bài tập học kì luật hành chính

12 2K 4
bài tập học kì luật hành chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, bên ạnh những sự phát triển bền vững thì vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực, hạn chế. Chính vì vậy, cùng với sự phát trển của xã hội, luôn luôn đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ của nhà nươc đối với nhiều vấn đề đã và đang phát sinh trong nhiêu lĩnh vực của đời sống. Trong hoàn cảnh đất nước phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh vưc quản lí hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong quá trình hoạt động, các cơ quan này đã ban hành ra cách quyết định hành chính. Có thể nói, quyết định hành chính là công cụ hữu hiệu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt quản lí hành chính nhà nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, hiện nay cách hiểu về quyết định hành chính còn chưa thống nhất và vai trò của quyết định hành chính đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng tương tự.Nhận thức được điều đó, em xin lựa chọn đề tài “ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước” để phân tích. Bài vết dưới đây chủ yếu trình bày về các đặc điểm của quyết định hành chính và vai trò của nó trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước hiện nay. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1. Định nghĩa quyết định hành chính Như chúng ta đã biết, quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp. Một trong những biểu hiện của viêc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật, bao gồm các quyết định của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Theo Từ điển tiếng Viêt thì “ quyết định” là định một cách chắc chắn với ý nghĩa nhất định phải thực hiện. (1) Trong khoa học pháp lí,quyết định là tạo ra hiệu lực pháp luật và đó chính là quyết định pháp luật. Quyết định hành chính chính là một dạng của quyết định pháp luật. Trong các chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan quản lí hành chính nàh nước có vị trí đặc biệt quan trọng, vì đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó cũng là những chủ thể chủ yếu ban hành các quyết định hành chính. Chúng ta có thể định nghĩa : “Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước”. (2) Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy được một số vấn đề sau: Thứ nhất : Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, chính vì vậy nó sẽ có đầy đủ các đặc điểm của một quyết định pháp luật như: tính quyền lực nhà nước, tính pháp lí… Thứ hai : nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước nên có thể do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành, tuy nhiên, chủ thể chính và chủ yếu và ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong các cơ quan hành chính nhà nước.Chính phủ ban hành các Nghị định, Nghị quyết; Ủy ban nhân dân trong phạm vi thẩm quyền của mình ban hành các quyết định, chỉ thị… Ví dụ : Nghị quyết của Chính phủ số 03/CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại. Thứ ba: việc ban hành các quyết định hành chính phải tiến hành theo quy định của pháp luật.Mọi quyết định hành chính đều phải được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Mỗi chủ thể có thẩm quyền tùy vào phạm vi và chức năng của mình mà ban hành những văn bản hành chính khác nhau theo những trình tự đã được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 của Quốc hội và phải đmả bảo nguyên tắc pháp chế : không được trái với Hiến pháp và luật. Thứ tư: nội dung của quyết định hành chính có thể chứa những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng ; quyết định hành chính có thể chứa những quy tắc xử sự, xác định quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, hoặc là sự áp dụng nội dung của những quy tắc đó vào cuộc sống xã hội…Những tính chất pháp lí trên của các quyết định hành chính cũng là một trong những căn cứ để phân loại quyết định hành chính. Theo đó : Quyết định hành chủ đạo là quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, biện pháp lớn vê quản lí hành chính . Quyết định quy phạm là quyết định chứa những quy tắc xử sự, xác định quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan trong quản lí hành chính.Quyết định cá biệt là loại quyết định được ban hành trên cơ sở quyết định quy phạm, nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ năm : mục đích của việc ban hành các quyết định hành chính là để phục vụ cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước diễn ra hiệu quả, liền mạch, nhanh gọn và chính xác. 2. Các đặc điểm của quyết định hành chính Như đã nói ở phần trên, quyết định hành chính là môt dạng của quyết định pháp luật, chính vì vậy, nó mang trong mình đầy đủ các đặc điểm của quyết định pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung thì nó cũng mang những đặc điểm riêng nhất định. Nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, có thể thấy quyết định hành chính có những đặc điểm sau : 2.1 Quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước Để hiểu rõ những biểu hiện của tính quyền lực nhà nước trong các quyết định hành chính, trước hết, chúng ta cần hiểu “ quyền lực nhà nước” nghĩa là gì. Theo từ điển Hán – Việt : “ Quyền lực là sức mạnh có thể cưỡng chế người ta phục tùng mình”. Như vậy, hai từ “ nhà nước” trong cụm từ “ quyền lực nhà nước” nói lên bản chất của quyền lực đó. Chúng ta có thể hiểu khái quát, quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước bắt buộc mọi người phải thực hiện ý chí của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, bằng bộ máy nhà nước do mình tổ chức ra. Trong các quyết định hành chính, tính quyền lực nhà nước thể hiện ngay ở hình thức của quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được đưa ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung. Việc ban hành các quyết định hành chính là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra các chính sách, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ , chức năng, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mình. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định rõ ràng về các cơ quan ban hành cũng như tên gọi, nội dung khái quát của các loại quyết định hành chính tương ứng với chủ thể ban hành. Theo đó : Chính phủ ra những nghị quyết, nghị định để quy định các vấn đề như : quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, tôn giáo… Bộ trưởng,Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành những chỉ thị,quyết định, thông tư quy định về các vấn đề như : quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội…; quy định về quy trình, quy chuẩn thuật, quy định mức kinh tế- thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách… Ta có thể thấy, những nội dung cơ bản của các quyết định trên đều xuất phát từ lợi ích chung của nhiều người, và đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đơn phương ban hành. Tính quyền lực nhà nước của quyết định hành chính thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của nó. Như chúng ta đã biết, quyết định hành chính vừa là phương tiện để quản lí hành chính nhà nước vừa là sản phẩm của hoạt động đó. Các quyết định hành chính được ban hành với mục đích phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, nhằm tạo ta hiệu quả cao trong các hoạt động quản lí. Một trong những biểu hiện của quyền lực nhà nước trong quyết định hành chính đó là quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước. Quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước bởi vì nó là kết quả sự thể hiện ý chí của các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước vì lợi ích nhà nước.Như chúng ta đã biết, trong quan hệ pháp luật hành chính, môt bên tham gia quan hệ phải được sử dụng quyền lực nhà nước.Để thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình, thì những chủ thể đó sử dụngquyền lực nhà nước, ra các quyết định hành chính nhằm điều chỉnh những vấn đề trong lĩnh vực mình quả lí cũng như thuộc chức năng, nhiệm vụ. Trong những quyết định hành chính đó có sự thể hiện ý chí đơn phương của nhà nước một cách tập trung nhất. Ý chí nhà nước ở đây không phải là ý chí, mong muốn chủ quan của người ra quyết định hành chính, mà nó phải xuất phát từ lợi ích chung, các chủ thể chỉ là đại diện cho nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Các chủ thể ban hành quyết định hành chính được sử dụng quyền lực nhà nước,mà tính chất cơ bản của quyền lực nhà nước là tính cưỡng chế, do đó nó có tính bắt buộc đối với các chủ thể khác có liên quan đến vấn đề mà quyết định quản lí hành chính nhà nước đề cập đế. Tính ý chí nhà nước còn thể hiện ở chỗ quyết định hành chính do chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành hướng tới mục tiêu không chỉ của tổ chức hành chính mà còn là mục tiêu chung của quốc gia.Khi đã được ban hành, các quyết định hành chính luôn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình. 2.2 Quyết định hành chính có tính pháp lý Tính pháp lý của quyết định hành chính thể hiện ở hệ quả pháp lý mà nó mang lại.Quyết định hành chính làm thay đổi hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính: làm thay đổi hệ thống các quy phạm pháp luậtành chính : hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ lớn cho các hoạt động quản lí hành chính;đặt ra, chỉnh sửa, đình chỉ hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính; phát sinh, thay đỏi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể… Ví dụ như: Việc đề ra chủ trương sửa đổi, quy định các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức trong Nghị định số 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức. 2.3 Quyết định hành chính có tính dưới luật Đây là một đặc điểm riêng của quyết định hành chính. Quyết định hành chính mang tính chất dưới luật. Tính chất này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Theo nguyên tắc pháp chế thì :các văn bản trong quản lí hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình thức pháp luật quy định. Các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật, do vậy, nội dung và hình thức của quyết định hành chính phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và phải tuân thủ theo Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định. Về hình thức, nội dung…các quyết định hành chính đã được quy định rõ trong Luât ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 tương ứng với những chủ thể có thẩm quyền phù hợp. Ví dụ : Điều 16, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định về Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì : Tên gọi của quyết định hành chính do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành là Thông tư. Nội dung chính của Thông tư có thể là : Quy định chi tiết về thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…; quy định về quy trình, quy chuẩn thuật, định mức kinh tế- thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách… 2.4 Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành,chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước Quyết định hành chính được ban hành để thực hiện quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền hành pháp.Quyết định hành chính chỉ gắn liền với các cơ quan thuộc hệ thống hành chính. Các cơ quan này ban hành nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các loại quyết định được ban hành nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện.Có nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính : Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân… 2.5 Quyết định hành chính có mục đích và nội dung phong phú Đặc điểm này xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước.Hoạt động quản lí hành chính nhà nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực, điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Để làm tốt được điều đó, thì các chủ thể có thẩm quyền cần ban hành những quyết định hành chính kịp thời và phù hợp. Trong hoạt động quản lí hành chính có nhiều nội dung quản lí, nhiều hoạt động và phương pháp quản lí khác nhau ở mỗi lĩnh vực, nên số lượng các quyết định hành chính được ban hành là rất lớn. Mỗi quyết định lại có nội dung riêng biệt, điều chỉnh một vấn đề nhất định…Do vậy có thể thấy, quyết định hành chính có nội dung rất phong phú. 2.6 Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính dưới những hình thức nhất định Quyết định hành chính tồn tại dưới các dạng văn bản và phi văn bản( hiệu lệnh). Ví dụ như các luật trưng thu, trưng dụng tài sản… Ở dạng phi văn bản, các quyết định hành chính tồn tại dưới dạng hiệu lệnh. Hình thức của quyết định hành chính được pháp luật quy định, cụ thể là trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể thức : tiêu đề, ký hiệu văn bản, số, ngày tháng ban hành văn bản, chữ kí, con dấu… II. VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước Hoạt động quả lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nàh nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính- chính trị. Quyết định hành chính là phương tiện chủ đạo để các chủ thể quản lí hành chính sử dụng nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Như đã đề cập, quản lí hành chính nhà nước nhằm chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội và hành chínhchính trị. Chính vì thế, quyết định hành chính sẽ là những văn bản được ban hành để quy định những vấn đề đó và buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện. quyết định hành chính tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, đưa ra những chủ trương, biện pháp về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, các nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lí, đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.Quyết định hành chính giúp bộ máy nhà nước có sự hoạt động thống nhất, hài hòa, các quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện trên thực tế. Có thể thông qua việc sử dụng quyết định hành chính để đánh giá năng lực cán bộ công chức, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Nội dung các quyết định hành chính có tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Như chúng ta đã biết, Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, tiền tệ, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học thuật… Có thể quyết định hành chính được ban hành để điều chỉnh nhiều lĩnh vực, chúng có tác động lớn đến những vấn đề, những cá nhân, tổ chức liên quan được đề cập trong quyết định đó. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó để giải quyết một số việc trong đời sống xã hội, xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các đối tượng liên quan, tạo ra khuôn khổ pháp lí nhất định để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Quyết định hành chính là phương tiện quan trọng được các chủ thể quản lí sử dụng để tác động đến các tổ chức, cá nhân khi họ hoạt động hoặc tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. Các quyết định hành chính trực tiếp thể hiện ý chí của chủ thể quản lí hành chính, đó cũng là ý chí nhà nước được cụ thể hóa. Quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước, do đó tong qua nó, các chủ thể quản lí có thể áp đặt ý chí của nhà nước lên đối tượng quản lí, buộc các đối tượng quản lí phải làm theo những gì mà chủ thể quản lí đã đặt ra. Những quyết định hành chính đều được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Do đó, đây chính là phương tiện quản lí hiệu quả nhất. 2. Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Nội dung chính của hoạt động quản lí hành chính là việc đảm bảo chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước.Quyết định hành chính là sự cụ thể hóa các quy định của luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Như đã nói, quyết định hành chính có tính quyền lực và tính pháp lí, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, có tính mệnh lệnh cao và có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể có liên quan. Các chủ thể chủ yếu ban hành quyết định hành chính có vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, do đó các quyết định hành chính được ban hành nhằm thi hành luật. Các quyết định hành chính phải phù hợp với Hiến pháp, luật, không được trái với các quyết định của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp tên. Quyết định hành chính xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lí hành chính nhà nước, do đó nó không xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ thể ra quyết định. Vì vậy, nó góp phần vào việc đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước. Quyết định hành chính góp phần bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Bằng việc ra các quyết định hành chính, chủ thể quản lí hành chính hướng dẫn đối tượng quản lí hành chính tuân thủ quy định của pháp luật.Mọi hành vi trái pháp luật đều bị trừng trị nghiêm khắc. Từ đó răn đe, giáo dục toàn dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. 3. Các quyết định hành chính có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể Các quyết định hành chính xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, tạo ra những khuôn khổ chung để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo cho các cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể quản lí có thể ban hành các quyết định hành chính để trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Một quyết định hành chính có thể làm chấm dứt mọi quan hệ pháp luật hành chính.Ví dụ như quyết định thu hổi đất của Ủy ban nhân dân huyện làm chấm dứt quyền sử dụng đất… Như vậy, có thể thấy quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lí hành chính nàh nước. Nó không chỉ là phương tiện chủ đạo giúp các chủ thể quản lí hành chính hiệu quả hơn mà còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật. KẾT THÚC Trên đây là những hiểu biết của em liên quan đến những đặc điểm và vai trò của quyết định hành chính. Qua sự phân tích, có thể hiểu rõ hơn về quyết định hành chính và tầm quan trọng của nó trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Mặc dù đã có nhiêu cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế, bài làm của em còn có những thiếu sót nhất định, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn. [...]... 2 3 4 Giáo trình Luật Hành chính Việt nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội,2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, Ủy ban 5 nhâ dân năm 2004 Nghị định số 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định . yếu ban hành quyết định hành chính có vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, do đó các quyết định hành chính được ban hành nhằm thi hành luật. Các quyết định hành chính phải. Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước Quyết định hành chính được ban hành để thực. hành chính- chính trị. Quyết định hành chính là phương tiện chủ đạo để các chủ thể quản lí hành chính sử dụng nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Như đã đề cập, quản lí hành

Ngày đăng: 20/05/2014, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan