Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi

32 937 0
Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi MỤC LỤC NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI Tính theo trọng lượng cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 - 3 tuổi cao hơn người lớn. Tuy vậy, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa còn nếu thiếu chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Đây cũng là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng cho trẻ sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay sữa công thức đều đã giảm. Điều quan trọng lúc này là trẻ cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Vì vậy nên phối hợp các nhóm thực phẩm quan trọng gồm glucide (chủ yếu là tinh bột, nhiều loại ngũ cốc…), protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu…), lipid (dầu thực vật, mỡ động vật, bơ, phô mai…), vitamin, muối khoáng và chất xơ (chủ yếu từ rau xanh, hoa quả tươi…). GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 1 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi 1. Đặc điểm sinh lí của trẻ từ 1 đến 3 tuổi Từ 1 đến 3 là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng một phần hai lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1- 3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Chúng ta thường theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, nhưng trẻ không chỉ phát triển về thể chất. Trẻ phải học hỏi nhiều kỹ năng khác để phát triển trí tuệ: học chơi, học nói, học cách biểu lộ tình cảm, và thể hiện bản thân mình. Mỗi trẻ em phát triển với một tốc độ riêng, do đó ta không thể nói được chính xác mốc thời gian phát triển của từng trẻ. Các thông tin về gia đoạn phát triển của trẻ chỉ giúp các bậc phụ huynh hình dung và dự đoán về những thay đổi xảy đến với trẻ. Ở giai đoạn này, bé khám phá và học hỏi rất nhanh. Đây cũng là lúc bé hoàn thiện về trí nhớ, khả năng tập trung, cũng như óc sáng tạo.Vì thế các bà mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng sao cho con mình có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí não. 1.1. Thể chất - Cân nặng: từ 1–3 tuổi, trẻ tăng mỗi tháng 100g. Để bé khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Chiều cao: giai đọan này trẻ sẽ cao thêm khoảng 5 – 7 cm mỗi năm. - Trí não: vào lúc 1 tuổi trọng lượng não của trẻ đạt được khoảng 900g, tăng gấp 3 lần trọng lượng não khi mới chào đời, đạt được khoảng 70% trọng lượng não người lớn. Đến 3 tuổi, trọng lượng não tiếp tục tăng và đạt được khoảng 80% trọng lượng não ngưòi lớn. Nhờ quá trình myelin hóa, các tế bào thần kinh tiếp tục phát triển về kích thước và hoàn thiện các chức năng dẫn truyền, xử lý thông tin. - Miễn dịch: hệ miễn dịch đã phát triển phần nào để bảo vệ trẻ. 1.2. Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi Nhà trẻ là môi trường xã hội đầu tiên có thể giúp trẻ làm quen với các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ từ 1-2 tuổi, lúc đầu còn bắt chước âm thanh của người lớn, sau dần dần biết biểu lộ ham muốn, nguyện vọng riêng của mình. Đặc biệt, năm thứ 2, ngoài mẹ ra, đứa trẻ bắt đầu chú ý đến người khác. Đến lúc trẻ biết đi, biết chạy thì bắt đầu “biết nói không”. Ở tuổi lên 3, trẻ bắt đầu tập hiểu ngôn ngữ của người lớn và tập nói, diễn đạt suy nghĩ của mình. 1.3. Về trí nhớ Có thể phân biệt 3 giai đoạn phát triển: - 1 tuổi: Trí nhớ về xúc cảm - 2 tuổi: Trí nhớ về hình ảnh, sự vật - 3 tuổi: Trí nhớ về vận động. Trẻ nhớ đồ vật, hành động, nhờ vậy trẻ có khả năng hành động tự phục vụ. Tuy nhiên, các loại trí nhớ trên đều là trí nhớ không chủ định cần được định hướng cho tốt. 1.4. Về mặt xúc cảm - tình cảm Bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ. - 1 tuổi: trẻ đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, ăn bột, cháo rồi tới cơm nên vừa có cảm giác khó chịu vì không còn được bú sữa lại vừa được ăn bằng thìa. Đồng thời trẻ rất thích được động viên khen ngợi khi làm được một việc gì. - 2 tuổi: trẻ đã biết dành bố hoặc mẹ cho mình, cố tình làm ngược lại những điều được dạy bảo. - 3 tuổi: bé thường thích nghe kể chuyện và cũng hay kể chuyện. Các bé rất nhạy bén và dễ thương đối với cha mẹ. Thời kỳ 1-3 tuổi là thời kỳ thăm dò thế giới xung quanh để trẻ dễ thích nghi với cuộc sống. Nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ, các bà mẹ sẽ có thể tổ chức một nếp sống hài hòa giữa ngủ, ăn uống, các hoạt động phát triển thể chất và tinh thần cho bé. 1.5. Vận động Trong năm thứ 2, trẻ nhận biết được nhiều người xung quanh. Sự nhận biết về xã hội phát triển nhanh, thích chơi với trẻ khác. Ngôn ngữ phát triển, nói được nhiều từ hơn. 18 tháng, trẻ có thể chỉ các phần cơ thể khi được hỏi. Có thể đứng lên ngồi xuống một mình, có thể xếp hình tháp thành hình khối vuông.Ngôn ngữ phát triển nhanh, khả năng tiếp thu tốt, có thể hát được bài hát ngắn. Đi nhanh, vượt qua bậc cửa, chạy nhanh. Vận động bàn GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 3 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi tay tinh vi nhịp nhàng hơn nên tập múa được. Trẻ có thể làm được một số việc tự phục vụ mình như xúc cơm, cài cúc áo, đi tất, nhặt những vật nhỏ bằng hai ngón tay. Sự phát triển tinh thần vận động, liên quan chặt chẽ với sự phát triển thể chất cũng như với đặc điểm cơ thể của từng trẻ, đồng thời phụ thuộc vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng… Do vậy, ngay từ lúc được sinh ra, trẻ rất cần nhận được sự chăm sóc và quan tâm giáo dục đúng đắn, phù hợp của các bậc sinh thành để trẻ có được nhân cách tốt sau này. 2. Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi 2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi Thời điểm này, bé đã bước vào tuổi nghịch ngợm, ưa hoạt động. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung nước và dinh dưỡng cho bé nhiều hơn. Nếu có điều kiện, bạn vẫn nên duy trì chế độ bú mẹ dành cho bé 1-2 tuổi. Giai đoạn 2-3 tuổi, bé có thể ăn được cơm nát cho những bữa chính; đồng thời, bé có thể ăn cháo trong những bữa phụ. Bạn cũng nên tập cho bé thói quen đánh răng để bảo vệ răng miệng. Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ. - Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: bột, cháo, cơm, mì Chất này cung cấp năng lượng cho bé và giúp chuyển hóa chất trong cơ thể. - Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua, các loại đậu giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. - Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K). - Chất xơ: có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hóa chất và tăng cường chất đề kháng, cung cấp vitamin, khoáng chất. - Nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg, trung bình cần 1 - 1,5 lít nước/ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Trẻ em cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải chất bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể Do đó, nếu cho trẻ ăn thức ăn quá đặc hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém. 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 1-3 tuổi Năng lượng cung cấp cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi này tiêu hao năng lượng phần lớn do trẻ đi GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 4 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi lại, chạy nhảy nhiều. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg thì năng lượng cung cấp là 900 ÷ 1300 kcal. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65. 2.2.1. Glucide a) Vai trò của glucide Glucide có tác dụng cân đối với protein và lipid khẩu phần ở mức độ nhất định, tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Ăn uống đầy đủ glucide sẽ làm giảm phân huỷ protein đến mức tối thiểu. Glucide có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong khẩu phần thực tế có tới trên 65% năng lượng do glucid cung cấp, 1 gam glucid khi đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal. Glucid có tác dụng kích thích tiêu hoá. Glucid trong khẩu phần thường chiếm khối lượng lớn nhất so với các chất dinh dưỡng khác, nó tạo ra áp lực ở thành ống tiêu hoá do vậy mà kích thích tăng nhu động ruột, ở đây chủ yếu do vai trò của xenluloza. b) Nhu cầu glucid Trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, nguồn năng lượng này được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún… nấu với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Trung bình mỗi ngày nên cho trẻ ăn 150-200g gạo, cần giảm lượng gạo nếu trong ngảy trẻ đã dùng bún, mì, phở… 2.2.2. Protein a) Vai trò protein - Là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. - Là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch. - Là thành phần của enzyme và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hoá của cơ thể. - Có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. - Là nguồn cung cấp năng lượng khi cơ thể bị thiếu năng lượng ăn vào (1gam protein cung cấp 4,1 Kcal). GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 5 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi b) Nhu cầu protein Nhu cầu chất protein của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Có thể ước tính số gam protein trong 100 gam thực phẩm như sau: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có khoảng 20-21 g; cá, tôm cua có khoảng 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các acid min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A giúp cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Chất đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nếu chế độ ăn thiếu chất protein, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều protein cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong bữa ăn của trẻ protein chỉ phát huy tác dụng cao khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Nếu khẩu phần ăn đủ protein nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. 2.2.3. Lipid a) Vai trò của lipid - Lipid là nguồn năng lượng chính cho sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh của trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi các chuyên gia về dinh dưỡng và nhi khoa đều nhất trí không có sự hạn chế chất béo và cholesterol vì chúng là thiết yếu cho sự phát triển và hoàn thiện thần kinh trẻ nhỏ. Cholesterol trong sữa mẹ gấp 3-4 lần so với các loại sữa bột. - Lipid tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô, là thành phần thiết yếu của tế bào, của các màng cơ thể và có vai trò điều hòa sinh học cao. Não bộ và các mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Các rối loạn chuyển hóa chất béo ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan kể cả hệ thần kinh. - Cung cấp các acid béo thiết yếu không no đa nối đôi, chuỗi dài, là các chất điều hòa rất mạnh một số tế bào và có chức năng như: kết dính tiểu cầu, co mạch, đóng ống động mạch… GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 6 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi - Là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất. Lipid kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày và đi qua đường tiêu hóa, tạo cảm giác no sau khi ăn. Mặt khác chất béo tạo cảm quan ngon lành cho thực phẩm. b) Nhu cầu lipid Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần nên khoảng 30-40% năng lượng lipid/tổng số năng lượng. Trong thành phần lipid, một số acid béo thiết yếu như acid linoleic, acid alpha-linolenic, acid docosahexanoic (DHA), acid arachidonic (ARA) có vai trò quan trọng. Đặc biệt DHA, ARA là thành phần quan trọng để phát triển trí não và thị lực của trẻ. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ (nhất là các tế bào não) như axit lioleic, axit liolenic, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được. 2.2.4. Chất khoáng a) Vai trò của chất khoáng Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể con người có gần 60 nguyên tố hóa học. Một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể được xếp vào các yếu tố đa lượng (macroelements), số khác có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các vi yếu tố (microelements). Các yếu tố đa lượng là Ca (1,5%), P (1%), Mg (0,05%), K (0,35%), Na (0,15%); các yếu tố vi lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Zn còn gọi là yếu tố vết. Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. b) Một số chất khoáng - Canxi, photpho: Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi : photpho = 1 : 1,5. Chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D (dưới dạng dự trữ GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 7 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi dưới da) sẽ chuyển thành Vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng. Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12. Liều lượng khuyến cáo của canxi đối với trẻ mới biết đi là 800mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi cho trẻ là các sản phẩm sữa (sữa, sữa chua, phô mai), nước cam có bổ sung thành phần hoặc các loại rau màu xanh đậm. Canxi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai ). Phospho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. - Sắt Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật (các nội tạng: tim, gan ) và thực vật (đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm…). Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. Ưu tiên nguồn thức ăn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể. Sắt cần thiết cho hoạt động miễn dịch của trẻ mới biết đi và việc sản xuất hemoglobin cung cấp oxy cho các tế bào, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có thể bị thiếu máu với các triệu chứng như tái da, trẻ hay quấy, tỏ ra khó chịu. Việc bổ sung một lượng lớn sữa cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt. Do đó, cần phải biết cách phối hợp thực phẩm cho trẻ. Trẻ cần nhận được khoảng 15mg sắt mỗi ngày. - Kẽm Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn. Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé bởi hơn 70 enzyme cần kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 8 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Lượng kẽm tối đa được đề nghị cho bé 1-3 tuổi là 7mg/ngày. 2.2.5. Vitamin Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A, vitamin D và vitamin C. Ba vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. a) Vitamin A Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ thể. Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnhkhô mắt. Nhu cầu vitamin A là 300 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, gan cá biển; dầu cọ, dầu mè , dầu phụng , các loại củ quả có màu như cà rốt , đu đủ , bí đỏ …, rau ngót, rau muống. Thiếu vitamin A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. b) Vitamin D Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Do vậy muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày (10mcg). c) Vitamin C Vitamin C là một vitamin tan trong nước nên nó cần phải được thường xuyên bổ sung. Trẻ em nên ăn nhiều hơn khẩu phần vitamin C hàng ngày để giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh và để giúp vết thương lành lại. Vitamin C cũng giúp cơ thể của trẻ chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc hấp thụ sắt. Trẻ thiếu hụt vitamin C do không ăn đủ trái cây và rau quả. Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Nhu cầu vitamin C là 15 mg/ngày. d) Vitamin E Vitamin E hạn chế sản sinh ra những nhân tố có thể gây hại tới các tế bào. Nó đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch, sửa chữa AND và quá trình trao đổi chất. Vitamin E được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh, đậu đỗ và các loại hạt. 2.2.6. Nước GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 9 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi a) Vai trò của nước Nước là chất bôi trơn cho khớp và mắt, giúp cho quá trình nuốt thức ăn được dễ dàng hơn. Nước còn là môi trường trung gian cho mọi phản ứng xảy ra trong cơ thế. Nước hoạt động như một chất đệm cho hệ thống thần kinh, giúp điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể. b) Nhu cầu Trẻ cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải các chất cặn bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể… Vì vậy, nếu thức ăn quá cô đặc hoặc trẻ không được uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ cũng sẽ kém đi. Nhu cầu nước của trẻ từ 10 - 15% tính theo trọng lượng cơ thể. (Trẻ nặng 10kg cần một lượng nước 1 – 1,5l/ngày). Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc…, không nên dùng các loại nước ngọt có gas. 3. Chế độ dinh dưỡng 3.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-2 tuổi Trẻ từ 1-2 tuổi nên cho ăn 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, lượng sữa cần cung cấp hằng ngày khoảng 600-800ml (trong đó bao gồm có thể có sữa mẹ, sữa ngoài, sữa tươi, sữa chua, phô mai ). Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ. Lượng thực phẩm trong một ngày cho trẻ ở lứa tuổi này là: 100-150g gạo, 100-120g chất đạm (thịt, cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 50-100g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ. 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2-3 tuổi Trẻ từ 2-3 tuổi cần 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất, 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt thay đổi, 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ. Lượng sữa cần cung cấp 500-600ml (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi ). Lượng thực phẩm trong một ngày cho trẻ ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần, 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ. 4. Một số loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 10 [...]... cho sức khỏe Trẻ 8 -1 2 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3- 4 bữa trong 1 tuần GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 15 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi Trẻ 1- 2 tuổi: nên ăn 3- 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày 4.4 Sữa và các sản phẩm từ sữa Đối với trẻ từ 13 tuổi thì sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nó cung cấp canxi, photpho,... Lương Thị Kim Tuyến 31 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Thanh Loan, Chế độ dinh dưỡng, NXB Thanh Hóa, 2 010 2 Như Quỳnh, Chăm sóc và dinh dưỡng để bé yêu được thông minh, NXB Đồng 3 4 5 6 Nai, 2 011 Lương Thị Kim Tuyến, Dinh dưỡng lý thuyết, 2007 http://tailieu.vn/tag/tai-lieu /dinh http://viendinhduong.vn http://suckhoe.24h.com.vn GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 32 ... khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm: - Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn - Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn - Khi trẻ ốm không cần... no chủ yếu là palmitic (2 5 -3 0%) và stearle (16 -2 8) Các axit béo chưa no chủ yếu là oleic (3 5-4 3% ), axit béo chưa no có nhiều mạch kép khoảng 2-7 % Mỡ lợn lớp ngoài có nhiều axit béo chưa no hơn lớp sâu Về chất khoáng, thịt là nguồn photpho (11 6 -1 1 7mg%), kali ( 212 -2 59mg%) và Fe ( 1, 1-2 ,3 mg%) tập trung nhiều ở gan Vì yếu tố có Cu, Zn, Coban Lượng Canxi trong thịt rất thấp (10 -1 5 mg %).Vì vậy thịt là thức... ngon miêng Trong nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi này việc chú ý đảm bảo nhu cầudinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh và tạo điều kiện để trẻ hoạt động với các trò chơi đúng lứa tuổi sẽ tạo điều kiện trẻ phát triển tốt về cả thể chất và tinh thần 5.4 Nguyên tắc ăn uống cho trẻ 1- 3 tuổi GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 28 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi Cha mẹ nên là người quyết định thời điểm và món ăn cho bé Bé sẽ được... Lương Thị Kim Tuyến 11 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi Lúc đầu, chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê thịt bò băm nhuyễn Sau đó, có thể tăng dần lên 1- 2 thìa cà phê thịt bò hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé 4 .1. 2 Thịt lợn Thịt chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 7 0-7 5% Protit chiếm 15 -2 0%, lượng lipit dao động nhiều ( 1- 30 %) Gluxit trong thịt rất ít Lượng tro khoảng 1% Giá trị sinh học... Thị Kim Tuyến 30 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi - Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn được nhiều Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng Gia đình cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị tiêu chảy... giờ Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ từ 1 - 3 tuổi là từ 3 - 4 tiếng Giờ ăn lý tưởng 5.2 nhất là bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc lúc 20h, tức là trẻ được ăn 6 bữa một ngày trong đó có 2 bữa chính (11 h và 16 h30 - 17 h) Bữa sáng nên cho bé ăn đủ 3 nhóm: tinh bột (một bát mỳ, phở, bún, súp), sữa và một chút hoa quả Bữa muộn nhất chỉ nên cho trẻ uống sữa, chứ không nên cho ăn các loại thực phẩm khác vì... Lương Thị Kim Tuyến 17 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong - sữa chua hoạt động Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất - mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi...Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1- 3 tuổi Ở lứa tuổi này bữa ǎn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tǎng trưởng của những thời kỳ tiếp theo Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể Cố gắng cho trẻ bú đến 18 – 24 tháng Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, . Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi MỤC LỤC NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI Tính theo trọng lượng cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 - 3 tuổi cao hơn người lớn vệ trẻ. 1.2. Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi Nhà trẻ là môi trường xã hội đầu tiên có thể giúp trẻ làm quen với các bạn cùng lứa tuổi. . thể Do đó, nếu cho trẻ ăn thức ăn quá đặc hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém. 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 1-3 tuổi Năng lượng cung cấp cần đủ cho hoạt động

Ngày đăng: 21/05/2014, 00:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI

  • 1. Đặc điểm sinh lí của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

    • Ở giai đoạn này, bé khám phá và học hỏi rất nhanh. Đây cũng là lúc bé hoàn thiện về trí nhớ, khả năng tập trung, cũng như óc sáng tạo.Vì thế các bà mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng sao cho con mình có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí não.

    • 1.1. Thể chất

    • 1.2. Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi

    • 1.3. Về trí nhớ

    • 1.4. Về mặt xúc cảm - tình cảm

    • 1.5. Vận động

    • 2. Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

      • 2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

      • 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 1-3 tuổi

        • 2.2.1. Glucide

        • a) Vai trò của glucide

        • Glucide có tác dụng cân đối với protein và lipid khẩu phần ở mức độ nhất định, tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Ăn uống đầy đủ glucide sẽ làm giảm phân huỷ protein đến mức tối thiểu.

        • Glucide có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong khẩu phần thực tế có tới trên 65% năng lượng do glucid cung cấp, 1 gam glucid khi đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal.

        • Glucid có tác dụng kích thích tiêu hoá. Glucid trong khẩu phần thường chiếm khối lượng lớn nhất so với các chất dinh dưỡng khác, nó tạo ra áp lực ở thành ống tiêu hoá do vậy mà kích thích tăng nhu động ruột, ở đây chủ yếu do vai trò của xenluloza.

          • 2.2.2. Protein

          • b) Nhu cầu protein

            • 2.2.3. Lipid

            • b) Nhu cầu lipid

              • 2.2.4. Chất khoáng

              • b) Một số chất khoáng

              • Canxi, photpho:

              • Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi : photpho = 1 : 1,5. Chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D (dưới dạng dự trữ dưới da) sẽ chuyển thành Vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.

              • Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12.

                • 2.2.5. Vitamin

                • 2.2.6. Nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan