầm cố lô hàng nhập nhằm mở rộng và phát triển các dịch vụ TTQT, xây dựng chính sách khách hàng đối với các khách hàng sử dụng các dịch vụ TTQT.

Trang 22

1.2.1.Dịch vụ chuyển tiền quốc tế

Bảng 2.5: Khối lượng thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh năm 2009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng DVKH)

Ta có thể thấy từ năm 2007 đến 2009 khối lượng chuyển tiền của chi nhánh đã tăng lên rất nhiều.Điều này kéo theo phí thu được từ dịch vụ chuyển tiền đã tăng trưởng 120,35% so với năm 2008 Đây là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại chi nhánh, đặc biệt là chuyển tiền đến Bên cạnh đó, do thực hiện tốt nghiệp vụ và được sự tin tưởng của khách hàng cũng như sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối, khối lượng chuyển tiền đi đang dần tăng lên trong tỉ trọng thu từ dịch vụ chuyển tiền Việc gia tăng mạnh khối lượng của dịch vụ chuyển tiền nước ngoài mà đặc biệt là chuyển tiền đến đã nâng cao tỉ trọng của dịch vụ này trong tổng thu nhập dịch vụ Trong khi hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro, cũng như đòi hỏi nguồn vốn lớn thì việc tăng thu từ hoạt động không cần nguồn vốn lớn như thế này hoàn toàn là một bước đi đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và phù hợp với xu hướng phát triển để trở thành một ngân hàng hiện đại của chi nhánh Ninh Bình.

Những kết quả trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau :

Trang 23

-Trong những năm vừa qua, chi nhánh đã đẩy mạnh các hình thức quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp lớn như : Công ty xi măng Duyên Hà, xi măng hệ dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng The Vissai, nhà máy phân lân, nhà máy gạch vườn chanh … nhằm khuyến khích họ mở tài khoản chuyển tiền món lớn từ nước ngoài về với mức phí ưu đãi và cạnh tranh Kết quả là đã có thêm 40 doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh, làm tăng khối lượng chuyển tiền nước ngoài.

-Một lí do không thể không nói đến đó là sự phát triển mạng lưới thanh toán quốc tế của chi nhánh trên thế giới Hiện nay chi nhánh Ninh Bình đang tham gia mạng SWIFT và quan hệ thanh toán với gần 50.000 ngân hàng quốc tế Sự liên kết rộng lớn này đã làm cho các giao dịch của BIDV Ninh Bình được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, chi phí thấp, thủ tục đơn giản, không phải qua nhiều ngân hàng trung gian, tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ khác trên thị trường tài chính.

-Từ năm 2006, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước đã có những bước phát triển lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn đã vươn xa hơn tới nhiều vùng của những nước khó tính hơn như Nhật Bản, Mỹ, Anh Doanh số thu về của các doanh nghiệp đang có tài khoản tại chi nhánh nhìn chung là tăng, làm cho hoạt động chuyển tiền quốc tế trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

1.2.2 Dịch vụ thư tín dụng (L/C)

Đến cuối năm 2009, chi nhánh đã mở được 21 L/C hàng nhập trị giá 557.23 nghìn USSD, xử lí 07 bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập trị giá 65.28 nghìnUSD Số liệu về giá trị L/C chi nhánh đã phát hành đến cuối năm 2008

Trang 24

đạt mức hơn 18 tỷ đồng Hiện nay, tại chi nhánh, hình thức mở L/C bằng vốn tự có với mức kí quỹ thấp đang được nghiên cứu và thử nghiệm.

-Năm 2007, doanh thu đạt 150 triệu đồng, chiếm 26.3% trong tổng thu hoạt động TTQT.

-Năm 2008, doanh thu là 400 triệu đồng, tăng 167% so với năm 2007 -Năm 2009, doanh thu là 831 triệu đồng, tăng 107.77% so với năm 2008 Doanh thu dịch vụ thư tín dụng tăng liên tục qua các năm là do một số nguyên nhân sau:

 Thủ tục mở L/C của chi nhánh đã được đẩy nhanh tiến độ hơn Quá trình phòng TTQT tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thanh toán viên sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ, đồng thời chuyển hồ sơ cho phòng tín dụng quản lí khách hàng kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, điều kiện tín dụng của khách hàng, trình lãnh đạo xem xét quyết định để thông báo cho khách hàng ý kiến chấp thuận hay không, tất cả chỉ trong vòng 2 ngày nhanh hơn so với trước kia là 4 ngày.

 Mức phí L/C áp dụng tại chi nhánh có tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Nhằm thu hút khách hàng là các doanh nghiệp đang mở L/C tại ngân hàng khác và các doanh nghiệp chưa mở L/C tại ngân hàng nào, chi nhánh đã đưa ra những chính sách giá phù hợp như giảm 50% phí dịch vụ đối với khách hàng mới trong 2 giao dịch đầu tiên kí quĩ 100%, tuy nhiên mức phí giảm đi sẽ không vượt quá 50 USD trong chu kì sản xuất kinh doanh.

Còn hình thức mở L/C bằng vốn tự có với mức kí quĩ thấp, tín chấp và cầm cố lô hàng trên hồ sơ thì ngân hàng mới đang áp dụng cho một số ít các doanh nghiệp lớn hay các khách hàng VIP đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như :

Trang 25

-Tần số giao dịch ít nhất 4 L/C nhập khẩu/ 1 tuần hoặc 4 bộ chứng từ hàng xuất/ 1tuần

-Doanh số nhập khẩu : 160,000.00-300,000.00 USD / 1 tuần -Doanh số xuất khẩu : 160,000.00-300,000.00 USD / 1 tuần

-Mức phí TTQT chi nhánh trong 1 tuần : 40,000,000.00-60,000,000.00 VNĐ

Với hình thức này, doanh nghiệp chỉ cần tối thiểu 10% số tiền kí quĩ mở L/C, và tổng số tiền kí quĩ và tài sản đảm bảo khác tại thời diểm mở L/C tối thiểu bằng 30% giá trị lô hàng nhập khẩu, điều này có nghĩa là không phải công ty nào cũng đáp ứng được.

Đây là hình thức phổ biến tại các ngân hàng TMCP , tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý vốn bằng tiền và hàng cầm cố của mình một cách linh hoạt Nhờ vậy hiệu quả đồng vốn sẽ được phát huy tối đa so với việc chỉ nằm trong tài khoản kí quĩ của ngân hàng Việc chi nhánh Ninh Bình chưa triển khai rộng rãi sản phẩm trên tới tất cả các doanh nghiệp đã làm cho tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ L/C mặc dù có tăng so với các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng thu từ dịch vụ TTQT

1.3.Dịch vụ bảo lãnh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình hoạt động trên địa bàn thành phố Ninh Bình nơi có đông các doanh nghiệp nói chung và các tổng công ty, công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng nói riêng, như Công ty lắp máy Lilama, Công ty xi măng Duyên Hà, xi măng hệ dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng The Vissai, nhà máy phân lân, nhà máy gạch vườn chanh Do BIDV hoạt động trên lĩnh vực này lâu đời nên đã có sẵn nhiều khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp thi công xây lắp.

Ngày đăng: 04/09/2012, 15:33

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 : Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 1.1.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.1 : Doanh thu chuyển tiền thanh toán trong nước qua các năm - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.1.

Doanh thu chuyển tiền thanh toán trong nước qua các năm Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.2. :Biểu phí so sánh giữa BIDV Ninh Bình và các ngân hàng khác - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.2..

Biểu phí so sánh giữa BIDV Ninh Bình và các ngân hàng khác Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.3: Doanh thu thanh toán quốc tế qua các năm - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.3.

Doanh thu thanh toán quốc tế qua các năm Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.4: Phí dịch vụ của các phương thức trong hoạt động TTQT - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.4.

Phí dịch vụ của các phương thức trong hoạt động TTQT Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.5: Khối lượng thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh năm 2009 - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.5.

Khối lượng thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh năm 2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện các loại Bảo lãnh tại BIDV Ninh Bình - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.6.

Tình hình thực hiện các loại Bảo lãnh tại BIDV Ninh Bình Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.9: Doanh thu kinh doanh ngoại tệ qua các năm - Phát triển dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.DOC

Bảng 2.9.

Doanh thu kinh doanh ngoại tệ qua các năm Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan