Luận văn Đề tài tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc - thờ cúng thần linh

25 4.4K 15
Luận văn Đề tài tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc -  thờ cúng thần linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ xưa, tức tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng. Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng gian dân đa thần của Hàn Quốc xuất xứ từ những tín ngưỡng Sibiri cổ xưa. Những người dân di cư từ các bộ tộc ở Sibiri đã đem theo tín ngưỡng của họ đến bán đảo này từ thời tiền sử.

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: Tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc: Thờ cúng thần linh TPHCM A – LÝ THUYẾT TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG: I. Tôn giáo là gì? “Tôn giáo (“religion”- Tiếng Anh) xuất phát từ thuật ngữ “legere” trong tiếng Latin có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.” Đã một thời, khái niệm về tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này đem ra bàn cãi rất nhiều. - Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. - Trong khi đó, một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. - Bên cạnh đó cũng xuất hiện khái niệm được cho là dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. - Nếu định nghĩa theo triết học hiện đại thì: + Theo C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. + Theo Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày… ” Như vậy, khái niệm về tôn giáo có thể phát biểu như sau: “ Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia.” Và niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa- văn hóa, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo. Nó được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội khác nhau. II. Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Trong thực tế ở nước ta, thuật ngữ “tín ngưỡng” dùng để chỉ niềm tin tôn giáo. Các nhà nghiên cứu đều cơ bản nhất trí với nhau rằng yếu tố quyết định của một tôn giáo là đức tin hay niềm tin. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin thì các hình thái tôn giáo ra đời từ thuở sơ khai cho đến nay đều được gọi thống nhất là tôn giáo. Câu hỏi được đặt ra, vậy niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) là gì và tín ngưỡng tôn giáo là gì? Trước hết niềm tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt, dựa trên trực giác, tạo cho con người một niềm tin có tính thiêng liêng, giúp người ta có thể nhận thức được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục. Niềm tin tôn giáo là một niềm tin có thật và chắc chắn, là niềm tin mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách khoa học. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Không có niềm tin này con người không thể đến được với đạo. Để có được niềm tin đó, người theo đạo cần phải có một sự hiểu biết nhất định về giáo lý, tuân thủ những hành vi, phép tắc tôn giáo theo cách của mình. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi chết , tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó. Câu chuyện về Adam và Eva là một ví dụ về tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể. Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới. III. Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng: 1/ Nét tương đồng: - Mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều dựa trên cơ sở là niềm tin . Niềm tin này khác với những niềm tin khác ở chỗ nó không thể chứng minh được và được gọi là tâm linh. Niềm tin trong tôn giáo được gọi là “tín ngưỡng”, là sự ngưỡng vọng của con người vào những điều "siêu nhiên". - Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện qua các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Ví dụ như niềm tin vào Đức Chúa, Đức Mẹ Đồng Trinh của đạo Kito, niềm tin vào Đức Phật Thích Ca của đạo Phật, niềm tin vào thánh Ala của đạo Hồi,… - Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người. 2/ Nét khác biệt: - So với tôn giáo, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn . - Không như tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ (tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.) - Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện - Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Về mặt lý luận không có sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Tất cả đều được gọi là tôn giáo, chỉ có hình thái là khác nhau. Về mặt thực tiễn: mới có sự phân biệt. B - NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA BẢN ĐỊA HÌNH THÀNH YẾU TỐ TÂM LINH: Như chúng ta đã biết, văn hoá truyền thống Hàn Quốcvăn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều nét tương đồng, một trong số đó là nét tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo. Ngoài Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo là những tôn giáo phổ biến thì tín ngưỡng dân gian , một loại tín ngưỡng xuất hiện từ thời cổ xưa mang nhiều tính đặc thù của văn hoá bản địa Hàn Quốc, cũng thể hiện không ít những nét như vậy. Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ xưa, tức tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng. Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng gian dân đa thần của Hàn Quốc xuất xứ từ những tín ngưỡng Sibiri cổ xưa. Những người dân di cư từ các bộ tộc ở Sibiri đã đem theo tín ngưỡng của họ đến bán đảo này từ thời tiền sử. Tại đây những tín ngưỡng ấy đã trải qua quá trình phát triển và biến đổi lâu đời gắn với những hoàn cảnh đặc thù của cuộc sống lao động và đấu tranh với thiên nhiên của những cư dân trên bán đảo Hàn Quốc. Và trong quá trình phát triển nó cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo ngoại lai khác. Vì vậy mà ngày nay tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc vừa thể hiện những đặc thù của văn hoá Hàn Quốc vừa mang nhiều nét phổ biến của văn hoá truyền thống phương Đông. Người ta cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh từ mặt trời, các vì tinh tú đến núi sông, cây cỏ đều có linh hồn. Các linh hồn này không phải vô can với cuộc sống của con người nó còn có thể đem lại cho họ những điều may mắn hoặc bất hạnh. Vì vậy, có thể chia tín ngưỡng gian dân đa thần của Hàn Quốc thành hai loại: một là thờ linh hồn của người đã khuất, hai là thờ linh hồn của mặt trời, cây cỏ, con vật,… I. Thờ linh hồn của những người đã chết: Tương tự như người Việt, người Hàn Quốc tin rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại và có thể phù hộ, ban cho những tài lộc hoặc đem lại điều ác, thậm chí trừng phạt những người đang sống tuỳ theo cách ứng xử của họ với những linh hồn này. Cũng vì vậy mà trong tín ngưỡng dân gian đa thần Hàn Quốc đã hình thành một loại người được tin là có khả năng đặc biệt, giữ vai trò trung gian giữa thế giới các thần linh và thế giới những con người bình thường đang sống, đó là các loại thầy cúng, thầy tế, thầy bói. Song song đó cũng có những thủ tục, nghi lễ thờ cúng linh hồn những người đã khuất, được coi là bản sắc riêng mang yếu tố tâm linh của địa phương. II. Thờ các vị thần: Trong tín ngưỡng dân gian dân gian đa thần Hàn Quốc có rất nhiều vị thần khác nhau, ở khía cạnh này nó rất gần với tín ngưỡng Thần đạo Nhật Bảntín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Hàn Quốc cho rằng các vị thần luôn có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh họ, thần ngự trị ở trên trời, trên núi, ngoài cánh đồng đến từng ngóc ngách nơi căn phòng họ đang sống. Người ta cho rằng các vị thần linh gần gũi và trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày của người Hàn Quốc giống như món kimchi trong bữa ăn của họ. để hiểu rõ hơn về những điều đã đề cập ở trên mời các bạn theo dõi tiếp phần thuyết trình của nhóm. C - CÁC VỊ THẦN TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN HÀN QUỐC Văn hoá truyền thống của Hàn Quốcvăn hoá truyền thống của Việt Nam có nhiều nét tương đồng, một trong số đó phải kể đến những tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo như tục tổ chức các lễ hội,đám rước,thờ cúng tổ tiên,thờ cúng các vị thần linh Tuy nhiên,tại Hàn Quốc,việc thờ cúng thần linh vẫn có những nét đặc trưng rất riêng,cũng như có sự khác nhau giữa các vị thầnHàn Quốc và Việt Nam. 2/ Các vị thần được thờ cúng trong nhà tại Hàn Quốc. Người Hàn Quốc tin rằng việc thờ cúng các vị thần linh thiêng trong nhà sẽ giúp ngôi nhà của họ được bảo vệ khỏi những thế lực ma quỷ xấu xa,độc ác,cũng như mang đến cho họ một cuộc sống ấm no,thịnh vượng. a. Thần chủ Thần chủ là vị thần có quyền lực cao nhất trong số các vị thần được thờ cúng trong nhà, biết được mọi sự từ quá khứ đến tương lai.Thần chủ còn được gọi là Thánh chủ,có tên tiếng Hàn là 성주(成主 神) (Seongju) hoặc 상량신(上樑神) (Sanglyangsin),성조(成造). Khi gia đình muốn xây dựng nhà mới hoặc chuyển chỗ ở khác, họ phải đón thầy cúng đến làm lễ và mời vị Thần chủ đến nhà mới. Người Hàn Quốc thường dâng hương tế thần đều đặn mỗi ngày giống như đối với tục thờ cúng gia tiên. Ở Hàn Quốc,mỗi vùng khác nhau lại thờ cúng một vị Thần chủ có hình dạng khác nhau: + Vùng huyện đảo Gyeonggi ( 경기도 ): người dân thờ Thần chủ dưới hình dạng những dây giấy dâu treo trên xà nhà hay gấp hình vuông dán vào một cột trụ. +Vùng 김방 (Gimbang) và 고양 (Goyang) : Thần ở dạng một miếng vải gai dầu treo lên xà nhà hoặc hình quả bóng tròn đính trên một cây cột. + Một số vùng khác : người dân thờ thần là các bình đất đựng gạo. Vào mỗi mùa gặt người ta thay gạo mới vào các hũ, sự thịnh vượng của gia đình được thể hiện qua việc nhà sẽ có bao nhiêu hũ và gạo. b. Thần bếp 조왕신 ( 王神竈 ) (Jowangsin) Thần bếp là một vị thần canh giữ nhà bếp,củi lửa.Người dân tin rằng vị thần này sẽ giúp họ làm thức ăn được ngon hơn,cũng như giữ cho nhà bếp được an toàn,không bị cháy nổ,hỏa hoạn. Thần bếp thường được thờ cúng dưới dạng một bát đựng nước,thường được đặt ở phía sau lò lửa hoặc cạnh một bờ tường trong bếp. Vào mỗi buổi sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình sẽ múc nước giếng thay bát nước mới và cầu mong một ngày may mắn thịnh vượng sẽ đến với cả gia đình. Vào các ngày cúng lễ, thần lửa cũng được đặt trên bàn thờ ngang hàng với các vị thần khác. Ngày nay, mỗi khi dọn đến nhà mới, người Hàn vẫn giữ phong tục đem những cục than lấy từ bếp nhà cũ đến bếp nhà mới. Khi tới thăm một gia đình vừa chuyển đến nhà mới, khách sẽ đem theo quà là diêm và nến. c. Tam thần 삼신 할머니 (三聖) (Samsin Halmeoni) Tam thần bà,hay còn gọi dưới các cái tên khác như 삼신상제(三神上帝) (Samsinsangje), 삼신제왕(三神 帝王) (Samsinjewang), 삼신제석(三神帝釋) (Samsinjeseok), là thần bảo vệ những đứa trẻ từ khi chúng vừa ra đời và phù hộ cho chúng được khôn lớn khỏe mạnh. Tam thần bà thường được vẽ với hình tượng 3 người phụ nữ có gương mặt hiền lành,phúc hậu.Người ở giữa thường vẽ cao hơn 2 người hai bên.Trên đầu họ đội một loại mũ được gọi là 고깔 (Gokkal).Người Hàn Quốc thờ Tam thần bà dưới dạng một tờ giấy gấp lại hay những cọng rơm sạch treo trên góc nhà. Người Hàn Quốc thường làm lễ cúng Tam thần bà vào 3 ngày: ngày thứ 7 của tuần đầu tiên,ngày thứ 14 của tuần thứ hai và ngày thứ 21 của tuần thứ 3 kể từ khi đứa trẻ ra đời. Họ đặt đứa trẻ bên cạnh mâm thức ăn đã được chuẩn bị sẵn các món ăn như 3 bát cơm gạo nếp, 3 bát nước sạch,canh rong biển Họ thường cầu nguyện rằng “Xin Tam thần hãy dùng các món ăn này và phù hộ cho đứa trẻ này được khỏe mạnh”. (“삼신할머니 많이 드세요. 그리고 우리 (Tên đứa trẻ) 건강하게 해주세요”.) d. Thổ thần 터주 ( 地神 ) (Teoju): Thổ thần là vị thần giúp canh giữ nhà cửa đất đai của người Hàn Quốc. Họ tin rằng đó là vị nam thần có nhiệm vụ cai quản mảnh đất, bảo vệ ngôi nhà cũng như đem tài lộc, thịnh vượng đến cho mỗi gia đình. Người Hàn thờ Thổ thần bằng một chiếc bình chứa gạo cùng những mảnh vải đặt ở chỗ đất cao tại sân sau. Đôi khi người ta trồng một cây lúa trong bình và phủ lên một bó rơm buộc túm phía trên. Việc tế thổ thần của người Hàn thường do phụ nữ đảm nhiệm và được tiến hành vào ngày lễ tết, những dịp kỷ niệm của gia đình. e. Thần tài 업신 (Eopsin) Thần tài là vị thần giữ nhà và mang đến tài lộc,hạnh phúc cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó. Người Hàn Quốc thường thờ Thần tài dưới hình dạng một con rắn (được gọi là 구렁이 – Gureongi),hoặc có nơi là con chồn (족제비 – Jokchebi) hoặc con cóc (두꺼비 – Tukkeobi) trú trong ụ rơm tại sân sau, cạnh thần thổ địa hoặc thậm chí là dưới hình dạng một món canh sốt đậu (đối với những làng có truyền thống sản xuất đậu, món ăn ưa thích của đông đảo dân chúng từ xưa nay). Khi một đứa trẻ sơ sinh mang lại điềm may mắn cho gia đình thì người nhà cũng gọi đó là một bé tài. Nếu người Hàn Quốc nhìn thấy con rắn từ trong ụ rơm chui ra và bỏ đi mất thì họ tin rằng tài lộc đã ra đi và gia đình sẽ gặp rủi ro.Rắn được tin là vật tài linh thiêng nhất ở đảo Jeju, nước đậu ở Chungju, tỉnh Chungcheongbuk 구렁이 – Gureongi 족제비 – Jokchebi 두꺼비 - Tukkeobi  So sánh việc thờ cúng các vị thần trong nhà giữa Hàn Quốc và Việt Nam Ở Hàn Quốc và Việt Nam đều có các vị thần như thần bếp,thần tài,thần thổ địa Nhưng hình dạng và cách thờ cúng ở mỗi nước thì hoàn toàn khác nhau. a. Thần bếp : + Điểm tương đồng : cả Hàn Quốc và Việt Nam đều tin rằng đây chính là thần lửa, thần bếp cư trú trong bếp của mỗi gia đình,giữ cho bếp núc,củi lửa được an toàn. Vì bếp là nơi người phụ nữ thường xuyên làm việc, nên vị thần này cũng được gọi là bà và được các bà nội trợ thờ cúng. + Điểm khác biệt : Hàn Quốc Việt Nam Hình dạng thờ cúng : Một bát nước sạch được đặt phía sau bếp hoặc cạnh bờ tường. Hình dạng thờ cúng : Thông thường là một bàn thờ nhỏ đặt ngay phía trên bếp nấu gồm một bát nhang, một bình hoa, ba chiếc ly và một khay hoặc đĩa để đặt lễ.Có nhà còn thờ thêm hình ảnh một người đàn bà và hai người đàn ông (Táo ông,táo bà) để thêm trang trọng. Nghi thức thờ cúng : Mỗi sáng người phụ nữ của gia đình thường thay bát nước mới để tế lễ.Vào các ngày cúng lễ thì thần bếp được tế lễ giống như các thần khác. Nghi thức thờ cúng : Hàng năm vào ngày 23 tháng 12 âm lịch,người Việt lại cúng lễ đưa ông Táo về trời,nghi thức tế lễ gồm có các vật như nhang đèn,mũ ông công,áo choáng,giày được làm bằng giấy bìa,các loại kẹo đậu phộng,kẹo mè,giấy tiền vàng bạc…Sau khi cúng xong thì các đồ vật bằng giấy sẽ được đốt đi. Đến đêm giao thừa thì lại thắp hương để rước Táo quân trở về nhà. b. Thần thổ địa +Điểm tương đồng : Người Hàn và người Việt đều coi đó là vị nam thần có nhiệm vụ cai quản mảnh đất, bảo vệ ngôi nhà cũng như đem tài lộc, thịnh vượng đến cho mỗi gia đình. +Điểm khác biệt : Hàn Quốc Việt Nam Hình dạng thờ cúng : Được tượng trưng bằng một chiếc bình chứa gạo cùng những mảnh vải đặt ở chỗ đất cao tại sân sau. Đôi khi người ta trồng một cây lúa trong bình và phủ lên một bó rơm buộc túm phía trên. Hình dạng thờ cúng : Ở mỗi vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam thì hình dạng thờ cúng của Thổ thần lại khác nhau.Người miền Bắc thờ Thổ thần bằng một bát nhang đặt ở vị trí cao nhất trong bàn thờ gia tiên,trong khi miền Nam thì thờ Thổ thần có phần trang trọng hơn bằng [...]... đề mà ai ai cũng chú tâm Hàn Quốc cũng có những định kiến tâm linh nhất định về làng Và các vị thần làng chính là niềm tin tâm linh, sức mạnh tinh thần của họ Theo tín ngưỡng bản địa, người Hàn thờ rất nhiều vị thần như Thần Tối Cao, Thần Không Gian, Thần Đất, Thần Nước cùng rất nhiều các vị thần vô danh khác Trong số những vị thần này có Thần bảo hộ làng Jangseung, vị thần được hầu hết các làng thờ. .. http://www.koreanfolk.co.kr/intro/bodo_view.asp?seq=64&page=&field=&find= 5 naver.com 6 http://rja49.tistory.com/672 7 http://soohosin.co.kr/ 8.http://truongtoc.vn/news/Ton-giao-tin-nguong-net-xua/Thu-tim-hieu-phong-tuc-tho-cung-to-tien-cua-VietNam-Nhat-Ban-va-Han-Quoc-336/ 9 http://vi.wikipedia.org 10 http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1867&Itemid=47 11 http://www.vhnt.org.vn/Newsdetails.aspx?NewID=390... để thờ cúng Thần tài, Khi các con vật bỏ đi,họ tin rằng điều may mắn,thịnh vượng đã đi mất và điều xui xẻo sẽ đến với họ Vào những ngày sóc, vọng, giỗ tết, lễ cúng thần tài cũng giống cúng táo quân, nghĩa là có khi cúng mặn, có khi cúng chay Vào ngày thường, thần tài chỉ được cúng đơn giản gồm trầu, nước, trái cây II Thần làng: Giống như phần lớn các quốc gia châu Á, Hàn Quốc cũng có những tính ngưỡng. .. Jangseung cũng như các vị thần khác luôn có một chỗ đứng văn hóa trong thế giới hiện đại cũng như chỗ dựa tinh thần của người Hàn Ngày nay, người Hàn Quốc vẫn tiếp tục kế thừa những phong tục tập quán từ xa xưa và coi chúng như một nét lịch sử độc đáo cho một dân tộc Hàn D - ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN LINH ĐẾN ĐỜISỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC: 1/ Những người trung gian trong tín ngưỡng dân gian: Theo... lễ tết, những dịp kỷ niệm của gia đình thiết đến cuộc sống thường nhật của họ c Thần tài : +Điểm tương đồng : Thần tài là vị thần giữ nhà và mang đến tài lộc,hạnh phúc cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó +Điểm khác biệt : Hàn Quốc Hình dạng thờ cúng : Việt Nam Hình dạng thờ cúng : Người Hàn Quốc thường thờ Thần tài dưới hình dạng một con rắn (được gọi là 구렁이 – Guleongi),hoặc có nơi là con chồn... hội hiện đại do bản chất mê tín dị đoan của nó Mặt khác, họ lại thấy tín ngưỡng dân gian là biểu hiện tính thống nhất của bán đảo Triều Tiên từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo và đó cũng chính là biểu hiện của tính thống nhất văn hoá Qua tìm hiểu tín ngưỡng dân gian của người Hàn Quốc ta thấy nó có rất nhiều nét giống với tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam Sự tương đồng về văn hoá ấy cũng... byeong-gut (병굿), rất phổ biến trong các nghi lễ thờ cúng thần linh của tín ngưỡng đa thần byeong-gut (병굿) b Lễ cầu nguyện: có nhiều loại dành cho những vị thần khác nhau Ví dụ lễ cầu xin Long thần (yongsin-gut - 용신굿) thường để cầu mong có mưa, cầu mong các thương thuyền và ngư thuyền được bảo vệ Một lễ khác là lễ cầu Sơn thần (Sansin-gut 산신굿) Người thực hiện lễ cầu Sơn thần thường mong được trường thọ hay có... được những điểm chính trong loại hình văn hóa tín ngưỡng của tục thờ này ở Hàn tộc Trên cơ sở đó cho ra một số kết luận ban đầu về loại hình tục thờ Jangseung ở Hàn tộc (có so sánh với tục thờ cây ở người Việt) Về nguồn gốc: trước hết, việc thờ Jangseung của người Hàn xuất phát từ tín ngưỡng mộc thần của cư dân nông nghiệp (trong đó có người Việt) Song ngay ở bản thân hiện tượng này cũng có sự khác... giữa hai dân tộc Việt - Hàn. / Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Tôn giáo học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí minh - Khoa Giáo dục Chính trị Instructor: Lê Thanh Hà - Nguyễn Thị Thu 2 Ngô Đức Thịnh chủ biên, Tín ngưỡng văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 3 Tạp chí VHNT số 324, tháng 6-2 011 Tác giả: Bùi Thị Thoa (JANGSEUNG NÉT ĐẶC SẮC VĂN HÓA HÀN QUỐC) 4 http://www.koreanfolk.co.kr/intro/bodo_view.asp?seq=64&page=&field=&find=... được hàng vạn linh hồn Mudang cũng được chia làm hai loại là mudang linh ám (Gangsin-mu - 강신무 - 降神巫) - Giáng thần vu và mudang thừa kế (sesup-mu – 세습무 - 世襲巫) - Thế tập vu Mudang linh ám là những người được coi là tự có khả năng giao tiếp được với các linh hồn sau một biến cố đặc biệt nào đó, thường là sau một trận ốm gọi là ốm linh (신병 – sinbyeong), còn mudang thừa kế là những mudang do thừa kế địa . LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: Tín ngưỡng bản địa Hàn Quốc: Thờ cúng thần linh TPHCM A – LÝ THUYẾT TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG: I. Tôn giáo là gì? “Tôn giáo (“religion - Tiếng Anh) xuất phát. Jokchebi 두꺼비 - Tukkeobi  So sánh việc thờ cúng các vị thần trong nhà giữa Hàn Quốc và Việt Nam Ở Hàn Quốc và Việt Nam đều có các vị thần như thần bếp ,thần tài, thần thổ địa Nhưng hình dạng và cách thờ cúng. của văn hoá bản địa Hàn Quốc, cũng thể hiện không ít những nét như vậy. Tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ xưa, tức tập tục cúng

Ngày đăng: 21/05/2014, 08:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan