Xác định điểm nghẽn trong tăng trưởng kinh tế của Việt nam

320 429 0
Xác định điểm nghẽn trong tăng trưởng kinh tế của Việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI UNDP Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” TÀI LIỆU KHÓA ĐÀO TẠO XÁC ĐỊNH ĐIỂM NGHẼN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Tháng 6/2012 1 XÁC ĐỊNH ĐIỂM NGHẼN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Giới thiệu chung Khóa đào tạo sẽ cung cấp khuôn khổ kiến thức để hiểu biết về những thách thức hiện tại đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như các lựa chọn chính sách cho tái cơ cấu nền kinh tế trong trung hạn. Những thảo luận chính sách gần đây giữa các cơ quan Chính phủ hàng đầu và những nhà nghiên cứu chính sách công nghĩ rằng sự đồng thuận đã dẫn đến vài mức độ nhất trí về cấu trúc nguồn gốc liên quan đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô hiện đang diễn ra. Quan trọng hơn, hiện có thể hiểu rằng cải cách cơ cấu là cần thiết để loại bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế và mở rộng khả năng sản xuất. Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 đã nhấn mạnh cải cách cơ cấu trong ba lĩnh vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính là ưu tiên hàng đầu trong năm tới. Khóa đào tạo sẽ tập trung vào đầu tư công và khu vực tài chính tại Việt Nam, nghiên cứu đối tượng, trường hợp cụ thể tại Việt Namkinh nghiệm giữa các quốc gia để xác định điểm nghẽn đầu tư trọng điểm và các lỗ hổng tài chính và xác định các hoạt động giúp tái cơ cấu thành công trong 2012-13 và trở lại tăng trưởng bền vững trong 2014-2015. Thành phần tham gia khóa đào tạo sẽ là các cán bộ, chuyên viên từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vụ Kinh tế Tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, Vụ Kinh tế của Văn phòng Trung ương Đảng, Vụ Kinh tế của Văn phòng Chủ tịch nước, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Những cán bộ này là nhóm những nhà hoạch định chính sách, có nhiệm vụ soạn thảo các chính sách cụ thể và giám sát việc thực hiện chúng. 2. Dự kiến nội dung, chương trình Mỗi ngày trong chương trình đào tạo sẽ chuyên sâu về một lĩnh vực chính sách riêng, được chia làm 3 phần học, mỗi phần kéo dài 1.5 giờ với một bài thuyết trình, thảo luận nghiên cứu về trường hợp cụ thể hoặc đối thoại chính sách. Ngày thứ nhất: Kinh tế vĩ mô Phần 1: Khuôn khổ cho chuẩn đoán kinh tế vĩ mô Phiên đầu tiên của khóa học sẽ bao gồm một bài thuyết trình về một khuôn khổ thực tiễn giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu được trạng thái nền kinh tế vĩ mô hiện tại của một nước đang phát triển, từ đó phân tích được những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng, chỉ ra những điểm yếu và nghẽn trong tăng trưởng. Những ví dụ lấy từ những nền kinh tế đang phát triển sẽ được sử dụng là bằng chứng để minh họa cho khuôn khổ. 2 Phần 2: Chuẩn đoán sự bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam Từ năm 2008, kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đã đi qua một loạt các chu kỳ dừng và đi. Thừa tiền tệ và tài chính trong những năm tăng trưởng cao 2006-2008 vẫn còn và tiếp tục được thêm vào chính sách kích thích năm 2009. Việt Nam đang bước vào năm thứ ba của biến động kinh tế vĩ mô. Khuôn khổ phát triển trong phần trước sẽ được sử dụng để phân tích các triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao, một đồng tiền yếu, và thương mại lớn và thâm hụt tài chính (ví dụ như thâm hụt kép)đã làm suy yếu uy tín về chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng của Việt Nam. Phần 3:Từ chính sách vĩ mô ngắn hạn đến tái cơ cấu kinh tế trung hạn Sự thắt chặt chính sách tiền tệ trong quý II năm 2011 được coi là quan trọng trong việc hỗ trợ tiền tệ trong nước và giảm lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất cao làm cho doanh nghiệp hoạt động khó khăn hơn và tăng trưởng chậm hơn. Tiếp tục theo phần trước, phần này sẽ bắt đầu bằng một bài thảo luận về hiệu quả của phản ứng chính sách hiện hành. Sau đó sẽ tập trung vào những gì đạt được và những gì cần phải làm trên cả hai mặt tiền tệ và tài chính của các phản ứng kinh tế vĩ mô. Câu hỏi chính sách quan trọng nhất là làm thế nào có thể thay đổi từ phản ứng chính sách vĩ mô đối với cải cách sâu hơn liên quan đến cốt lõi của tổ chức kinh tế vĩ mô bao gồm ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, và các cơ quan quản lý tài chính. Những thách thức chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay chỉ là những triệu chứng của vấn để cơ cấu sâu hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Việt nam cần chuyển đổi từ tăng trưởng bao quát sang tăng trưởng tập trung. Điều này sẽ đòi hỏi cải cách trên một số lĩnh vực chính sách. Phiên họp cuối cùng của ngày đầu tiên sẽ thảo luận về đường dẫn đến hiệu quả cải cách cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính, đặt vào hoàn cảnh để phân tích chi tiết trong hai ngày tiếp theo. Ngày thứ hai: Đầu tư công Phần 4: Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam Phiên họp này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam trong vòng 10 năm qua. Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp so sánh bằng cách tìm kiếm kinh nghiệm từ các nước khác để đưa ra cái nhìn sâu sắc về sự thiếu hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam bao gồm cả xung đột quy hoạch, dự án cơ sở hạ tầng với chi phí cao, phân tán và khuyếch tán đầu tư giữa các địa phương, và sự chậm chễ trong xây dựng. Nguyên nhân quan trọng đằng sau tất cả những vấn đề này là tổ chức theo mảng và thiếu phối hợp. Hai trường hợp này sẽ được thảo luận chi tiết tại hai phiên tiếp theo. Phần 5: Nghiên cứu về cảng thành phố Hồ Chí Minh Trong phiên họp này sẽ xem xét sự phát triển của cảng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh như là một ví dụ của tổ chức theo mảng dẫn đến kết quả là đầu tư không hiệu quả. Hệ thống cảng tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhiều cảng nhỏ, hầu hết được điều hành bỏi chính cơ quan nhà nước Trung ương hoặc địa phương phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phân mảng của các cảng và quyền sở hữu cảng không bao hàm sự không hiệu 3 quả cần thiết. Với cơ chế khuyến khích gắn kết và phù hợp nhằm thúc đẩy cạnh tranh thị trường, một lượng lớn các cảng nhỏ có thể cung cấp hàng hóa, chi phí dịch vụ thấp đối với các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Thật không may, cơ chế khuyến khích như vậy lại không tồn tại. Sự phân mảng đã tạo ra tình hình vượt quá năng lực, kế hoạch kém và thực hiện hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tắc đường cũng như ô nhiễm ở trung tâm thành phố. Phần 6: Những sự lựa chọn chính sách cho tái cấu trúc đầu tư công Phiên đối thoại chính sách này sẽ tranh luận những sự lựa chọn chính sách khác nhau để tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam, chú ý đến thực tế rằng gốc rễ của việc phân mảng và thiếu phối hợp là lịch sử và chính trị, và do đó khó có thể hạn chế. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ khám phá các con đường khác nhau để áp đặt kỷ luật thị trường vào tài chính, đấu thầu, và thực hiện các dự án, thiết kế lại cơ chế tài chính công và đầu tư công, và loại bỏ xung đột cấu trúc về lợi ích trong cơ quan nhà nước. Ngày thứ ba: Khu vực tài chính Phần 7: Tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Nhà nước Phiên này sẽ giới thiệu mối quan hệ qua lại giữa 4 lĩnh vực quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam, đó là, thể chế tài chính, thị trường tài chính, văn kiện tài chính và các cơ quan quản lý tài chính. Theo quan điểm lịch sử, phiên họp sẽ thông qua sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam với giai đoạn kiềm chế và tự do hóa cho đến cuối những năm 2000. Phiên này cũng thảo luận vai trò của Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam. Phần 8: Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng và cải cách tài chính Trong phiên này, trường hợp nghiên cứu quốc tế về các giai đoạn khác nhau của cuộc khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và nợ sẽ được sử dụng là thông tin cơ bản để thảo luận về nguồn gốc lỗ hổng tài chính và phản ứng chính sách khác nhau. Một mặt, chúng ta sẽ thảo luận về các kinh nghiệm quốc tế từ những giải pháp thị trường cơ sở tức thì và lựa chọn bảo lãnh trong/ngoài của Chính phủ khi đối mặt với khủng hoảng tài chính. Mặt khác, chúng ta sẽ đề cập đến sự quan trọng của tái cấu trúc cơ sở nền tài chính một quốc gia và việc sử dụng những thách thức hiện nay như là một bánh lái cho việc quyết định cải cách. Phần 9: Tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam Lĩnh vực ngân hàng vẫn là nguyên do chính của sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, biện pháp hiệu quả và mạnh mẽ cần được đưa ra để kiểm soát rủi ro hệ thống và giải quyết nợ xấu tăng lên do sự tiếp xúc mạnh mẽ của ngân hàng với thị trường tài sản và chứng khoán. Trong trung hạn, cải thiện quản trị Ngân hàng thương mại nhà nước là cần thiết để thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước và các công ty bán nhà nước khác tại Việt Nam. Kết nối cho vay giữa các ngân hàng cổ phần làm tăng nguy cơ của khủng hoảng tài chính. Quy định thị trường cơ sở và tính minh bạch là những bước xây dựng cơ bản của cải cách. Hệ thống tài chính ở Việt Nam đã lớn mạnh và linh hoạt hơn so với 10 năm trước đây. Việt Nam cần có cơ quan quản lý tài chính hiện đại để quản lý được hệ thống tài chính hiện đại. 4 Phiên này sẽ xem xét những thay đổi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý tài chính khác để theo kịp được với tốc độ toàn cầu hóa và tăng cường nền tài chính. 3. Thời gian và địa điểm Khóa đào tạo sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 06 năm 2012. 4. Cán bộ giảng dạỵ Ba diễn giả/giảng viên cao cấp của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright sẽ điều khiển khóa đào tạo. Cán bộ giảng dạy Lĩnh vực chuyên môn Vị trí Nhiệm vụ Jonathan Pincus Chính sách phát triển kinh tế vĩ mô. Hướng dẫn Giảng dạy và hướng dẫn thảo luận trong 3 phần đào tạo kinh tế v ĩ mô. Vũ Thành Tự Anh Kinh tế khu vực công, phát triển khu vực và phát triển tài chính. Hướng dẫn Giảng dạy và hướng dẫn thảo luận trong 3 phần về đầu tư công và hệ thống ngân hàng. Nguyễn Xuân Thành Thẩm định đầu tư công cộng và phát triển tài chính. Hướng dẫn Giảng dạy và hướng dẫn thảo luận trong 3 phần về đầu tư công và hệ thống ngân hàng. 5 5. Thời gian khóa học Ngày 25 / 06 / 2012 26 / 06 / 2012 27 / 06 / 2012 Th ứ hai Th ứ ba Th ứ t ư Chủ đề Kinh tế vĩ mô Đầu tư công Hệ thống ngân hàng Th ời gian 08:30 - 10:00 08:30 - 10:00 08:30 - 10:00 Ph ầ n Ph ầ n 1: Khuôn kh ổ cho chu ẩ n đoán kinh tế vĩ mô Ph ầ n 4: T ổ ng quan v ề đ ầ u tư công ở Vi ệ t Nam Ph ầ n 7: T ổ ng quan v ề th ị trư ờ ng tài chính Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Nhà nước Người hướng dẫn Jonathan Pincus Vũ Thành Tự Anh Vũ Thành Tự Anh 10:00 - 10:15 10:00 - 10:15 10:00 - 10:15 Giải lao Giải lao Giải lao Thời gian 10:15-11:45 10:15-11:45 10:15-11:45 Phần Phần 2: Chuẩn đoán sự bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam Phần 5: Nghiên cứu về cảng thành phố Hồ Chí Minh Phần 8: Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng và cải cách tài chính Ngư ời hướng dẫn Jonathan Pincus Nguyễn Xuân Thành Nguyễn Xuân Thành 11:45-13:30 11:45-13:30 11:45-13:30 Ngh ỉ tr ưa Ngh ỉ tr ưa Ngh ỉ tr ưa Thời gian 13:30-15:00 13:30-15:00 13:30-15:00 Phần Phần 3: Từ chính sách vĩ mô ngắn hạn đến tái cơ cấu kinh tế trung hạn Phần 6: Những sự lựa chọn chính sách cho tái cơ cấu đầu tư công Phần 9: Tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam Người hướng dẫn Jonathan Pincus Vũ Thành Tự Anh Nguyễn Xuân Thành 6 6. Tài liệu khóa học Khuôn khổ bài thuyết trình: Trường Harvard Kennedy và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright (FETP), Cải cách cấu trúc để tăng trưởng, Vốn, và chủ quyền quốc gia, Bài thuyết trình thảo luận về chính sách cho VELP, tháng 2 năm 2012. Phần 1: Khuôn khổ cho chuẩn đoán kinh tế vĩ mô  Jonathan R. Pincus, Sự lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô, Tài liệu giảng dạy FETP, 2011  Jonathan R. Pincus, Tự do hóa tài chính và tăng trưởng, Tài liệu giảng dạy FETP, 2011  Jonathan R. Pincus, Tăng trưởng dài hạn, Tài liệu giảng dạy FETP, 2011 Phần 2: Chuẩn đoán sự bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam  Harvard Kennedy School and FETP, Nguồn gốc của bất ổn định kinh tế vĩ mô, Chính sách số 3, 18 Tháng 9-2008.  Harvard Kennedy School and FETP, Thay đổi cấu trúc: Chỉ có hiệu quả kích thích kinh tế, Chính sách số 4, 1 Tháng 1-2009.  Harvard Kennedy School and FETP, Cải cách cấu trúc để tăng trưởng, Vốn, và chủ quyền quốc gia, Bài thuyết trình thảo luận về chính sách cho VELP, Tháng 2-2012, Phần II. Phần 3: Từ chính sách vĩ mô ngắn hạn đến tái cơ cấu kinh tế trung hạn  Harvard Kennedy School and FETP, Cải cách cấu trúc để tăng trưởng, Vốn, và chủ quyền quốc gia, Bài thuyết trình thảo luận về chính sách cho VELP, Tháng 2-2012, Phần III. Phần 4: Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam  Báo cáo phát triển Việt Nam 2012, Chương 3, Chương 3: Nâng cao hiệu quả của đầu tư công, Mục I: Bối cảnh và từ khóa tìm kiếm. Phần 5: Nghiên cứu về cảng thành phố Hồ Chí Minh  Nguyễn Xuân Thành and Jonathan Pincus, Di dời cảng biển ở thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu về sự tổ chức theo mảng, Tháng 12-2011. Phần 6: Những sự lựa chọn chính sách cho tái cơ cấu đầu tư công  Harvard Kennedy School and FETP, Cải cách cấu trúc để tăng trưởng, Vốn, và chủ quyền quốc gia, Bài thuyết trình thảo luận về chính sách cho VELP, Tháng 2-2012, Phần IV, Mục 4, 5 & 6. Phần 7: Tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Nhà nước 7  Vũ Thành Tự Anh, Xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại, Bài thảo luận cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2010.  Nguyễn Xuân Thành, Con đường dẫn đến tự do hóa tỉ giá, Nghiên cứu của FETP Phần 8: Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng và cải cách tài chính  Jonathan Pincus, Những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tài liệu giảng dạy FETP , 2011.  Huỳnh Thế Du, Tín hiệu tích cực từ quy định cẩn trọng mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, Nghiên cứu của FETP. Phần 9: Tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam  Harvard Kennedy School and FETP Cải cách cấu trúc để tăng trưởng, Vốn, và chủ quyền quốc gia, Bài thuyết trình thảo luận về chính sách cho VELP, Tháng 2-2012, Phần IV, Mục 1.  FETP, Sự sát nhập của ba Ngân hàng Thương mại, Nghiên cứu của FETP, Tháng 4- 2012. Tài liệu đọc thêm  David A. Moss, A Concise Guide to Macroeconomics – What Managers, Executives, and Students Need to Know. Harvard Business School Press, 2007, Chapters 1 & 2.  Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills and Chris Papageorgiou, “Investing in public investment: an index of public investment efficiency.” Journal of Economic Growth, Journal of Economic Growth (22 March 2012), pp. 1-32.  The World Bank, Simple Tools to Assist in the Resolution of Troubled Banks, 2011. 8 MỤC LỤC 1. Tăng trưởng trong dài hạn ……………………………………… ……………… 9 Jonathan R. Pincus 2. Các lựa chọn chính sách vĩ mô………………………… ……………………… 44 Jonathan R. Pincus 3. Tự do hóa tài chính và tăng trưởng…………………………………………… 51 Jonathan R. Pincus 4. Bài thảo luận: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô ………….59 5. Bài thảo luận: Thay đổi cơ cấu: Giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất 86 6. Bài thảo luận: Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia…… 112 7. Di dời cảng biển ở thành phố Hồ Chí Minh : Tình huống nghiên cứu về sự phân mảng thể chế………………………………………… ………………………………… 159 8. Việt Nam : Con đường đi đến tự do hóa lãi suất ………….………………………… 192 Nguyễn Xuân Thành 9. Xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại……………… ……………………………214 Vũ Thành Tự Anh 10. Những tín hiệu tích cực từ quy định mới về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ……….………………………….………………………259 Huỳnh Thế Du 11. Những bài học từ khủng hoảng tài chính toàn cầu….……………………………… 273 Jonathan R. Pincus 12. Hợp nhất ba ngân hàng thương mại………………… ……………………………… …285 Nguyễn Xuân Thành , Trần Thị Quế Giang, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Nguyễn Đức Mậu 13. Báo cáo phát triển Việt Nam 2012 : Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình……………………………………………… File PDF 9 T T Ă Ă N N G G T T R R Ư Ư Ở Ở N N G G T T R R O O N N G G D D À À I I H H Ạ Ạ N N Jonathan Pincus Fulbright Economics Teaching Program Tại sao một số nước quá giàu còn nước khác lại quá nghèo? Câu hỏi này đã theo đuổi các nhà kinh tế kể từ khi những khác biệt về mức sống giữa các nước bắt đầu nổi lên trong bốn trăm năm qua. Thật vậy, nghiên cứu kinh tế học hiện đại được cho là bắt đầu năm 1776 với ấn phẩm của Adam Smith “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations”, và câu hỏi trên được thể hiện rõ ngay từ tựa đề cuốn sách. Qua các thế kỷ trung gian chúng ta đã có một số tiến bộ trong việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự khác biệt về của cải và phúc lợi, nhưng vẫn chưa thể cho rằng chúng ta đã giải đáp được câu đố. Chương này mô tả các lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để giải thích tăng trưởng dài hạn và những bất đồng giữa các nhà kinh tế về sự hữu dụng của các lý thuyết này. Như đã thấy ở những chương trước, những khác biệt chính thường được qui về các giả định then chốt đằng sau các mô hình. Chúng ta sẽ thảo luận sự phù hợp về chính sách của các lý thuyết tăng trưởng dài hạn, sử dụng nghiên cứu nổi tiếng về tăng trưởng Đông Á làm ví dụ. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét kinh nghiệm tăng trưởng của Việt Nam dựa theo các lý thuyết này. Liệu lý thuyết tăng trưởng có giúp chúng ta hiểu được các mô thức tăng trưởng của Việt Nam hay không và nếu có, đâu là những hàm ý cho chính sách kinh tế? Đo lường tiến bộ kinh tế Tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn lực cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người dân. Một trong những chủ ý mà Adam Smith muốn đưa ra trong cuốn The Wealth of Nations là của cải của một quốc gia được hiểu đúng nhất như là dòng thu nhập (lưu lượng - flow) hơn là tổng (trữ lượng - stock) tài sản có giá trị như vàng. Đến cuối thế kỷ 18, quan điểm nổi trội vẫn cho rằng tài sản của một quốc gia bao gồm trữ lượng kim loại quí của quốc gia đó. Cần có vàng để tài trợ cho quân đội và hải quân, vàng là nguồn sức mạnh quốc gia quan trọng. Các chính phủ thu vàng bằng cách đánh thuế và thu phí từ nhà sản xuất và hoạt động thương mại trong nước. Để tăng qui mô thuế thu được, các chính phủ tạo ra những doanh nghiệp độc quyền và bảo hộ doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh nước ngoài bằng thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và những hạn định nhập khẩu. Mục tiêu của “hệ thống trọng thương” (đề cao thương mại – mercantile) theo như cách gọi của Smith, là tăng trữ lượng vàng trong nước và giảm khả năng thu gom của cải của quốc gia cạnh tranh. Đến thời đại này, các chính phủ vẫn thường nhầm lẫn trữ lượng hay tổng của cải với lưu lượng hay dòng thu nhập. Hai khái niệm này là khác nhau. Smith lập luận rằng chủ nghĩa Trọng thương áp đặt giới hạn lên của cải quốc gia khi hạn chế qui mô thị trường xuất khẩu và theo đó là cơ hội để chuyên môn hóa và hiện thực hóa lợi thế theo qui mô trong sản xuất. Đằng sau quan điểm của Smith là sự chuyển dịch trong [...]... này là các mô hình kinh tế vĩ mô phải được hiểu theo những giả định của chúng Các mô hình kinh tế đơn giản hóa thực tiễn để tập trung vào sự tương tác của các biến số mà các nhà kinh tế quan tâm Vấn đề là liệu những giả định đó và sự đơn giản hóa thực tế theo sau có làm sáng tỏ hơn hay lu mờ các mối quan hệ kinh tế quan trọng hay không Các mô hình tăng trưởng mô tả trong phần còn lại của chương này sẽ... định khác nhau để tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thực tiễn kinh tế Những giả định này thể hiện các quan điểm khác nhau về các nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Chúng ta bắt đầu với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, lần đầu tiên được đưa ra hơn 50 năm trước nhưng vẫn còn là cách tiếp cận kinh tế học tăng trưởng có ảnh hưởng nhất Mô hình này ban đầu được nhà kinh. .. ra tăng trưởng Dù sao thì hạch toán tăng trưởng cũng được khôi phục vào thập niên 1990 khi các nhà kinh tế tìm hiểu về sự tăng trưởng nhanh chóng ở Đông Á Trong một nghiên cứu được thảo luận phổ biến, Alwyn Young lập luận rằng tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực này là chủ yếu do tích lũy yếu tố sản xuất (nhiều vốn và lao động hơn) thay vì tăng trưởng năng suất (Young 1995) Ông gọi bài viết của. .. thực tế này đã hoàn toàn bị bỏ qua trong các tài liệu hồi qui tăng trưởng 29 Bảng 3 Công trình thực nghiệm về các nhân tố liên quan đến tăng trưởng Biến số Phát hiện Trích dẫn Tham nhũng Tham nhũng làm giảm đầu tư và do (Mauro 1995) đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế Tự do hóa tài khoản vốn Tự do hóa đẩy nhanh tăng trưởng (Eichengreen và Leblang 2003) trong giai đoạn ổn định và làm chậm tăng trưởng trong. .. quả tăng Nếu tham số α > 0, thì tăng trưởng năng suất vượt khỏi tăng trưởng tiền lương thực sẽ đi kèm với tăng trưởng sản lượng nhanh hơn Đây là tăng trưởng “do lợi nhuận dẫn dắt” vì khả năng lợi nhuận tăng (năng suất tăng nhanh hơn tiền lương) sẽ thúc đẩy đầu tư và theo đó là tổng cầu Nếu α < 0, thì tăng trưởng do “tiền lương dẫn dắt”, vì tăng trưởng vọt lên khi tiền lương tăng nhiều hơn năng suất Tăng. .. hai Tăng trưởng năng suất lao động Hình 11 Tăng trưởng lợi nhuận, năng suất và sản lượng Cầu do lợi nhuận chủ đạo yếu Cầu do lợi nhuận chủ đạo mạnh Tăng trưởng sản lượng Giả định quan trọng của mô hình Ocampo, Rada và Taylor là mối quan hệ giữa tăng trưởng sản lượng và tăng trưởng năng suất trong khu vực hiện đại diễn ra theo hai hướng, nói cách khác tăng trưởng sản lượng nhanh hơn sẽ đẩy nhanh tăng trưởng. .. trên vốn có thể chính xác bằng 1 Bất kỳ sự chuyển dịch nào đến suất sinh lợi giảm dần hay tăng dần theo qui mô đều hoàn toàn triệt tiêu được các kết luận của mô hình này Các phương pháp tiếp cận tăng trưởng khác Giống như tất cả mô hình trong kinh tế học, mô hình tăng trưởng lý giải hàm ý của những giả định Các giả định này theo đó làm lộ ra những nhận định giá trị mà các nhà kinh tế đưa ra khi họ suy... tại điểm này, vốn và thu nhập đang tăng cùng tốc độ với lực lượng lao động Do đó, kết luận thứ hai là: tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư không tác động lên tốc độ tăng trưởng dài hạn Tăng trưởng trong dài hạn được xác định bởi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động Hình 7 Mô hình Solow y y* (n+δ)k Tiêu dùng trên mỗi lao động sy sy* Tăng trưởng tổng vốn k1 k* k2 k Kết luận thứ ba của mô hình là tốc độ tăng trưởng. .. cổ điển mới bắt đầu bỏ bớt những giả định quá mạnh này, như chúng ta sẽ thấy trong các phần tiếp theo Hơn nữa, hạch toán tăng trưởng chưa bao giờ có ý định lý giải tăng trưởng theo nghĩa làm sáng tỏ những nguyên nhân làm thay đổi công nghệ hay tốc độ đầu tư cao Những phân tách thành phần tăng trưởng mô tả nguyên nhân gần đúng của tăng trưởng kinh tế như tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động, đầu tư vật... trọng lao động).9 Lấy log và đạo hàm của phương trình x.9, ta có: x.10 Hay nói cách khác, tăng trưởng sản lượng bằng với tỉ trọng vốn trong sản lượng nhân cho tăng trưởng vốn, cộng tỉ trọng lao động trong sản lượng nhân cho tăng trưởng lực lượng lao động, cộng tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố Nếu chúng ta có thể tìm giá trị α trong tài khoản quốc dân, trong tăng trưởng vốn và lực lượng lao động, . XÁC ĐỊNH ĐIỂM NGHẼN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Tháng 6/2012 1 XÁC ĐỊNH ĐIỂM NGHẼN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Giới thiệu chung Khóa đào. thuyết tăng trưởng có giúp chúng ta hiểu được các mô thức tăng trưởng của Việt Nam hay không và nếu có, đâu là những hàm ý cho chính sách kinh tế? Đo lường tiến bộ kinh tế Tăng trưởng kinh tế. chính tại Việt Nam, nghiên cứu đối tượng, trường hợp cụ thể tại Việt Nam và kinh nghiệm giữa các quốc gia để xác định điểm nghẽn đầu tư trọng điểm và các lỗ hổng tài chính và xác định các hoạt

Ngày đăng: 19/05/2014, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan