đề thi kỹ thuật truyền dữ liệu

6 1.9K 64
đề thi kỹ thuật truyền dữ liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Khoa Điện tử - Viễn thông Môn: Kỹ thuật truyền dữ liệu ĐỀ SỐ 1 Áp dụng cho trình độ: Đại học – Hệ đào tạo: chính quy – Thời gian làm bài: 90 phút. Ngày ra đề: Người duyệt: Ngày chọn đề: Đại diện Phòng KT&KĐCL: Câu 1. Khái niệm suy giảm tín hiệu là nói đến sự suy giảm về tham số nào của tín hiệu? a. Tần số. b. Pha. c. Biên độ. d. Cả 3 tham số. Câu 2. Băng thông của kênh truyền cho biết: a. Thành phần tần số nào của tín hiệu truyền qua kênh mà tín hiệu suy giảm không đáng kể. b. Khoảng tần số từ f min đến f max của tín hiệu. c. Thành phần tạp âm ảnh hưởng đến tín hiệu khi truyền qua kênh. d. Thành phần góc pha nào của tín hiệu truyền qua kênh mà không bị suy giảm. Câu 3. Mức độ suy giảm tín hiệu cho phép được quy định theo tham số nào sau đây: a. Theo độ dịch pha của tín hiệu. b. Theo độ dịch tần của tín hiệu. c. Theo SNR. d. Theo tốc độ bit. Câu 4. Khi truyền nếu có 8 trạng thái tín hiệu thì số bit trên mỗi phần tử tín hiệu là bao nhiêu? a. 2 b. 3 c. 4 d. 8 Câu 5. Xác định dữ liệu được truyền theo mã Manchester vi sai(thay đổi mức: biểu diễn 0, không thay đổi mức: biểu diễn 1, với quy định đối với mã Manchester là tín hiệu từ H  L biểu diễn 0, từ L  H biểu diễn 1). a. 0011010 b. 0010110 c. 0010111 d. 0101000 Câu 6. Nếu tín hiệu 2dB có mức nhiễu là – 16 dB thì tỉ số SNR sẽ là? a. – 14 dB b. 14 dB c. – 1/8 dB d. 18 dB Câu 7. BER = 10 - 6 có nghĩa là: a. Trung bình 1s nhận được 10 6 bit b. Trung bình 10 -6 bit looix trong 1s c. Trung bình 1 bit lỗi trong 10 -6 bit truyền d. Trung bình 1 bit lỗi trong 10 6 bit truyền Câu 8. Nếu dãy dữ liệu dài 7 bit là 1010101 thì số bit thêm vào tối thiểu là bao nhiêu để có thể phát hiện được 1 lỗi tại 1 vị trí cụ thể khi dùng mã kiểm soát lỗi Hamming? a. 3 b. 4 c. 7 d. 10 Câu 9. Một tín hiệu nhị phân ASK được truyền với tốc độ 5000bps hỏi băng thông tối thiểu sẽ là bao nhiêu? a. 2500Hz b. 5000Hz c. 7500Hz d. 10000Hz Câu 10. Trong trường hợp có nhiễu, tốc độ truyền dữ liệu tối đa C liên hệ chặt chẽ với tỉ số SNR và được xác định theo công thức nào sau đây? a. C=Wlog 2 (1+S/N)(bps) với W là băng thông kênh truyền (Hz), S và N là tín hiệu và tạp âm (dB) b. C=Wlg(1+S/N)(bps) với W là băng thông kênh truyền (Hz), S và N là tín hiệu và tạp âm (dB) c. C=Wlog 2 (1+S/N)(bps) với W là băng thông kênh truyền (Hz), S và N là tín hiệu và tạp âm (W) d. C=Wlg(1+S/N)(bps) với W là băng thông kênh truyền (Hz), S và N là tín hiệu và tạp âm (W) Câu 11. Dữ liệu cần truyền 1001001, đa thức sinh P=1001. Sử dụng mã kiểm soát lỗi CRC, FCS là: a. 100 b. 010 c. 011 d. 001 Câu 12. Một kênh truyền giả sử có lỗi thì chỉ xảy ra lỗi đơn bit. Thiết bị nhận được dòng dữ liệu là 1100111011 biết bên phát dùng mã kiểm soát lỗi CRC, đa thức sinh là 1001. Dữ liệu có bị lỗi không? a. Có lỗi b. Không lỗi c. Chỉ lỗi FCS d. Không thể biết Câu 13. Bên phát dùng mã CRC, đa thức sinh là X 16 +X 15 +X 2 +1. Số bít thêm vào thông điệp cần truyền là: a. 3 b. 4 c. 15 d. 16 Câu 14. Nếu công suất suy giảm 1/2 lần thì độ suy giảm tín hiệu trên đường truyền là: a. –3 dB b. 3 dB c. –6 dB d. 6 dB Câu 15. Một kênh truyền có băng thông 3kHz, S/N=7. Tốc độ tối đa của thông tin theo lý thuyết là: a. 10500 bps b. 9600 bps c. 24000 bps d. 56000 bps Câu 16. Giả sử chuỗi dữ liệu cần truyền gồm 8 bit là 01101001. Giả sử dùng mã kiểm soát lỗi Parity chẵn dò sai hai bit bản tin bao gồm bit mã trở thành: a. 0110100101 b. 0110100100 c. 0110100110 d. 0110100111 Câu 17. Một từ mã dài 8 bit với giá trị là ”10011010”. Sau khi sử dụng mã Hamming (dùng Parity chẵn) thì từ mã sẽ là: a. 111100101010 b. 001100101010 c. 101110010101 d. 011100101010 Câu 18. Trong truyền đồng bộ thiên hướng tự, phần mào đầu SYN của các frame nhằm mục đích nào dưới đây: a. Đồng bộ bít và đảm bảo máy thu có thể từ chối tiếp nhận khi ranh giới byte hay tự không rõ ràng b. Đồng bộ bít và đảm bảo máy thu có thể dịch luồng bít đến theo các ranh giới byte hay tự c. Đồng bộ bít và đảm bảo máy thu có thể chuyển luồng bit phát đi theo các kênh được chỉ định d. Đồng bộ bít và đảm bảo máy thu có thể nhận luồng bít đến không bị tràn Câu 19. Trong truyền đồng bộ thiên hướng tự, nội dung dữ liệu trong 1 frame được đóng gói giữa: a. Start & stop bit b. STX & ETX c. SYN & ETX d. SYN & DLE Câu 20. Trở kháng đặc tính của cáp đồng trục có giá trị: a. 75 Ω hoặc 50 Ω b. 25 Ω c. 150 Ω d. Tất cả đều đúng Câu 21. Khi đang ở trong chế độ truyền của giao thức truyền đồng bộ thiên hướng tự, khoảng thời gian giữa 2 frame truyền liên tiếp thường phải có điều kiện gì? a. Các frame nhàn rỗi được truyền liên tiếp để giữ đồng bộ b. Các byte nhàn rỗi được truyền liên tiếp để giữ đồng bộ c. Các bit nhàn rỗi được truyền liên tiếp để giữ đồng bộ d. Không cần truyền gì cả vì dữ liệu đã được đóng gói thành các frame Câu 22. Phát biểu nào sau đây là các đặc điểm của giao thức truyền bất đồng bộ: a. Các byte được đóng gói giữa start và stop bit, khoảng cách giữa các tự bằng 0 hoặc bằng bội số lần tời gian truyền hoàn chỉnh 1 byte b. Hiệu suất truyền tin thấp, thiếu tin cậy khi tốc độ truyền tin lớn bên phát và bên thu dùng chung đồng hồ c. Đồng hồ bên phát và bên thu độc lập, khoảng cách giữa các tự ngẫu nhiên d. Các byte được đóng gói giữa start và stop bit, bên phát gửi tín hiệu đồng hồ cho bên thu Câu 23. Xác định dữ liệu được truyền theo mã HDB3(không thay đổi mức ở giữa bit): a. 1100011011110000010 b. 1100000000110000010 c. 1100011001111001010 d. 1110011001111001011 Câu 24. Xác định dữ liệu được truyền theo phương pháp B8ZS: a. 1100000000110000010 b. 1100011011110000010 c. 1100011111110000010 d. Khác Câu 25. Trong sơ đồ khối hệ thống thông tin số, chức năng của khối mã hóa nguồn là: a. Mã hóa dữ liệu sang các loại mã đường dây b. Bảo mật dữ liệu c. Nén dữ liệu d. Thực hiện các biện pháp nhằm chống nhiễu và các tác động xấu khác của đường truyền Câu 26. Phương pháp điều chế nào mà mỗi mẫu chỉ đại diện bằng một bít thể hiện sự tăng giảm tín hiệu: a. PCM b. DM c. AM d. PM Câu 27. Dãy dữ liệu sau khi điều chế 4PSK (0 o tương ứng mức 00, 90 o tương ứng mức 01, 180 o tương ứng với mức 11, 270 o tương ứng với mức 10) có dạng như sau. Xác điịnh dữ liệu trước khi điều chế: a. 00010010000101 b. 00010010000100 c. 00010010001100 d. Khác Câu 28. Khi nào dùng phương pháp điều chế PSK có lợi hơn QAM.(M là tốc độ diều chế): a. M > 8 b. M = 8 c. M < 8 d. Vói mọi M Câu 29. Vi ba sử dụng dải tần từ a. 1 GHz đến 30 GHz b. 1 kHz đến 30 MHz c. 1 kHz đến 3 GHz d. 100 GHz đến 300 GHz Câu 30. Để giảm lỗi nhận được nơi thu, người ta dùng 1 trong 2 kỹ thuật chính nào sau đây: a. ARQ hoặc sửa lỗi trực tiếp b. ACK hoặc REP c. ARQ hoặc ACK d. ACK hoặc FRAME Câu 31. Phương pháp ARQ nào được dùng nếu khi nhận được NAK, chỉ có frame bị hỏng hay thất lạc là được gửi lại: a. Go—back—N b. Selective—Repeat c. Tất cả đều đúng d. Tất cả đều sai Câu 32. Trong giao thức ARQ stop and wait yêu cầu rõ, nếu bên phát gửi thành công một I-frame nhưng ACK báo nhận cho I-frame đó bị mất thì: a. Sau một thời gian timeout do không nhận được frame kế tiếp nên bên nhận phát lại ACK đó b. Bên phát sẽ phát lại I-frame đó sau một thời gian timeout c. Bên phát hiểu rằng chỉ ACK bị hỏng, I-frame đã nhận thành công nên không cần phải gửi lại d. Bên phát vẫn gửi I-frame kế tiếp sau một thời gian timeout nhưng bên nhận phải gửi lại ACK đã mất Câu 33. Trong giao thức Idle RQ truyền lại ngầm định, chức năng của bộ định thời(timer) bên phát là: a. Định thời thời gian timeout để phát lại I-frame nếu hết thời gian timeout mà không nhận được ACK b. Định thời thời gian timeout để phát lại ACK nếu hết thời gian timeout mà không nhận được I-frame c. Định thời thời gian timeout để phát I-frame tiếp theo d. Tất cả đều sai Câu 34. Trong giao thức ARQ, bên thu phát hiện ra các frame trùng lặp nhờ vào: a. Trường địa chỉ trong I-frame b. Chỉ số tuần tự trong I-frame c. Các frame đến bên thu cùng một thời điểm d. Mã kiểm soát lỗi Câu 35. ARQ là viết tắt của: a. Automatic Repeat Reply b. Automatic Repeat Request c. Automatic Reply Response d. Automatic Reply Question . LỰC ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Khoa Điện tử - Viễn thông Môn: Kỹ thuật truyền dữ liệu ĐỀ SỐ 1 Áp dụng cho trình độ: Đại học – Hệ đào tạo: chính quy – Thời gian làm bài: 90 phút. Ngày ra đề: . hóa nguồn là: a. Mã hóa dữ liệu sang các loại mã đường dây b. Bảo mật dữ liệu c. Nén dữ liệu d. Thực hiện các biện pháp nhằm chống nhiễu và các tác động xấu khác của đường truyền Câu 26. Phương. định dữ liệu được truyền theo mã HDB3(không thay đổi mức ở giữa bit): a. 1100011011110000010 b. 1100000000110000010 c. 1100011001111001010 d. 1110011001111001011 Câu 24. Xác định dữ liệu được truyền

Ngày đăng: 18/05/2014, 19:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan